Kinh Đời
Thiện ý một câu ấm ba đông, làm người chớ nên tuỳ tiện - Thái Bảo
Người xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Một câu nói với sự chân thành và thiện lương đủ khiến người nghe ấm lòng ba mùa đông. Một câu nói ác ý có thể làm cho người nghe thấy ớn lạnh giữa trời hè tháng sáu. Chính là cái miệng chứng thực nhân tâm, song lời nói vốn không phải do cái miệng quyết định, mà phát ra từ nội tâm. Một câu nói ra như bát nước hắt đi, khó mà lấy lại được. Vì thế hãy suy nghĩ kĩ trước khi bạn muốn nói một điều gì. Nghiền ngẫm những điều sau đây, ắt có thể sẽ giúp bạn cải biến hoàn cảnh:
Đôi khi chúng ta quá tin tưởng vào những lời hứa suông, thật là chuyện đáng cười! Ấy là tự mình ôm kỳ vọng vào những chuyện không thể đạt được. Ấy là tự mình huỷ hoại sự thành tín của chính mình trong vô thức.
Trong cuộc sống, không nên đàm tiếu chuyện riêng tư của người khác. Những điều bí mật mà người khác thổ lộ với bạn vì sự tin tưởng một khi đem phô nó ra thì chính là đã huỷ hoại đi sự cẩn tín của người khác, bạn đã không còn đáng được để người khác tin nữa.
Khi hai người tức giận, cách tốt nhất là hãy tạm xa nhau một thời gian. Sau khi cả hai đều đã có một khoảng hoà hoãn và suy nghĩ lại thì có thể đối thoại trở lại. Bằng không nếu lời qua tiếng lại trong lúc tức giận thì có khi là bạn đang đoạn tuyệt một mối quan hệ.
Con người ta chỉ mất hai năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học im lặng, rồi mới nhận ra không nên nói quá nhiều. Một khi nói nhiều thì không thể bình tâm, “người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Vì thế nên nói chậm lại, chỉ nói những điều cần nói, những điều không đáng nói thì không nên nói, đừng cố gắng che đậy những uỷ khuất trong lòng mình bằng câu nói.
Không thể làm việc theo cảm tính
Trong cuộc sống, bất kể làm việc gì cũng không nên tùy hứng mà làm. Cần phải nhìn về đại cục một cách tổng thể và lâu dài, chứ không nên chỉ vì ham muốn nhất thời. Ví như khi bạn mong muốn bước chân vào một trường đại học danh tiếng, thì cần phải trả giá bằng sự nỗ lực, muốn có được một công việc tốt thì cần phải thực sự có khả năng. Trên đời này bất kể thứ gì cũng phải trả giá, chứ không phải hễ ta mong muốn làm gì thì sẽ thành cái đó. Khó khăn gian khổ càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn lao. Mỗi cá nhân đều có bổn phận riêng và ai cũng cần phải có trách nhiệm với chính mình. Ví như, làm một người cha thì cần phải của trách nhiệm của người trụ cột trong gia đình; làm một người thầy giáo thì cũng phải có bổn phận và trách nhiệm đối với học trò.
Có rất nhiều trường hợp, đôi khi chúng ta không thể hành động xuất phát từ cảm tính mà cần phải có lý trí. Một khi nóng giận không thể kiềm chế được bản thân sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc mà không cách nào vãn hồi được. Người ta thường nói: “Lạc cực sinh bi” (vui quá hoá buồn), âu cũng lại là một yếu tố đem đến rất nhiều phiền toái. Cái “Tình” chính là kẻ thù lớn nhất của đời người. Nếu có thể khống chế được cảm tình, thì mới có thể làm chủ được chính mình. Bất kể sự việc gì cũng nên chủ động, biết chừng mực mà dừng lại đúng lúc.
Làm người không thể tùy ý hành động
Cuộc sống giữa thế gian có rất nhiều cám dỗ, con người cũng có những điểm yếu của con người. Sở dĩ người ta có thể thành người là vì người có thể khống chế được dục vọng của bản thân, sống một cách có nguyên tắc và nghiêm khắc với chính bản thân mình. “Quân tử hữu sở vi, hữu sở bất vi” (người quân tử biết việc gì làm và việc gì không làm). Làm người cần phải để tiếng thơm cho đời, luôn luôn giữ tâm thái hoà ái, thiện lương, nhưng phải có tôn nghiêm và nhìn nhận đúng sai một cách rõ ràng. Cho nên, làm người không thể hành động một cách tuỳ tiện. Có rất nhiều người chỉ vì nhất thời thiếu suy nghĩ mà phạm sai lầm, không e sợ trước sự chế tài của luật pháp, cũng không sợ rằng khi mình làm điều sai trái thì sẽ khiến lương tâm dày vò cả một đời. Tại sao lại như vậy? Đó chính là khi con người ta không có tâm thức đạo đức để ước chế bản thân thì sẽ dám làm đủ mọi điều ác mà không từ một thủ đoạn nào.
Người không có bất kỳ thủ đoạn nào thì ai ai cũng ngưỡng mộ bội phần, chỉ nghe danh đã kính trọng từ xa. Một xã hội có nguyên tắc, người người sống có nguyên tắc, luôn luôn dưỡng thiện trong tâm thì mới có thể khiến người khác tôn trọng. Làm người muốn nhận được sự chân thành từ người khác thì không thể sống buông thả một cách tuỳ tiện. Nếu không nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống, thì chỉ có thể bị cuốn theo dòng chảy của trào lưu xã hội mà trượt dốc mỗi ngày. Sự đời biến hoá vô thường như “bạch vân thương cẩu” (mây trắng biến thành chó xanh), quả là biến hoá vô thường. Nhân sinh ngắn ngủi mấy chục năm, muốn vui vẻ trong cuộc sống phải biết quý tiếc tháng năm, phải biết khai nở như đoá hoa thì cuộc đời mới trở nên có giá trị.
Người biết quý tiếc cuộc sống thì cuộc sống cũng sẽ không đối xử bất công với người. Một người từng trải qua đau đớn, rồi đến lúc sóng gió qua đi, trời yên biển lặng thì cũng là khi cuộc sống đang quay trở lại báo đáp vậy. Đó chính là một món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho bạn vậy.
Thái Bảo biên dịch Truc Le chuuyn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thiện ý một câu ấm ba đông, làm người chớ nên tuỳ tiện - Thái Bảo
Người xưa có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Một câu nói với sự chân thành và thiện lương đủ khiến người nghe ấm lòng ba mùa đông. Một câu nói ác ý có thể làm cho người nghe thấy ớn lạnh giữa trời hè tháng sáu. Chính là cái miệng chứng thực nhân tâm, song lời nói vốn không phải do cái miệng quyết định, mà phát ra từ nội tâm. Một câu nói ra như bát nước hắt đi, khó mà lấy lại được. Vì thế hãy suy nghĩ kĩ trước khi bạn muốn nói một điều gì. Nghiền ngẫm những điều sau đây, ắt có thể sẽ giúp bạn cải biến hoàn cảnh:
Đôi khi chúng ta quá tin tưởng vào những lời hứa suông, thật là chuyện đáng cười! Ấy là tự mình ôm kỳ vọng vào những chuyện không thể đạt được. Ấy là tự mình huỷ hoại sự thành tín của chính mình trong vô thức.
Trong cuộc sống, không nên đàm tiếu chuyện riêng tư của người khác. Những điều bí mật mà người khác thổ lộ với bạn vì sự tin tưởng một khi đem phô nó ra thì chính là đã huỷ hoại đi sự cẩn tín của người khác, bạn đã không còn đáng được để người khác tin nữa.
Khi hai người tức giận, cách tốt nhất là hãy tạm xa nhau một thời gian. Sau khi cả hai đều đã có một khoảng hoà hoãn và suy nghĩ lại thì có thể đối thoại trở lại. Bằng không nếu lời qua tiếng lại trong lúc tức giận thì có khi là bạn đang đoạn tuyệt một mối quan hệ.
Con người ta chỉ mất hai năm để học nói nhưng phải mất cả đời để học im lặng, rồi mới nhận ra không nên nói quá nhiều. Một khi nói nhiều thì không thể bình tâm, “người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”. Vì thế nên nói chậm lại, chỉ nói những điều cần nói, những điều không đáng nói thì không nên nói, đừng cố gắng che đậy những uỷ khuất trong lòng mình bằng câu nói.
Không thể làm việc theo cảm tính
Trong cuộc sống, bất kể làm việc gì cũng không nên tùy hứng mà làm. Cần phải nhìn về đại cục một cách tổng thể và lâu dài, chứ không nên chỉ vì ham muốn nhất thời. Ví như khi bạn mong muốn bước chân vào một trường đại học danh tiếng, thì cần phải trả giá bằng sự nỗ lực, muốn có được một công việc tốt thì cần phải thực sự có khả năng. Trên đời này bất kể thứ gì cũng phải trả giá, chứ không phải hễ ta mong muốn làm gì thì sẽ thành cái đó. Khó khăn gian khổ càng nhiều thì hạnh phúc càng lớn lao. Mỗi cá nhân đều có bổn phận riêng và ai cũng cần phải có trách nhiệm với chính mình. Ví như, làm một người cha thì cần phải của trách nhiệm của người trụ cột trong gia đình; làm một người thầy giáo thì cũng phải có bổn phận và trách nhiệm đối với học trò.
Có rất nhiều trường hợp, đôi khi chúng ta không thể hành động xuất phát từ cảm tính mà cần phải có lý trí. Một khi nóng giận không thể kiềm chế được bản thân sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc mà không cách nào vãn hồi được. Người ta thường nói: “Lạc cực sinh bi” (vui quá hoá buồn), âu cũng lại là một yếu tố đem đến rất nhiều phiền toái. Cái “Tình” chính là kẻ thù lớn nhất của đời người. Nếu có thể khống chế được cảm tình, thì mới có thể làm chủ được chính mình. Bất kể sự việc gì cũng nên chủ động, biết chừng mực mà dừng lại đúng lúc.
Làm người không thể tùy ý hành động
Cuộc sống giữa thế gian có rất nhiều cám dỗ, con người cũng có những điểm yếu của con người. Sở dĩ người ta có thể thành người là vì người có thể khống chế được dục vọng của bản thân, sống một cách có nguyên tắc và nghiêm khắc với chính bản thân mình. “Quân tử hữu sở vi, hữu sở bất vi” (người quân tử biết việc gì làm và việc gì không làm). Làm người cần phải để tiếng thơm cho đời, luôn luôn giữ tâm thái hoà ái, thiện lương, nhưng phải có tôn nghiêm và nhìn nhận đúng sai một cách rõ ràng. Cho nên, làm người không thể hành động một cách tuỳ tiện. Có rất nhiều người chỉ vì nhất thời thiếu suy nghĩ mà phạm sai lầm, không e sợ trước sự chế tài của luật pháp, cũng không sợ rằng khi mình làm điều sai trái thì sẽ khiến lương tâm dày vò cả một đời. Tại sao lại như vậy? Đó chính là khi con người ta không có tâm thức đạo đức để ước chế bản thân thì sẽ dám làm đủ mọi điều ác mà không từ một thủ đoạn nào.
Người không có bất kỳ thủ đoạn nào thì ai ai cũng ngưỡng mộ bội phần, chỉ nghe danh đã kính trọng từ xa. Một xã hội có nguyên tắc, người người sống có nguyên tắc, luôn luôn dưỡng thiện trong tâm thì mới có thể khiến người khác tôn trọng. Làm người muốn nhận được sự chân thành từ người khác thì không thể sống buông thả một cách tuỳ tiện. Nếu không nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống, thì chỉ có thể bị cuốn theo dòng chảy của trào lưu xã hội mà trượt dốc mỗi ngày. Sự đời biến hoá vô thường như “bạch vân thương cẩu” (mây trắng biến thành chó xanh), quả là biến hoá vô thường. Nhân sinh ngắn ngủi mấy chục năm, muốn vui vẻ trong cuộc sống phải biết quý tiếc tháng năm, phải biết khai nở như đoá hoa thì cuộc đời mới trở nên có giá trị.
Người biết quý tiếc cuộc sống thì cuộc sống cũng sẽ không đối xử bất công với người. Một người từng trải qua đau đớn, rồi đến lúc sóng gió qua đi, trời yên biển lặng thì cũng là khi cuộc sống đang quay trở lại báo đáp vậy. Đó chính là một món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng cho bạn vậy.
Thái Bảo biên dịch Truc Le chuuyn