Cà Kê Dê Ngỗng

''Though I am gone" : phim tài liệu về "Cách mạng văn hóa" - Thanh Hà

Đạo diễn Trung Quốc Hồ Kiệt (Hu Jie), tác giả của bộ phim tài liệu về cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc có dịp viếng thăm Paris vào đầu tháng 12 nhân dịp phim của ông được công chiếu tại Pháp
mediaẢnh chụp một đoạn phim tài liệu "Though I am gone - cho dù tôi chết" của đạo diễn Hồ Kiệt (Hu Jie)DR

Đạo diễn Trung Quốc Hồ Kiệt (Hu Jie), tác giả của bộ phim tài liệu về cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc có dịp viếng thăm Paris vào đầu tháng 12 nhân dịp phim của ông được công chiếu tại Pháp. Hồ Kiệt đã dành cho báo mạng Rue89 một cuộc phỏng vấn về bộ phim « Though I am gone - cho dù tôi chết ». Phim tài liệu được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề « Ne pleurez pas sur mon cadavre – Đừng khóc trên xác tôi ». 

Tác giả khơi lại một thời kỳ đen tối của lịch sử Trung Quốc qua ba câu chuyện : một bà hiệu phó trường trung học Bắc Kinh bị học sinh đánh đến chết ; các vụ ăn thịt người ở Quảng Tây và thảm sát ở Hồ Nam.

Về câu chuyện thứ nhất của bà Biện Trọng Vân, hiệu phó một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh bị nữ sinh làm nhục và hành hạ đến chết, Hồ Kiệt đã tìm được một số nhân chứng tận mắt trông thấy cảnh những Hồng vệ binh của Mao mạt sát, hành hạ thầy cô giáo. Một trong những nhân vật quan trọng nhất trong phim là ông Vương Tinh Nghiêu (Wang Qingyao), chồng của người đàn bà xấu số.

Sau đây là cuộc trả lời phỏng vấn nhà làm phim độc lập Hồ Kiệt đã dành cho báo mạng Rue89 mà RFI xin được dịch lại. 

Tại sao ông lại làm phim về Cách mạng văn hóa ?

Hồ Kiệt : Đã có quá nhiều người vô danh phải hy sinh cuộc sống, tính mạng của họ. Ý tưởng làm phim của tôi bắt nguồn từ đó. Tôi làm phim để họ không bị chìm vào quên lãng. Nếu như tôi không trở lại với cuộc Cách mạng văn hóa thì sẽ chẳng còn ai nhớ đến những người đầu tiên đã dám lên tiếng về những sai lầm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Các nhân vật chính trong bộ phim tài liệu là những người can đảm. Tại Trung Quốc nền điện ảnh độc lập không được hỗ trợ. Tôi tốt nghiệp truờng mỹ thuật nhưng sớm ý thức được rằng hội họa không cho phép mình nói về những người đã hy sinh trong cuộc Cách mạng văn hóa đó. Vì vậy mà tôi đã sử dụng ống kính camera để làm được công việc này. 

Đâu là điểm khởi đầu của bộ phim ?

Hồ Kiệt : Năm 1995 tôi đang sống ở một khu nhà dành cho giới nghệ sĩ, gần thủ đô Bắc Kinh thì bị chính quyền trục xuất. Thế là tôi quyết định về sống ở Thanh Hải. Tại đây tôi bắt đầu tìm hiểu về đời sống và những sinh hoạt chung quanh một mỏ than. Tất cả bắt đầu từ đó. Bốn năm sau, vào năm 1999, tình cờ tôi khám phá ra câu chuyện về cuộc đời của cô Lâm Chiêu (Lin Zhao). Cô này đã viết một bài thơ bằng chính máu của mình trong lúc bị giam cầm. Tôi rất xúc động trước ý chí kiên cường của Lâm Chiêu và thế là tôi bắt đầu một cuộc điều tra. Tôi tìm đến với bạn bè, với những đồng đội từng quen biết cô ta. Thế rồi tôi cũng nhận thấy rằng ở Trung Quốc ngày nay, không còn ai đả động tới những « Phong trào chống hữu khuynh », tới « Bước đại nhảy vọt » hay cuộc « Cách mạng văn hóa » … trong khi đó, đây là những thời điểm quan trọng của lịch sử Trung Hoa. Và thế là tôi quyết định làm phim về những chủ đề này.

Làm thế nào ông tìm lại được tài liệu về bà hiệu phó Biện Trọng Vân và nhất là tìm lại được chồng bà ?

Hồ Kiệt : Đó là nhờ một người bạn, một nhà nghiên cứu, sống ở Hoa Kỳ. Anh kể cho tôi biết về ba câu chuyện liên quan đến cuộc Cách mạng văn hóa và đó là những chủ đề mà tôi muốn khai thác. Câu chuyện thứ nhất là tình cảnh của bà giáo Biện Trọng Vân. Chủ đề thứ nhì liên quan đến chuyện ăn thịt người ở Quảng Tây và sau cùng là những vụ thảm sát ở Hồ Nam. Sau đó tôi quyết định dành cho mỗi hồ sơ đó một bộ phim. Trong trường hợp của bà hiệu phó, cô giáo Biện Trọng Vân, tôi đã rất khó tìm ra được những nhân chứng. Vì không ai muốn xuất hiện trước ống kính quay phim, chỉ trừ có người chồng của bà mà thôi. Tôi đã phải thuyết phục từng người một. Có những người đã xem phim của tôi và sau đó họ chịu trả lời.

Trong 50 năm qua, chồng của bà Biện Trọng Vân đã sống với tấn bi kịch này. Ông ấy chưa từng kể lại với một ai khác hay sao ?

Hồ Kiệt : Không, thực ra ông ấy đã từng có một dự án mở lại hồ sơ này với một nhà báo nước ngoài. Nhưng rồi kế hoạch không thành và chồng của bà giáo họ Biện đã hết sức thất vọng. Phim của tôi đã không đem lại bình yên cho ông Vương. Sau khi bộ phim hoàn tất, ông đã kêu gọi những ai đã từng có liên quan đến cái chết của vợ mình hãy ngỏ lời xin lỗi. Nhưng không một ai đáp lại kêu gọi đó.

Sau cùng thì có cô Tống Bân Bân (Song Binbin), gương mặt tiêu biểu của Hồng vệ binh, tuy không tực tiếp tham gia vào cuộc đấu tố, hành hạ hay đánh đập đến chết bà hiệu phó họ Biện, nhưng cô ấy lại đến trước bức tượng của bà và tỏ lời ăn năn, hối hận. Có điều, chồng của bà Biện thì lại vắng mặt lúc mà Tống Bân Bân đến khóc trước bức tượng bà Biện Trọng Vân. Mãi tận sau này, Tống Bân Bân nói với tôi rằng cô ấy thấy phim của tôi công bằng.

« Though I am gone » bị cấm cho công chiếu và bị kiểm duyệt trên mạng. Phim tài liệu này chỉ được lưu hành nhờ các đĩa DVD được sao chép trái phép và được truyền tay.

Bản thân ông có bị đe dọa hay không ?

Hồ Kiệt : Dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo lãnh đạo đất nước – từ năm 2003 đến 2013, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không mạnh như bây giờ và họ không muốn bị phiền toái. Các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh ngày nay không bị quá khứ lịch sử đè nặng, và họ muốn nắm lại quyền kiểm soát xã hội Trung Quốc.

Tuy nhiên người dân không hiểu được vì sao ông Tập Cận Bình, con của một nạn nhân trong cuộc Cách mạng văn hóa, lại cũng im lặng về giai đoạn lịch sử đó. Điều này thực sự khiến nhiều người thất vọng khi ông Tập lên cầm quyền. Ấy vậy mà chính ông Tập Cận Bình lại cứng rắn hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Chỉ cần nhìn vào những thành phần bị bắt giữ kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền là chúng ta thấy ngay được điều này.

Hiện nay tại Trung Quốc có còn nhiều nhân chứng vẫn bị ám ảnh vì những ký ức trong thời lỳ Cách mạng văn hóa hay không ?

Hồ Kiệt : Có chứ, nhưng rất khó để họ khơi dậy mảng quá khứ đó. Vả lại thái độ của đảng cộng sản Trung Quốc là không khuyến khích họ lên tiếng. Thái độ im lặng này sẽ không thay đổi bởi vì tại Trung Quốc giờ đây, người dân đã có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, từ giáo dục, y tế đến tham nhũng. Có thể nói là những vấn đề mới của xã hội ngày nay đã phủ lên những vấn đề của quá khứ, và điều đó sẽ còn tiếp tục.

RFI

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

''Though I am gone" : phim tài liệu về "Cách mạng văn hóa" - Thanh Hà

Đạo diễn Trung Quốc Hồ Kiệt (Hu Jie), tác giả của bộ phim tài liệu về cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc có dịp viếng thăm Paris vào đầu tháng 12 nhân dịp phim của ông được công chiếu tại Pháp
mediaẢnh chụp một đoạn phim tài liệu "Though I am gone - cho dù tôi chết" của đạo diễn Hồ Kiệt (Hu Jie)DR

Đạo diễn Trung Quốc Hồ Kiệt (Hu Jie), tác giả của bộ phim tài liệu về cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc có dịp viếng thăm Paris vào đầu tháng 12 nhân dịp phim của ông được công chiếu tại Pháp. Hồ Kiệt đã dành cho báo mạng Rue89 một cuộc phỏng vấn về bộ phim « Though I am gone - cho dù tôi chết ». Phim tài liệu được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề « Ne pleurez pas sur mon cadavre – Đừng khóc trên xác tôi ». 

Tác giả khơi lại một thời kỳ đen tối của lịch sử Trung Quốc qua ba câu chuyện : một bà hiệu phó trường trung học Bắc Kinh bị học sinh đánh đến chết ; các vụ ăn thịt người ở Quảng Tây và thảm sát ở Hồ Nam.

Về câu chuyện thứ nhất của bà Biện Trọng Vân, hiệu phó một trường trung học nổi tiếng ở Bắc Kinh bị nữ sinh làm nhục và hành hạ đến chết, Hồ Kiệt đã tìm được một số nhân chứng tận mắt trông thấy cảnh những Hồng vệ binh của Mao mạt sát, hành hạ thầy cô giáo. Một trong những nhân vật quan trọng nhất trong phim là ông Vương Tinh Nghiêu (Wang Qingyao), chồng của người đàn bà xấu số.

Sau đây là cuộc trả lời phỏng vấn nhà làm phim độc lập Hồ Kiệt đã dành cho báo mạng Rue89 mà RFI xin được dịch lại. 

Tại sao ông lại làm phim về Cách mạng văn hóa ?

Hồ Kiệt : Đã có quá nhiều người vô danh phải hy sinh cuộc sống, tính mạng của họ. Ý tưởng làm phim của tôi bắt nguồn từ đó. Tôi làm phim để họ không bị chìm vào quên lãng. Nếu như tôi không trở lại với cuộc Cách mạng văn hóa thì sẽ chẳng còn ai nhớ đến những người đầu tiên đã dám lên tiếng về những sai lầm của đảng Cộng sản Trung Quốc. Các nhân vật chính trong bộ phim tài liệu là những người can đảm. Tại Trung Quốc nền điện ảnh độc lập không được hỗ trợ. Tôi tốt nghiệp truờng mỹ thuật nhưng sớm ý thức được rằng hội họa không cho phép mình nói về những người đã hy sinh trong cuộc Cách mạng văn hóa đó. Vì vậy mà tôi đã sử dụng ống kính camera để làm được công việc này. 

Đâu là điểm khởi đầu của bộ phim ?

Hồ Kiệt : Năm 1995 tôi đang sống ở một khu nhà dành cho giới nghệ sĩ, gần thủ đô Bắc Kinh thì bị chính quyền trục xuất. Thế là tôi quyết định về sống ở Thanh Hải. Tại đây tôi bắt đầu tìm hiểu về đời sống và những sinh hoạt chung quanh một mỏ than. Tất cả bắt đầu từ đó. Bốn năm sau, vào năm 1999, tình cờ tôi khám phá ra câu chuyện về cuộc đời của cô Lâm Chiêu (Lin Zhao). Cô này đã viết một bài thơ bằng chính máu của mình trong lúc bị giam cầm. Tôi rất xúc động trước ý chí kiên cường của Lâm Chiêu và thế là tôi bắt đầu một cuộc điều tra. Tôi tìm đến với bạn bè, với những đồng đội từng quen biết cô ta. Thế rồi tôi cũng nhận thấy rằng ở Trung Quốc ngày nay, không còn ai đả động tới những « Phong trào chống hữu khuynh », tới « Bước đại nhảy vọt » hay cuộc « Cách mạng văn hóa » … trong khi đó, đây là những thời điểm quan trọng của lịch sử Trung Hoa. Và thế là tôi quyết định làm phim về những chủ đề này.

Làm thế nào ông tìm lại được tài liệu về bà hiệu phó Biện Trọng Vân và nhất là tìm lại được chồng bà ?

Hồ Kiệt : Đó là nhờ một người bạn, một nhà nghiên cứu, sống ở Hoa Kỳ. Anh kể cho tôi biết về ba câu chuyện liên quan đến cuộc Cách mạng văn hóa và đó là những chủ đề mà tôi muốn khai thác. Câu chuyện thứ nhất là tình cảnh của bà giáo Biện Trọng Vân. Chủ đề thứ nhì liên quan đến chuyện ăn thịt người ở Quảng Tây và sau cùng là những vụ thảm sát ở Hồ Nam. Sau đó tôi quyết định dành cho mỗi hồ sơ đó một bộ phim. Trong trường hợp của bà hiệu phó, cô giáo Biện Trọng Vân, tôi đã rất khó tìm ra được những nhân chứng. Vì không ai muốn xuất hiện trước ống kính quay phim, chỉ trừ có người chồng của bà mà thôi. Tôi đã phải thuyết phục từng người một. Có những người đã xem phim của tôi và sau đó họ chịu trả lời.

Trong 50 năm qua, chồng của bà Biện Trọng Vân đã sống với tấn bi kịch này. Ông ấy chưa từng kể lại với một ai khác hay sao ?

Hồ Kiệt : Không, thực ra ông ấy đã từng có một dự án mở lại hồ sơ này với một nhà báo nước ngoài. Nhưng rồi kế hoạch không thành và chồng của bà giáo họ Biện đã hết sức thất vọng. Phim của tôi đã không đem lại bình yên cho ông Vương. Sau khi bộ phim hoàn tất, ông đã kêu gọi những ai đã từng có liên quan đến cái chết của vợ mình hãy ngỏ lời xin lỗi. Nhưng không một ai đáp lại kêu gọi đó.

Sau cùng thì có cô Tống Bân Bân (Song Binbin), gương mặt tiêu biểu của Hồng vệ binh, tuy không tực tiếp tham gia vào cuộc đấu tố, hành hạ hay đánh đập đến chết bà hiệu phó họ Biện, nhưng cô ấy lại đến trước bức tượng của bà và tỏ lời ăn năn, hối hận. Có điều, chồng của bà Biện thì lại vắng mặt lúc mà Tống Bân Bân đến khóc trước bức tượng bà Biện Trọng Vân. Mãi tận sau này, Tống Bân Bân nói với tôi rằng cô ấy thấy phim của tôi công bằng.

« Though I am gone » bị cấm cho công chiếu và bị kiểm duyệt trên mạng. Phim tài liệu này chỉ được lưu hành nhờ các đĩa DVD được sao chép trái phép và được truyền tay.

Bản thân ông có bị đe dọa hay không ?

Hồ Kiệt : Dưới thời ông Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo lãnh đạo đất nước – từ năm 2003 đến 2013, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh không mạnh như bây giờ và họ không muốn bị phiền toái. Các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh ngày nay không bị quá khứ lịch sử đè nặng, và họ muốn nắm lại quyền kiểm soát xã hội Trung Quốc.

Tuy nhiên người dân không hiểu được vì sao ông Tập Cận Bình, con của một nạn nhân trong cuộc Cách mạng văn hóa, lại cũng im lặng về giai đoạn lịch sử đó. Điều này thực sự khiến nhiều người thất vọng khi ông Tập lên cầm quyền. Ấy vậy mà chính ông Tập Cận Bình lại cứng rắn hơn người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào. Chỉ cần nhìn vào những thành phần bị bắt giữ kể từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền là chúng ta thấy ngay được điều này.

Hiện nay tại Trung Quốc có còn nhiều nhân chứng vẫn bị ám ảnh vì những ký ức trong thời lỳ Cách mạng văn hóa hay không ?

Hồ Kiệt : Có chứ, nhưng rất khó để họ khơi dậy mảng quá khứ đó. Vả lại thái độ của đảng cộng sản Trung Quốc là không khuyến khích họ lên tiếng. Thái độ im lặng này sẽ không thay đổi bởi vì tại Trung Quốc giờ đây, người dân đã có quá nhiều vấn đề phải giải quyết, từ giáo dục, y tế đến tham nhũng. Có thể nói là những vấn đề mới của xã hội ngày nay đã phủ lên những vấn đề của quá khứ, và điều đó sẽ còn tiếp tục.

RFI

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm