Cà Kê Dê Ngỗng
Tin Rất Buồn Cho CSVN : Không còn nghi ngờ về nguy cơ Trung Quốc vỡ nợ
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.
Hãng xe Pháp, Peugeot, chịu áp lực của chính phủ để mở cửa mời
đối tác Trung Quốc, Đông Phương, tham gia vốn. Dù vậy các tờ báo dành khá
nhiều chỗ cho Châu Á.
Phần trang kinh tế của tờ Libération mở ra với bức ảnh tháp Eiffel đồ
sộ ngự tọa ngay giữa tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang – Trung
Quốc. Đây là nơi được mệnh danh là một Paris thu nhỏ : Nhà ở được kiến
trúc theo mô hình của khu phố Haussmann sang trọng tại Paris, tháp
Eiffel, đồi Montmartre, Khải Hoàn Môn. Thông tín viên của tờ báo mở đầu
bài viết bằng một câu hỏi : Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp,
trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất ? Tháng trước Viện kiểm toán
quốc gia công bố một bản báo cáo, theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã
tăng 400 % trong bốn năm qua : Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế
số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %.
Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 %
năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013. Đành rằng nợ công của Trung Quốc
không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 % GDP) hay của Hy Lạp (160 %
GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung
Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các
con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng
của Trung Quốc có khuynh hướng giảm sụt.
Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ?
Tác giả bài báo trả lời : Đó là do thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá
trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ
công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.
Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3 000 ngôi biệt
thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố khác ở miền đông
bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền bỏ tiền
ra xây để rồi « ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp Sơn » ! Thế rồi vùng Nội Mông, thành phố Hàng Châu, hay tỉnh Hồ Nam, chính quyền cũng đang « dở khóc dở cười
». Nơi thì ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là
dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh,
chỗ thì đầu tư đến 10 triệu đô la để xây một bức tượng hình con cá khổng
lồ ngay cổng vào của thành phố.
Libération nhận xét : Sự điên rồ đó không chỉ dừng lại ở các tỉnh lẻ,
mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng
Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây
dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc.
Như lời một chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh,
Michael Pettis, « một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được
dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường
không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ
tăng lên mãi ». Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã « hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát ».
Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là
vấn đề thời gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn
nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008/2009.
2013: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục ở mức thấp nhất kể từ 1999
REUTERS/China Daily
Theo thông báo của
chính phủ Trung Quốc hôm nay 20/01/2014,
tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2013 ở mức 7,7%, tương đương
với năm 2012 là năm có tăng trưởng thấp nhất kể từ 1999. Bắc Kinh cũng
cảnh báo về vấn đề nợ công và tình trạng mất cân bằng vẫn tiếp diễn.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết đến quý IV 2013, tổng sản
phẩm nội địa tăng 7,7%. Như vậy tăng trưởng trong năm qua của nền kinh
tế thứ nhì thế giới đã vượt qua mục tiêu do Bắc Kinh đặt ra là 7,5%, phù
hợp với dự báo của 14 nhà kinh tế được hãng tin Pháp AFP tham khảo.
Ông Mã Kiến Đường (Ma Jiantang), Tổng Cục trưởng hồ hởi loan báo : « Kinh
tế Trung Quốc đã chứng tỏ một sự năng động đáng khích lệ trong năm
2013, với mức tăng trưởng ổn định và khiêm tốn, đạt được nhờ nỗ lực cao
độ ». Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận là « còn phải giải quyết những vấn đề đã bắt rễ sâu sắc ».
Sau khi kinh tế chựng lại hẳn trong sáu tháng đầu năm, đến tháng
7/2013 Bắc Kinh đã thông qua các biện pháp tái thúc đẩy, chủ yếu về thuế
khóa. Quyết định này đã giúp các hoạt động kinh tế khởi sắc, nhưng chỉ
tạm thời. Không còn có thể mơ đến tăng trưởng hai con số như trong thập
kỷ trước, kinh tế Trung Quốc đang tăng chậm lại dưới sự kiểm soát.
Lên cầm quyền từ tháng 3/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý
Khắc Cường có khuynh hướng phát triển kinh tế ít lệ thuộc hơn vào xuất
khẩu và đầu tư vào công nghiệp nặng – một lãnh vực đang quá tải nghiêm
trọng, và chú trọng đến tiêu dùng nội địa. Chính sách tái cân bằng này
nhắm vào lợi ích dài hạn, nhưng trước mắt có thể làm tăng trưởng chậm
lại.
Và con đường trước mặt hãy còn dài : Theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ
của đầu tư năm vừa qua đã tăng lên, chiếm 54,4% tổng sản phẩm nội địa,
trong khi tỉ lệ tiêu dùng thụt lùi. Một loạt con số thống kê hàng tháng
được công bố hôm nay cho thấy một bức tranh không mấy lạc quan, sản xuất
công nghiệp tháng 12/2013 tăng thấp nhất từ năm tháng qua.
Nhà kinh tế Vương Đào (Wang Tao) của UBS Securities giải thích : « Vấn
đề đang đè nặng nhiều nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm đi trong
những tháng gần đây, trong khi chính phủ trung ương kiên quyết tái khẳng
định ý hướng kiểm soát cả tín dụng lẫn nợ công của các địa phương ».
Bắc Kinh lo ngại trước nợ công đang phình to của các định chế địa
phương (theo kiểm toán cuối tháng 12/2013, tăng đến 67% trong vòng hai
năm), do chính quyền các nơi thoải mái vay nợ cho các dự án đầu tư không
hiệu quả. Chính phủ trung ương đã cố gắng hạn chế nợ công, ngăn chận
nạn đầu cơ và vay nợ bừa bãi cũng như tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước
Trung Quốc hạn chế bơm tiền vào hệ thống tài chính, duy trì áp lực lên
các hoạt động kinh tế.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế được AFP tham khảo, tăng
trưởng năm 2014 sẽ chậm lại ở mức 7,5%. Khó khăn nhất đối với chính
quyền là duy trì mức tăng trưởng vừa đủ, đồng thời bảo vệ mục tiêu cải
cách cơ cấu như đã hứa hẹn. Đó là việc dành một vai trò lớn hơn cho lãnh
vực tư nhân, trong một nền kinh tế vẫn đang do Nhà nước kiểm soát chặt
chẽ.
RFI
Mai Luong chuyển
RFI
Mai Luong chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Tin Rất Buồn Cho CSVN : Không còn nghi ngờ về nguy cơ Trung Quốc vỡ nợ
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của
Nợ Trung Quốc tăng nhanh trong một thời gian ngắn kỷ lục : tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Sự ngông cuồng của các chính quyền địa phương là nguyên nhân đẩy nợ công của Trung Quốc lên cao. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009.
Hãng xe Pháp, Peugeot, chịu áp lực của chính phủ để mở cửa mời
đối tác Trung Quốc, Đông Phương, tham gia vốn. Dù vậy các tờ báo dành khá
nhiều chỗ cho Châu Á.
Phần trang kinh tế của tờ Libération mở ra với bức ảnh tháp Eiffel đồ
sộ ngự tọa ngay giữa tại Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang – Trung
Quốc. Đây là nơi được mệnh danh là một Paris thu nhỏ : Nhà ở được kiến
trúc theo mô hình của khu phố Haussmann sang trọng tại Paris, tháp
Eiffel, đồi Montmartre, Khải Hoàn Môn. Thông tín viên của tờ báo mở đầu
bài viết bằng một câu hỏi : Phải chăng Trung Quốc đang theo chân Hy Lạp,
trở thành một quốc gia nợ nần chồng chất ? Tháng trước Viện kiểm toán
quốc gia công bố một bản báo cáo, theo đó tổng nợ công của Trung Quốc đã
tăng 400 % trong bốn năm qua : Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế
số 2 trên thế giới đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %.
Tích chung cả nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 %
năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013. Đành rằng nợ công của Trung Quốc
không thấm vào đâu so với Nhật Bản (250 % GDP) hay của Hy Lạp (160 %
GDP), nhưng các con số nói trên cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước Trung
Quốc mắc nợ quá nhanh trong thời gian từ 4 đến 5 năm trở lại đây. Các
con số nói trên càng đáng quan ngại hơn, khi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng
của Trung Quốc có khuynh hướng giảm sụt.
Tại sao nợ công của Trung Quốc lại tăng vọt trong thời gian gần đây ?
Tác giả bài báo trả lời : Đó là do thái độ ngông cuồng, tiêu xài quá
trớn của các chính quyền địa phương. Trong hai năm rưỡi vừa qua, tổng nợ
công ở cấp địa phương tăng thêm 67 %, đạt ngưỡng 2.200 tỷ euro.
Chỉ cách thủ đô Bắc Kinh có một giờ lái xe, khoảng 3 000 ngôi biệt
thự sang trọng vẫn chưa tìm được chủ. Tại một thành phố khác ở miền đông
bắc Trung Quốc thì có tới hàng chục ngàn căn hộ do chính quyền bỏ tiền
ra xây để rồi « ngồi trên một núi nợ cao không thua gì dãy Hy Mã Lạp Sơn » ! Thế rồi vùng Nội Mông, thành phố Hàng Châu, hay tỉnh Hồ Nam, chính quyền cũng đang « dở khóc dở cười
». Nơi thì ủy ban nhân dân thành phố không có sáng kiến nào hay hơn là
dựng lên một chiếc tháp Eiffel cao 100 mét để phô trương sự phồn thịnh,
chỗ thì đầu tư đến 10 triệu đô la để xây một bức tượng hình con cá khổng
lồ ngay cổng vào của thành phố.
Libération nhận xét : Sự điên rồ đó không chỉ dừng lại ở các tỉnh lẻ,
mà đã ngấm vào cả các thành phố lớn từ Bắc Kinh đến Vũ Hán, từ Trùng
Khánh tới Quảng Đông … Hiện nay, cứ trên 100 tòa cao ốc đang được xây
dựng trên thế giới thì có tới 60 công trình đang mọc lên tại Trung Quốc.
Như lời một chuyên gia kinh tế người Mỹ đang làm việc tại Bắc Kinh,
Michael Pettis, « một phần lớn các khoản đầu tư ở Trung Quốc được
dùng để xây các tòa cao ốc không người ở, để kiến thiết những phi trường
không bóng người qua lại hay những nhà máy vô dụng, để rồi nợ nần cứ
tăng lên mãi ». Còn theo lời một người trong cuộc thì tình trạng nợ nần ở cấp địa phương Trung Quốc đã « hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát ».
Không còn ai nghi ngờ về viễn cảnh Trung Quốc bị vỡ nợ. Tất cả chỉ là
vấn đề thời gian. Chuyên gia này nói thêm khi đó thì tác động sẽ còn
nguy hại hơn so với những gì đã xảy ra tại Mỹ hồi năm 2008/2009.
2013: Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục ở mức thấp nhất kể từ 1999
REUTERS/China Daily
Theo thông báo của
chính phủ Trung Quốc hôm nay 20/01/2014,
tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2013 ở mức 7,7%, tương đương
với năm 2012 là năm có tăng trưởng thấp nhất kể từ 1999. Bắc Kinh cũng
cảnh báo về vấn đề nợ công và tình trạng mất cân bằng vẫn tiếp diễn.
Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết đến quý IV 2013, tổng sản
phẩm nội địa tăng 7,7%. Như vậy tăng trưởng trong năm qua của nền kinh
tế thứ nhì thế giới đã vượt qua mục tiêu do Bắc Kinh đặt ra là 7,5%, phù
hợp với dự báo của 14 nhà kinh tế được hãng tin Pháp AFP tham khảo.
Ông Mã Kiến Đường (Ma Jiantang), Tổng Cục trưởng hồ hởi loan báo : « Kinh
tế Trung Quốc đã chứng tỏ một sự năng động đáng khích lệ trong năm
2013, với mức tăng trưởng ổn định và khiêm tốn, đạt được nhờ nỗ lực cao
độ ». Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận là « còn phải giải quyết những vấn đề đã bắt rễ sâu sắc ».
Sau khi kinh tế chựng lại hẳn trong sáu tháng đầu năm, đến tháng
7/2013 Bắc Kinh đã thông qua các biện pháp tái thúc đẩy, chủ yếu về thuế
khóa. Quyết định này đã giúp các hoạt động kinh tế khởi sắc, nhưng chỉ
tạm thời. Không còn có thể mơ đến tăng trưởng hai con số như trong thập
kỷ trước, kinh tế Trung Quốc đang tăng chậm lại dưới sự kiểm soát.
Lên cầm quyền từ tháng 3/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý
Khắc Cường có khuynh hướng phát triển kinh tế ít lệ thuộc hơn vào xuất
khẩu và đầu tư vào công nghiệp nặng – một lãnh vực đang quá tải nghiêm
trọng, và chú trọng đến tiêu dùng nội địa. Chính sách tái cân bằng này
nhắm vào lợi ích dài hạn, nhưng trước mắt có thể làm tăng trưởng chậm
lại.
Và con đường trước mặt hãy còn dài : Theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ
của đầu tư năm vừa qua đã tăng lên, chiếm 54,4% tổng sản phẩm nội địa,
trong khi tỉ lệ tiêu dùng thụt lùi. Một loạt con số thống kê hàng tháng
được công bố hôm nay cho thấy một bức tranh không mấy lạc quan, sản xuất
công nghiệp tháng 12/2013 tăng thấp nhất từ năm tháng qua.
Nhà kinh tế Vương Đào (Wang Tao) của UBS Securities giải thích : « Vấn
đề đang đè nặng nhiều nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm đi trong
những tháng gần đây, trong khi chính phủ trung ương kiên quyết tái khẳng
định ý hướng kiểm soát cả tín dụng lẫn nợ công của các địa phương ».
Bắc Kinh lo ngại trước nợ công đang phình to của các định chế địa
phương (theo kiểm toán cuối tháng 12/2013, tăng đến 67% trong vòng hai
năm), do chính quyền các nơi thoải mái vay nợ cho các dự án đầu tư không
hiệu quả. Chính phủ trung ương đã cố gắng hạn chế nợ công, ngăn chận
nạn đầu cơ và vay nợ bừa bãi cũng như tín dụng đen. Ngân hàng Nhà nước
Trung Quốc hạn chế bơm tiền vào hệ thống tài chính, duy trì áp lực lên
các hoạt động kinh tế.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế được AFP tham khảo, tăng
trưởng năm 2014 sẽ chậm lại ở mức 7,5%. Khó khăn nhất đối với chính
quyền là duy trì mức tăng trưởng vừa đủ, đồng thời bảo vệ mục tiêu cải
cách cơ cấu như đã hứa hẹn. Đó là việc dành một vai trò lớn hơn cho lãnh
vực tư nhân, trong một nền kinh tế vẫn đang do Nhà nước kiểm soát chặt
chẽ.
RFI
Mai Luong chuyển
RFI
Mai Luong chuyển