Tham Khảo
Thời thay, thế đổi
Với việc bắt giam nhiều thành viên thuộc đảng của người Kurd trong phe đối lập, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục kiên định chủ ý triệt phá người Kurd và củng cố quyền lãnh đạo.
Với việc bắt giam nhiều thành
viên thuộc đảng của người Kurd trong phe đối lập, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan tiếp tục kiên định chủ ý triệt phá người Kurd và
củng cố quyền lãnh đạo.
Tuy nhiên, bước đi này cũng khiến quan hệ với EU càng thêm trắc
trở. EU đã lập tức phản đối vì cảm thấy bị thách thức bởi những gì đang
diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh giá là ở thế kém hơn trong quan hệ
với EU. Tuy là thành viên NATO và đã đệ đơn gia nhập EU từ nhiều thập
niên nhưng nước này đến nay vẫn đứng ngoài và chưa biết đến khi nào mới
được kết nạp. Vậy mà giờ đây, Ankara có thể bất chấp EU và đặt giá buộc
liên minh phải trả. Đúng là thời thế đã thật sự thay đổi!
Không có sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ, EU không thể giải quyết vấn đề
tị nạn, phương Tây không thể giải quyết vấn đề Syria và đối phó tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nói riêng lẫn khủng bố nói chung. Thổ Nhĩ
Kỳ lại vừa bình thường hóa quan hệ với Nga mà Moscow thì đang thách
thức lợi ích chiến lược của phương Tây ở châu Âu lẫn Trung Đông, Bắc Phi
và vùng Vịnh.
Thổ
Nhĩ Kỳ còn có thể giúp phương Tây kiềm chế sự trỗi dậy của Iran thành
cường quốc chính trị, quân sự và kinh tế ở khu vực. Nhờ những đặc điểm
chiến lược này, Tổng thống Erdogan đã biến EU thành con tin của Thổ Nhĩ
Kỳ. EU hiện gần như không có con chủ bài đắc dụng nào để đối phó với
thách thức từ phía Ankara hoặc ít nhất thì cũng chưa thấy ló cái khôn
trong tình thế khó.
Thảo Nguyên
( TN )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Thời thay, thế đổi
Với việc bắt giam nhiều thành viên thuộc đảng của người Kurd trong phe đối lập, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp tục kiên định chủ ý triệt phá người Kurd và củng cố quyền lãnh đạo.
Với việc bắt giam nhiều thành
viên thuộc đảng của người Kurd trong phe đối lập, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Recep Tayyip Erdogan tiếp tục kiên định chủ ý triệt phá người Kurd và
củng cố quyền lãnh đạo.
Tuy nhiên, bước đi này cũng khiến quan hệ với EU càng thêm trắc
trở. EU đã lập tức phản đối vì cảm thấy bị thách thức bởi những gì đang
diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh giá là ở thế kém hơn trong quan hệ
với EU. Tuy là thành viên NATO và đã đệ đơn gia nhập EU từ nhiều thập
niên nhưng nước này đến nay vẫn đứng ngoài và chưa biết đến khi nào mới
được kết nạp. Vậy mà giờ đây, Ankara có thể bất chấp EU và đặt giá buộc
liên minh phải trả. Đúng là thời thế đã thật sự thay đổi!
Không có sự hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ, EU không thể giải quyết vấn đề
tị nạn, phương Tây không thể giải quyết vấn đề Syria và đối phó tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nói riêng lẫn khủng bố nói chung. Thổ Nhĩ
Kỳ lại vừa bình thường hóa quan hệ với Nga mà Moscow thì đang thách
thức lợi ích chiến lược của phương Tây ở châu Âu lẫn Trung Đông, Bắc Phi
và vùng Vịnh.
Thổ
Nhĩ Kỳ còn có thể giúp phương Tây kiềm chế sự trỗi dậy của Iran thành
cường quốc chính trị, quân sự và kinh tế ở khu vực. Nhờ những đặc điểm
chiến lược này, Tổng thống Erdogan đã biến EU thành con tin của Thổ Nhĩ
Kỳ. EU hiện gần như không có con chủ bài đắc dụng nào để đối phó với
thách thức từ phía Ankara hoặc ít nhất thì cũng chưa thấy ló cái khôn
trong tình thế khó.
Thảo Nguyên
( TN )