Cà Kê Dê Ngỗng
Tiếng khóc trên pháp trường và nỗi oan 16 năm của một tử tù
Tiếng khóc trên pháp trường và nỗi oan 16 năm của một tử tù
Trung Phạm - theo Trí Thức Trẻ | 30/11/2013 20:53
(Soha.vn) - 4 năm sau khi một người bán thịt bị xử bắn vì tội giết người, “nạn nhân” của anh đột ngột xuất hiện. Nhưng phải thêm 12 năm nữa, người tử tù ấy mới được minh oan.
Suốt chặng đường từ trại giam ra pháp trường, Đằng Hưng Thiện, tiểu thương bán thịt lợn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã không ngớt gào khóc kêu oan. Nhưng phải tới 16 năm sau, tiếng khóc ai oán của anh mới được lắng nghe. Người phụ nữ mà Đằng bị cáo buộc giết hại năm ấy hóa ra vẫn còn sống. Nhưng Đằng thì đã mãi mãi không còn cơ hội trở về.
Tiếng khóc trên pháp trường
Câu chuyện của Đằng xảy ra vào tháng 4/1987, khi thi thể một phụ nữ bị chặt chân tay được tìm thấy ở một con sông thuộc huyện Mayang, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Trước đó một tháng, Thi Tiêu Vinh, nữ hầu bàn ở một khách sạn gần đó được thông báo mất tích.
Đằng Hưng Thiện bị cơ quan điều tra vụ án đặt nghi vấn là thủ phạm của vụ án mạng vì “anh là người cung cấp thịt lợn cho khách sạn mà Thi Tiêu Vinh làm việc. Còn có tin đồn rằng Đằng thường lui tới đó để tìm kiếm gái làng chơi”.
Di ảnh duy nhất còn lại của Đằng Hưng Thiện, chụp khi anh còn ở trong quân ngũ
Khi được đưa tới nhận dạng, chị của Thi nói rằng người phụ nữ bị sát hại trên chính là em gái cô. Nhưng bi kịch ở chỗ, chính cảnh sát địa phương cũng tin vào lời xác nhận đó và Đằng Hưng Thiện đã bị bắt giữ.
Cáo trạng được đọc trước tòa khẳng định Đằng đã quan hệ tình dục với Thi rồi sau đó giết cô này vì nghi cô lấy cắp tiền của mình.
Cơ quan điều tra còn lập luận rằng kẻ giết người phải là một hung thủ rất chuyên nghiệp trong việc chặt chém bằng dao, kiểu giống như người bán thịt vì những kỹ thuật được sử dụng để xẻ thi thể nạn nhân là rất “chuyên nghiệp”.
Dựa vào những lập luận này, bất chất đơn kháng cáo cũng như chiến dịch ký tên kêu oan cho Đằng của hàng trăm dân làng, Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam vẫn kết án anh tử hình vì tội giết người. Đằng Hưng Thiện bị xử bắn năm 1989.
“Tới tận khi ra pháp trường, anh ấy vẫn gào khóc kêu oan. Chưa có vụ tử hình nào nhiều nước mắt như thế”, luật sư của Đằng sau này hồi tưởng lại.
“Người chết” sống lại, người oan không còn
Phán quyết của Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam năm 1989 viết rằng: “Đằng Hưng Thiện thừa nhận mình chủ mưu thực hiện hành vi tội ác. Lời thú tội này phù hợp với các kết quả điều tra và nhân dạng khoa học”.
Không rõ “nhân dạng khoa học” nào đã được sử dụng để kết tội Đằng. Chỉ biết, năm 1993, tức là 4 năm sau khi anh bị xử bắn, “nạn nhân” Thi Tiêu Vinh bất ngờ trở về quê mình ở tỉnh Quý Châu.
Sau này, khi vụ án được lật lại, Thi khai rằng, năm 1987, cô đã bị bắt cóc và bán làm vợ một người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông. Việc này xảy ra ít nhất một tháng trước khi thi thể người phụ nữ bị chặt chân, tay được tìm thấy. Sau đó, Thi và chồng bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Sau khi ra tù, Thi về quê.
Thi thậm chí còn không biết cả Đằng Hưng Thiện là ai và cũng chưa từng gặp anh.
Mãi đến năm 2004, vợ Đằng Hưng Thiện mới nghe được thông tin rằng Thi Tiêu Vinh còn sống. Nhưng người phụ nữ khốn khổ này đã im lặng. Cuối năm đó, không chịu nổi sự day dứt, bà mới nói với con gái Đằng Yên.
Đằng Yên giận dữ hỏi tại sao bà lại không nói sớm hơn, mẹ cô trả lời: “Nhà ta quá nghèo, lấy gì mà kiện. Mà mẹ cũng sợ phải kiện chính quyền lắm rồi”.
Ngày 12/12/2004, Đằng Yên nộp đơn đề nghị Trung tâm hỗ trợ pháp lý thành phố giúp đỡ. Trung tâm này đã chỉ định một luật sư giúp cô kiến nghị lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Sau hơn nửa năm điều tra, ngày 8/7/2005, Tòa án Hồ Nam tuyên bố Đằng Hưng Thiện vô tội. Lúc này, Đằng đã mồ yên mả đẹp được 16 năm.
Người vợ góa và các con của Đằng được bồi thường 666.660 nhân dân tệ. Một số người tham gia điều tra, xét xử vụ “Đằng Hưng Thiện giết người” bị cảnh cáo, kỷ luật đảng. Nhưng không thấy báo chí Trung Quốc nói có ai bị đưa ra truy tố, xét xử.
Bi kịch của Đằng không phải là câu chuyện oan khuất tày trời duy nhất ở Trung Quốc. Năm 1995, Tòa tỉnh Hà Bắc cũng đã kết án tử hình chàng thanh niên 21 tuổi Nhiếp Thụ Bân. Năm 2005, Vương Thư Kim, bị cáo trong một vụ hiếp dâm, giết người khác thừa nhận chính mình mới là hung thủ trong vụ án của Nhiếp Thụ Bân. Người mẹ già còm cõi của Nhiếp hiện vẫn đang đội đơn đi khắp các cửa tòa tìm công lý cho con.
Hay như She Xianglin, nhân viên bảo vệ ở tỉnh Hồ Bắc bị kết án 15 năm vì tội “giết vợ” và chỉ được tự do sau hơn 10 năm ngồi tù, khi người vợ bỗng nhiên xuất hiện.
Nhưng không phải ai cũng còn được may mắn như She. Với những người đã bị xử bắn rồi thì sao? Bình luận trên Nhân dân Nhật báo năm 2005, Dwight Daniels, giảng viên báo chí tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh đã chua xót nói rằng: “Không cách gì có thể đưa họ trở lại. Khi Đằng Hưng Thiện bị xử bắn 16 năm trước, đến hơi thở cuối cùng anh vẫn kêu mình vô tội. Nhưng không ai lắng nghe. Một bi kịch kết thúc”.
Bàn ra tán vào (3)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Tiếng khóc trên pháp trường và nỗi oan 16 năm của một tử tù
Tiếng khóc trên pháp trường và nỗi oan 16 năm của một tử tù
Trung Phạm - theo Trí Thức Trẻ | 30/11/2013 20:53
(Soha.vn) - 4 năm sau khi một người bán thịt bị xử bắn vì tội giết người, “nạn nhân” của anh đột ngột xuất hiện. Nhưng phải thêm 12 năm nữa, người tử tù ấy mới được minh oan.
Suốt chặng đường từ trại giam ra pháp trường, Đằng Hưng Thiện, tiểu thương bán thịt lợn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã không ngớt gào khóc kêu oan. Nhưng phải tới 16 năm sau, tiếng khóc ai oán của anh mới được lắng nghe. Người phụ nữ mà Đằng bị cáo buộc giết hại năm ấy hóa ra vẫn còn sống. Nhưng Đằng thì đã mãi mãi không còn cơ hội trở về.
Tiếng khóc trên pháp trường
Câu chuyện của Đằng xảy ra vào tháng 4/1987, khi thi thể một phụ nữ bị chặt chân tay được tìm thấy ở một con sông thuộc huyện Mayang, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Trước đó một tháng, Thi Tiêu Vinh, nữ hầu bàn ở một khách sạn gần đó được thông báo mất tích.
Đằng Hưng Thiện bị cơ quan điều tra vụ án đặt nghi vấn là thủ phạm của vụ án mạng vì “anh là người cung cấp thịt lợn cho khách sạn mà Thi Tiêu Vinh làm việc. Còn có tin đồn rằng Đằng thường lui tới đó để tìm kiếm gái làng chơi”.
Di ảnh duy nhất còn lại của Đằng Hưng Thiện, chụp khi anh còn ở trong quân ngũ
Khi được đưa tới nhận dạng, chị của Thi nói rằng người phụ nữ bị sát hại trên chính là em gái cô. Nhưng bi kịch ở chỗ, chính cảnh sát địa phương cũng tin vào lời xác nhận đó và Đằng Hưng Thiện đã bị bắt giữ.
Cáo trạng được đọc trước tòa khẳng định Đằng đã quan hệ tình dục với Thi rồi sau đó giết cô này vì nghi cô lấy cắp tiền của mình.
Cơ quan điều tra còn lập luận rằng kẻ giết người phải là một hung thủ rất chuyên nghiệp trong việc chặt chém bằng dao, kiểu giống như người bán thịt vì những kỹ thuật được sử dụng để xẻ thi thể nạn nhân là rất “chuyên nghiệp”.
Dựa vào những lập luận này, bất chất đơn kháng cáo cũng như chiến dịch ký tên kêu oan cho Đằng của hàng trăm dân làng, Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam vẫn kết án anh tử hình vì tội giết người. Đằng Hưng Thiện bị xử bắn năm 1989.
“Tới tận khi ra pháp trường, anh ấy vẫn gào khóc kêu oan. Chưa có vụ tử hình nào nhiều nước mắt như thế”, luật sư của Đằng sau này hồi tưởng lại.
“Người chết” sống lại, người oan không còn
Phán quyết của Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam năm 1989 viết rằng: “Đằng Hưng Thiện thừa nhận mình chủ mưu thực hiện hành vi tội ác. Lời thú tội này phù hợp với các kết quả điều tra và nhân dạng khoa học”.
Không rõ “nhân dạng khoa học” nào đã được sử dụng để kết tội Đằng. Chỉ biết, năm 1993, tức là 4 năm sau khi anh bị xử bắn, “nạn nhân” Thi Tiêu Vinh bất ngờ trở về quê mình ở tỉnh Quý Châu.
Sau này, khi vụ án được lật lại, Thi khai rằng, năm 1987, cô đã bị bắt cóc và bán làm vợ một người đàn ông ở tỉnh Sơn Đông. Việc này xảy ra ít nhất một tháng trước khi thi thể người phụ nữ bị chặt chân, tay được tìm thấy. Sau đó, Thi và chồng bị bắt vì tội buôn bán ma túy. Sau khi ra tù, Thi về quê.
Thi thậm chí còn không biết cả Đằng Hưng Thiện là ai và cũng chưa từng gặp anh.
Mãi đến năm 2004, vợ Đằng Hưng Thiện mới nghe được thông tin rằng Thi Tiêu Vinh còn sống. Nhưng người phụ nữ khốn khổ này đã im lặng. Cuối năm đó, không chịu nổi sự day dứt, bà mới nói với con gái Đằng Yên.
Đằng Yên giận dữ hỏi tại sao bà lại không nói sớm hơn, mẹ cô trả lời: “Nhà ta quá nghèo, lấy gì mà kiện. Mà mẹ cũng sợ phải kiện chính quyền lắm rồi”.
Ngày 12/12/2004, Đằng Yên nộp đơn đề nghị Trung tâm hỗ trợ pháp lý thành phố giúp đỡ. Trung tâm này đã chỉ định một luật sư giúp cô kiến nghị lên Tòa án Nhân dân tỉnh Hồ Nam. Sau hơn nửa năm điều tra, ngày 8/7/2005, Tòa án Hồ Nam tuyên bố Đằng Hưng Thiện vô tội. Lúc này, Đằng đã mồ yên mả đẹp được 16 năm.
Người vợ góa và các con của Đằng được bồi thường 666.660 nhân dân tệ. Một số người tham gia điều tra, xét xử vụ “Đằng Hưng Thiện giết người” bị cảnh cáo, kỷ luật đảng. Nhưng không thấy báo chí Trung Quốc nói có ai bị đưa ra truy tố, xét xử.
Bi kịch của Đằng không phải là câu chuyện oan khuất tày trời duy nhất ở Trung Quốc. Năm 1995, Tòa tỉnh Hà Bắc cũng đã kết án tử hình chàng thanh niên 21 tuổi Nhiếp Thụ Bân. Năm 2005, Vương Thư Kim, bị cáo trong một vụ hiếp dâm, giết người khác thừa nhận chính mình mới là hung thủ trong vụ án của Nhiếp Thụ Bân. Người mẹ già còm cõi của Nhiếp hiện vẫn đang đội đơn đi khắp các cửa tòa tìm công lý cho con.
Hay như She Xianglin, nhân viên bảo vệ ở tỉnh Hồ Bắc bị kết án 15 năm vì tội “giết vợ” và chỉ được tự do sau hơn 10 năm ngồi tù, khi người vợ bỗng nhiên xuất hiện.
Nhưng không phải ai cũng còn được may mắn như She. Với những người đã bị xử bắn rồi thì sao? Bình luận trên Nhân dân Nhật báo năm 2005, Dwight Daniels, giảng viên báo chí tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh đã chua xót nói rằng: “Không cách gì có thể đưa họ trở lại. Khi Đằng Hưng Thiện bị xử bắn 16 năm trước, đến hơi thở cuối cùng anh vẫn kêu mình vô tội. Nhưng không ai lắng nghe. Một bi kịch kết thúc”.