Kinh Đời
Tí Hớn nghỉ hè. - Người Buôn Gió
Đầu tiên cậu học ở một cái lớp cho của những người mới đến, không biết tiếng Đức. Được ba tháng thì cậu được chuyển sang một lớp khác, ba tháng sau nữa thì cậu vào lớp chính thứ
Tí Hớn nhập học tháng 2 năm ngoái. Mấy hôm đầu cậu đi học về có vẻ căng thẳng, có những bài cậu không hiểu đề bài. Ví dụ bài toán bảo chọn các số lẻ và số chẵn xếp cùng nhau thì cậu xếp thứ tự số bé đến số lớn nhất.
Đầu tiên cậu học ở một cái lớp cho của những người mới đến, không biết tiếng Đức. Được ba tháng thì cậu được chuyển sang một lớp khác, ba tháng sau nữa thì cậu vào lớp chính thức. Nhưng so với ở nhà cậu vẫn học chậm lại một năm.
Tức là cậu học lớp 4 khi các bạn cậu ở Việt Nam học lớp 5.
Sau 4 tháng học ở lớp 4, thầy giáo nói với cậu rằng nếu cậu muốn, cậu sẽ học lớp 5. Vì thầy nghĩ rằng cậu nên học lớp 5 phù hợp với khả năng của cậu.
Hai bạn của cậu là Philip và Juli nghe thế khóc ròng, cậu về nghĩ vài hôm và nói với thầy cậu sẽ học lớp 4 với các bạn. Cậu không muốn xa hai cậu bạn kia.
Hôm qua thầy giáo lại bảo cậu, sau hè này cậu hãy học lớp 6.
Cậu nói rằng cậu chưa học lớp 5, thầy giáo nói cậu đã học lớp 5 rồi, vì bài mà thầy giáo giao cho cậu thường khác bài của những bạn ở lớp. Thầy giáo dẫn cậu lên phòng hiệu trưởng và cho cậu xem trong sổ của trường, cậu đang học lớp 5.
Bây giờ thì cậu đang phân vân có lên học lớp 6 hay không, cái này cậu sẽ tự quyết định. Phụ huynh và thầy cô giáo không ép được cậu. Một đằng cậu rất thích lên lớp 6 vì sự hãnh diện, đằng khác cậu lại chẳng muốn xa hai thằng bạn chí thiết của mình. Lần trước cậu đã nói lý do không muốn lên lớp vì muốn ở lại chơi với hai bạn kia. Có lẽ cậu lại nêu lý do đấy để khỏi phải nhảy cóc lên lớp 6.
Lý do như thế thật lạ, ở lại để chơi với bạn. Nhưng không ai mắng cậu cả. Chính xác là ở đây không ai có quyền mắng cậu vì ý muốn đó của cậu. Thầy giáo cũng chỉ khuyên cậu lên lớp 6 chứ không bắt ép.
Ở đây vào mỗi sáng, cậu hăng hái đến trường với bộ dạng háo hức. Trường với cậu là khu vui chơi, ngày nào cậu vễ cũng lem luốc, nhễ nhại và kéo theo một đống bạn vào nhà. Năm ngoái cậu tốt nghiệp khoá học bơi bắt buộc, giấy chứng nhận cậu bơi xa đạt yêu cầu 20 mét và lặn sâu nhặt đồ dưới dáy bể lên. Học bơi là môn bắt buộc cho học sinh lớp 3 tại Đức. Hàng tuần xe ô tô đến trường chở học sinh đến bể bơi học bơi, không phải mất tiền.
Ở cạnh trường có một cái nhà to, trong đó có nhiều máy móc , dụng cụ như khoan, cưa, máy cắt, búa, đinh...các cậu bé vào đó làm cái gì mình thích . Cậu làm cái nhà gỗ, cậu làm cây cung, cậu làm cái xe ô tô. Người ở đó trông chừng an toàn và hướng dẫn các cậu sử dụng dụng cụ. Nếu cậu nào không thích cơ khí sẽ sang khu khác để nặn tượng, vẽ tranh...cái nhà đó mở cửa tự do cho trẻ con, cũng không phải đóng tiền gì cả.
Chẳng thấy cậu học gì cả, về nhà hỏi bài tập về nhà, thì cậu nói đã làm ở lớp buổi chiều.
Càng ngày cậu trình bày bằng tiếng Việt có vẻ khó khăn và lòng vòng hơn, trong khi tiếng Đức cậu nói với các bạn thì nhanh như hát nhạc Rap.
Cậu làm thêm bằng việc hàng ngày đón một em bé 7 tuổi cùng trường về nhà trông và chơi với em, đến khi mẹ em đi làm về đón. Tiền kiếm được cậu cất kỹ một chỗ, lúc nào cần tiêu gì cậu rất cân nhắc hồi lâu, có lúc cậu lấy ra rồi lại bỏ vào, hoặc cầm tờ 5 đồng tính toán một lúc rồi để lại, lấy mang đi có 1 đồng. Không biết là cậu ky bo hay cậu không thích tiền, vì cậu có tiền là cất kín luôn, và ít ngó tới chúng nữa. Hồi ở nhà cậu có cái hộp bút cũ đựng tiền mừng tuổi, chốc cậu lại mang ra đếm với vẻ mặt háo hức và sung sướng. Ở đây chưa bao giờ thấy cậu đếm tiền của mình cả.
Hầu như Tí Hớn chả nhắc gì đến Việt Nam, trăn trở của cậu về quê hương chỉ hiện trong ước mơ cậu sau này thành kỹ sư và trở về Việt Nam để làm tàu điện ngầm.
Cậu càng ngày càng khuyên can bố không làm cái này, không được thế kia. Có lần hai bố con ra tàu điện, tàu dừng vừa mở cửa, bố định bước tới bị cậu giữ tay nói.
- Bố phải đứng sang bên, chờ người nào họ muốn ra, họ ra hết bố hẵng vào.
Bố cậu gật đầu nhận sai và đứng chờ, nhiều vụ cậu khuyên bố đúng nên cậu càng ngày tinh vi. Một hôm cậu đi học về không có bố ở nhà, mọi thứ bố đang làm dở dang, vương vãi. Khi bố về cậu nói.
- Bố làm bừa bộn thế, lần sau dọn nhà con không giúp bố đâu.
Bố cậu lặng người đi, rồi bố gọi cậu ngồi đối diện như hai người đàn ông. Bố hỏi.
- Con có thấy bố hay dọn dẹp và lau nhà không.?
Cậu gật đầu. bố hỏi tiếp.
- Con có nghĩ nếu bố hay phải dọn nhà, tại sao bố lại bày ra để rồi phải dọn không.? Con phải đặt câu hỏi là tại sao bố lại để bừa thế, khi chính bố sẽ phải là người dọn.
Cậu nín lặng không nói, bố tiếp.
- Khi con nhìn thấy điều đó, thấy cái bầy bừa đó. Con hãy nghĩ theo một hướng khác, là bố để bừa như thế rồi đi mất, có lẽ bố có việc gì gấp lắm, Nếu bố đi gấp thế không biết bố kịp ăn gì chưa, bố có mệt không, bố có đến kịp chỗ công việc không.? Con hay đặt câu hỏi như thế trước tiên, vì nếu bố không mệt, không vội tất bố đã dọn sạch trước khi đi rồi.
Cậu nhìn bố đăm đắm, bố vẫn nói tiếp.
- Nhưng con lại nghĩ ngay là bố để bừa bộn, tức bố vô trách nhiệm, con sẽ không giúp bố nữa. Cái ý nghĩ ban đầu của con như thế, không phải là ý nghĩ tốt của hai người là bố con với nhau. Nếu là bố con với nhau, con phải đặt khả năng bố bận hay vội quá phải đi trước tiên đã. Nếu việc này lập như thế vài lần, lúc đó con hãy nói là bố để bừa và con không muốn giúp bố nữa có thể được.
Tí Hớn cúi đầu, mấy giây sau cậu ngẳng đầu lên nước mắt chan chứa.
- Con xin lỗi bố, con nghĩ sai ạ.
Ở nước Đức, Tí Hớn không thấy giật mình tỉnh giấc khi thấy bố có điện thoại, cậu không phải ôm chân bố đầy lo sợ mỗi khi bố khoác ba lo ra khỏi nhà. Cậu cũng không phải ngoái đầu nhìn lại phía sau mỗi khi đi cùng bố. Bố cậu muốn cậu làm gì đều thảo luận với cậu bằng lý lẽ, không bắt cậu phải nghe theo khi cậu còn có gì đó chưa hiểu.
Và hơn hết là cậu luôn luôn muốn đến trường.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/06/ti-hon-nghi-he.html
Tí Hớn nhập học tháng 2 năm ngoái. Mấy hôm đầu cậu đi học về có vẻ căng thẳng, có những bài cậu không hiểu đề bài. Ví dụ bài toán bảo chọn các số lẻ và số chẵn xếp cùng nhau thì cậu xếp thứ tự số bé đến số lớn nhất.
Đầu tiên cậu học ở một cái lớp cho của những người mới đến, không biết tiếng Đức. Được ba tháng thì cậu được chuyển sang một lớp khác, ba tháng sau nữa thì cậu vào lớp chính thức. Nhưng so với ở nhà cậu vẫn học chậm lại một năm.
Tức là cậu học lớp 4 khi các bạn cậu ở Việt Nam học lớp 5.
Sau 4 tháng học ở lớp 4, thầy giáo nói với cậu rằng nếu cậu muốn, cậu sẽ học lớp 5. Vì thầy nghĩ rằng cậu nên học lớp 5 phù hợp với khả năng của cậu.
Hai bạn của cậu là Philip và Juli nghe thế khóc ròng, cậu về nghĩ vài hôm và nói với thầy cậu sẽ học lớp 4 với các bạn. Cậu không muốn xa hai cậu bạn kia.
Hôm qua thầy giáo lại bảo cậu, sau hè này cậu hãy học lớp 6.
Cậu nói rằng cậu chưa học lớp 5, thầy giáo nói cậu đã học lớp 5 rồi, vì bài mà thầy giáo giao cho cậu thường khác bài của những bạn ở lớp. Thầy giáo dẫn cậu lên phòng hiệu trưởng và cho cậu xem trong sổ của trường, cậu đang học lớp 5.
Bây giờ thì cậu đang phân vân có lên học lớp 6 hay không, cái này cậu sẽ tự quyết định. Phụ huynh và thầy cô giáo không ép được cậu. Một đằng cậu rất thích lên lớp 6 vì sự hãnh diện, đằng khác cậu lại chẳng muốn xa hai thằng bạn chí thiết của mình. Lần trước cậu đã nói lý do không muốn lên lớp vì muốn ở lại chơi với hai bạn kia. Có lẽ cậu lại nêu lý do đấy để khỏi phải nhảy cóc lên lớp 6.
Lý do như thế thật lạ, ở lại để chơi với bạn. Nhưng không ai mắng cậu cả. Chính xác là ở đây không ai có quyền mắng cậu vì ý muốn đó của cậu. Thầy giáo cũng chỉ khuyên cậu lên lớp 6 chứ không bắt ép.
Ở đây vào mỗi sáng, cậu hăng hái đến trường với bộ dạng háo hức. Trường với cậu là khu vui chơi, ngày nào cậu vễ cũng lem luốc, nhễ nhại và kéo theo một đống bạn vào nhà. Năm ngoái cậu tốt nghiệp khoá học bơi bắt buộc, giấy chứng nhận cậu bơi xa đạt yêu cầu 20 mét và lặn sâu nhặt đồ dưới dáy bể lên. Học bơi là môn bắt buộc cho học sinh lớp 3 tại Đức. Hàng tuần xe ô tô đến trường chở học sinh đến bể bơi học bơi, không phải mất tiền.
Ở cạnh trường có một cái nhà to, trong đó có nhiều máy móc , dụng cụ như khoan, cưa, máy cắt, búa, đinh...các cậu bé vào đó làm cái gì mình thích . Cậu làm cái nhà gỗ, cậu làm cây cung, cậu làm cái xe ô tô. Người ở đó trông chừng an toàn và hướng dẫn các cậu sử dụng dụng cụ. Nếu cậu nào không thích cơ khí sẽ sang khu khác để nặn tượng, vẽ tranh...cái nhà đó mở cửa tự do cho trẻ con, cũng không phải đóng tiền gì cả.
Chẳng thấy cậu học gì cả, về nhà hỏi bài tập về nhà, thì cậu nói đã làm ở lớp buổi chiều.
Càng ngày cậu trình bày bằng tiếng Việt có vẻ khó khăn và lòng vòng hơn, trong khi tiếng Đức cậu nói với các bạn thì nhanh như hát nhạc Rap.
Cậu làm thêm bằng việc hàng ngày đón một em bé 7 tuổi cùng trường về nhà trông và chơi với em, đến khi mẹ em đi làm về đón. Tiền kiếm được cậu cất kỹ một chỗ, lúc nào cần tiêu gì cậu rất cân nhắc hồi lâu, có lúc cậu lấy ra rồi lại bỏ vào, hoặc cầm tờ 5 đồng tính toán một lúc rồi để lại, lấy mang đi có 1 đồng. Không biết là cậu ky bo hay cậu không thích tiền, vì cậu có tiền là cất kín luôn, và ít ngó tới chúng nữa. Hồi ở nhà cậu có cái hộp bút cũ đựng tiền mừng tuổi, chốc cậu lại mang ra đếm với vẻ mặt háo hức và sung sướng. Ở đây chưa bao giờ thấy cậu đếm tiền của mình cả.
Hầu như Tí Hớn chả nhắc gì đến Việt Nam, trăn trở của cậu về quê hương chỉ hiện trong ước mơ cậu sau này thành kỹ sư và trở về Việt Nam để làm tàu điện ngầm.
Cậu càng ngày càng khuyên can bố không làm cái này, không được thế kia. Có lần hai bố con ra tàu điện, tàu dừng vừa mở cửa, bố định bước tới bị cậu giữ tay nói.
- Bố phải đứng sang bên, chờ người nào họ muốn ra, họ ra hết bố hẵng vào.
Bố cậu gật đầu nhận sai và đứng chờ, nhiều vụ cậu khuyên bố đúng nên cậu càng ngày tinh vi. Một hôm cậu đi học về không có bố ở nhà, mọi thứ bố đang làm dở dang, vương vãi. Khi bố về cậu nói.
- Bố làm bừa bộn thế, lần sau dọn nhà con không giúp bố đâu.
Bố cậu lặng người đi, rồi bố gọi cậu ngồi đối diện như hai người đàn ông. Bố hỏi.
- Con có thấy bố hay dọn dẹp và lau nhà không.?
Cậu gật đầu. bố hỏi tiếp.
- Con có nghĩ nếu bố hay phải dọn nhà, tại sao bố lại bày ra để rồi phải dọn không.? Con phải đặt câu hỏi là tại sao bố lại để bừa thế, khi chính bố sẽ phải là người dọn.
Cậu nín lặng không nói, bố tiếp.
- Khi con nhìn thấy điều đó, thấy cái bầy bừa đó. Con hãy nghĩ theo một hướng khác, là bố để bừa như thế rồi đi mất, có lẽ bố có việc gì gấp lắm, Nếu bố đi gấp thế không biết bố kịp ăn gì chưa, bố có mệt không, bố có đến kịp chỗ công việc không.? Con hay đặt câu hỏi như thế trước tiên, vì nếu bố không mệt, không vội tất bố đã dọn sạch trước khi đi rồi.
Cậu nhìn bố đăm đắm, bố vẫn nói tiếp.
- Nhưng con lại nghĩ ngay là bố để bừa bộn, tức bố vô trách nhiệm, con sẽ không giúp bố nữa. Cái ý nghĩ ban đầu của con như thế, không phải là ý nghĩ tốt của hai người là bố con với nhau. Nếu là bố con với nhau, con phải đặt khả năng bố bận hay vội quá phải đi trước tiên đã. Nếu việc này lập như thế vài lần, lúc đó con hãy nói là bố để bừa và con không muốn giúp bố nữa có thể được.
Tí Hớn cúi đầu, mấy giây sau cậu ngẳng đầu lên nước mắt chan chứa.
- Con xin lỗi bố, con nghĩ sai ạ.
Ở nước Đức, Tí Hớn không thấy giật mình tỉnh giấc khi thấy bố có điện thoại, cậu không phải ôm chân bố đầy lo sợ mỗi khi bố khoác ba lo ra khỏi nhà. Cậu cũng không phải ngoái đầu nhìn lại phía sau mỗi khi đi cùng bố. Bố cậu muốn cậu làm gì đều thảo luận với cậu bằng lý lẽ, không bắt cậu phải nghe theo khi cậu còn có gì đó chưa hiểu.
Và hơn hết là cậu luôn luôn muốn đến trường.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/06/ti-hon-nghi-he.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tí Hớn nghỉ hè. - Người Buôn Gió
Đầu tiên cậu học ở một cái lớp cho của những người mới đến, không biết tiếng Đức. Được ba tháng thì cậu được chuyển sang một lớp khác, ba tháng sau nữa thì cậu vào lớp chính thứ
Tí Hớn nhập học tháng 2 năm ngoái. Mấy hôm đầu cậu đi học về có vẻ căng thẳng, có những bài cậu không hiểu đề bài. Ví dụ bài toán bảo chọn các số lẻ và số chẵn xếp cùng nhau thì cậu xếp thứ tự số bé đến số lớn nhất.
Đầu tiên cậu học ở một cái lớp cho của những người mới đến, không biết tiếng Đức. Được ba tháng thì cậu được chuyển sang một lớp khác, ba tháng sau nữa thì cậu vào lớp chính thức. Nhưng so với ở nhà cậu vẫn học chậm lại một năm.
Tức là cậu học lớp 4 khi các bạn cậu ở Việt Nam học lớp 5.
Sau 4 tháng học ở lớp 4, thầy giáo nói với cậu rằng nếu cậu muốn, cậu sẽ học lớp 5. Vì thầy nghĩ rằng cậu nên học lớp 5 phù hợp với khả năng của cậu.
Hai bạn của cậu là Philip và Juli nghe thế khóc ròng, cậu về nghĩ vài hôm và nói với thầy cậu sẽ học lớp 4 với các bạn. Cậu không muốn xa hai cậu bạn kia.
Hôm qua thầy giáo lại bảo cậu, sau hè này cậu hãy học lớp 6.
Cậu nói rằng cậu chưa học lớp 5, thầy giáo nói cậu đã học lớp 5 rồi, vì bài mà thầy giáo giao cho cậu thường khác bài của những bạn ở lớp. Thầy giáo dẫn cậu lên phòng hiệu trưởng và cho cậu xem trong sổ của trường, cậu đang học lớp 5.
Bây giờ thì cậu đang phân vân có lên học lớp 6 hay không, cái này cậu sẽ tự quyết định. Phụ huynh và thầy cô giáo không ép được cậu. Một đằng cậu rất thích lên lớp 6 vì sự hãnh diện, đằng khác cậu lại chẳng muốn xa hai thằng bạn chí thiết của mình. Lần trước cậu đã nói lý do không muốn lên lớp vì muốn ở lại chơi với hai bạn kia. Có lẽ cậu lại nêu lý do đấy để khỏi phải nhảy cóc lên lớp 6.
Lý do như thế thật lạ, ở lại để chơi với bạn. Nhưng không ai mắng cậu cả. Chính xác là ở đây không ai có quyền mắng cậu vì ý muốn đó của cậu. Thầy giáo cũng chỉ khuyên cậu lên lớp 6 chứ không bắt ép.
Ở đây vào mỗi sáng, cậu hăng hái đến trường với bộ dạng háo hức. Trường với cậu là khu vui chơi, ngày nào cậu vễ cũng lem luốc, nhễ nhại và kéo theo một đống bạn vào nhà. Năm ngoái cậu tốt nghiệp khoá học bơi bắt buộc, giấy chứng nhận cậu bơi xa đạt yêu cầu 20 mét và lặn sâu nhặt đồ dưới dáy bể lên. Học bơi là môn bắt buộc cho học sinh lớp 3 tại Đức. Hàng tuần xe ô tô đến trường chở học sinh đến bể bơi học bơi, không phải mất tiền.
Ở cạnh trường có một cái nhà to, trong đó có nhiều máy móc , dụng cụ như khoan, cưa, máy cắt, búa, đinh...các cậu bé vào đó làm cái gì mình thích . Cậu làm cái nhà gỗ, cậu làm cây cung, cậu làm cái xe ô tô. Người ở đó trông chừng an toàn và hướng dẫn các cậu sử dụng dụng cụ. Nếu cậu nào không thích cơ khí sẽ sang khu khác để nặn tượng, vẽ tranh...cái nhà đó mở cửa tự do cho trẻ con, cũng không phải đóng tiền gì cả.
Chẳng thấy cậu học gì cả, về nhà hỏi bài tập về nhà, thì cậu nói đã làm ở lớp buổi chiều.
Càng ngày cậu trình bày bằng tiếng Việt có vẻ khó khăn và lòng vòng hơn, trong khi tiếng Đức cậu nói với các bạn thì nhanh như hát nhạc Rap.
Cậu làm thêm bằng việc hàng ngày đón một em bé 7 tuổi cùng trường về nhà trông và chơi với em, đến khi mẹ em đi làm về đón. Tiền kiếm được cậu cất kỹ một chỗ, lúc nào cần tiêu gì cậu rất cân nhắc hồi lâu, có lúc cậu lấy ra rồi lại bỏ vào, hoặc cầm tờ 5 đồng tính toán một lúc rồi để lại, lấy mang đi có 1 đồng. Không biết là cậu ky bo hay cậu không thích tiền, vì cậu có tiền là cất kín luôn, và ít ngó tới chúng nữa. Hồi ở nhà cậu có cái hộp bút cũ đựng tiền mừng tuổi, chốc cậu lại mang ra đếm với vẻ mặt háo hức và sung sướng. Ở đây chưa bao giờ thấy cậu đếm tiền của mình cả.
Hầu như Tí Hớn chả nhắc gì đến Việt Nam, trăn trở của cậu về quê hương chỉ hiện trong ước mơ cậu sau này thành kỹ sư và trở về Việt Nam để làm tàu điện ngầm.
Cậu càng ngày càng khuyên can bố không làm cái này, không được thế kia. Có lần hai bố con ra tàu điện, tàu dừng vừa mở cửa, bố định bước tới bị cậu giữ tay nói.
- Bố phải đứng sang bên, chờ người nào họ muốn ra, họ ra hết bố hẵng vào.
Bố cậu gật đầu nhận sai và đứng chờ, nhiều vụ cậu khuyên bố đúng nên cậu càng ngày tinh vi. Một hôm cậu đi học về không có bố ở nhà, mọi thứ bố đang làm dở dang, vương vãi. Khi bố về cậu nói.
- Bố làm bừa bộn thế, lần sau dọn nhà con không giúp bố đâu.
Bố cậu lặng người đi, rồi bố gọi cậu ngồi đối diện như hai người đàn ông. Bố hỏi.
- Con có thấy bố hay dọn dẹp và lau nhà không.?
Cậu gật đầu. bố hỏi tiếp.
- Con có nghĩ nếu bố hay phải dọn nhà, tại sao bố lại bày ra để rồi phải dọn không.? Con phải đặt câu hỏi là tại sao bố lại để bừa thế, khi chính bố sẽ phải là người dọn.
Cậu nín lặng không nói, bố tiếp.
- Khi con nhìn thấy điều đó, thấy cái bầy bừa đó. Con hãy nghĩ theo một hướng khác, là bố để bừa như thế rồi đi mất, có lẽ bố có việc gì gấp lắm, Nếu bố đi gấp thế không biết bố kịp ăn gì chưa, bố có mệt không, bố có đến kịp chỗ công việc không.? Con hay đặt câu hỏi như thế trước tiên, vì nếu bố không mệt, không vội tất bố đã dọn sạch trước khi đi rồi.
Cậu nhìn bố đăm đắm, bố vẫn nói tiếp.
- Nhưng con lại nghĩ ngay là bố để bừa bộn, tức bố vô trách nhiệm, con sẽ không giúp bố nữa. Cái ý nghĩ ban đầu của con như thế, không phải là ý nghĩ tốt của hai người là bố con với nhau. Nếu là bố con với nhau, con phải đặt khả năng bố bận hay vội quá phải đi trước tiên đã. Nếu việc này lập như thế vài lần, lúc đó con hãy nói là bố để bừa và con không muốn giúp bố nữa có thể được.
Tí Hớn cúi đầu, mấy giây sau cậu ngẳng đầu lên nước mắt chan chứa.
- Con xin lỗi bố, con nghĩ sai ạ.
Ở nước Đức, Tí Hớn không thấy giật mình tỉnh giấc khi thấy bố có điện thoại, cậu không phải ôm chân bố đầy lo sợ mỗi khi bố khoác ba lo ra khỏi nhà. Cậu cũng không phải ngoái đầu nhìn lại phía sau mỗi khi đi cùng bố. Bố cậu muốn cậu làm gì đều thảo luận với cậu bằng lý lẽ, không bắt cậu phải nghe theo khi cậu còn có gì đó chưa hiểu.
Và hơn hết là cậu luôn luôn muốn đến trường.
http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/06/ti-hon-nghi-he.html