Văn Học & Nghệ Thuật

Tiếng Huế _Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


CoGaiHue

Sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là hình ảnh của cái chung. Hình như địa lý và lịch sử đã kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn những miền khác; đến độ có người đã nói là có thể sưu tập thành một tiểu tự điển tiếng Huế. 

 

Những câu chuyện về tiếng Huế

  

Một anh bạn người Huế đưa một cậu bạn đến nhà người dì để giới thiệu cô em gái xứ Huế của mình. Vì là lần đầu tiên, anh bạn Nam kỳ hơi ngần ngại. Anh người Huế trấn an, khuyến khích: 

  

- Cứ vô đi, cô ta không có răng mô. Đừng ngại! 

  

Anh bạn Nam kỳ hốt hoảng: 

  

- Mèn đét ơi, không có răng thì ghê quá, tôi không thích. 

  

Hai bà (một Bắc, một Huế) rủ nhau đi chợ. Bỗng gặp một bà áo tang khăn chế. Hai bà bạn hỏi để tang cho ai. Bà này trả lời chồng mới chết. Bà người Huế hỏi: 

  

- “Đau răng mà chết?” 

  

Bà người Bắc lẩm bẩm: 

  

- “Giời ơi! Đau răng mà cũng chết được sao!” 

  

Một thiếu nữ Hà thành khi nghe một thanh niên Huế ngỏ lời: 

  

- “Cô cho tôi một cái bóng (ảnh) của cô để làm kỷ niệm.” 

  

Cô ta ngơ ngác hỏi lại: 

  

- “Thưa anh muốn cái ‘bọng’ gì của tôi cơ ạ?” 

  

Một ông người Huế khi vào hội tứ sắc đã hỏi làng: 

  

- “Hôm nay tôi hên, muốn đánh lớn. Mấy bà có chịu hai cắc (một lệnh) không?” 

  

Một bà người Nam giận dữ bỏ về vì nghe lầm dấu sắc (‘) ra dấu nặng (.) cho rằng ông người Huế tục tĩu (!). 

 

Tiếng Huế Thông Dụng 

 

Các bạn thường đùa rằng, tiếng Huế là “chi, mô, răng, rứa,” nhưng để hiểu và sử dụng thuộc lòng các từ này thì cũng không phải đơn giản. 

  

Người Huế hỏi: “Mi đi mô rứa?” nếu so với ngôn ngữ chuẩn thì các bạn phải hiểu là “Mày đi đâu thế?” Chữ “mi,” các bạn tạm hiểu đó là ngôi thứ 2 số ít, tương đương với “mày,” “bạn.” Tương tự như thế, “bọn mi” hay “tụi mi” thì tương đương với “chúng mày,” “bọn mày” hay “các bạn.” Ngôn ngữ trong phim Tàu thường được nhóm lồng tiếng dùng là “các ngươi,” chúng đều có nghĩa như nhau vậy. 

  

Chúng ta lại tiếp tục nói về “chi, mô, răng, rứa.” 

  

– Chữ “Chi” tương đương với chữ “.” “Làm chi” có nghĩa là “làm gì.” Ví dụ người Huế nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì tiếng chuẩn là “Mày đang làm gì thế?” hoặc “Bạn đang làm gì vậy?.” Chữ “chi” không những được dùng rộng rãi trong tiếng Huế mà ngay cả hai miền Bắc, Nam cũng dùng rất nhiều. 

  

Chúng ta không bàn nhiều về chữ này. 

  

– Chữ “Mô” trong tiếng Huế mới thực sự là đặc trưng của Huế. “” tạm hiểu là “đâu,” là một chữ thường được dùng trong câu hỏi. Tuy nhiên, trong một vài ngữ cảnh thì “” được hiểu theo nghĩa khác. Ví dụ, “rứa ngày ni mi tổ chức sinh nhựt ở mô?” bạn phải hiểu rằng “Hôm nay mày tổ chức sinh nhật ở chỗ nào thế?” hoặc “Hôm nay bạn tổ chức sinh nhật ở đâu thế?” “” được dùng trong câu này để chỉ địa điểm. 

  

Nếu đặt trong hoàn cảnh khác thì “” có thể đóng vai trò là thán từ. Khi bạn hỏi: “Sao mày gặp tao mà lơ đi thế?” nếu người Huế trả lời là “mô mà!” thì bạn phải hiểu là “đâu có!” tức là phủ định vấn đề. 

  

– Chữ “Răng” trong tiếng Huế tạm hiểu là “sao,” thường được dùng trong câu hỏi, một vài trường hợp biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi noái lạ rứa?” thì bạn phải hiểu là “sao mà mày nói lạ thế” hoặc “sao bạn nói kỳ vậy.” “Ui chao, răng rứa?” có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?” Nếu “răng” nằm đơn độc một mình thì đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì có nghĩa là “gì thế?” “sao thế,” “sao mà vội vàng thế?” Khi bạn an ủi ai đó thì bạn dùng “không răng mô!” tức là “không sao đâu!” “không có vấn đề gì đâu!” Một thiền sư có viết bài thơ trong đó có hai câu rằng: 

  

“Không răng mà lại cũng không răng 

Chỉ có thua người một miếng ăn.”

  

Hai chữ “Răng” ở câu đầu có hai nghĩa khác nhau. Câu đó nghĩa là “không có răng nhưng cũng chẳng sao cả,” ý nói đã già, răng rụng hết. 

  

– Chữ “Rứa” trong tiếng Huế tạm hiểu như chữ “thế,” thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi hoặc có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác. 

  

Ví dụ, “răng rứa?” nghĩa là “sao thế?” “Mi đi mô rứa?” nghĩa là “mày đi đâu thế?” hay “bạn đi đâu vậy?” Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo hoài mà không nghe thì người Huế thường nói: “Nói mãi mà cứ rứa!"  Nhiều trường hợp “rứa” được đặt đầu câu. Ví dụ, “Rứa hôm nay bác đi mô?” có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?” Nếu đóng vai trò thán từ thì cũng như “thế.” Ví dụ, bạn hiểu ra một vấn đề gì đó, bạn nói “rứa à!” hoặc “té ra là rứa!” có nghĩa là “thế à!” hoặc “hóa ra là thế!”… Trên đây tôi nói sơ lược về “chi, mô, răng, rứa” của tiếng Huế. Ngoài ra, còn có các chữ khác như “tê, ni, nớ, ri…” sẽ được trình bày sau bên dưới...

__________ 

Ghi Chú:

Chắc quý vị đã từng nghe những câu sau trong bài hát “Mây trắng qua cầu” như sau: 

  

“Trời đổ mưa mà em đi mô, anh có biết chi mô nà! Thôi bây chừ đưa em về với mạ, có chi mô mà em cứ khóc hoài!” 

  

Rất Huế đúng không các bạn? Nếu ai không hiểu thì tôi xin tạm thời “thông dịch” như sau: 

  

“Trời đổ mưa mà em đi đâu, anh chẳng biết gì cả. Thôi bây giờ đưa em về với mẹ, có sao đâu mà em cứ khóc hoài.” 

  

 Đó, các bạn xem, cái hay của đất Huế là vậy đó, rất chân chất, quê mùa nhưng ngọt ngào, đằm thắm. Nói như người xưa, “cái không hiểu” đó mới chính là “rất Huế.” Còn nói về tê, ni, nớ, ri… thì tạm hiểu như sau: 

  

– Chữ “” có nghĩa như chữ “kia.” Ví dụ, người Huế hỏi “đầu tê răng rứa?” thì nghĩa là “đầu kia sao vậy?” hoặc “đầu kia có chuyện gì thế?” 

  

Có câu chuyện vui thế này: 

  

Có một người Huế khi ra Bắc, nghe nói rằng chữ “tê” ở Huế thì ngoài bắc dùng là “kia,” chữ “răng” ở Huế thì ngoài Bắc dùng là “sao.” Khi đi thăm Huế, một người Bắc đã ghé vào quán nước để uống, chủ quán mang cho anh ta một cốc nước đá lạnh. Vì đang háo nước, anh ta vội vã nốc một hồi hết sạch. Vì do nước quá lạnh nên anh ta buốt hết cả răng. Đột nhiên anh ta kêu to, “trời ơi, kia cái sao quá! (?)” Ngôn ngữ là vậy đó, “tê răng” của Huế là “kia sao” của miền Bắc mà! 

  

– Chữ “Ni” tạm hiểu là “này.”  Ví dụ người Huế nói “bên ni” tức là “bên này.” Đối ngược với “bên ni” là “bên nớ” hoặc “bên tê,” tiếng chuẩn là “bên kia.” Trong bài “Huế xưa” của Châu Kỳ có câu rằng “Ở bên ni qua bên nớ, cách con sông chuyến đò chẳng xa, nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.” Ni và Nớ là chỉ cho bên này và bên kia vậy! 

  

– Chữ “Nớ” có nghĩa tương phản với “Ni,” bạn có thể dùng Nớ và Ni để chỉ địa điểm (bên nớ, bên ni) hoặc có thể dùng để chỉ đối tượng là người.  Ví dụ: “Nếu Nớ ngỏ lời thì Ni cũng đồng ý,” hiểu là “Nếu anh đã ngỏ lời thì em đây đồng ý.” 

  

– Chữ “Ri” trong tiếng Huế tạm hiểu là “đây,” “đấy.”  Ngoài ra còn dùng với nghĩa tương phản của “Rứa.” Ví dụ, người Huế thường hỏi nhau là “Mi đi mô rứa?” hoặc “Rứa thì mi đi mô ri?” Các bạn hiểu sao? Đó là hai câu hỏi thường xảy ra trong trường hợp hai người đi và gặp nhau trên đường. Đơn giản, người này hỏi người kia là “mày đi đâu thế?” người kia sẽ hỏi lại là “thế thì mày đi đâu?” Cái hay của Huế phải chăng là cái Ri, Rứa! 

  

Các bạn chỉ cần chú ý một tí thôi thì tiếng Huế chẳng có gì khó cả, ngược lại còn rất là dí dỏm và đáng yêu nữa, nhất là nó được phát âm bởi các cô gái Huế đương độ xuân thì. 

  

– Nhóm chữ “Chi mô nà,” thì như tôi đã nói, có nghĩa là “gì đâu,” với ý phủ định. Ví dụ, bạn bị mẹ mắng, bạn thanh minh bằng cách nói rằng “Con có làm chi mô nà!”… 

 

Thiệt hết biết! 

 

Khuyết Danh


Trần Văn Giang (ghi lại)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tiếng Huế _Trần Văn Giang (ghi lại)

xxx


CoGaiHue

Sự đa dạng trong ngôn ngữ của một dân tộc là điều tự nhiên. Bao giờ trong cái chung cũng có cái riêng và thấp thoáng trong cái riêng là hình ảnh của cái chung. Hình như địa lý và lịch sử đã kết hợp với nhau để tạo nên cho Huế một môi trường nảy sinh ra nhiều thổ âm và thổ ngữ hơn những miền khác; đến độ có người đã nói là có thể sưu tập thành một tiểu tự điển tiếng Huế. 

 

Những câu chuyện về tiếng Huế

  

Một anh bạn người Huế đưa một cậu bạn đến nhà người dì để giới thiệu cô em gái xứ Huế của mình. Vì là lần đầu tiên, anh bạn Nam kỳ hơi ngần ngại. Anh người Huế trấn an, khuyến khích: 

  

- Cứ vô đi, cô ta không có răng mô. Đừng ngại! 

  

Anh bạn Nam kỳ hốt hoảng: 

  

- Mèn đét ơi, không có răng thì ghê quá, tôi không thích. 

  

Hai bà (một Bắc, một Huế) rủ nhau đi chợ. Bỗng gặp một bà áo tang khăn chế. Hai bà bạn hỏi để tang cho ai. Bà này trả lời chồng mới chết. Bà người Huế hỏi: 

  

- “Đau răng mà chết?” 

  

Bà người Bắc lẩm bẩm: 

  

- “Giời ơi! Đau răng mà cũng chết được sao!” 

  

Một thiếu nữ Hà thành khi nghe một thanh niên Huế ngỏ lời: 

  

- “Cô cho tôi một cái bóng (ảnh) của cô để làm kỷ niệm.” 

  

Cô ta ngơ ngác hỏi lại: 

  

- “Thưa anh muốn cái ‘bọng’ gì của tôi cơ ạ?” 

  

Một ông người Huế khi vào hội tứ sắc đã hỏi làng: 

  

- “Hôm nay tôi hên, muốn đánh lớn. Mấy bà có chịu hai cắc (một lệnh) không?” 

  

Một bà người Nam giận dữ bỏ về vì nghe lầm dấu sắc (‘) ra dấu nặng (.) cho rằng ông người Huế tục tĩu (!). 

 

Tiếng Huế Thông Dụng 

 

Các bạn thường đùa rằng, tiếng Huế là “chi, mô, răng, rứa,” nhưng để hiểu và sử dụng thuộc lòng các từ này thì cũng không phải đơn giản. 

  

Người Huế hỏi: “Mi đi mô rứa?” nếu so với ngôn ngữ chuẩn thì các bạn phải hiểu là “Mày đi đâu thế?” Chữ “mi,” các bạn tạm hiểu đó là ngôi thứ 2 số ít, tương đương với “mày,” “bạn.” Tương tự như thế, “bọn mi” hay “tụi mi” thì tương đương với “chúng mày,” “bọn mày” hay “các bạn.” Ngôn ngữ trong phim Tàu thường được nhóm lồng tiếng dùng là “các ngươi,” chúng đều có nghĩa như nhau vậy. 

  

Chúng ta lại tiếp tục nói về “chi, mô, răng, rứa.” 

  

– Chữ “Chi” tương đương với chữ “.” “Làm chi” có nghĩa là “làm gì.” Ví dụ người Huế nói: “Mi đang làm cái chi rứa?” thì tiếng chuẩn là “Mày đang làm gì thế?” hoặc “Bạn đang làm gì vậy?.” Chữ “chi” không những được dùng rộng rãi trong tiếng Huế mà ngay cả hai miền Bắc, Nam cũng dùng rất nhiều. 

  

Chúng ta không bàn nhiều về chữ này. 

  

– Chữ “Mô” trong tiếng Huế mới thực sự là đặc trưng của Huế. “” tạm hiểu là “đâu,” là một chữ thường được dùng trong câu hỏi. Tuy nhiên, trong một vài ngữ cảnh thì “” được hiểu theo nghĩa khác. Ví dụ, “rứa ngày ni mi tổ chức sinh nhựt ở mô?” bạn phải hiểu rằng “Hôm nay mày tổ chức sinh nhật ở chỗ nào thế?” hoặc “Hôm nay bạn tổ chức sinh nhật ở đâu thế?” “” được dùng trong câu này để chỉ địa điểm. 

  

Nếu đặt trong hoàn cảnh khác thì “” có thể đóng vai trò là thán từ. Khi bạn hỏi: “Sao mày gặp tao mà lơ đi thế?” nếu người Huế trả lời là “mô mà!” thì bạn phải hiểu là “đâu có!” tức là phủ định vấn đề. 

  

– Chữ “Răng” trong tiếng Huế tạm hiểu là “sao,” thường được dùng trong câu hỏi, một vài trường hợp biểu thị ý nghĩa khác. Ví dụ, “răng mà mi noái lạ rứa?” thì bạn phải hiểu là “sao mà mày nói lạ thế” hoặc “sao bạn nói kỳ vậy.” “Ui chao, răng rứa?” có nghĩa là “Ôi, sao thế?” hoặc “Ủa, sao vậy?” Nếu “răng” nằm đơn độc một mình thì đóng vai trò như câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ, một người hối hả chạy vào, bạn hỏi “răng?” thì có nghĩa là “gì thế?” “sao thế,” “sao mà vội vàng thế?” Khi bạn an ủi ai đó thì bạn dùng “không răng mô!” tức là “không sao đâu!” “không có vấn đề gì đâu!” Một thiền sư có viết bài thơ trong đó có hai câu rằng: 

  

“Không răng mà lại cũng không răng 

Chỉ có thua người một miếng ăn.”

  

Hai chữ “Răng” ở câu đầu có hai nghĩa khác nhau. Câu đó nghĩa là “không có răng nhưng cũng chẳng sao cả,” ý nói đã già, răng rụng hết. 

  

– Chữ “Rứa” trong tiếng Huế tạm hiểu như chữ “thế,” thường đặt ở cuối câu để làm câu hỏi hoặc có một số nghĩa khác khi nằm ở vị trí khác. 

  

Ví dụ, “răng rứa?” nghĩa là “sao thế?” “Mi đi mô rứa?” nghĩa là “mày đi đâu thế?” hay “bạn đi đâu vậy?” Một đứa con nghịch ngợm, mẹ bảo hoài mà không nghe thì người Huế thường nói: “Nói mãi mà cứ rứa!"  Nhiều trường hợp “rứa” được đặt đầu câu. Ví dụ, “Rứa hôm nay bác đi mô?” có nghĩa là “Thế hôm nay bác đi đâu?” Nếu đóng vai trò thán từ thì cũng như “thế.” Ví dụ, bạn hiểu ra một vấn đề gì đó, bạn nói “rứa à!” hoặc “té ra là rứa!” có nghĩa là “thế à!” hoặc “hóa ra là thế!”… Trên đây tôi nói sơ lược về “chi, mô, răng, rứa” của tiếng Huế. Ngoài ra, còn có các chữ khác như “tê, ni, nớ, ri…” sẽ được trình bày sau bên dưới...

__________ 

Ghi Chú:

Chắc quý vị đã từng nghe những câu sau trong bài hát “Mây trắng qua cầu” như sau: 

  

“Trời đổ mưa mà em đi mô, anh có biết chi mô nà! Thôi bây chừ đưa em về với mạ, có chi mô mà em cứ khóc hoài!” 

  

Rất Huế đúng không các bạn? Nếu ai không hiểu thì tôi xin tạm thời “thông dịch” như sau: 

  

“Trời đổ mưa mà em đi đâu, anh chẳng biết gì cả. Thôi bây giờ đưa em về với mẹ, có sao đâu mà em cứ khóc hoài.” 

  

 Đó, các bạn xem, cái hay của đất Huế là vậy đó, rất chân chất, quê mùa nhưng ngọt ngào, đằm thắm. Nói như người xưa, “cái không hiểu” đó mới chính là “rất Huế.” Còn nói về tê, ni, nớ, ri… thì tạm hiểu như sau: 

  

– Chữ “” có nghĩa như chữ “kia.” Ví dụ, người Huế hỏi “đầu tê răng rứa?” thì nghĩa là “đầu kia sao vậy?” hoặc “đầu kia có chuyện gì thế?” 

  

Có câu chuyện vui thế này: 

  

Có một người Huế khi ra Bắc, nghe nói rằng chữ “tê” ở Huế thì ngoài bắc dùng là “kia,” chữ “răng” ở Huế thì ngoài Bắc dùng là “sao.” Khi đi thăm Huế, một người Bắc đã ghé vào quán nước để uống, chủ quán mang cho anh ta một cốc nước đá lạnh. Vì đang háo nước, anh ta vội vã nốc một hồi hết sạch. Vì do nước quá lạnh nên anh ta buốt hết cả răng. Đột nhiên anh ta kêu to, “trời ơi, kia cái sao quá! (?)” Ngôn ngữ là vậy đó, “tê răng” của Huế là “kia sao” của miền Bắc mà! 

  

– Chữ “Ni” tạm hiểu là “này.”  Ví dụ người Huế nói “bên ni” tức là “bên này.” Đối ngược với “bên ni” là “bên nớ” hoặc “bên tê,” tiếng chuẩn là “bên kia.” Trong bài “Huế xưa” của Châu Kỳ có câu rằng “Ở bên ni qua bên nớ, cách con sông chuyến đò chẳng xa, nhỏ sang thăm có tôi đợi chờ.” Ni và Nớ là chỉ cho bên này và bên kia vậy! 

  

– Chữ “Nớ” có nghĩa tương phản với “Ni,” bạn có thể dùng Nớ và Ni để chỉ địa điểm (bên nớ, bên ni) hoặc có thể dùng để chỉ đối tượng là người.  Ví dụ: “Nếu Nớ ngỏ lời thì Ni cũng đồng ý,” hiểu là “Nếu anh đã ngỏ lời thì em đây đồng ý.” 

  

– Chữ “Ri” trong tiếng Huế tạm hiểu là “đây,” “đấy.”  Ngoài ra còn dùng với nghĩa tương phản của “Rứa.” Ví dụ, người Huế thường hỏi nhau là “Mi đi mô rứa?” hoặc “Rứa thì mi đi mô ri?” Các bạn hiểu sao? Đó là hai câu hỏi thường xảy ra trong trường hợp hai người đi và gặp nhau trên đường. Đơn giản, người này hỏi người kia là “mày đi đâu thế?” người kia sẽ hỏi lại là “thế thì mày đi đâu?” Cái hay của Huế phải chăng là cái Ri, Rứa! 

  

Các bạn chỉ cần chú ý một tí thôi thì tiếng Huế chẳng có gì khó cả, ngược lại còn rất là dí dỏm và đáng yêu nữa, nhất là nó được phát âm bởi các cô gái Huế đương độ xuân thì. 

  

– Nhóm chữ “Chi mô nà,” thì như tôi đã nói, có nghĩa là “gì đâu,” với ý phủ định. Ví dụ, bạn bị mẹ mắng, bạn thanh minh bằng cách nói rằng “Con có làm chi mô nà!”… 

 

Thiệt hết biết! 

 

Khuyết Danh


Trần Văn Giang (ghi lại)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm