Văn Học & Nghệ Thuật

Thú Chơi Sách Vương Hồng Sển

..Nhiều người, thiên tư phú tánh, biết làm thi phú từ bé thơ. Người thì vừa tu oa đã là ông hoàng bà chúa! Người chơi sách không đẻ bọc điều như vậy. Cũng có người tốt phước hưởng của phụ ấm hoặc có sẵn tủ sách của cô bác cha mẹ lưu truyền lại




..."...Nhiều người, thiên tư phú tánh, biết làm thi phú từ bé thơ. Người thì vừa tu oa đã là ông hoàng bà chúa! Người chơi sách không đẻ bọc điều như vậy. Cũng có người tốt phước hưởng của phụ ấm hoặc có sẵn tủ sách của cô bác cha mẹ lưu truyền lại. Nhưng phần đông, tự tạo lấy mình và phải trọng tuổi mới hiểu thấu đáo thú chơi sách và biết giá trị bộ nào hay, bộ nào dở. Có khi khác vì một dịp may nhờ một cơ hội thuận tiện, khi nghe đồn trong một buổi dạ hội hay tiếp tân. Khi thấy trong mục quảng cáo trong tờ báo hoặc nhơn khi đi xem một cuộc triển lãm, viếng viện bảo tàng hay vào thư viện công cộng rồi nảy ra ý sưu tầm và chơi sách.

Từ thưở nhỏ, tôi đã là một con sâu đọc sách. Tôi đọc bất luận sách, truyện, thơ, tuồng, đọc để mà đọc. Lúc ấy tôi như con tằm ăn lá dâu, ăn để mà ăn, ăn thật nhiều, thật no chứ chưa biết kén lá ngon lá tệ. Sách đẹp, sách đóng bìa khéo tôi chưa biết thưởng thức, vì khi đọc, tôi đọc bất cứ nơi nào, trên giường, trên võng, kẹt sân. Đi đâu tôi cũng có thủ sẵn một xấp giấy, một cuốn sách để đọc và đọc như thế, sách đóng bìa đẹp chỉ là bề bộn. Mình sợ hư, sợ rách đã bớt hứng thú không ít vậy. Năm ra trường, lập gia đình, trước tiên tôi mua sách nhưng cốt ý để khỏi mượn nhờ chớ cũng chưa có lập tâm sắm sách như tiền nuôi heo bỏ ống.






Năm 1926, gia đình tan rã lần đầu mà cũng lần đầu tiên tôi nhìn thấy cuốn sách là một bạn tốt, tốt hơn vợ và bạn trai nhiều. Nhơ trả phố, bán đồ thập vật để theo ở đậu ăn cơm tháng cho thêm tự do, tôi có một số tiền lưng khá gọi là lớn vào thời ấy: một ngàn bạc năm 1926. Vừa đúng lúc báo “L’Impartical rao bán một tủ sách của một học giả Pháp vừa từ trần. Tôi làm gan tìm nhà hỏi mua. Tôi gặp một bà đầm già, chồng vừa mất, nay định về Tây an hưởng tuổi nhàn nên muốn bán đi bớt phân nửa số sách của chồng để lại. Tủ sách gồm lối hai ba trăm quyển, chia ra làm hai bộ y như nhau:

Một bộ bìa da đỏ, mạ vàng, bà chỉ cho xem nhưng nói trước nhứt định không bán vì bà muốn giữ lại làm kỷ niệm của chồng. Tôi nhìn kỹ, quyển nào cũng còn mới, không lem luốc, thêm có phần đẹp đẽ, sắc sảo nữa là khác. Tôi tiếc quá, trong bụng thầm muốn nài trả giá cao để mua sách như vầy cho khỏi sợ vi trùng truyền nhiễm. Nhưng bà lắc đầu, chỉ cho tôi bộ thứ hai, độ non một trăm quyển, y hệt như bộ trước, duy khác là lớp đóng bìa da đen, lớp đóng bìa vải đen. Xem có phần xấu xí, hư tệ hơn bộ kia. Bà nói đây là bộ sách của chồng thường dùng trong khi nghiên cứu và viết lách. Như cần dùng, bà sẵn lòng để rẻ.

Tôi lật thử xem thì sách không vừa bụng, phần nhiều có gạch bút chì xanh đỏ lăng nhăng và thêm bớt nhiều chỗ nhiều đoạn bằng chữ viết tay quằn quèo. Bìa sách cũng đã đúng tuổi, lùi xùi tơi tả, không ưng ý chút nào. Tôi giả đò chê sách hư, sách rách và nói chỉ thích bộ trước bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng mua. Bà nghe tôi chê, có ý sợ tôi bỏ đi thì không còn ai xử giùm bà mớ sách dư xài ấy, nên bà hạ giọng thiết tha:

- Sách nầy không đâu có. Mua không phí tiền đâu mà sợ! Chồng tôi xưa trọng dụng nó và quý vô ngần. Thầy không mua, tôi đem về Pháp sẽ hiến cho thư viện quốc gia. Chỉ vì thân già, một bộ mang đi cũng đủ nhọc, hai bộ thì nó bận chân vướng cẳng thêm cho gì. Như thầy ưng mua, tôi tính nới, dứt giá một trăm sáu chục đồng (160$) tám mươi bốn cuốn sách.

Ối là rẻ, Chúa ơi là Chúa!! Tôi mừng quá, lật đật chi tiền và không quên ép bà biên cho ba chữ nay còn để dành trong hồ sơ:

Saigon le 30 Aout 1926
Recu de Monsieur Vuong Hong Sen
La somme de Deux cent soixante piasters pour la vente de 84 livers provenant de la bibliothèque de mon mari – y compris le grand Dictionnaire chinois de Mr de Guignes, édition de 1913, don’t le prix est de Cent piastres
Je dis 84 livres. Signé: Vve J.C.BOSCQ
(Timbre de quittance de 0$12)

Đọc tờ biên nhận, nay đã biết chồng bà tên J.C Boscq. Nếu đã hài danh, hài tánh mà các bạn vẫn không quan tâm đến nhơn vật này thì việc cũng nên tha thứ, tha thứ cho tuổi trẻ trung của các bạn mà tôi thèm thuồng. Tha thứ cho lối hành văn lẩn thẩn quên nói lão chết đã ba mươi ngoài năm ai tài nào nhớ nổi!

Kỳ trung ông Boscq nhà ở một con đường với anh Nguyễn Hiến Lê trên Tân Định (nay là đường Huỳnh Tịnh Của) là môn đệ của cụ Trương Vĩnh Ký, lão thông Nho học, nói giỏi tiếng Việt từng cộng sự với ông Diệp Văn Cường và Nguyễn Văn Mai. Ông vốn là thông dịch quan của Tòa tư pháp, tác giả quyền “Méthode de lecture Boscq”, lại là một nhà chơi sách khét tiếng thời ấy.

Không dè với hai trăm sáu chục bạc, tôi nghiễm nhiên trở nên người nối nghiệp cho ông để cất giữ những sách hư rách và bụi bặm nhưng quý vô giá đối với thời buổi hiện tại. Và nhờ có duyên kiếp trước, rõ lại những sách bà đầm mang về Pháp tuy còn mới nhưng tên tuổi không nhiều như những sách tôi mua được. Gồm những bộ có chữ ký và chữ viết của các soạn giả đồng thời với ông Boscq như các cụ Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký… Tôi dạn thêm và hỏi bà con những gì muốn bán cho gọn nữa chăng?

Khi ấy bà đưa tôi vào văn phòng của chồng bà, tôi thấy sách mà ngốt nhưng toàn những bộ dễ kiếm, có tiền là mua được ngay từ bên Pháp chuyển sang. Tôi để ý và hỏi nài được quyển tự điển Hoa – Pháp – Latinh (Dictionnaire chinois – francais – latinh) của de Guignes, tôi mua một trăm bạc về sau bán ra được hai ngàn năm trăm đồng (sau 1954). Tự điển de Guignes in năm 1813, cho ta biết nếu hoàng đề Napoleon không thất trận Waterloo, có thể dám đánh luôn để thâu đoạt Trung Hoa và Việt Nam cũng chưa biết chừng. Vì chưa chi mà Napoleon đã sai sứ thần tại Bắc Kinh, de Guignes, dọn cho người biết văn hóa và tiếng nói Trung Quốc: hoặc Napoleon toàn thắng sẽ làm bá chủ hoàn cầu hoặc ông bại trận vì tay kiệt xuất Anh quốc rồi các thuộc địa Pháp sang qua tay Hồng mao và cuộc thế miền Đông Nam Á tế Á đổi khác sớm hơn bây giờ.

Nhưng không giỏi gì xây dựng trái đất bằng chữ “nếu”, trở lại thực tế, khi ra về, tôi thấy bỏ xó kẹt một gói giấy nhựt trình, tuy chưa biết trong ấy gói những sách gì, tôi cứ hỏi mua. Bà đưa nghiêng mắt liếc sơ gói giấy rồi lên giọng đài các:

“Ối! Đó là sách chữ Tàu, không biết nói gì ở trỏng! Tôi không định bán, nhưng cũng không biết bao nhiêu mà định. Thầy mua sách tôi đã nhiều, cứ lấy về chơi. Tôi cho thầy đó”

Cám ơn, từ giã, ôm về, chải bụi, o bế và xem kỹ: Mẹ ôi! Đó là bộ “Hoàng Việt luật lệ đời Gia Long”, mỗi quyển có ấn chữ son “Khâm sai đại thần”. Sau tôi tra cứu và hỏi thăm, gặp ông Cao Văn Sự Đốc phủ, từng biết ông Boscq, ông Sự cho tôi rõ, ông Boscq lãnh của thầy là Trương Vĩnh Ký bộ sách có chữ ấn son “Khâm Sai Đại Thần” nầy vốn là sách quý do binh Pháp lấy được nơi đồn Khải Tường của đại tướng Nguyễn Tri Phương, như vậy bà Boscq đã biếu tôi một bộ sách vô giá (1-2-1989)

Nói chí đáng, những sách tôi mua thì tôi cho rằng quý; đến ngày nay sau trận loạn 1945-1946, sách vở trở nên khan hiếm, chớ trước năm 1945, những nhà chơi sách lo sắm sách Pháp, Montaigne, Anatole France, Jules Romains chớ ít để ý đến sách khảo về văn minh Trung Hoa. Trước nhà ga Sài Gòn, có nguyên một dãy phố lầu của các chú bán lạc son những sách nữa sạc mà đâu có ai ngó ngàng đếm xỉa?

Chính tôi mua tại đó nhiều bộ rẻ mạt: bộ sử Việt của Trương Vĩnh Ký, ba quyển ba hào (0$30), bộ Abrégé de l’histoire d’Annam của Alfred Schreiner, còn mới, năm cắc (0$50), quyển sử Việt de Launay, một cắc (0$10)

Mấy năm binh Nhật tràn lan đất Việt có nhà Tín Mỹ dọn một căn phố lớn Gia Long, bán kính với Huê kiều, toàn những sách cũ mua nới đem về o bế lại. Làm ăn đương xân xẩn, kế bị bom nổ, mạnh ai về xứ nấy, khi trở lên, nhà Tín Mỹ dẹp hồi nào không ai hay biết. Lão Tín Mỹ mê cá ngựa bị ngựa đá, tiêu tùng, mất tích luôn từ đó.

Đường Gia Long, ngang bộ kinh tế ngày nay có nhà tầm tầm thỉnh thoảng bán sách của người Pháp phát mãi. Cả đông sách của trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de L’École Francaise d’Extreme-Orient) một xe bò chở không hết, bán ra không đến năm chục bạc (50$). Không như ngày nay, một bộ môn đầy đủ của tập san nầy, từ năm 1901 trở lại đây, nếu có, bán không dưới hai trăm ngàn bạc! Năm ni 1989 có bạc triệu cũng không mua được (1-2-1989)

Tôi còn nhớ một năm nọ, giáo sư Neumann từ trần, ông là nhà chơi sách khét tiếng Sài Gòn, sách đem pháp mãi, nhiều bộ tròm trèm một ngàn bạc, buổi ấy (lối 1940) ai cũng cho rằng bán được tiền.

Ngoài ra còn nhiều nhà Pháp chơi sách cẩn thận, nhưng khi thôi ở bên nầy thì chuyển chở về xứ… Có nhiều ông như quan năm Seé, mỗi tuần mỗi nhận từ Pháp sách mới, rọc coi rồi bày bán đường Tự Do không để dành. Trái lại cựu thống đốc Nam Kỳ, Pagès, mua sách loại đắt tiền, sai thơ ký rọc bằng dao tre, sách càng lùi xùi thơ ký càng mau thăng chức. Sách ông Pagès nhà đóng sách Nguyễn Văn Châu ăn tiền bộn nhưng sau không biết ra sao.

Trong giới người Việt biết yêu sách, tôi có quen một ông, tánh tình hiền lành nhưng rất khó đối với sách: quyển nào anh em mượn, trả về có chút hư hao, ông không nói gì, sai đem bán lấy tiền đắp thêm mua cuốn mới. Đó là ông Đoàn Quan Tấn.

Một ông cưng sách như trứng mỏng, cắp nắp ôm đồm từ những quyển học trường lớn bên Pháp đến những tập hai ba xu Việt văn. Việt Minh bùng dậy, phá làng đốt xóm. Tủ sách ông ra tro. Từ ấy, tóc ông càng bạc thêm, ông chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo, những ai dở chuyện sách ra nói, mí mắt ông ướt hồi nào không hay. Đó là ông Phạm Văn Còn.

Một ông nữa cắp ca cắp củm, sưu tập nhiều bộ nếu nay còn là một kho tàng quý giá vô cùng, vì ông là nhà khảo cứu chuyên về sử học Việt Nam. Không bộ sách nào ông không có, nào Khâm Định, nào Thật lục, đủ cả, luôn những bộ môn sách Pháp như bộ Đô thành hiếu cổ, bộ Viễn Đông bác cổ, kịp năm loạn lạc, lớp bị đốt, lớp Tây lấy, lớp người ta dọn. Ông chỉ còn một cái cười hồn nhiên của nhà học giả chơn chánh, không buồn sắm nữa, cũng không hít hà! Đó là ông Lê Thọ Xuân.

Tháng 5 năm 1960, báo Văn Hữu phá chơi kể ra những tủ sách quý nay không còn: thư viện Phạm Quỳnh, thư viện Phạm Liệu, thư viện Đào Duy Anh, thư viện Dương Tấn Tươi, có cả tủ sách anh bạn thân Lê Ngọc Trụ. Còn nhiều thư viên đầy đủ hơn nữa, nhưng vì chưa biết nên tác giả trong báo Văn Hữu chịu làm thinh. Kể ra tác giả cũng khéo tọc mạch chuyện người và khéo giấu tên mình, nhưng giấu làm sao được vì khi tả chân “buổi trời nước bình bồng” của lão già họ Vương thì lão ấy biết rõ ai kia được rồi! Ma mà bắt tác giả thọc mạch thóc mách!...."...


http://vodanhbc.wordpress.com/2013/05/12/thu-choi-sach-vuong-hong-sen/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Thú Chơi Sách Vương Hồng Sển

..Nhiều người, thiên tư phú tánh, biết làm thi phú từ bé thơ. Người thì vừa tu oa đã là ông hoàng bà chúa! Người chơi sách không đẻ bọc điều như vậy. Cũng có người tốt phước hưởng của phụ ấm hoặc có sẵn tủ sách của cô bác cha mẹ lưu truyền lại




..."...Nhiều người, thiên tư phú tánh, biết làm thi phú từ bé thơ. Người thì vừa tu oa đã là ông hoàng bà chúa! Người chơi sách không đẻ bọc điều như vậy. Cũng có người tốt phước hưởng của phụ ấm hoặc có sẵn tủ sách của cô bác cha mẹ lưu truyền lại. Nhưng phần đông, tự tạo lấy mình và phải trọng tuổi mới hiểu thấu đáo thú chơi sách và biết giá trị bộ nào hay, bộ nào dở. Có khi khác vì một dịp may nhờ một cơ hội thuận tiện, khi nghe đồn trong một buổi dạ hội hay tiếp tân. Khi thấy trong mục quảng cáo trong tờ báo hoặc nhơn khi đi xem một cuộc triển lãm, viếng viện bảo tàng hay vào thư viện công cộng rồi nảy ra ý sưu tầm và chơi sách.

Từ thưở nhỏ, tôi đã là một con sâu đọc sách. Tôi đọc bất luận sách, truyện, thơ, tuồng, đọc để mà đọc. Lúc ấy tôi như con tằm ăn lá dâu, ăn để mà ăn, ăn thật nhiều, thật no chứ chưa biết kén lá ngon lá tệ. Sách đẹp, sách đóng bìa khéo tôi chưa biết thưởng thức, vì khi đọc, tôi đọc bất cứ nơi nào, trên giường, trên võng, kẹt sân. Đi đâu tôi cũng có thủ sẵn một xấp giấy, một cuốn sách để đọc và đọc như thế, sách đóng bìa đẹp chỉ là bề bộn. Mình sợ hư, sợ rách đã bớt hứng thú không ít vậy. Năm ra trường, lập gia đình, trước tiên tôi mua sách nhưng cốt ý để khỏi mượn nhờ chớ cũng chưa có lập tâm sắm sách như tiền nuôi heo bỏ ống.






Năm 1926, gia đình tan rã lần đầu mà cũng lần đầu tiên tôi nhìn thấy cuốn sách là một bạn tốt, tốt hơn vợ và bạn trai nhiều. Nhơ trả phố, bán đồ thập vật để theo ở đậu ăn cơm tháng cho thêm tự do, tôi có một số tiền lưng khá gọi là lớn vào thời ấy: một ngàn bạc năm 1926. Vừa đúng lúc báo “L’Impartical rao bán một tủ sách của một học giả Pháp vừa từ trần. Tôi làm gan tìm nhà hỏi mua. Tôi gặp một bà đầm già, chồng vừa mất, nay định về Tây an hưởng tuổi nhàn nên muốn bán đi bớt phân nửa số sách của chồng để lại. Tủ sách gồm lối hai ba trăm quyển, chia ra làm hai bộ y như nhau:

Một bộ bìa da đỏ, mạ vàng, bà chỉ cho xem nhưng nói trước nhứt định không bán vì bà muốn giữ lại làm kỷ niệm của chồng. Tôi nhìn kỹ, quyển nào cũng còn mới, không lem luốc, thêm có phần đẹp đẽ, sắc sảo nữa là khác. Tôi tiếc quá, trong bụng thầm muốn nài trả giá cao để mua sách như vầy cho khỏi sợ vi trùng truyền nhiễm. Nhưng bà lắc đầu, chỉ cho tôi bộ thứ hai, độ non một trăm quyển, y hệt như bộ trước, duy khác là lớp đóng bìa da đen, lớp đóng bìa vải đen. Xem có phần xấu xí, hư tệ hơn bộ kia. Bà nói đây là bộ sách của chồng thường dùng trong khi nghiên cứu và viết lách. Như cần dùng, bà sẵn lòng để rẻ.

Tôi lật thử xem thì sách không vừa bụng, phần nhiều có gạch bút chì xanh đỏ lăng nhăng và thêm bớt nhiều chỗ nhiều đoạn bằng chữ viết tay quằn quèo. Bìa sách cũng đã đúng tuổi, lùi xùi tơi tả, không ưng ý chút nào. Tôi giả đò chê sách hư, sách rách và nói chỉ thích bộ trước bao nhiêu tôi cũng sẵn lòng mua. Bà nghe tôi chê, có ý sợ tôi bỏ đi thì không còn ai xử giùm bà mớ sách dư xài ấy, nên bà hạ giọng thiết tha:

- Sách nầy không đâu có. Mua không phí tiền đâu mà sợ! Chồng tôi xưa trọng dụng nó và quý vô ngần. Thầy không mua, tôi đem về Pháp sẽ hiến cho thư viện quốc gia. Chỉ vì thân già, một bộ mang đi cũng đủ nhọc, hai bộ thì nó bận chân vướng cẳng thêm cho gì. Như thầy ưng mua, tôi tính nới, dứt giá một trăm sáu chục đồng (160$) tám mươi bốn cuốn sách.

Ối là rẻ, Chúa ơi là Chúa!! Tôi mừng quá, lật đật chi tiền và không quên ép bà biên cho ba chữ nay còn để dành trong hồ sơ:

Saigon le 30 Aout 1926
Recu de Monsieur Vuong Hong Sen
La somme de Deux cent soixante piasters pour la vente de 84 livers provenant de la bibliothèque de mon mari – y compris le grand Dictionnaire chinois de Mr de Guignes, édition de 1913, don’t le prix est de Cent piastres
Je dis 84 livres. Signé: Vve J.C.BOSCQ
(Timbre de quittance de 0$12)

Đọc tờ biên nhận, nay đã biết chồng bà tên J.C Boscq. Nếu đã hài danh, hài tánh mà các bạn vẫn không quan tâm đến nhơn vật này thì việc cũng nên tha thứ, tha thứ cho tuổi trẻ trung của các bạn mà tôi thèm thuồng. Tha thứ cho lối hành văn lẩn thẩn quên nói lão chết đã ba mươi ngoài năm ai tài nào nhớ nổi!

Kỳ trung ông Boscq nhà ở một con đường với anh Nguyễn Hiến Lê trên Tân Định (nay là đường Huỳnh Tịnh Của) là môn đệ của cụ Trương Vĩnh Ký, lão thông Nho học, nói giỏi tiếng Việt từng cộng sự với ông Diệp Văn Cường và Nguyễn Văn Mai. Ông vốn là thông dịch quan của Tòa tư pháp, tác giả quyền “Méthode de lecture Boscq”, lại là một nhà chơi sách khét tiếng thời ấy.

Không dè với hai trăm sáu chục bạc, tôi nghiễm nhiên trở nên người nối nghiệp cho ông để cất giữ những sách hư rách và bụi bặm nhưng quý vô giá đối với thời buổi hiện tại. Và nhờ có duyên kiếp trước, rõ lại những sách bà đầm mang về Pháp tuy còn mới nhưng tên tuổi không nhiều như những sách tôi mua được. Gồm những bộ có chữ ký và chữ viết của các soạn giả đồng thời với ông Boscq như các cụ Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký… Tôi dạn thêm và hỏi bà con những gì muốn bán cho gọn nữa chăng?

Khi ấy bà đưa tôi vào văn phòng của chồng bà, tôi thấy sách mà ngốt nhưng toàn những bộ dễ kiếm, có tiền là mua được ngay từ bên Pháp chuyển sang. Tôi để ý và hỏi nài được quyển tự điển Hoa – Pháp – Latinh (Dictionnaire chinois – francais – latinh) của de Guignes, tôi mua một trăm bạc về sau bán ra được hai ngàn năm trăm đồng (sau 1954). Tự điển de Guignes in năm 1813, cho ta biết nếu hoàng đề Napoleon không thất trận Waterloo, có thể dám đánh luôn để thâu đoạt Trung Hoa và Việt Nam cũng chưa biết chừng. Vì chưa chi mà Napoleon đã sai sứ thần tại Bắc Kinh, de Guignes, dọn cho người biết văn hóa và tiếng nói Trung Quốc: hoặc Napoleon toàn thắng sẽ làm bá chủ hoàn cầu hoặc ông bại trận vì tay kiệt xuất Anh quốc rồi các thuộc địa Pháp sang qua tay Hồng mao và cuộc thế miền Đông Nam Á tế Á đổi khác sớm hơn bây giờ.

Nhưng không giỏi gì xây dựng trái đất bằng chữ “nếu”, trở lại thực tế, khi ra về, tôi thấy bỏ xó kẹt một gói giấy nhựt trình, tuy chưa biết trong ấy gói những sách gì, tôi cứ hỏi mua. Bà đưa nghiêng mắt liếc sơ gói giấy rồi lên giọng đài các:

“Ối! Đó là sách chữ Tàu, không biết nói gì ở trỏng! Tôi không định bán, nhưng cũng không biết bao nhiêu mà định. Thầy mua sách tôi đã nhiều, cứ lấy về chơi. Tôi cho thầy đó”

Cám ơn, từ giã, ôm về, chải bụi, o bế và xem kỹ: Mẹ ôi! Đó là bộ “Hoàng Việt luật lệ đời Gia Long”, mỗi quyển có ấn chữ son “Khâm sai đại thần”. Sau tôi tra cứu và hỏi thăm, gặp ông Cao Văn Sự Đốc phủ, từng biết ông Boscq, ông Sự cho tôi rõ, ông Boscq lãnh của thầy là Trương Vĩnh Ký bộ sách có chữ ấn son “Khâm Sai Đại Thần” nầy vốn là sách quý do binh Pháp lấy được nơi đồn Khải Tường của đại tướng Nguyễn Tri Phương, như vậy bà Boscq đã biếu tôi một bộ sách vô giá (1-2-1989)

Nói chí đáng, những sách tôi mua thì tôi cho rằng quý; đến ngày nay sau trận loạn 1945-1946, sách vở trở nên khan hiếm, chớ trước năm 1945, những nhà chơi sách lo sắm sách Pháp, Montaigne, Anatole France, Jules Romains chớ ít để ý đến sách khảo về văn minh Trung Hoa. Trước nhà ga Sài Gòn, có nguyên một dãy phố lầu của các chú bán lạc son những sách nữa sạc mà đâu có ai ngó ngàng đếm xỉa?

Chính tôi mua tại đó nhiều bộ rẻ mạt: bộ sử Việt của Trương Vĩnh Ký, ba quyển ba hào (0$30), bộ Abrégé de l’histoire d’Annam của Alfred Schreiner, còn mới, năm cắc (0$50), quyển sử Việt de Launay, một cắc (0$10)

Mấy năm binh Nhật tràn lan đất Việt có nhà Tín Mỹ dọn một căn phố lớn Gia Long, bán kính với Huê kiều, toàn những sách cũ mua nới đem về o bế lại. Làm ăn đương xân xẩn, kế bị bom nổ, mạnh ai về xứ nấy, khi trở lên, nhà Tín Mỹ dẹp hồi nào không ai hay biết. Lão Tín Mỹ mê cá ngựa bị ngựa đá, tiêu tùng, mất tích luôn từ đó.

Đường Gia Long, ngang bộ kinh tế ngày nay có nhà tầm tầm thỉnh thoảng bán sách của người Pháp phát mãi. Cả đông sách của trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de L’École Francaise d’Extreme-Orient) một xe bò chở không hết, bán ra không đến năm chục bạc (50$). Không như ngày nay, một bộ môn đầy đủ của tập san nầy, từ năm 1901 trở lại đây, nếu có, bán không dưới hai trăm ngàn bạc! Năm ni 1989 có bạc triệu cũng không mua được (1-2-1989)

Tôi còn nhớ một năm nọ, giáo sư Neumann từ trần, ông là nhà chơi sách khét tiếng Sài Gòn, sách đem pháp mãi, nhiều bộ tròm trèm một ngàn bạc, buổi ấy (lối 1940) ai cũng cho rằng bán được tiền.

Ngoài ra còn nhiều nhà Pháp chơi sách cẩn thận, nhưng khi thôi ở bên nầy thì chuyển chở về xứ… Có nhiều ông như quan năm Seé, mỗi tuần mỗi nhận từ Pháp sách mới, rọc coi rồi bày bán đường Tự Do không để dành. Trái lại cựu thống đốc Nam Kỳ, Pagès, mua sách loại đắt tiền, sai thơ ký rọc bằng dao tre, sách càng lùi xùi thơ ký càng mau thăng chức. Sách ông Pagès nhà đóng sách Nguyễn Văn Châu ăn tiền bộn nhưng sau không biết ra sao.

Trong giới người Việt biết yêu sách, tôi có quen một ông, tánh tình hiền lành nhưng rất khó đối với sách: quyển nào anh em mượn, trả về có chút hư hao, ông không nói gì, sai đem bán lấy tiền đắp thêm mua cuốn mới. Đó là ông Đoàn Quan Tấn.

Một ông cưng sách như trứng mỏng, cắp nắp ôm đồm từ những quyển học trường lớn bên Pháp đến những tập hai ba xu Việt văn. Việt Minh bùng dậy, phá làng đốt xóm. Tủ sách ông ra tro. Từ ấy, tóc ông càng bạc thêm, ông chuyên về tu hành, nghiên cứu Phật giáo, những ai dở chuyện sách ra nói, mí mắt ông ướt hồi nào không hay. Đó là ông Phạm Văn Còn.

Một ông nữa cắp ca cắp củm, sưu tập nhiều bộ nếu nay còn là một kho tàng quý giá vô cùng, vì ông là nhà khảo cứu chuyên về sử học Việt Nam. Không bộ sách nào ông không có, nào Khâm Định, nào Thật lục, đủ cả, luôn những bộ môn sách Pháp như bộ Đô thành hiếu cổ, bộ Viễn Đông bác cổ, kịp năm loạn lạc, lớp bị đốt, lớp Tây lấy, lớp người ta dọn. Ông chỉ còn một cái cười hồn nhiên của nhà học giả chơn chánh, không buồn sắm nữa, cũng không hít hà! Đó là ông Lê Thọ Xuân.

Tháng 5 năm 1960, báo Văn Hữu phá chơi kể ra những tủ sách quý nay không còn: thư viện Phạm Quỳnh, thư viện Phạm Liệu, thư viện Đào Duy Anh, thư viện Dương Tấn Tươi, có cả tủ sách anh bạn thân Lê Ngọc Trụ. Còn nhiều thư viên đầy đủ hơn nữa, nhưng vì chưa biết nên tác giả trong báo Văn Hữu chịu làm thinh. Kể ra tác giả cũng khéo tọc mạch chuyện người và khéo giấu tên mình, nhưng giấu làm sao được vì khi tả chân “buổi trời nước bình bồng” của lão già họ Vương thì lão ấy biết rõ ai kia được rồi! Ma mà bắt tác giả thọc mạch thóc mách!...."...


http://vodanhbc.wordpress.com/2013/05/12/thu-choi-sach-vuong-hong-sen/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm