Truyện Ngắn & Phóng Sự
Thuở ấy sao mà quên được
Ðến một lúc nào đó trong cuộc đời tự nhiên mình cảm thấy thời gian sao đi mau thế, nhất là từ khi đặt chân lên đất Mỹ, quay cuồng với nếp sống mới và sau khi đã ổn định, hội nhập vào xã hội, thời gian thì vẫn vậy thôi đâu có ngắn đi một giây phút nào đâu, thì ra mình làm cái gì cũng chậm đi như một cái máy đã cũ không còn công xuất như trước nữa, rồi việc đi đứng đôi lúc “loạng quạng” tay chân vụng về, mọi phản ứng không chính xác, trí óc trong giây lát bị “treo”, không biết mình đang định làm gì, phải một vài giây mới định thần được, mỗi một tên người thường đi đôi với khuôn mặt quen thuộc, vậy mà nhớ được khuôn mặt nhưng tên thì phải cố gắng lắm mới nhớ ra, có khi phải hỏi thẳng đương sự làm cho mình cảm thấy có lỗi đối với những anh em đồng đội, với những người thân quen, đấy là chưa nói đến trường hợp mình quên hẳn .
Anh Đặng văn Âu đã gọi những người này bằng danh từ rất gợi cảm “những áng mây bạc cuối chân trời”, có lúc anh gọi là những sinh vật quý hiếm, theo tôi phải dùng danh từ endangered species hay là những “sinh vật lâm nguy” mới đúng, tuy nghe hơi bi thảm nhưng sự thật là như vậy
Những năm gần đây, một số bạn hữu lặng lẽ ra đi về miền vĩnh hằng và tôi đã chứng kiến những đám tang cũng như nghe những bài điếu văn đầy cảm xúc, gợi cho người nghe những tiếc thương vô vàn về những ân tình, về những công đức mà người quá cố đã để lại cho người đời mà khi còn sống ít thấy ai nói tới, giá mà đương sự nghe được chắc chắn sẽ tự hào, sẽ mãn nguyện vì mình đã để lại một chút gì để nhớ để thương, để tiếc, và tôi nghĩ tại sao lúc còn sinh tiền không nói lên cho người quá cố hay biết mà lại để đến lúc đương sự không còn cảm nhận được gì nữa mới nói để cho những người khác nghe.
Tôi chợt nhớ đến mấy vần thơ của Ngô Tịnh Yên:
Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Ðừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Ðừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao biết mỉm cười.
Tôi nghĩ đến những nhân vật quen thuộc, những chiến hữu, những bạn đồng đội, những cấp chỉ huy kính mến, có người đã hy sinh, đã ra đi theo quy luật của Tạo Hóa, những người đã để lại những ấn tượng trong tôi nên tôi thử cố gắng nhớ lại tên tuổi theo thứ tự thời gian mà riêng tôi được biết từ lúc gia nhập quân đội, người Không quân đầu tiên tôi gặp là cụ Bá Thọ đã ra đón chúng tôi khi chân ướt chân ráo mới tới phi trường Nha Trang, thuở ấy KQ chúng ta thật là nhỏ bé và khiêm tốn, toàn bộ Trung Tâm Luyện nằm gọn trong khu U, sát ngay con đường chạy dọc theo bờ biển từ Nha Trang đi Cầu Đá, chỉ ra khỏi cổng trại bước qua đường là tới bãi tắm với những đợt sóng ầm ầm vang rội nhất là khi màn đêm buông xuống, sau này do xây cất bừa bãi nên tiếng sóng vang không còn nữa.
Đại úy Nhiêu và Đại úy Sai là hai sĩ quan Việt Nam cấp cao nhất phụ tá cho Th/tá Carret chỉ huy trưởng TTHLKQ còn gọi là CIAVN (Centre d’Instruction Aérienne Vietnamienne).
Cư xá gia đình sĩ quan là những khách sạn dân sự bị trưng dụng ngoài thành phố như Hotel Select và Sami, hoặc một vài biệt thự cho các sĩ quan Pháp trên đường Yersin, câu lạc bộ sĩ quan nằm tít trong cùng khu U, gồm một phòng ăn và một phòng nghỉ có một tủ sách nhỏ và một máy quay đĩa 33 tua với những bản nhạc Pháp được thịnh hành sau thế chiến 2, chắc chắn là các sĩ quan khóa sinh không ai quên được chị Quýt, một phụ nữ với tài nấu nướng rất khéo léo biến chế cho chúng tôi đủ các món ăn Tây, Tàu Việt hợp với khẩu vị của mọi người, chúng tôi quý mến chị như người chị cả trong gia đình, theo tôi nghĩ chị Quýt phải được nói tới như người quản lý CLB đầu tiên của KQVNCH. (Sau này tôi được biết chị là bà con với anh Nguyễn trọng Đệ, vào thập niên 60, khi biệt phái sang bay cho HKVN, phi cơ anh bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt trên vùng trời Mộc Hóa)
Trên tường của trường phi hành có treo hình của anh Nguyễn tâm Đăng, khóa sinh hoa tiêu đầu tiên đã tử nạn trong một phi vụ huấn luyện lúc đơn phi, ngoài những huấn luyện viên người Pháp như Tr/úy Desbordes, Th/sĩ Valìère, Th/sĩ Tocquene, chúng tôi còn bay với các Th/Úy Mai văn Hạnh, Dương thiệu Hùng, Nguyễn văn Khánh, Võ Phước trên lọai máy bay cũ kỹ Morane Saulnier 500 với bộ chân đáp lòng thòng trông chẳng thấy duyên dáng chút nào, Trung-úy Trần văn Minh phụ trách môn quan sát. Một buổi chiều trên bến đậu phi cơ, Thượng sĩ Valière chỉ vào ba chiếc máy bay Morane đang bay hợp đoàn và có vẻ thích thú và hãnh diện nói với tôi:” Les pilotes vietnamiens se defendent bien.” Tôi thấy các huấn luyện viên người Pháp đều tận tâm trong việc huấn luyện, như có lần tôi thấy Tr/úy Fatio đi tới đi lui lảm nhảm một mình ôn lại một bài giảng về khí động học.
Đến tháng tư 1954, tôi mãn khóa và xin chọn 1er GAO tuy đang đồn trú tại TSN, nhưng có một biệt đội tại phi trường Bạch Mai ngòai Hà Nội, tôi mong muốn được ra Hà Nội để được gần gia đình, đơn vị trưởng là Đại úy Nguyễn Ngọc Oánh, sĩ quan cố vấn Đại úy Cotet và Đại úy Théolière, chỉ huy phó Tr/úyTừ Bộ Cam, trưởng phòng hành quân Trung úy Nguyễn thế Anh, sĩ quan kỹ thuật Trung úy Nguyễn khắc Bửu và các nhân viên phi hành khác như Phạm Long Sửu, Đỗ khắc Mai, Trần Bá Quy, Phùng văn Chiêu, Đinh Thạch On, Trần Phước, Nguyễn Hữu Hậu, Trần Đình Hòe, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn thanh Tòng…, nhưng khi được xác định hành quân thì Hiệp Định Genève đã ký nên giấc mơ trở về Bắc của tôi tan thành mây khói.
Khoảng tháng 5 năm 1954, phi đoàn di chuyển ra Đà Nẵng, nhân viên và vật liệu đi bằng đường biển trên tàu Saint Michel, còn phi cơ bay ra Đà Nẵng qua Căm Bốt, Lào mất hai ngày đêm mới tới Đà Nẵng an toàn, vì thời điểm này từ Tuy Hòa tới Quảng Ngãi còn thuộc sự kiểm soát của VC, riêng Ch/úy Tòng một tuần sau đã bay thẳng một mạch từ Nha Trang tới Đà Nẵng, tại đây lần đầu tiên tôi được thấy lọai máy bay L19 của Lục Quân Pháp do Mỹ viện trợ trong khuôn khổ quân đội Liên Hiệp Quốc mới ở Triều Tiên rút về, so với chiếc Morane 500 thật là một trời một vực, thân hình thon gọn, tòan thân bằng kim khí láng bóng và có các phi cụ tối tân như chân trời giả, vô tuyến la bàn, ngừơi ngồi sau cũng có cần lái và bàn đạp.
Sau đó vài tháng, phi đòan lại di chuyển ra Thành Nội Huế, sinh họat trong phi đòan rất là thân thương như trong một gia đình mà Đại úy Oánh là người anh cả, có lúc ông nhường xe Jeep cho anh em sử dụng trong khi ông đi xe Mobilette của bưu tín viên, hồi ấy gọi là “vaguemestre” để đi làm, nhiệm vụ chính của phi đòan là yểm trợ những cuộc rút quân của ta ở phía Bắc Đồng Hới từ sông Gianh về đến Bến Hải và tiếp thu những vùng do VC chiếm đóng dưới vĩ tuyến 17 theo đúng tinh thần của Hiệp Định Genève.
Một số hoa tiêu mới tốt nghiệp trình diện tại Phi đòan, trong số này có thượng sĩ Lê Quỳnh, Nguyễn Ngọc Biện, Công xuân Phương… những ngày tháng cuối năm 1954 đối với tôi thật là bận rộn vì làm thủ tục xuất ngọai du học tại Bắc Phi, các chuyến bay công tác về Sài gòn khám sức khỏe đều được sử dụng máy bay của các hãng hàng không dân sự như AirFrance, COSARA.
Khi tới Marseille vào mùa Giáng Sinh 1954, tôi được gặp lại các Trung úy Phạm Long Sửu, Nguyễn văn Ngọc chuẩn bị theo học trường Sĩ quan Không Quân Pháp tại Salon de Provence
Trong suốt năm 1955 cho tới đầu năm 1956, tôi không chú tâm theo dõi những biến chuyển quan trọng nơi quê nhà vì còn ham chơi nơi đất lạ quê người, trường Vô tuyến phi hành của KQ Pháp đồn trú trong căn cứ KQ mang tên BET 724, có một đường bay bằng đất, tại đây cũng có một đơn vị không quân của Lục quân Pháp cũng giữ những vai trò như những Phi đoàn quan sát của ta, đơn vị này có tên gọi là ALAT(Aviation Légère de l’Armée de Terre), họ sử dụng loại máy bay Piper Cub và Morane Saulnier kiểu mới, còn chúng tôi thực tập trên loại phi cơ vận tải ba động cơ Junker (JU 52) còn có tên là Toucan, thỉnh thoảng tôi có thấy phi cơ phản lực huấn luyện T-33 bay xẹt qua, những phi cơ này thuộc trường phi hành đồn trú tại Meknès, nơi có những phi công phản lực đầu tiên của KQVNCH đang theo học như các anh Nguyễn ngọc Loan, Nguyễn quang Tri… chỉ có một lần được ông tùy viên quân sự là Thiếu Tá Quách Xến từ Paris đến thăm xã giao chúng tôi mà thôi, cũng tại đây tôi gặp Trung úy Võ xuân Anh, Trung úy Nguyễn nhân Hậu , Nguyễn văn Đẹp và nhận được thư thăm hỏi của Đại úy Nguyễn Ngọc Oánh đang thụ huấn khóa Huấn Luyện Viên Hoa Tiêu tại Marrakech, mùa hè năm 1955 tôi ghé qua phi trường Marrakech trong một chuyến bay không hành tôi gặp một số bạn cũ: Trung úy Trần Đình Hòe và Trung úy Đinh thạch On đang học bay trên T6.
Đến đầu năm 1956 tôi hồi hương và bỡ ngỡ trước những đổi thay tại quê nhà, các phù hiệu trong quân đội đội đều thay đổi vả Bộ Tư Lệnh Không Quân đã tách riêng nằm trong một biệt thự tại đường Testard, thay vì nằm chung với Bộ Tổng Tham Mưu như trước… Sau khi nghỉ phép, tôi trở lại Phi Đòan 1 Quan Sát đồn trú tại Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Đại úy Trần Phước và Đại- úy Nguyễn Hữu Tần, trưởng phòng hành quân Trung úy Nguyễn Quang Tọai , sĩ quan kỹ thuật Trung úy Hồ Hữu Hiền, Trương Trọng Công, Lưu văn Thăng, Minh Bob Hope, Bùi quang Ðài, Lê tấn Trị, bác sĩ Ðỗ Nhự coi bệnh xá, về Truyền tin có Trương Diêu, hành chánh có Nguyễn Khoa Dánh, căn cứ không quân do Thiếu Tá Võ Dinh chỉ huy.
Phi đòan có nhiều gương mặt mới như các Trung úy Phan quang Phúc, Dư Quốc Lương, Đặng văn Tiếp, Nguyễn Hữu Dịch, Quách Đình Hảo, Lê Mậu Hoạt, Hòang Quốc Sinh, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Trung, Nguyễn văn Tấn, Trịnh Tùy Gia, Trần Ngọc Lân, Trang văn Ngọ, và một số các hoa tiêu mang cấp bậc thượng sĩ mới tốt nghiệp từ Maroc và Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang về như Phan Thế Long (rùa), Đặng Trần Dưỡng, Đặng văn Phước, Nguyễn văn Trang, Phúc Philip, Trần văn Lân, Nguyễn Minh Vui, Trương văn Vinh, Đòan Tước, Nguyễn kim Bông, Công Xuân Phương, Bạch Thái Minh và sau này một số hoa tiêu tốt nghiệp từ Hoa kỳ về như Thái Bá Đệ, Phụng, Trần Ngọc Lân…, tôi được biết thêm các bạn bên kỹ thuật như ban Vô tuyến: anh Độ, anh Cừ, anh Đắc, anh Chất bên quân xa, anh Lô bên phi đạo…, đôi lúc có những sĩ quan từ BTLKQ ra bay cùng chúng tôi như Trung úy Lê Trung Trực, Đại úy Vũ văn Ước… Có một lần làm chúng tôi bực bội và bất mãn là một sĩ quan từ BTLKQ đặc trách về nhân viên bắt chúng tôi xếp hàng trên parking để kiểm tra thẻ sĩ quan hình như ông ta nghi chúng tôi là sĩ quan giả.
Phi đòan được trang bị tòan phi cơ L19, chỉ còn lại vài chiếc Morane 500 chờ chuyển về Biên Hòa và phi đòan gồm có hai biệt đội Huế và Pleiku. Phi đòan 1 quan sát qua tay nhiều vị chỉ huy trưởng như Đại úy Nguyễn ngọc Oánh, Đại úy Trần văn Minh, Trần Phước, Nguyễn hữuTần, Vũ văn Ước, Nguyễn trọng Đệ, thời gian này phi đòan chỉ có một tai nạn gây tử thương cho Trung úy Trần văn Thọ tại Huế; Thượng sĩ T. trong một chuyến bay liên lạc hành quân từ Kontum về Đà Nẵng do thời tiết xấu đã phải hạ cánh ép buộc gần biên giới Lào, sau một tuần lễ tìm cứu chúng tôi đã mất hy vọng thì được tin anh đã về được một làng Thượng và tiểu khu đã đưa anh về Kontum, còn phi cơ thì không biết rớt ở tọa độ nào, trong những phi vụ yểm trợ cho cho toán viễn thám dọc theo biên giới Lào do Tr/úy Nông An Păng trưởng toán, Ch/úy Trịnh tùy Gia bị trọng thương trong một tai nạn kỹ thuật gần Mộ Đức phía nam Quảng Ngãi, phi cơ bị phế thải.
Cho tới cuối năm 1959 tôi xin thuyên chuyển về Phi đòan 2 Quan sát đồn trú tại Nha Trang do Đại úy Võ công Thống chỉ huy, trưởng phòng hành quân Trung úy Đổ Trang Phúc,sĩ quan kỹ thuật Trung úy Nguyễn văn Thảo, trung úy Đỗ đức Hưng sĩ quan hành chánh, phi đòan có các biệt đội tại Sóc Trang, Tân Sơn Nhất và Banmethuot, tôi được làm quen với một số bạn mới Trung úy Trần văn Cư, Hùynh Thiện Tài, Lê Cảnh Di, Nguyễn văn Sĩ (cò), Thượng sĩ Chấn, Đặng Bình Minh, Phùng Ngọc Ẩn, Hồ Bảo Định, Đặng đức Gia, Nguyễn văn Chánh, Khuê…
Trong thời gian này theo chỉ thị của BTLKQ, phi đoàn áp dụng thử phương pháp móc công điện từ mặt đất lên L19, túi công điện được buộc vào một vòng dây treo giữa hai cột tre, phi cơ L19 sẽ bay thấp với tốc độ chậm, quan sát viên được trang bị một sợi dây dài bằng nylon, một đầu có gắn một cục chì mang nhiều móc để kéo vòng dây từ mặt đất lên, tôi thực tập nhiều lần với Lê cảnh Di trên phi đạo nhưng kết quả không được khả quan nếu không nói là nguy hiểm vì rất khó xác định độ cao để sợi dây móc không đụng mặt đất khi cận tiến, và mỗi khi đụng mặt đất thường thường quả móc bị văng đi mất có thể gây thương tích cho người khác và bàn tay quan sát viên phải luôn đeo găng da cho an toàn, do vậy kế hoạch này được hủy bỏ.
Trung tâm huấn luyện hoạt động rất nhộn nhịp với các khóa 58 A, B, C tập bay trên các phi cơ L19 và T6, căn cứ Nha Trang do Thiếu tá Nguyễn Ngọc Oánh chỉ huy, Ðại úy Từ Bộ Cam phụ trách TTHLKQ, cụ Thụy phát lương, tôi được biết thêm các Trung úy Nguyễn thanh Hà, Nguyễn Xuân Lễ, Nguyễn văn Cử, Nguyễn văn Luận, Phạm Quốc Anh, Nguyễn Phúc Tửng, Ðặng Hữu Hiệp, Nguyễn văn Trương, Mạc hửu Lộc, Mạc Mạnh Cầu đang là những huấn luyện viên cốt cán của trường phi hành.
Khoảng giũa năm 1960, tôi được biệt phái về biệt đội TSN, hàng ngày chúng tôi bay lên đáp tại sân bay Túc Trung yểm trợ cho các cuộc hành quân trong chiến khu Đ và nhận chỉ thị trực tiếp từ COAT (tên viết tắt của chữ Centre d’Operations Aériennes Tactiques) sau được đổi là Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến với danh hiệu vô tuyến là Lam Sơn tiền thân của đài Paris, có lúc Ðại úy Nguyển Ngọc Loan và Ðại úy Trần văn Minh thay phiên nhau phụ trách Trung tâm này
Thỉnh thỏang tôi được tăng phái cho biệt đội Cần Thơ hoặc Sóc Trang và có cơ hội bay trên mũi Cà Mâu nơi tận cùng cực nam của quê hương yêu quý, về quân sự VC bắt đầu họat động mạnh nên nhiều chiến dịch mang tên Dân Tiến được tổ chức trên miền đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của trực thăng H-21 thuộc Lục quân Mỹ, vì nhu cầu hành quân Phi đòan 2 quan sát di chuyển về TSN và tiếp nhận thêm một số nhân viên tốt nghiệp từ Mỹ và TTHLK : các thiếu úy Nguyễn quốc Hưng, Lý ngọc An, Nguyễn ngọc Thức, Nguyễn quốc Phiên, Lê Quỳnh, Thảo nâu, Hùng, Vượng, Huệ cồ, Phạm quý Bỉnh, Hòe, Chín De Gaule, Vũ tất Văn, Đức, Vương tấn Ðạt, Hai gấu, Đoàn Hựu, Nguyễn trung Hải, Lê mộng Hoan, Lâm Chương, Lâm văn Sơn, Bùi thanh Sử, Nguyễn phúc Tửng, Võ văn Ân, ban phi đạo do Thưọng sĩ Xuân phụ trách, ban điện do Đặng trần Hưng , một bạn đồng học tại trường Puginier Hà nội,…và một số hoa tiêu Mỹ đến bay chung với chúng tôi như Đại úy Rhein, Flocken, Encinias, James, Mortimer…
Chiến trận ngày càng khốc liệt, phi đòan bắt đầu có những tổn thất về nhân mạng, chuẩn úy Đặng đức Gia tử thương vì một lọat đạn trung liên, trung úy Nguyễn văn Chánh bị thương đã cố gắng đưa phi cơ về hạ cánh ép buộc bên cạnh một đồn bạn tại Đầm Dơi gần Cà Mau. Trung úy Chánh sau thời gian điều trị một cánh tay bị liệt, một L19 khác bị T28 của KQ Cao Mên bắn hạ tại Mỏ Vẹt phi hành đòan (cố vấn Mỹ Scobel+Trực) tử thương, chuẩn úy Võ Phước Cương bị đạn phòng không bắn hư một mắt tại Đồng Tháp Mười, chuẩn úy Kha từ Chánh tử nạn khi biệt phái bay trên C123 thả hỏa châu tại Vĩnh Long.
Một mưu toan phá hoại được phát hiện kịp thời, do sự cảnh giác của anh em cơ khí viên, một gói chất nổ gài trên một L19 trong nhà chứa phi cơ đã được tháo gỡ.
Khi bên Hàng Không Việt Nam mua 2 máy bay Cessna U17, các anh Lê công Thình và Nguyễn phúc Tửng được đề cử sang lái cho Air Vietnam, số lương chênh lệch được chuyển vào quỹ xã hội của KQ. Anh Nguyễn hữu Phương biệt phái bay L28 cho bên VIAT.
Vào ngày 11 tháng 11 năm 1960 lúc tôi đang biệt phái ở Sóc Trang thì xảy ra vụ chính biến do nhảy dù, phi trường TSN hoàn toàn bị tê liệt, tôi được lệnh bay quan sát tình hình tại thủ đô, tôi nghe trên tần số đài kiểm soát Biên Hòa hỏi phi cơ nào bay trên không phận Sài Gòn và ra lệnh đáp xuống Biên Hòa.Tại đây tôi đuợc gặp TMT Huỳnh hữu Hiền, Thiếu tá Lê trung Trực, Ðại úy Nguyễn thế Anh để báo cáo tình hình, sau đó tôi được phép cất cánh trở vế Sóc Trang cho đến lúc mãn nhiệm kỳ biệt phái.
Sau biến cố này có một sự sắp xếp lại trong Phi đoàn, Tr/úy Ðỗ trang Phúc thuyên chuyển đi Phi đoàn 3 mới thành lập tại Pleiku, Tr/úy Nguyễn tấn Trào thay thế chức vụ trưởng phòng hành quân, biệt đội Sóc Trang di chuyển về Trà Nóc Cần thơ lúc đó chỉ là một sân bay nhỏ với một nhà chứa phi cơ lợp tôn do một Ðại Ðội Bảo An canh gác, tôi được bổ nhiệm trưởng biệt đội với 7 phi cơ L19 cùng với các NVPH thay phiên nhau biệt phái 2 tuần lể, biệt đội được vùng 4 chiến thuật cấp cho một biệt thự ngay trung tâm Cần Thơ sát bến Ninh Kiều và một văn phòng trong khuôn viên của BTL vùng.
Biệt đội có 3 cơ khí viên biệt phái thường xuyên: các trung sĩ Tân, Hiếu và Châu Tích. Hằng ngày L19 được biệt phái đi các tỉnh thuộc miền Hậu giang từ sáng đến chiều tối mới về Cần Thơ.
Một tin buồn, trong thời gian này Đại úy Nguyễn tấn Trào ( gia đình Ðại úy Trào có ba anh em trai đều hy sinh cho KQ) bị tử thương do đạn phòng không của địch, viên đạn ác nghiệt xuyên qua kẽ hở của áo giáp đi thẳng vào tim, Trung úy Phùng Ngọc Ẩn bị hạ cánh ép buộc trong Đồng Tháp Mười, sau đó ít lâu lại bị thương nơi cánh tay khi phi cơ trục trặc máy phải đáp xuống ruộng, hoa tiêu Lê văn Ba tử thương.
Để đánh dấu mục tiêu chính xác hơn và tránh được phần nào hỏa lực phòng không, các phi cơ L19 được gắn 4 hoặc 8 hỏa tiễn khói, một sự việc xảy ra tại Nha trang, một hỏa tiễn khói đã được vô ý phóng đi từ một L19 đang ở trên parking gây một lổ hổng lớn trên nóc hangar nên một nickname “”Monsieur De La Roquette””được tặng cho vị hoa tiêu bất cẩn này, cũng may là không có thiệt hại gì về nhân mạng. Máy vô tuyến không địa SCR 300 được thay thế bằng PRC25 và sau này bằng ARC44 tốt hơn nhiều, có lần bay ở Phan Thiết mà còn liên lạc được tốt với phi cơ đang hành quân tại Huế.
Không Quân lại có thêm những mất mát, Th/úy Nguyễn thế Long tử nạn trên F8F khi hạ cánh ép buộc trên sông Đồng Nai, Đại úy Lưu văn Đức tử nạn tại Ấp Bắc trên Khu trục cơ F8F Bearcat quá cũ kỹ( chiều hôm ấy Đen Một, call sign của Đại úy Đức, chỉ có “in” và không bao giờ “out”), sau đó những phi cơ AD 6 SkyRaider thay thế lọai này, nhưng lại xảy ra vụ hai phi công Quốc và Cử ném bom Dinh Độc Lập, phi cơ của Quốc trúng đạn phòng không phải hạ cánh trên sông Sài Gòn, Quốc bị vào tù, còn phi công Cử hạ cánh tại Pnompenh xin tỵ nạn bên Campuchia gặp lại Đại tá Nguyễn Chánh Thi; một C47 của Liên phi đòan vận tải khi thực tập xuyên mây tại Lộc Ninh đã đụng mặt đất, sau mấy ngày tìm cứu Tr/úy Cung đình Mộc, quan sát viên của phi đòan 2 quan sát đã phát hiện được xác phi cơ cháy rụi trong một khu rừng già, phi hành đoàn Mai Lâm, Phụng …
Năm 1963, Không Quân được tổ chức lại thành Không Đòan gồm nhiều phi đòan, phi đòan 2 quan sát trở thành phi đòan 112 và được nhiều Niên trưởng chỉ huy trong lúc Không Quân đang chuyển mình vươn lên như Đại úy Hùynh Bá Tính, Nguyễn Ngọc Loan, Đặng hữu Hiệp, phi đoàn được trang bị thêm phi cơ L20 Beaver với những trang bị điện tử đặc biệt thi hành những phi vụ trắc giác, đôi lúc trên bến đậu phi cơ vãng lai của phi đoàn xuất hiện loại phi cơ U17 và T28 từ Nha Trang, Ðại úy Nguyễn Xuân Lễ giữ trách vụ trưởng phòng hành quân.
Một phi đoàn T28 do Ðại úy Phạm Long Sửu chỉ huy mới được thành lập tại Nha Trang, tôi được chỉ định trách vụ Sĩ quan Liên lạc Không quân trong một cuộc thực tập hành quân phối hợp tại Đà Lạt do trường Võ Bị tổ chức với sự tham dự của Phi đoàn T28, tôi được biết Thíếu úy Lưu Huy Cảnh trong dịp này.
Trong biến cố 11/63, một T28 do Th/tá Nguyễn văn Tường cất cánh từ TSN đã chấm dứt sự chống cự của Liên Binh Phòng Vệ bằng những hỏa tiễn thật chính xác, sau đó tôi được thuyên chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang phụ trách trường Quan Sát, tôi trình diện vị chỉ huy trưởng Trung tâm là Trung tá Phạm Ngọc Sang và làm việc trực tiếp dưới quyền Thiếu tá Nguyễn văn Lượng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn huấn luyện, một số các sĩ quan khác cũng về trường quan sát như Bình, Hà, Công. Cụ Hà ngọc Thụy vẫn phát lương cho chúng tôi, tôi được chuyễn ngành hoa tiêu, Trung úy Nguyễn văn Cử thường bay kèm tôi, Trung úy Lê Cảnh Lợi đã thả tôi đơn phi và đích thân Trung Tá Phạm Ngọc Sang đã kiểm tra khả năng bay đêm của tôi.
Mùa hè năm 1965, một phi cơ B47 Canberra của KQ Mỹ trục trặc kỹ thuật đã đâm xuống đưởng Ðộc Lập sau khi phi hành đoàn đã nhảy dù an toàn, gây tử thương cho một số thường dân.
Cuối năm 1965, Thiếu tướng TLKQ chỉ định tôi nhận trách vụ phi đoàn trưởng Phi đoàn 114 trực thuộc Không đoàn 62 do Ðại tá Nguyễn huy Ánh, Tư Lệnh Không đoàn và tiếp theo là Ðại tá Vũ văn Ước.
Những vị Liên đoàn trưởng Liên đoàn Yểm Cứ, trung tá Bùi quang Khương, Liên đoàn Kỹ thuật, thiếu tá Ðoàn Minh, Liên đoàn tác chiến, Thiếu tá Nguyễn quang Ninh (Mobutu) và các phi đoàn trưởng trực thăng Thần tượng, Th/tá Thiện, khu trục Thiên lôi, Đại úy Đặng duy Lạc Clement, đều là những quen biết từ lâu nên không khí làm việc rất là thoải mái.
Nhửng nhân viên phi hành đều rất trẻ phần lớn ra trường vào đầu năm 62-63, người sĩ quan thâm niên nhất phi đoàn là Trung úy Trần Trọng Khương và Nguyễn Xuân Tám, chưa bao giờ một phi đoàn quan sát lại bị biệt phái nhiều nơi như vậy: Qui Nhơn, Tuy Hòa, Plei Ku, Kontum, Ban Mê Thuột, Bảo Lộc, Cheo Reo, Phan Thiết; việc luân phiên biệt phái cho công bằng là cả một vấn đề cũng như địa bàn hoạt động là miền toàn là rừng núi đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về không hành, và phi đoàn cũng có những mất mát đáng tiếc do thời tiết như các thiếu úy Tiên và Gái, thiếu úy Huỳnh Tước tại Dak Pek, thiếu úy Mai Trọng Tư, người hoa tiêu mang nhiều huy chương nhất phi đoàn, trên một chuyến bay liên lạc Nha Trang Pleiku cùng một số sĩ quan kỹ thuật: Trương Thoan, Thạch …, nhiều gương mặt quen thuộc gắn bó tôi với phi đoàn như: Ðinh Sinh Long, Lê Hồng Triển, Hồ Vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Nguyễn văn Lưu Jack Palance), Trương Tố (Anthony Quin), Bùi đức Chu, Ngọc, Trương hữu Cầu, Bùi đạt Vĩnh, Nguyễn ngọc Thanh, Võ Y, Ðoàn Hựu, Thành Ðược, Lưu huy Cảnh, Lâm thành Mậu, Lê ngọc Ân cọp, Ðỗ đăng Nghĩa, Phi quang Quý, La Kim Điệp, Thái thanh Giang (cụ Hồ), bên phi đạo tôi được biết các anh Trứ, Sơn, Châu, Bằng.
Khoảng 3 tháng một lần, tôi về họp các đơn vị trưởng tại BTLKQ và là dịp tốt để gặp những “khuôn mặt lớn” trong KQ. Sau buổi họp thỉnh thoảng chúng tôi được Bộ TLKQ mời ăn trưa tại Trung Tâm Dưỡng Sức Vũng Tầu, phương tiện di chuyển là C47, hoa tiêu có khi là Tư Lệnh Phó hoặc Tham mưu Trưởng, quý vị này thường ngồi bàn giấy nhiều hơn là đi bay nên khi hạ cánh ít khi “êm” như các thuộc cấp, bởi vậy chúng tôi hay cho điểm xem tay nghề còn vững không? Cũng có lúc A, A+, hay là A++, nhưng cũng có lần hình như “one approach, three landings”.
Lúc này quân đội đồng minh tham chiến gồm nhiều quốc gia và trong một hành quân hỗn hợp hộ tống xa đoàn trên đèo M’Drak có lúc trên vùng hành quân có tới 4 phi cơ L19 : của Không quân Mỹ, Lục quân Mỹ, Lục quân Ðại Hàn, Không quân Việt Nam, cứ phải tránh né nhau cũng đủ mệt rồi.
Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Nha Trang là thành phố đầu tiên bị Việt Cộng tấn công lúc trước giao thừa, phía đồng minh án binh bất động vì tôn trọng lệnh hưu chiến, phi cơ của phi đoàn không được Mỹ tiếp tế nhiên liệu tại sân bay Cam Ly, tại vòng đai TSN, Đại tá Lưu Kim Cương đã hy sinh trong vụ tấn công đợt hai.
Ðến giửa năm 68, tôi được chỉ định du học để lãnh một nhiệm vụ khác, khi mãn khóa vào giữa năm 69, tôi trở lại Trung Tâm Huấn luyện Không Quân phục vụ cho tới tháng tư 75.
Tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp, tôi rất vui thích được làm việc dưới quyền các cấp chỉ huy cũ là Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Ðại tá Trần Phước, tôi được tiếp xúc với nhiều sĩ quan đang giữ những trách vụ chỉ huy và cùng làm việc với những sĩ quan huấn luyện ưu tú của KQ như Quách đình Hảo, Hồ xuân Ðệ, Trương quang Nghi, Nguyễn Kim, Nguyễn văn Thình, Nguyễn tấn Thọ, Nguyễn văn Thiệt, Lưu đức Thanh, Vũ văn Hưng, Vũ bắc Hà, Lưu huy Cảnh, Vĩnh Quốc, Ðinh quốc Hùng, Trần Ðiền, Nguyễn hữu Dịch, Nguyễn danh Ngôn, Ðoàn Hựu, Phạm bình An, Giao, Nguyễn trắc Yên, Nguyển Phụng, Võ tòng Lộc, Trần Bảo Lộc, Nguyễn văn Dũng…
Trên đây chỉ là nét phác họa rất nhanh về những cấp chỉ huy, bạn bè mà tôi có dịp được biết hoặc gặp gỡ trong những năm tháng của tuổi hoa niên, mỗi khi nhắc tới một tên đều gợi cho tôi một hình ảnh, một khuôn mặt thân thương và một giai đoạn, một thởi điểm nào đó của quá khứ, họ là những người đã làm nên KQ, đã cống hiến cả cuộc đời để làm trọn nghĩa vụ của người trai thời lọan, bỏ qua những thủ đoạn chính trị của những người lãnh đạo, tôi thiết nghĩ chúng ta đã làm những gì phải làm trong những điều kiện khó khăn nhất để bảo vệ tự do và chính nghĩa quốc gia VNCH; một ấn tượng mà tôi không bao giờ quên được là vào sáng sớm ngày 29 tháng tư 1975, chiếc AC119 của Phi Đòan Hỏa Long 821 đang tưới những làn mưa đạn lên đầu địch quân trên vòng đai của phi trường TSN thì bị trúng SA7, cánh trái lìa khỏi thân phi cơ, các Tr/úy Nguyễn văn Thành và Trần văn Hiền đã anh dũng đền nợ nước trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến đang tàn, khả năng của phi cơ có thể đưa các anh di tản một các an tòan sang một nước bạn, nhưng tinh thần trách nhiệm đã khiến các anh phải hoàn tất nhiệm vụ dù thân mồ quên lấp chìm, chúng tôi không bao giờ quên các anh, các anh đã đi vào lịch sử hào hùng của Quân Lực VNCH, các anh đã vĩnh viễn ở lứa tuổi đôi mươi và để lại cho quân chủng KQVNCH một niềm tự hào, một sự hảnh diện cho chúng tôi, cho con cháu chúng tôi và cho muôn đời sau.
Mới đây một thành viên của khóa 58 Trần duy Kỷ, KQ Võ Trung Nhơn đã có những ưu tư khi nêu câu hỏi:” Khóa 58 đã làm được gì cho KQVN, cho Quê Hương cho Đất Nước?”. Các anh đã làm hết nhiệm vụ mà Tổ Quốc giao phó, một số các anh đã hy sinh cho Lý Tưởng, các anh đã cống hiến tất cả mùa xuân của cuộc đời, các anh chẳng có gì phải hổ thẹn, những thành tựu của khóa 58 là một điểm son trong quá trình đào tạo các cấp chỉ huy của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang.
Để kết thúc, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi trong buổi lễ khánh thành tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ vừa qua tại Cali:”Người ta có thể chết hai lần, lần thứ nhất khi lìa đời, và lần thứ hai nếu vì thời gian trôi qua không còn được người đời nhắc tới nữa.”
Đằng Vân
Virginia 9/03
Thuở ấy sao mà quên được
Ðến một lúc nào đó trong cuộc đời tự nhiên mình cảm thấy thời gian sao đi mau thế, nhất là từ khi đặt chân lên đất Mỹ, quay cuồng với nếp sống mới và sau khi đã ổn định, hội nhập vào xã hội, thời gian thì vẫn vậy thôi đâu có ngắn đi một giây phút nào đâu, thì ra mình làm cái gì cũng chậm đi như một cái máy đã cũ không còn công xuất như trước nữa, rồi việc đi đứng đôi lúc “loạng quạng” tay chân vụng về, mọi phản ứng không chính xác, trí óc trong giây lát bị “treo”, không biết mình đang định làm gì, phải một vài giây mới định thần được, mỗi một tên người thường đi đôi với khuôn mặt quen thuộc, vậy mà nhớ được khuôn mặt nhưng tên thì phải cố gắng lắm mới nhớ ra, có khi phải hỏi thẳng đương sự làm cho mình cảm thấy có lỗi đối với những anh em đồng đội, với những người thân quen, đấy là chưa nói đến trường hợp mình quên hẳn .
Anh Đặng văn Âu đã gọi những người này bằng danh từ rất gợi cảm “những áng mây bạc cuối chân trời”, có lúc anh gọi là những sinh vật quý hiếm, theo tôi phải dùng danh từ endangered species hay là những “sinh vật lâm nguy” mới đúng, tuy nghe hơi bi thảm nhưng sự thật là như vậy
Những năm gần đây, một số bạn hữu lặng lẽ ra đi về miền vĩnh hằng và tôi đã chứng kiến những đám tang cũng như nghe những bài điếu văn đầy cảm xúc, gợi cho người nghe những tiếc thương vô vàn về những ân tình, về những công đức mà người quá cố đã để lại cho người đời mà khi còn sống ít thấy ai nói tới, giá mà đương sự nghe được chắc chắn sẽ tự hào, sẽ mãn nguyện vì mình đã để lại một chút gì để nhớ để thương, để tiếc, và tôi nghĩ tại sao lúc còn sinh tiền không nói lên cho người quá cố hay biết mà lại để đến lúc đương sự không còn cảm nhận được gì nữa mới nói để cho những người khác nghe.
Tôi chợt nhớ đến mấy vần thơ của Ngô Tịnh Yên:
Nếu có yêu tôi thì hãy yêu tôi bây giờ
Ðừng đợi ngày mai đến lúc tôi qua đời
Ðừng đợi ngày mai đến khi tôi thành mây khói
Cát bụi làm sao biết mỉm cười.
Tôi nghĩ đến những nhân vật quen thuộc, những chiến hữu, những bạn đồng đội, những cấp chỉ huy kính mến, có người đã hy sinh, đã ra đi theo quy luật của Tạo Hóa, những người đã để lại những ấn tượng trong tôi nên tôi thử cố gắng nhớ lại tên tuổi theo thứ tự thời gian mà riêng tôi được biết từ lúc gia nhập quân đội, người Không quân đầu tiên tôi gặp là cụ Bá Thọ đã ra đón chúng tôi khi chân ướt chân ráo mới tới phi trường Nha Trang, thuở ấy KQ chúng ta thật là nhỏ bé và khiêm tốn, toàn bộ Trung Tâm Luyện nằm gọn trong khu U, sát ngay con đường chạy dọc theo bờ biển từ Nha Trang đi Cầu Đá, chỉ ra khỏi cổng trại bước qua đường là tới bãi tắm với những đợt sóng ầm ầm vang rội nhất là khi màn đêm buông xuống, sau này do xây cất bừa bãi nên tiếng sóng vang không còn nữa.
Đại úy Nhiêu và Đại úy Sai là hai sĩ quan Việt Nam cấp cao nhất phụ tá cho Th/tá Carret chỉ huy trưởng TTHLKQ còn gọi là CIAVN (Centre d’Instruction Aérienne Vietnamienne).
Cư xá gia đình sĩ quan là những khách sạn dân sự bị trưng dụng ngoài thành phố như Hotel Select và Sami, hoặc một vài biệt thự cho các sĩ quan Pháp trên đường Yersin, câu lạc bộ sĩ quan nằm tít trong cùng khu U, gồm một phòng ăn và một phòng nghỉ có một tủ sách nhỏ và một máy quay đĩa 33 tua với những bản nhạc Pháp được thịnh hành sau thế chiến 2, chắc chắn là các sĩ quan khóa sinh không ai quên được chị Quýt, một phụ nữ với tài nấu nướng rất khéo léo biến chế cho chúng tôi đủ các món ăn Tây, Tàu Việt hợp với khẩu vị của mọi người, chúng tôi quý mến chị như người chị cả trong gia đình, theo tôi nghĩ chị Quýt phải được nói tới như người quản lý CLB đầu tiên của KQVNCH. (Sau này tôi được biết chị là bà con với anh Nguyễn trọng Đệ, vào thập niên 60, khi biệt phái sang bay cho HKVN, phi cơ anh bị trúng hỏa tiễn tầm nhiệt trên vùng trời Mộc Hóa)
Trên tường của trường phi hành có treo hình của anh Nguyễn tâm Đăng, khóa sinh hoa tiêu đầu tiên đã tử nạn trong một phi vụ huấn luyện lúc đơn phi, ngoài những huấn luyện viên người Pháp như Tr/úy Desbordes, Th/sĩ Valìère, Th/sĩ Tocquene, chúng tôi còn bay với các Th/Úy Mai văn Hạnh, Dương thiệu Hùng, Nguyễn văn Khánh, Võ Phước trên lọai máy bay cũ kỹ Morane Saulnier 500 với bộ chân đáp lòng thòng trông chẳng thấy duyên dáng chút nào, Trung-úy Trần văn Minh phụ trách môn quan sát. Một buổi chiều trên bến đậu phi cơ, Thượng sĩ Valière chỉ vào ba chiếc máy bay Morane đang bay hợp đoàn và có vẻ thích thú và hãnh diện nói với tôi:” Les pilotes vietnamiens se defendent bien.” Tôi thấy các huấn luyện viên người Pháp đều tận tâm trong việc huấn luyện, như có lần tôi thấy Tr/úy Fatio đi tới đi lui lảm nhảm một mình ôn lại một bài giảng về khí động học.
Đến tháng tư 1954, tôi mãn khóa và xin chọn 1er GAO tuy đang đồn trú tại TSN, nhưng có một biệt đội tại phi trường Bạch Mai ngòai Hà Nội, tôi mong muốn được ra Hà Nội để được gần gia đình, đơn vị trưởng là Đại úy Nguyễn Ngọc Oánh, sĩ quan cố vấn Đại úy Cotet và Đại úy Théolière, chỉ huy phó Tr/úyTừ Bộ Cam, trưởng phòng hành quân Trung úy Nguyễn thế Anh, sĩ quan kỹ thuật Trung úy Nguyễn khắc Bửu và các nhân viên phi hành khác như Phạm Long Sửu, Đỗ khắc Mai, Trần Bá Quy, Phùng văn Chiêu, Đinh Thạch On, Trần Phước, Nguyễn Hữu Hậu, Trần Đình Hòe, Nguyễn Đình Giao, Nguyễn thanh Tòng…, nhưng khi được xác định hành quân thì Hiệp Định Genève đã ký nên giấc mơ trở về Bắc của tôi tan thành mây khói.
Khoảng tháng 5 năm 1954, phi đoàn di chuyển ra Đà Nẵng, nhân viên và vật liệu đi bằng đường biển trên tàu Saint Michel, còn phi cơ bay ra Đà Nẵng qua Căm Bốt, Lào mất hai ngày đêm mới tới Đà Nẵng an toàn, vì thời điểm này từ Tuy Hòa tới Quảng Ngãi còn thuộc sự kiểm soát của VC, riêng Ch/úy Tòng một tuần sau đã bay thẳng một mạch từ Nha Trang tới Đà Nẵng, tại đây lần đầu tiên tôi được thấy lọai máy bay L19 của Lục Quân Pháp do Mỹ viện trợ trong khuôn khổ quân đội Liên Hiệp Quốc mới ở Triều Tiên rút về, so với chiếc Morane 500 thật là một trời một vực, thân hình thon gọn, tòan thân bằng kim khí láng bóng và có các phi cụ tối tân như chân trời giả, vô tuyến la bàn, ngừơi ngồi sau cũng có cần lái và bàn đạp.
Sau đó vài tháng, phi đòan lại di chuyển ra Thành Nội Huế, sinh họat trong phi đòan rất là thân thương như trong một gia đình mà Đại úy Oánh là người anh cả, có lúc ông nhường xe Jeep cho anh em sử dụng trong khi ông đi xe Mobilette của bưu tín viên, hồi ấy gọi là “vaguemestre” để đi làm, nhiệm vụ chính của phi đòan là yểm trợ những cuộc rút quân của ta ở phía Bắc Đồng Hới từ sông Gianh về đến Bến Hải và tiếp thu những vùng do VC chiếm đóng dưới vĩ tuyến 17 theo đúng tinh thần của Hiệp Định Genève.
Một số hoa tiêu mới tốt nghiệp trình diện tại Phi đòan, trong số này có thượng sĩ Lê Quỳnh, Nguyễn Ngọc Biện, Công xuân Phương… những ngày tháng cuối năm 1954 đối với tôi thật là bận rộn vì làm thủ tục xuất ngọai du học tại Bắc Phi, các chuyến bay công tác về Sài gòn khám sức khỏe đều được sử dụng máy bay của các hãng hàng không dân sự như AirFrance, COSARA.
Khi tới Marseille vào mùa Giáng Sinh 1954, tôi được gặp lại các Trung úy Phạm Long Sửu, Nguyễn văn Ngọc chuẩn bị theo học trường Sĩ quan Không Quân Pháp tại Salon de Provence
Trong suốt năm 1955 cho tới đầu năm 1956, tôi không chú tâm theo dõi những biến chuyển quan trọng nơi quê nhà vì còn ham chơi nơi đất lạ quê người, trường Vô tuyến phi hành của KQ Pháp đồn trú trong căn cứ KQ mang tên BET 724, có một đường bay bằng đất, tại đây cũng có một đơn vị không quân của Lục quân Pháp cũng giữ những vai trò như những Phi đoàn quan sát của ta, đơn vị này có tên gọi là ALAT(Aviation Légère de l’Armée de Terre), họ sử dụng loại máy bay Piper Cub và Morane Saulnier kiểu mới, còn chúng tôi thực tập trên loại phi cơ vận tải ba động cơ Junker (JU 52) còn có tên là Toucan, thỉnh thoảng tôi có thấy phi cơ phản lực huấn luyện T-33 bay xẹt qua, những phi cơ này thuộc trường phi hành đồn trú tại Meknès, nơi có những phi công phản lực đầu tiên của KQVNCH đang theo học như các anh Nguyễn ngọc Loan, Nguyễn quang Tri… chỉ có một lần được ông tùy viên quân sự là Thiếu Tá Quách Xến từ Paris đến thăm xã giao chúng tôi mà thôi, cũng tại đây tôi gặp Trung úy Võ xuân Anh, Trung úy Nguyễn nhân Hậu , Nguyễn văn Đẹp và nhận được thư thăm hỏi của Đại úy Nguyễn Ngọc Oánh đang thụ huấn khóa Huấn Luyện Viên Hoa Tiêu tại Marrakech, mùa hè năm 1955 tôi ghé qua phi trường Marrakech trong một chuyến bay không hành tôi gặp một số bạn cũ: Trung úy Trần Đình Hòe và Trung úy Đinh thạch On đang học bay trên T6.
Đến đầu năm 1956 tôi hồi hương và bỡ ngỡ trước những đổi thay tại quê nhà, các phù hiệu trong quân đội đội đều thay đổi vả Bộ Tư Lệnh Không Quân đã tách riêng nằm trong một biệt thự tại đường Testard, thay vì nằm chung với Bộ Tổng Tham Mưu như trước… Sau khi nghỉ phép, tôi trở lại Phi Đòan 1 Quan Sát đồn trú tại Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Đại úy Trần Phước và Đại- úy Nguyễn Hữu Tần, trưởng phòng hành quân Trung úy Nguyễn Quang Tọai , sĩ quan kỹ thuật Trung úy Hồ Hữu Hiền, Trương Trọng Công, Lưu văn Thăng, Minh Bob Hope, Bùi quang Ðài, Lê tấn Trị, bác sĩ Ðỗ Nhự coi bệnh xá, về Truyền tin có Trương Diêu, hành chánh có Nguyễn Khoa Dánh, căn cứ không quân do Thiếu Tá Võ Dinh chỉ huy.
Phi đòan có nhiều gương mặt mới như các Trung úy Phan quang Phúc, Dư Quốc Lương, Đặng văn Tiếp, Nguyễn Hữu Dịch, Quách Đình Hảo, Lê Mậu Hoạt, Hòang Quốc Sinh, Nguyễn văn Trương, Nguyễn văn Trung, Nguyễn văn Tấn, Trịnh Tùy Gia, Trần Ngọc Lân, Trang văn Ngọ, và một số các hoa tiêu mang cấp bậc thượng sĩ mới tốt nghiệp từ Maroc và Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang về như Phan Thế Long (rùa), Đặng Trần Dưỡng, Đặng văn Phước, Nguyễn văn Trang, Phúc Philip, Trần văn Lân, Nguyễn Minh Vui, Trương văn Vinh, Đòan Tước, Nguyễn kim Bông, Công Xuân Phương, Bạch Thái Minh và sau này một số hoa tiêu tốt nghiệp từ Hoa kỳ về như Thái Bá Đệ, Phụng, Trần Ngọc Lân…, tôi được biết thêm các bạn bên kỹ thuật như ban Vô tuyến: anh Độ, anh Cừ, anh Đắc, anh Chất bên quân xa, anh Lô bên phi đạo…, đôi lúc có những sĩ quan từ BTLKQ ra bay cùng chúng tôi như Trung úy Lê Trung Trực, Đại úy Vũ văn Ước… Có một lần làm chúng tôi bực bội và bất mãn là một sĩ quan từ BTLKQ đặc trách về nhân viên bắt chúng tôi xếp hàng trên parking để kiểm tra thẻ sĩ quan hình như ông ta nghi chúng tôi là sĩ quan giả.
Phi đòan được trang bị tòan phi cơ L19, chỉ còn lại vài chiếc Morane 500 chờ chuyển về Biên Hòa và phi đòan gồm có hai biệt đội Huế và Pleiku. Phi đòan 1 quan sát qua tay nhiều vị chỉ huy trưởng như Đại úy Nguyễn ngọc Oánh, Đại úy Trần văn Minh, Trần Phước, Nguyễn hữuTần, Vũ văn Ước, Nguyễn trọng Đệ, thời gian này phi đòan chỉ có một tai nạn gây tử thương cho Trung úy Trần văn Thọ tại Huế; Thượng sĩ T. trong một chuyến bay liên lạc hành quân từ Kontum về Đà Nẵng do thời tiết xấu đã phải hạ cánh ép buộc gần biên giới Lào, sau một tuần lễ tìm cứu chúng tôi đã mất hy vọng thì được tin anh đã về được một làng Thượng và tiểu khu đã đưa anh về Kontum, còn phi cơ thì không biết rớt ở tọa độ nào, trong những phi vụ yểm trợ cho cho toán viễn thám dọc theo biên giới Lào do Tr/úy Nông An Păng trưởng toán, Ch/úy Trịnh tùy Gia bị trọng thương trong một tai nạn kỹ thuật gần Mộ Đức phía nam Quảng Ngãi, phi cơ bị phế thải.
Cho tới cuối năm 1959 tôi xin thuyên chuyển về Phi đòan 2 Quan sát đồn trú tại Nha Trang do Đại úy Võ công Thống chỉ huy, trưởng phòng hành quân Trung úy Đổ Trang Phúc,sĩ quan kỹ thuật Trung úy Nguyễn văn Thảo, trung úy Đỗ đức Hưng sĩ quan hành chánh, phi đòan có các biệt đội tại Sóc Trang, Tân Sơn Nhất và Banmethuot, tôi được làm quen với một số bạn mới Trung úy Trần văn Cư, Hùynh Thiện Tài, Lê Cảnh Di, Nguyễn văn Sĩ (cò), Thượng sĩ Chấn, Đặng Bình Minh, Phùng Ngọc Ẩn, Hồ Bảo Định, Đặng đức Gia, Nguyễn văn Chánh, Khuê…
Trong thời gian này theo chỉ thị của BTLKQ, phi đoàn áp dụng thử phương pháp móc công điện từ mặt đất lên L19, túi công điện được buộc vào một vòng dây treo giữa hai cột tre, phi cơ L19 sẽ bay thấp với tốc độ chậm, quan sát viên được trang bị một sợi dây dài bằng nylon, một đầu có gắn một cục chì mang nhiều móc để kéo vòng dây từ mặt đất lên, tôi thực tập nhiều lần với Lê cảnh Di trên phi đạo nhưng kết quả không được khả quan nếu không nói là nguy hiểm vì rất khó xác định độ cao để sợi dây móc không đụng mặt đất khi cận tiến, và mỗi khi đụng mặt đất thường thường quả móc bị văng đi mất có thể gây thương tích cho người khác và bàn tay quan sát viên phải luôn đeo găng da cho an toàn, do vậy kế hoạch này được hủy bỏ.
Trung tâm huấn luyện hoạt động rất nhộn nhịp với các khóa 58 A, B, C tập bay trên các phi cơ L19 và T6, căn cứ Nha Trang do Thiếu tá Nguyễn Ngọc Oánh chỉ huy, Ðại úy Từ Bộ Cam phụ trách TTHLKQ, cụ Thụy phát lương, tôi được biết thêm các Trung úy Nguyễn thanh Hà, Nguyễn Xuân Lễ, Nguyễn văn Cử, Nguyễn văn Luận, Phạm Quốc Anh, Nguyễn Phúc Tửng, Ðặng Hữu Hiệp, Nguyễn văn Trương, Mạc hửu Lộc, Mạc Mạnh Cầu đang là những huấn luyện viên cốt cán của trường phi hành.
Khoảng giũa năm 1960, tôi được biệt phái về biệt đội TSN, hàng ngày chúng tôi bay lên đáp tại sân bay Túc Trung yểm trợ cho các cuộc hành quân trong chiến khu Đ và nhận chỉ thị trực tiếp từ COAT (tên viết tắt của chữ Centre d’Operations Aériennes Tactiques) sau được đổi là Trung Tâm Kiểm Soát Không Chiến với danh hiệu vô tuyến là Lam Sơn tiền thân của đài Paris, có lúc Ðại úy Nguyển Ngọc Loan và Ðại úy Trần văn Minh thay phiên nhau phụ trách Trung tâm này
Thỉnh thỏang tôi được tăng phái cho biệt đội Cần Thơ hoặc Sóc Trang và có cơ hội bay trên mũi Cà Mâu nơi tận cùng cực nam của quê hương yêu quý, về quân sự VC bắt đầu họat động mạnh nên nhiều chiến dịch mang tên Dân Tiến được tổ chức trên miền đồng bằng sông Cửu Long với sự tham gia của trực thăng H-21 thuộc Lục quân Mỹ, vì nhu cầu hành quân Phi đòan 2 quan sát di chuyển về TSN và tiếp nhận thêm một số nhân viên tốt nghiệp từ Mỹ và TTHLK : các thiếu úy Nguyễn quốc Hưng, Lý ngọc An, Nguyễn ngọc Thức, Nguyễn quốc Phiên, Lê Quỳnh, Thảo nâu, Hùng, Vượng, Huệ cồ, Phạm quý Bỉnh, Hòe, Chín De Gaule, Vũ tất Văn, Đức, Vương tấn Ðạt, Hai gấu, Đoàn Hựu, Nguyễn trung Hải, Lê mộng Hoan, Lâm Chương, Lâm văn Sơn, Bùi thanh Sử, Nguyễn phúc Tửng, Võ văn Ân, ban phi đạo do Thưọng sĩ Xuân phụ trách, ban điện do Đặng trần Hưng , một bạn đồng học tại trường Puginier Hà nội,…và một số hoa tiêu Mỹ đến bay chung với chúng tôi như Đại úy Rhein, Flocken, Encinias, James, Mortimer…
Chiến trận ngày càng khốc liệt, phi đòan bắt đầu có những tổn thất về nhân mạng, chuẩn úy Đặng đức Gia tử thương vì một lọat đạn trung liên, trung úy Nguyễn văn Chánh bị thương đã cố gắng đưa phi cơ về hạ cánh ép buộc bên cạnh một đồn bạn tại Đầm Dơi gần Cà Mau. Trung úy Chánh sau thời gian điều trị một cánh tay bị liệt, một L19 khác bị T28 của KQ Cao Mên bắn hạ tại Mỏ Vẹt phi hành đòan (cố vấn Mỹ Scobel+Trực) tử thương, chuẩn úy Võ Phước Cương bị đạn phòng không bắn hư một mắt tại Đồng Tháp Mười, chuẩn úy Kha từ Chánh tử nạn khi biệt phái bay trên C123 thả hỏa châu tại Vĩnh Long.
Một mưu toan phá hoại được phát hiện kịp thời, do sự cảnh giác của anh em cơ khí viên, một gói chất nổ gài trên một L19 trong nhà chứa phi cơ đã được tháo gỡ.
Khi bên Hàng Không Việt Nam mua 2 máy bay Cessna U17, các anh Lê công Thình và Nguyễn phúc Tửng được đề cử sang lái cho Air Vietnam, số lương chênh lệch được chuyển vào quỹ xã hội của KQ. Anh Nguyễn hữu Phương biệt phái bay L28 cho bên VIAT.
Vào ngày 11 tháng 11 năm 1960 lúc tôi đang biệt phái ở Sóc Trang thì xảy ra vụ chính biến do nhảy dù, phi trường TSN hoàn toàn bị tê liệt, tôi được lệnh bay quan sát tình hình tại thủ đô, tôi nghe trên tần số đài kiểm soát Biên Hòa hỏi phi cơ nào bay trên không phận Sài Gòn và ra lệnh đáp xuống Biên Hòa.Tại đây tôi đuợc gặp TMT Huỳnh hữu Hiền, Thiếu tá Lê trung Trực, Ðại úy Nguyễn thế Anh để báo cáo tình hình, sau đó tôi được phép cất cánh trở vế Sóc Trang cho đến lúc mãn nhiệm kỳ biệt phái.
Sau biến cố này có một sự sắp xếp lại trong Phi đoàn, Tr/úy Ðỗ trang Phúc thuyên chuyển đi Phi đoàn 3 mới thành lập tại Pleiku, Tr/úy Nguyễn tấn Trào thay thế chức vụ trưởng phòng hành quân, biệt đội Sóc Trang di chuyển về Trà Nóc Cần thơ lúc đó chỉ là một sân bay nhỏ với một nhà chứa phi cơ lợp tôn do một Ðại Ðội Bảo An canh gác, tôi được bổ nhiệm trưởng biệt đội với 7 phi cơ L19 cùng với các NVPH thay phiên nhau biệt phái 2 tuần lể, biệt đội được vùng 4 chiến thuật cấp cho một biệt thự ngay trung tâm Cần Thơ sát bến Ninh Kiều và một văn phòng trong khuôn viên của BTL vùng.
Biệt đội có 3 cơ khí viên biệt phái thường xuyên: các trung sĩ Tân, Hiếu và Châu Tích. Hằng ngày L19 được biệt phái đi các tỉnh thuộc miền Hậu giang từ sáng đến chiều tối mới về Cần Thơ.
Một tin buồn, trong thời gian này Đại úy Nguyễn tấn Trào ( gia đình Ðại úy Trào có ba anh em trai đều hy sinh cho KQ) bị tử thương do đạn phòng không của địch, viên đạn ác nghiệt xuyên qua kẽ hở của áo giáp đi thẳng vào tim, Trung úy Phùng Ngọc Ẩn bị hạ cánh ép buộc trong Đồng Tháp Mười, sau đó ít lâu lại bị thương nơi cánh tay khi phi cơ trục trặc máy phải đáp xuống ruộng, hoa tiêu Lê văn Ba tử thương.
Để đánh dấu mục tiêu chính xác hơn và tránh được phần nào hỏa lực phòng không, các phi cơ L19 được gắn 4 hoặc 8 hỏa tiễn khói, một sự việc xảy ra tại Nha trang, một hỏa tiễn khói đã được vô ý phóng đi từ một L19 đang ở trên parking gây một lổ hổng lớn trên nóc hangar nên một nickname “”Monsieur De La Roquette””được tặng cho vị hoa tiêu bất cẩn này, cũng may là không có thiệt hại gì về nhân mạng. Máy vô tuyến không địa SCR 300 được thay thế bằng PRC25 và sau này bằng ARC44 tốt hơn nhiều, có lần bay ở Phan Thiết mà còn liên lạc được tốt với phi cơ đang hành quân tại Huế.
Không Quân lại có thêm những mất mát, Th/úy Nguyễn thế Long tử nạn trên F8F khi hạ cánh ép buộc trên sông Đồng Nai, Đại úy Lưu văn Đức tử nạn tại Ấp Bắc trên Khu trục cơ F8F Bearcat quá cũ kỹ( chiều hôm ấy Đen Một, call sign của Đại úy Đức, chỉ có “in” và không bao giờ “out”), sau đó những phi cơ AD 6 SkyRaider thay thế lọai này, nhưng lại xảy ra vụ hai phi công Quốc và Cử ném bom Dinh Độc Lập, phi cơ của Quốc trúng đạn phòng không phải hạ cánh trên sông Sài Gòn, Quốc bị vào tù, còn phi công Cử hạ cánh tại Pnompenh xin tỵ nạn bên Campuchia gặp lại Đại tá Nguyễn Chánh Thi; một C47 của Liên phi đòan vận tải khi thực tập xuyên mây tại Lộc Ninh đã đụng mặt đất, sau mấy ngày tìm cứu Tr/úy Cung đình Mộc, quan sát viên của phi đòan 2 quan sát đã phát hiện được xác phi cơ cháy rụi trong một khu rừng già, phi hành đoàn Mai Lâm, Phụng …
Năm 1963, Không Quân được tổ chức lại thành Không Đòan gồm nhiều phi đòan, phi đòan 2 quan sát trở thành phi đòan 112 và được nhiều Niên trưởng chỉ huy trong lúc Không Quân đang chuyển mình vươn lên như Đại úy Hùynh Bá Tính, Nguyễn Ngọc Loan, Đặng hữu Hiệp, phi đoàn được trang bị thêm phi cơ L20 Beaver với những trang bị điện tử đặc biệt thi hành những phi vụ trắc giác, đôi lúc trên bến đậu phi cơ vãng lai của phi đoàn xuất hiện loại phi cơ U17 và T28 từ Nha Trang, Ðại úy Nguyễn Xuân Lễ giữ trách vụ trưởng phòng hành quân.
Một phi đoàn T28 do Ðại úy Phạm Long Sửu chỉ huy mới được thành lập tại Nha Trang, tôi được chỉ định trách vụ Sĩ quan Liên lạc Không quân trong một cuộc thực tập hành quân phối hợp tại Đà Lạt do trường Võ Bị tổ chức với sự tham dự của Phi đoàn T28, tôi được biết Thíếu úy Lưu Huy Cảnh trong dịp này.
Trong biến cố 11/63, một T28 do Th/tá Nguyễn văn Tường cất cánh từ TSN đã chấm dứt sự chống cự của Liên Binh Phòng Vệ bằng những hỏa tiễn thật chính xác, sau đó tôi được thuyên chuyển ra Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang phụ trách trường Quan Sát, tôi trình diện vị chỉ huy trưởng Trung tâm là Trung tá Phạm Ngọc Sang và làm việc trực tiếp dưới quyền Thiếu tá Nguyễn văn Lượng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn huấn luyện, một số các sĩ quan khác cũng về trường quan sát như Bình, Hà, Công. Cụ Hà ngọc Thụy vẫn phát lương cho chúng tôi, tôi được chuyễn ngành hoa tiêu, Trung úy Nguyễn văn Cử thường bay kèm tôi, Trung úy Lê Cảnh Lợi đã thả tôi đơn phi và đích thân Trung Tá Phạm Ngọc Sang đã kiểm tra khả năng bay đêm của tôi.
Mùa hè năm 1965, một phi cơ B47 Canberra của KQ Mỹ trục trặc kỹ thuật đã đâm xuống đưởng Ðộc Lập sau khi phi hành đoàn đã nhảy dù an toàn, gây tử thương cho một số thường dân.
Cuối năm 1965, Thiếu tướng TLKQ chỉ định tôi nhận trách vụ phi đoàn trưởng Phi đoàn 114 trực thuộc Không đoàn 62 do Ðại tá Nguyễn huy Ánh, Tư Lệnh Không đoàn và tiếp theo là Ðại tá Vũ văn Ước.
Những vị Liên đoàn trưởng Liên đoàn Yểm Cứ, trung tá Bùi quang Khương, Liên đoàn Kỹ thuật, thiếu tá Ðoàn Minh, Liên đoàn tác chiến, Thiếu tá Nguyễn quang Ninh (Mobutu) và các phi đoàn trưởng trực thăng Thần tượng, Th/tá Thiện, khu trục Thiên lôi, Đại úy Đặng duy Lạc Clement, đều là những quen biết từ lâu nên không khí làm việc rất là thoải mái.
Nhửng nhân viên phi hành đều rất trẻ phần lớn ra trường vào đầu năm 62-63, người sĩ quan thâm niên nhất phi đoàn là Trung úy Trần Trọng Khương và Nguyễn Xuân Tám, chưa bao giờ một phi đoàn quan sát lại bị biệt phái nhiều nơi như vậy: Qui Nhơn, Tuy Hòa, Plei Ku, Kontum, Ban Mê Thuột, Bảo Lộc, Cheo Reo, Phan Thiết; việc luân phiên biệt phái cho công bằng là cả một vấn đề cũng như địa bàn hoạt động là miền toàn là rừng núi đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về không hành, và phi đoàn cũng có những mất mát đáng tiếc do thời tiết như các thiếu úy Tiên và Gái, thiếu úy Huỳnh Tước tại Dak Pek, thiếu úy Mai Trọng Tư, người hoa tiêu mang nhiều huy chương nhất phi đoàn, trên một chuyến bay liên lạc Nha Trang Pleiku cùng một số sĩ quan kỹ thuật: Trương Thoan, Thạch …, nhiều gương mặt quen thuộc gắn bó tôi với phi đoàn như: Ðinh Sinh Long, Lê Hồng Triển, Hồ Vĩnh Thủy, Nguyễn đình Đại, Nguyễn văn Lưu Jack Palance), Trương Tố (Anthony Quin), Bùi đức Chu, Ngọc, Trương hữu Cầu, Bùi đạt Vĩnh, Nguyễn ngọc Thanh, Võ Y, Ðoàn Hựu, Thành Ðược, Lưu huy Cảnh, Lâm thành Mậu, Lê ngọc Ân cọp, Ðỗ đăng Nghĩa, Phi quang Quý, La Kim Điệp, Thái thanh Giang (cụ Hồ), bên phi đạo tôi được biết các anh Trứ, Sơn, Châu, Bằng.
Khoảng 3 tháng một lần, tôi về họp các đơn vị trưởng tại BTLKQ và là dịp tốt để gặp những “khuôn mặt lớn” trong KQ. Sau buổi họp thỉnh thoảng chúng tôi được Bộ TLKQ mời ăn trưa tại Trung Tâm Dưỡng Sức Vũng Tầu, phương tiện di chuyển là C47, hoa tiêu có khi là Tư Lệnh Phó hoặc Tham mưu Trưởng, quý vị này thường ngồi bàn giấy nhiều hơn là đi bay nên khi hạ cánh ít khi “êm” như các thuộc cấp, bởi vậy chúng tôi hay cho điểm xem tay nghề còn vững không? Cũng có lúc A, A+, hay là A++, nhưng cũng có lần hình như “one approach, three landings”.
Lúc này quân đội đồng minh tham chiến gồm nhiều quốc gia và trong một hành quân hỗn hợp hộ tống xa đoàn trên đèo M’Drak có lúc trên vùng hành quân có tới 4 phi cơ L19 : của Không quân Mỹ, Lục quân Mỹ, Lục quân Ðại Hàn, Không quân Việt Nam, cứ phải tránh né nhau cũng đủ mệt rồi.
Vào dịp Tết Mậu Thân 1968, Nha Trang là thành phố đầu tiên bị Việt Cộng tấn công lúc trước giao thừa, phía đồng minh án binh bất động vì tôn trọng lệnh hưu chiến, phi cơ của phi đoàn không được Mỹ tiếp tế nhiên liệu tại sân bay Cam Ly, tại vòng đai TSN, Đại tá Lưu Kim Cương đã hy sinh trong vụ tấn công đợt hai.
Ðến giửa năm 68, tôi được chỉ định du học để lãnh một nhiệm vụ khác, khi mãn khóa vào giữa năm 69, tôi trở lại Trung Tâm Huấn luyện Không Quân phục vụ cho tới tháng tư 75.
Tại trường Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp, tôi rất vui thích được làm việc dưới quyền các cấp chỉ huy cũ là Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Oánh và Ðại tá Trần Phước, tôi được tiếp xúc với nhiều sĩ quan đang giữ những trách vụ chỉ huy và cùng làm việc với những sĩ quan huấn luyện ưu tú của KQ như Quách đình Hảo, Hồ xuân Ðệ, Trương quang Nghi, Nguyễn Kim, Nguyễn văn Thình, Nguyễn tấn Thọ, Nguyễn văn Thiệt, Lưu đức Thanh, Vũ văn Hưng, Vũ bắc Hà, Lưu huy Cảnh, Vĩnh Quốc, Ðinh quốc Hùng, Trần Ðiền, Nguyễn hữu Dịch, Nguyễn danh Ngôn, Ðoàn Hựu, Phạm bình An, Giao, Nguyễn trắc Yên, Nguyển Phụng, Võ tòng Lộc, Trần Bảo Lộc, Nguyễn văn Dũng…
Trên đây chỉ là nét phác họa rất nhanh về những cấp chỉ huy, bạn bè mà tôi có dịp được biết hoặc gặp gỡ trong những năm tháng của tuổi hoa niên, mỗi khi nhắc tới một tên đều gợi cho tôi một hình ảnh, một khuôn mặt thân thương và một giai đoạn, một thởi điểm nào đó của quá khứ, họ là những người đã làm nên KQ, đã cống hiến cả cuộc đời để làm trọn nghĩa vụ của người trai thời lọan, bỏ qua những thủ đoạn chính trị của những người lãnh đạo, tôi thiết nghĩ chúng ta đã làm những gì phải làm trong những điều kiện khó khăn nhất để bảo vệ tự do và chính nghĩa quốc gia VNCH; một ấn tượng mà tôi không bao giờ quên được là vào sáng sớm ngày 29 tháng tư 1975, chiếc AC119 của Phi Đòan Hỏa Long 821 đang tưới những làn mưa đạn lên đầu địch quân trên vòng đai của phi trường TSN thì bị trúng SA7, cánh trái lìa khỏi thân phi cơ, các Tr/úy Nguyễn văn Thành và Trần văn Hiền đã anh dũng đền nợ nước trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến đang tàn, khả năng của phi cơ có thể đưa các anh di tản một các an tòan sang một nước bạn, nhưng tinh thần trách nhiệm đã khiến các anh phải hoàn tất nhiệm vụ dù thân mồ quên lấp chìm, chúng tôi không bao giờ quên các anh, các anh đã đi vào lịch sử hào hùng của Quân Lực VNCH, các anh đã vĩnh viễn ở lứa tuổi đôi mươi và để lại cho quân chủng KQVNCH một niềm tự hào, một sự hảnh diện cho chúng tôi, cho con cháu chúng tôi và cho muôn đời sau.
Mới đây một thành viên của khóa 58 Trần duy Kỷ, KQ Võ Trung Nhơn đã có những ưu tư khi nêu câu hỏi:” Khóa 58 đã làm được gì cho KQVN, cho Quê Hương cho Đất Nước?”. Các anh đã làm hết nhiệm vụ mà Tổ Quốc giao phó, một số các anh đã hy sinh cho Lý Tưởng, các anh đã cống hiến tất cả mùa xuân của cuộc đời, các anh chẳng có gì phải hổ thẹn, những thành tựu của khóa 58 là một điểm son trong quá trình đào tạo các cấp chỉ huy của Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang.
Để kết thúc, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi trong buổi lễ khánh thành tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ vừa qua tại Cali:”Người ta có thể chết hai lần, lần thứ nhất khi lìa đời, và lần thứ hai nếu vì thời gian trôi qua không còn được người đời nhắc tới nữa.”
Đằng Vân
Virginia 9/03