Kinh Đời
Thú vị về Ấn Độ có thể bạn chưa biết
Với nhiều người, Ấn Độ là một quốc gia nổi tiếng với nạn kẹt xe, những khu ổ chuột hay tệ quan liêu. Nhưng đây cũng là nơi chỉ 3% người dân nộp thuế, người
Với nhiều người, Ấn Độ là một quốc gia nổi tiếng với nạn kẹt xe, những khu ổ chuột hay tệ quan liêu. Nhưng đây cũng là nơi chỉ 3% người dân nộp thuế, người dân thích được khen tăng cân, báo giấy vẫn rất thịnh hành và không ít sự mê tín hài hước…
Ảnh minh họa
Dưới đây là 10 điều thú vị về Ấn Độ mà có thể bạn chưa biết qua quan sát của phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan.
1. Hầu như không ai nộp thuế
Là một đất nước có tới 1,2 tỷ dân nhưng chỉ khoảng 3% người Ấn Độ nộp thuế. Một cách giải thích cho hiện tượng này đó là hoạt động nông nghiệp được miễn thuế, trong khi 2/3 người Ấn Độ sống tại nông thôn. Chiếm một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế là các hoạt động lao động không chính thức, tự phát, khiến việc thu thuế càng khó khăn.
2. Thám tử hôn nhân
Tại Ấn Độ, có một dịch vụ có từ lâu đời và vẫn đang phát triển mạnh đó là thám tử hôn nhân. Do ngày càng nhiều cô gái quen biết bạn trai qua mạng cũng như kết hôn với người bố mẹ họ không biết rõ, để chắc chắn chàng rể tương lai là con nhà đàng hoàng, trước khi cưới bố mẹ cô dâu thường thuê các thám tử tìm hiểu về thân thế của chú rể.
Số lượng các công ty cung cấp dịch vụ này tại Ấn Độ đang tăng vô cùng nhanh, với khoảng 15.000 công ty hoạt động. “Đây không phải là do thám”, một phụ nữ từng sử dụng dịch vụ để kiểm tra con rể tương lai cho biết. “Cậu ta nói cậu ta xuất thân từ gia đình tử tế nhưng chúng tôi cần chắc rằng đó là sự thật”.
3. Báo giấy vẫn thịnh hành
Trong khi ở nhiều quốc gia, nhất là phương Tây, báo giấy đang chết dần chết mòn thì tại Ấn Độ ngành công nghiệp in ấn vẫn phát đạt. Việc ngày càng nhiều người biết chữ, tỷ lệ sử dụng internet thấp và việc có quá nhiều ngôn ngữ cũng tồn tại khiến nhiều người vẫn chỉ muốn đọc tờ báo của riêng mình. Trong khi đó giá báo giấy lại rất rẻ.
Đáng chú ý là thị trường báo cũ cũng rất phát triển. Bạn có thể bán lại những tờ báo và tạp chí cũ cho những người thu gom bên đường, và người này sẽ bán chúng lại cho những người sẵn lòng đọc những ấn phẩm đã xuất bản cả năm trước, miễn là giá rẻ hơn báo mới.
4. “Xin mời bóp còi”
Hầu như mọi chiếc xe tải tại Ấn Độ đều sơn lên phía đuôi dòng chữ: “Còi, OK, xin mời”. Tại đây việc bóp còi inh ỏi không bị phản đối mà còn được khuyến khích. Một lái xe lôi ước tính mỗi ngày ông bóp còi khoảng 150 lần, dù đây là mức ước tính khiêm tốn. Bởi lúc tắc đường các lái xe có lẽ bóp còi cứ 30 giây một lần.
Xe lôi ở đây đều trang bị loại còi có công suất tới 90 decibel, ngang với còi hơi. Trong khi đó, cường độ âm thanh chung khi tham gia giao thông không khác nào đứng gần một chiếc máy bay phản lực đang cất cánh.
5. Đây là quốc gia trẻ trung
Có truyền thống lịch sử rất lâu đời nhưng Ấn Độ là một quốc gia trẻ về dân số. Hơn một nửa trong số 1,2 tỷ người ở đây dưới 25 tuổi và hai phần ba là dưới 35. Nhiều thanh niên Ấn Độ có cảm giác tự tin về quốc gia mình và không quá “sính Tây”. Tại Mumbai, bầu không khí âm nhạc không khác nào tại Brooklyn của New York với rất nhiều tài năng trẻ đang nở rộ.
6. Ghế nhựa có mặt ở khắp nơi
7. Ai cũng thích tăng cân
“Ồ, cậu mới lên cân đó à”, là một lời khen xã giao rất thường thấy giữa những người bạn thân, bởi nó được xem là dấu hiệu cho thấy bạn trông thật khỏe mạnh. Nhưng có một điều dễ thấy đó là Ấn Độ cũng sắp phải đối diện nạn béo phì (không chỉ ở người mà cả ở vật nuôi).
Nếu dừng chân ở bất kỳ trạm dịch vụ sửa chữa nào bạn cũng có thể thấy những hàng dài người Ấn Độ ngấu nghiến bánh McDonalds hay các đồ ăn nhanh khác. Trong khi hàng triệu người dân ở nông thôn đang đối mặt với thiếu đói, thì nhìn chung cư dân thành thị đang đối mặt với vấn đề về cân nặng.
8. “Thú” khạc nhổ
PB Majmudar, thẩm phán một tòa án tại Mumbai từng tuyên bố: “Chúng tôi không thể tin rằng người Ấn Độ lại không khạc nhổ. Đó đã là một tính cách điển hình của người dân chúng ta”.
Tại Mumbai, chính quyền đã phải thành lập đội “thanh tra khạc nhổ”, chuyên xử phat những người khạc nhổ nơi công cộng. Nhiều người khạc nhổ sau khi nhai trầu, để lại những vệt ố màu đỏ trên những bức tường trắng. Những cảnh báo “đừng khạc nhổ” thường xuất hiện trên xe taxi, phía sau xe kéo và trước các tòa nhà. Trước mối lo khạc nhổ bừa bãi có thể làm lây lan vi khuẩn lao, Ấn Độ từng mở một chiến dịch truyền thông chống nạn khạc nhổ.
9. Nền kinh tế vỉa hè
Bất kỳ ai từng tới Ấn Độ, dù chỉ vài ngày, cũng sẽ thấy sự nở rộ của các dịch vụ hàng rong quán cóc vỉa hè. Dù bạn muốn mua thứ gì cứ ra vỉa hè là có. Bị hỏng ô? Sẽ có thợ sửa ô. Cần dán đế giày? Chỉ cần gọi là có người đến tận nhà phục vụ. Bạn muốn cắt tóc? Có rất nhiều lựa chọn kèm theo cả dịch vụ lấy ráy tai, vệ sinh móng chân.
Đây là những dịch vụ có truyền thống hàng thế kỷ và vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh. Chỉ có một trở ngại có thể khiến nó biết mất đó là bị chính quyền giải tỏa vỉa hè.
10. Đừng mặc quần áo mới vào thứ Bảy
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học, kỹ sư nổi tiếng thế giới, nhưng mọi lý luận khoa học đều bị “ném qua cửa sổ” khi nói đến những chuyện mê tín như: không mặc quần áo mới vào thứ Bảy, không quét nhà vào buổi tối vì có thể làm cô tiên Lakshmi sợ chạy mất, hay sẽ không may khi đưa hoặc nhận thứ gì đo bằng tay trái. Với rất nhiều người Ấn Độ, bất kể giàu nghèo, việc tuân thủ những phong tục này vẫn là một phần của cuộc sống.
Khi mua xe mới người ta vẫn treo vòng hoa lên trước đầu xe trước khi lái để mong được thánh thần ban cho may mắn. Ớt và vôi còn được treo bên trong xe hoặc trên cửa chính để xua đuổi ma quỷ. Rất nhiều hãng hàng không Ấn Độ cũng tránh đánh số ghế 13 vì sợ xui xẻo.
QuynhMai Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Thú vị về Ấn Độ có thể bạn chưa biết
Với nhiều người, Ấn Độ là một quốc gia nổi tiếng với nạn kẹt xe, những khu ổ chuột hay tệ quan liêu. Nhưng đây cũng là nơi chỉ 3% người dân nộp thuế, người
Với nhiều người, Ấn Độ là một quốc gia nổi tiếng với nạn kẹt xe, những khu ổ chuột hay tệ quan liêu. Nhưng đây cũng là nơi chỉ 3% người dân nộp thuế, người dân thích được khen tăng cân, báo giấy vẫn rất thịnh hành và không ít sự mê tín hài hước…
Ảnh minh họa
Dưới đây là 10 điều thú vị về Ấn Độ mà có thể bạn chưa biết qua quan sát của phóng viên BBC Rajini Vaidyanathan.
1. Hầu như không ai nộp thuế
Là một đất nước có tới 1,2 tỷ dân nhưng chỉ khoảng 3% người Ấn Độ nộp thuế. Một cách giải thích cho hiện tượng này đó là hoạt động nông nghiệp được miễn thuế, trong khi 2/3 người Ấn Độ sống tại nông thôn. Chiếm một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế là các hoạt động lao động không chính thức, tự phát, khiến việc thu thuế càng khó khăn.
2. Thám tử hôn nhân
Tại Ấn Độ, có một dịch vụ có từ lâu đời và vẫn đang phát triển mạnh đó là thám tử hôn nhân. Do ngày càng nhiều cô gái quen biết bạn trai qua mạng cũng như kết hôn với người bố mẹ họ không biết rõ, để chắc chắn chàng rể tương lai là con nhà đàng hoàng, trước khi cưới bố mẹ cô dâu thường thuê các thám tử tìm hiểu về thân thế của chú rể.
Số lượng các công ty cung cấp dịch vụ này tại Ấn Độ đang tăng vô cùng nhanh, với khoảng 15.000 công ty hoạt động. “Đây không phải là do thám”, một phụ nữ từng sử dụng dịch vụ để kiểm tra con rể tương lai cho biết. “Cậu ta nói cậu ta xuất thân từ gia đình tử tế nhưng chúng tôi cần chắc rằng đó là sự thật”.
3. Báo giấy vẫn thịnh hành
Trong khi ở nhiều quốc gia, nhất là phương Tây, báo giấy đang chết dần chết mòn thì tại Ấn Độ ngành công nghiệp in ấn vẫn phát đạt. Việc ngày càng nhiều người biết chữ, tỷ lệ sử dụng internet thấp và việc có quá nhiều ngôn ngữ cũng tồn tại khiến nhiều người vẫn chỉ muốn đọc tờ báo của riêng mình. Trong khi đó giá báo giấy lại rất rẻ.
Đáng chú ý là thị trường báo cũ cũng rất phát triển. Bạn có thể bán lại những tờ báo và tạp chí cũ cho những người thu gom bên đường, và người này sẽ bán chúng lại cho những người sẵn lòng đọc những ấn phẩm đã xuất bản cả năm trước, miễn là giá rẻ hơn báo mới.
4. “Xin mời bóp còi”
Hầu như mọi chiếc xe tải tại Ấn Độ đều sơn lên phía đuôi dòng chữ: “Còi, OK, xin mời”. Tại đây việc bóp còi inh ỏi không bị phản đối mà còn được khuyến khích. Một lái xe lôi ước tính mỗi ngày ông bóp còi khoảng 150 lần, dù đây là mức ước tính khiêm tốn. Bởi lúc tắc đường các lái xe có lẽ bóp còi cứ 30 giây một lần.
Xe lôi ở đây đều trang bị loại còi có công suất tới 90 decibel, ngang với còi hơi. Trong khi đó, cường độ âm thanh chung khi tham gia giao thông không khác nào đứng gần một chiếc máy bay phản lực đang cất cánh.
5. Đây là quốc gia trẻ trung
Có truyền thống lịch sử rất lâu đời nhưng Ấn Độ là một quốc gia trẻ về dân số. Hơn một nửa trong số 1,2 tỷ người ở đây dưới 25 tuổi và hai phần ba là dưới 35. Nhiều thanh niên Ấn Độ có cảm giác tự tin về quốc gia mình và không quá “sính Tây”. Tại Mumbai, bầu không khí âm nhạc không khác nào tại Brooklyn của New York với rất nhiều tài năng trẻ đang nở rộ.
6. Ghế nhựa có mặt ở khắp nơi
7. Ai cũng thích tăng cân
“Ồ, cậu mới lên cân đó à”, là một lời khen xã giao rất thường thấy giữa những người bạn thân, bởi nó được xem là dấu hiệu cho thấy bạn trông thật khỏe mạnh. Nhưng có một điều dễ thấy đó là Ấn Độ cũng sắp phải đối diện nạn béo phì (không chỉ ở người mà cả ở vật nuôi).
Nếu dừng chân ở bất kỳ trạm dịch vụ sửa chữa nào bạn cũng có thể thấy những hàng dài người Ấn Độ ngấu nghiến bánh McDonalds hay các đồ ăn nhanh khác. Trong khi hàng triệu người dân ở nông thôn đang đối mặt với thiếu đói, thì nhìn chung cư dân thành thị đang đối mặt với vấn đề về cân nặng.
8. “Thú” khạc nhổ
PB Majmudar, thẩm phán một tòa án tại Mumbai từng tuyên bố: “Chúng tôi không thể tin rằng người Ấn Độ lại không khạc nhổ. Đó đã là một tính cách điển hình của người dân chúng ta”.
Tại Mumbai, chính quyền đã phải thành lập đội “thanh tra khạc nhổ”, chuyên xử phat những người khạc nhổ nơi công cộng. Nhiều người khạc nhổ sau khi nhai trầu, để lại những vệt ố màu đỏ trên những bức tường trắng. Những cảnh báo “đừng khạc nhổ” thường xuất hiện trên xe taxi, phía sau xe kéo và trước các tòa nhà. Trước mối lo khạc nhổ bừa bãi có thể làm lây lan vi khuẩn lao, Ấn Độ từng mở một chiến dịch truyền thông chống nạn khạc nhổ.
9. Nền kinh tế vỉa hè
Bất kỳ ai từng tới Ấn Độ, dù chỉ vài ngày, cũng sẽ thấy sự nở rộ của các dịch vụ hàng rong quán cóc vỉa hè. Dù bạn muốn mua thứ gì cứ ra vỉa hè là có. Bị hỏng ô? Sẽ có thợ sửa ô. Cần dán đế giày? Chỉ cần gọi là có người đến tận nhà phục vụ. Bạn muốn cắt tóc? Có rất nhiều lựa chọn kèm theo cả dịch vụ lấy ráy tai, vệ sinh móng chân.
Đây là những dịch vụ có truyền thống hàng thế kỷ và vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh. Chỉ có một trở ngại có thể khiến nó biết mất đó là bị chính quyền giải tỏa vỉa hè.
10. Đừng mặc quần áo mới vào thứ Bảy
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa học, kỹ sư nổi tiếng thế giới, nhưng mọi lý luận khoa học đều bị “ném qua cửa sổ” khi nói đến những chuyện mê tín như: không mặc quần áo mới vào thứ Bảy, không quét nhà vào buổi tối vì có thể làm cô tiên Lakshmi sợ chạy mất, hay sẽ không may khi đưa hoặc nhận thứ gì đo bằng tay trái. Với rất nhiều người Ấn Độ, bất kể giàu nghèo, việc tuân thủ những phong tục này vẫn là một phần của cuộc sống.
Khi mua xe mới người ta vẫn treo vòng hoa lên trước đầu xe trước khi lái để mong được thánh thần ban cho may mắn. Ớt và vôi còn được treo bên trong xe hoặc trên cửa chính để xua đuổi ma quỷ. Rất nhiều hãng hàng không Ấn Độ cũng tránh đánh số ghế 13 vì sợ xui xẻo.
QuynhMai Post