Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 25 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
**************
Nga có thể thất thế trong cuộc chiến năng lượng với châu Âu
Nga
dùng sức mạnh năng lượng để buộc các nước châu Âu chấm dứt ủng hộ với
Ukraine, nhưng nỗ lực này có thể đối mặt nguy cơ thất bại.
Các
chính phủ châu Âu nói chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin là
cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên để gây đau đớn cho các hộ gia đình
và doanh nghiệp ở lục địa già, khiến người dân phản đối chính sách trừng
phạt hiện tại của châu Âu với Nga và buộc các nước ngừng hỗ trợ cho
Ukraine.
Cuộc chiến kinh tế Nga - châu Âu được coi là có thể định
đoạt kết quả cuộc xung đột Ukraine. Giới quan sát chỉ ra rằng Nga đang
gặp khó khăn về kinh tế, cùng với những bước lùi trên chiến trường.
Nga
chưa chắc chắn thua trong cuộc chiến kinh tế này. Song các quan chức,
chuyên gia năng lượng và các nhà kinh tế ngày càng nhất trí rằng dù hành
động của Nga sẽ gây ra khó khăn nghiêm trọng, châu Âu sẽ vượt qua được
mùa đông mà không cạn kiệt khí đốt. Họ lạc quan rằng khi mùa đông kết
thúc, sức ảnh hưởng của Nga với nguồn cung năng lượng của châu Âu sẽ
tiêu tan.
Kho lưu trữ khí đốt Reckrod ở Eiterfeld, Đức hồi tháng 7. Ảnh: AP.
Tổng
thống Nga đã sử dụng "con át chủ bài" năng lượng vào cuối tháng 8, khi
tuyên bố dừng vô thời hạn nguồn cung khí đốt tới châu Âu qua Nord Stream
1. "Ông ấy cho rằng đó là đòn bẩy lớn nhất và đánh cược với nó", Daniel
Yergin, nhà sử học năng lượng kiêm phó chủ tịch S&P Global, nói.
Những
thành công của Ukraine trong cuộc phản công gần đây đã khiến các chính
phủ châu Âu không có lý do để thay đổi hướng đi, theo các chiến lược
gia. "Không nước nào ở châu Âu cảm thấy cách giải quyết duy nhất là
nhượng bộ Nga", Lawrence Freedman, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến
tranh tại Đại học King's London, nói.
Điểm tựa của chiến dịch quân
sự Ukraine là doanh thu cao từ dầu và khí đốt nhờ giá cả tăng vọt. Tuy
nhiên, giới quan sát cho rằng nguồn thu của Nga đang giảm dần khi lượng
khí đốt xuất khẩu và giá dầu giảm. Dầu thô Brent đã giảm từ hơn 120 USD/
thùng vào tháng 6 xuống còn khoảng 90 USD/ thùng.
Dữ liệu chính
phủ Nga cung cấp đầu tuần trước chỉ ra thâm hụt ngân sách lớn trong
tháng 8. Thặng dư ngân sách Nga đã giảm còn 137 tỷ ruble (khoảng 2,3 tỷ
USD) trong 8 tháng đầu năm, từ mức 481 tỷ ruble công bố hồi tháng 7.
Các
chính phủ châu Âu cũng có những thành công trong đảm bảo nguồn cung khí
đốt thay thế Nga. Theo thỏa thuận đạt được hồi cuối tháng 7, từ tháng 8
năm nay tới tháng 3/2023, toàn bộ thành viên EU sẽ tự nguyện giảm 15%
lượng tiêu thụ khí đốt.
Trong trường hợp xảy ra cú sốc về nguồn
cung, như Nga ngắt hoàn toàn đường ống khí đốt, EU có thể tuyên bố tình
trạng khẩn cấp và biến tỷ lệ cắt giảm này thành mức bắt buộc, có hiệu
lực ngay lập tức. Hiện khoảng 80 triệu mét khối khí đốt hiện vẫn được
chuyển sang EU thông qua Ukraine và đường ống TurkStream.
"Trong
bối cảnh khí đốt ở châu Âu đắt đỏ, việc cắt giảm tiêu thụ là động thái
rất có ý nghĩa về mặt chi phí. Nó càng trở nên quan trọng hơn khi cân
nhắc tới vấn đề chính trị", Jim Krane, nhà phân tích năng lượng tại Viện
Baker thuộc Đại học Rice ở Mỹ, nói với VnExpress.
Mùa
đông sắp tới sẽ là giai đoạn dễ tổn thương nhất đối với các chính phủ
châu Âu. Nếu mùa đông năm nay khắc nghiệt hơn bình thường, nhu cầu tiêu
thụ năng lượng sẽ tăng, sự lạc quan của châu Âu cũng sẽ "bốc hơi", theo
các nhà quan sát. Để duy trì sự thống nhất của châu Âu trong mùa đông,
một số quốc gia có thể sẽ phải chia sẻ khí đốt dự trữ của họ với những
nước khác.
Tuy nhiên, về phía Nga, cái giá đắt phải trả cho cuộc
chiến năng lượng là danh tiếng nhà cung cấp đáng tin cậy không bao giờ
sử dụng khí đốt làm vũ khí chính trị. "Bây giờ, họ đang sử dụng nó,
không phải chỉ là vũ khí chính trị mà còn là vũ khí trong xung đột. Nó
hoàn toàn xóa sạch uy tín của họ", Yergin nói.
Một dấu hiệu cho
thấy ảnh hưởng của Nga suy yếu là giá khí đốt và điện đã giảm, sau khi
tăng vọt vào tháng trước vì tuyên bố ngừng Nord Stream 1.
Vào giữa
tháng này, khí đốt bán buôn được giao dịch ở mức khoảng 185 USD mỗi
megawatt giờ. Nó cao gần 3 lần so với năm trước và gần gấp đôi hồi đầu
tháng 6, khi Moskva bắt đầu siết nguồn cung qua Nord Stream 1. Tuy
nhiên, nó vẫn giảm hơn 45% so với mức cao kỷ lục duy trì từ cuối tháng 7
tới hôm 26/8.
Giá điện đã giảm gần một nửa so với mức đỉnh. "Tình
hình có vẻ đang ổn định", David den Hollander, đồng sáng lập công ty DC
Energy Trading, chỉ ra các kho lưu trữ khí đốt ở Trung Âu đã gần đầy.
Ngoài
đóng cửa các nhà máy luyện kim và phân bón tiêu thụ nhiều năng lượng,
các kho nhập khí đốt mới còn được thiết lập ở Hà Lan và nhiều nơi khác
để tiếp nhận các lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các cơ sở mới là
một trong những bước mà châu Âu đưa ra để đa dạng hóa nguồn cung thay
thế Nga.
Các lựa chọn thay thế, trong đó có LNG từ Mỹ và các nước
khác, giúp lấp đầy một phần khoảng trống khi Nga đóng cửa Nord Stream 1.
Các kho lưu trữ khí đốt đã đạt 85% công suất, vượt mục tiêu ban đầu của
EU là 80% vào cuối tháng 10.
Simon Quijano-Evans, nhà kinh tế
trưởng tại quỹ đầu tư Gemcorp Capital LLC ở London, cho biết ngay cả khi
Nga ngừng hoàn toàn nguồn cung, EU vẫn có thể có thể đủ khí đốt cho mùa
đông. "Đó sẽ là một thách thức và phụ thuộc vào thời tiết, nhưng hoàn
toàn có thể thực hiện được", ông nói.
Ông tính toán mức tiêu thụ
khí đốt tự nhiên trung bình của EU vào tháng 10 trong giai đoạn 2018 tới
2021 là 256 tỷ mét khối. Trong khi đó, với các nguồn khí đốt từ những
nơi khác cộng với 92 tỷ mét khối lưu trữ, châu Âu sẽ có khoảng 242 tỷ
mét khối vào mùa đông năm nay. Phần chênh lệch có thể được bù đắp bằng
cách tiết kiệm.
Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters.
Khi
EU và các chính phủ như Anh đang chạy đua để xoa dịu những tác động đối
với người dân và doanh nghiệp, "tôi không nghĩ bất ổn xã hội sẽ xảy ra
khiến các chính phủ phải nhượng bộ ông Putin", Stefano Stefanini, từng
là nhà ngoại giao kiêm cố vấn chính sách đối ngoại cho cựu tổng thống
Italy Giorgio Napolitano, cho hay.
Nhà phân tích Jim Krane cũng lạc quan rằng châu Âu chắc chắn sẽ vượt qua được cú sốc năng lượng Nga.
"Sẽ
mất nhiều thời gian để thay thế nguồn cung Nga, nhưng chắc chắn có thể
làm được", Krane chia sẻ. "Không chính phủ nào cho phép các mối quan hệ
năng lượng chi phối hoạt động ngoại giao của họ trong phạm vi mà Moskva
muốn".
Một yếu tố khác khiến chính phủ châu Âu không lùi bước là
Tổng thống Putin không mang lại họ một lối thoát dễ dàng. Tuần này,
khủng hoảng Ukraine leo thang với những diễn biến mới gồm 4 tỉnh Ukraine
trưng cầu dân ý sáp nhập Nga và ông Putin phát lệnh động viên quân.
Đồng thời, ông Putin cũng không đưa ra một thỏa thuận mà châu Âu có thể
đồng tình, khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev đã rơi vào
bế tắc suốt nhiều tháng.
"Nếu châu Âu cảm thấy họ không phải thay đổi lập trường, ảnh hưởng của Nga chắc chắn sẽ suy giảm", giáo sư Freedman nói.
Thanh Tâm (Theo WSJ)
***********
Ông Biden dự G20 ở Indonesia, không dự APEC ở Thái Lan vì 'bận việc gia đình'
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên máy bay Air Force One đến New York hôm 20-9 - Ảnh: REUTERS
PBS,
một đài truyền hình lớn của Thái Lan, là nơi đầu tiên đưa tin về sự
việc ngày 24-9. Theo đài này, Nhà Trắng đã thông báo với Đại sứ quán
Thái Lan tại Mỹ về việc ông Biden không thể đến Thái Lan dự cuộc họp
lãnh đạo APEC vào tháng 11.
Thay vào đó, tổng thống Mỹ đã ủy quyền
Phó tổng thống Kamala Harris đại diện cho ông tại cuộc họp dự kiến diễn
ra trong hai ngày 18 và 19-11.
Lý do được Nhà Trắng đưa ra là ông
Biden "bận việc gia đình". Bà Harris sẽ bay đến Bangkok và chỉ tham dự
cuộc họp APEC, sau đó về Mỹ.
Hội nghị cấp cao APEC sẽ diễn ra tại
Trung tâm quốc tế Queen Sirikit mới được tân trang ở thủ đô Bangkok.
Saudi Arabia sẽ là quốc gia Trung Đông đầu tiên tham dự hội nghị thượng
đỉnh APEC với tư cách khách mời của nước chủ nhà Thái Lan.
Theo
một nguồn tin cao cấp, Tổng thống Biden vẫn sẽ tham gia hội nghị thượng
đỉnh G20 tại Bali của Indonesia vào ngày 15 và 16-11.
Chuyến thăm
của ông sẽ diễn ra một tuần sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Nhà lãnh đạo
Mỹ sẽ về nước ngay sau khi kết thúc hội nghị G20 ở Indonesia thay vì đến
Bangkok như kế hoạch ban đầu.
Các nhà lãnh đạo khác, bao gồm
Trung Quốc và Nga, dự kiến sẽ tham dự cuộc họp của G20. Bản thân Tổng
thống Biden đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện khi bày tỏ ý muốn gặp trực
tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đánh dấu cuộc gặp mặt đối mặt đầu
tiên giữa hai người kể từ khi ông Biden nhậm chức.
Với tư cách là
nước chủ nhà, ngoài các nước G20, Indonesia cũng mời thêm Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky đến sự kiện. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự
kiến cũng có mặt theo lời mời của Jakarta bất chấp sức ép từ các nước
phương Tây.
Ngoài Thái Lan và Indonesia, Campuchia cũng sẽ đón
nhiều đoàn quan chức cấp cao trong trung tuần tháng 11 với tư cách là
nước tổ chức chuỗi các hội nghị cấp cao ASEAN và hội nghị liên quan.
Theo
Đài PBS, tổng thống Mỹ và Nga, chủ tịch Trung Quốc sẽ không dự chuỗi
hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia từ ngày 10 đến 13-11. Nga và Trung
Quốc khả năng cao sẽ cử thủ tướng, nhưng hiện chưa rõ Mỹ sẽ cử quan chức
cấp nào đến sự kiện *************
Biểu tình rung chuyển Iran
Hàng
nghìn người biểu tình ở 15 thành phố Iran hơn một tuần qua sau cái chết
của người phụ nữ bị "cảnh sát đạo đức" ở Tehran bắt.
Biểu
tình bùng phát và lan rộng ở Iran sau cái chết của Mahsa Amini, 22
tuổi, người bị "cảnh sát đạo đức" ở thủ đô Tehran bắt giam với cáo buộc
"quần áo không đàng hoàng" vì mang khăn trùm hijab không phù hợp luật
Hồi giáo. Amini bị bắt ngày 13/9, nhập viện trong tình trạng hôn mê và
tử vong ngày 16/9. Giới chức nói rằng cô bị đột quỵ và đau tim.
Cái
chết của Amini làm dấy lên sự tức giận về các vấn đề bao gồm hạn chế
quyền tự do ở Iran và một nền kinh tế đang quay cuồng với các lệnh trừng
phạt.
Phụ nữ đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình. Họ vẫy tay, đốt mạng che mặt, một số còn cắt tóc ở nơi công cộng.
Đám
tang Amini được tổ chức ngày 17/9. Các nhà hoạt động nhân quyền tại
Iran cho biết Amini bị chấn thương nặng ở vùng đầu khi cảnh sát bắt cô.
Vết thương khiến nạn nhân hôn mê suốt ba ngày rồi qua đời.
Cảnh
sát trưởng Tehran cho rằng Amini bị bệnh động kinh và tiểu đường, song
cha cô bác bỏ, khẳng định cô không có vấn đề gì về sức khỏe và bị bầm
tím ở chân khi bị giam. Cảnh sát phủ nhận hành hung Amini.
Hơn
một tuần sau cái chết của Amini, biểu tình đã lan rộng ở 15 thành phố
của Iran. Đám đông biểu tình đã đốt lửa dưới chân một cầu vượt ở Tehran
ngày 21/9.
Trong đêm biểu tình thứ năm ở Tehran, cảnh sát sử dụng hơi cay và bắt một số người để giải tán đám đông lên tới 1.000 người.
Người biểu tình dựng rào chắn ở đường phố Tehran.
Các
vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Iran khiến ít nhất
35 người thiệt mạng, theo cập nhật đêm 23/9 của hãng thông tấn nhà nước
Borna.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gọi điện chia
buồn với người thân một nhân viên an ninh thiệt mạng tuần qua. Kết quả
điều tra ban đầu cho biết nạn nhân bị đâm bằng dao. Hung thủ có thể là
người biểu tình phản đối các điều luật Hồi giáo mang tính bảo thủ ở
Iran.
Những thùng rác bị đốt trong cuộc biểu tình ở thủ đô Tehran khi người biểu tình đối đầu lực lượng cảnh sát.
Tổng
thống Raisi nhấn mạnh chính phủ Iran cần "xử lý quyết đoán những ai đe
dọa an ninh và bình yên quốc gia" trong làn sóng biểu tình lần này.
Những chiếc xe máy bị đốt trên đường phố khi biểu tình lan rộng trên khắp Iran.
Hỗn loạn trên đường phố Iran. Video: Al Jazeeera.
Bộ
Nội vụ Iran Ahmad Vahidi cam kết tiếp tục điều tra cái chết của Mahsa
Amini, đồng thời kêu gọi người dân kiên nhẫn chờ kết quả giám định pháp y
chính thức.
Ông Vahidi đồng thời chỉ trích "một số lực lượng
thiếu trách nhiệm đang kích động bạo lực, chống lưng bởi Mỹ, các nước
châu Âu và những nhóm chống phá cách mạng Hồi giáo".
Không
chỉ ở Iran, biểu tình còn diễn ra ở một số nước như Mỹ, Đức, Hy Lạp,
Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ sau cái chết của Amini. Trong ảnh là đám đông biểu
tình cầm ảnh của Amini trước trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York,
Mỹ ngày 21/9.
Người biểu tình đụng độ cảnh sát chống bạo động bên ngoài đại sứ quán Iran ở Athens, Hy Lạp ngày 22/9.
Cô gái cầm theo hai nắm tóc trong đám đông biểu tình ở Berlin, Đức ngày 23/9.
Liên
Hợp Quốc đã kêu gọi một cuộc điều tra khách quan về cái chết của Amini.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và việc
phủ nhận phẩm giá cơ bản của con người khi thực thi các chính sách trùm
đầu bắt buộc do nhà nước ban hành", các chuyên gia LHQ cho biết trong
tuyên bố ngày 22/9.
Nga biện minh cuộc xâm lược là "giải phóng" Ukraina, tố cáo phương Tây muốn thống lĩnh thế giới
Thanh Hà
Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo bên lề cuộc họp của Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 24/09/2022.AP - Jason DeCrow
Biện
minh cho việc Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina, lên án Mỹ và phương
Tây hủy hoại uy tín của các định chế quốc tế, căm ghét nước Nga một cách « thô thiển », đó là những điểm chính trong phát biểu của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 24/09/2022.
Matxcơva
đã khởi động cuộc xâm chiếm Ukraina từ tháng 2/2022 nhưng ông Lavrov đã
nhắc lại mục tiêu : giải phóng Ukraina khỏi ách của chính quyền « tân quốc xã tại Kiev », đang đàn áp chính những công dân Ukraina. Ngoại trưởng Nga cũng đã tố cáo « Hoa Kỳ và đồng minh » không chỉ muốn trông thấy Nga thất bại về quân sự mà còn muốn « hủy hoại » luôn cả Liên bang Nga, « xóa sổ một thực thể mà về mặt địa chính trị đang trở nên quá độc lập » với mô hình mà phương Tây muốn áp đặt.
Ngoại trưởng Nga nêu bật thái độ « thù nghịch Nga một cách thô thiển » của phương Tây, chẳng hạn như là đã « phát rồ » lên vì cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraina đang diễn ra từ ngày 23 đến 27/09/2022.
Kiev và phương Tây coi đây là một « trò hề »
để Nga thôn tính các tỉnh nói trên của Ukraina. Trái lại theo quan điểm
của ông Lavrov, chính Mỹ và đồng minh mới là phe muốn lợi dụng Ukraina
như một công cụ chính trị để độc quyền thống lĩnh thế giới.
Vào lúc cuộc trưng cầu dân ý tại 4 vùng lãnh thổ Ukraina còn chưa kết thúc, ngoại trưởng Nga đã tuyên bố sẽ huy động « mọi phương tiện » để « bảo vệ toàn bộ » những vùng lãnh thổ của Nga, kể cả những vùng đất vừa mới sáp nhập vào với Liên Bang Nga.
Reuters
ghi nhận, tuyên bố này hàm ý Matxcơva có thể tính đến giải pháp sử dụng
vũ khí nguyên tử. Ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba đánh giá lời lẽ
trên đây hoàn toàn « vô trách nhiệm » và « không thể chấp nhận được ».
Kiev yêu cầu triệu tập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về trưng cầu dân ý
mà Nga đang cho tổ chức tại Donetsk, Lugansk ở miền đông Ukraina và
Kherson, Zaporijjia ở miền nam Ukraina.
Cũng phát biểu tại Đại
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
tránh sử dụng cụm từ chiến tranh khi đề cập đến Ukraina ông chỉ kêu gọi « các bên liên quan ngăn cản khủng hoảng lan rộng, ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển ».
Về phía Ấn Độ, ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar quan niệm « đối thoại và ngoại giao » là con đường duy nhất để chấm dứt chiến tranh. Ông nói thêm « Ấn Độ đứng về phía hòa bình và cương quyết luôn giữ vị trí đó ».
*************
Lực lượng Ukraina tại Kharkiv gặp khó khăn vì thời tiết xấu và sức kháng cự của quân Nga
Trọng Nghĩa
2-3 minutes
Chiến
dịch phản công thần tốc của lực lượng Ukraina tại các vùng bị Nga chiếm
đóng ở khu vực Kharkiv (đông bắc), vào hôm qua 24/09/2022 đã gặp phải
hai cản trở đáng kể ở Kupiansk: Thời tiết khắc nghiệt và sức kháng cự
của quân đội Nga.
Theo ghi nhận hãng tin
Pháp AFP, tại Kupiansk, giao tranh diễn ra dữ dội dọc theo sông Oskil,
với bờ phía Tây do quân Ukraina kiểm soát và bờ phía Đông, trong tay lực
lượng Nga.
Trả lời AFP dưới một cơn mưa tầm tã, ảnh hưởng nặng nề
đến hoạt động của xe tăng và xe thiết giáp chuyển quân, trung sĩ
Ukraina Roman Malyna thừa nhận: “Mưa hiện đang gây khó khăn cho việc
sử dụng vũ khí hạng nặng ở khắp mọi nơi. Chúng tôi chỉ có thể dùng
những con đường trải nhựa”.
Viên hạ sĩ quan này cho biết thêm: “Vì rất khó để tiến lên do thời tiết, chúng tôi đang nhắm mục tiêu vào các xe bọc thép, kho đạn và các nhóm binh sĩ của Nga.”
Hôm
thứ Sáu (23/09), nhân vật quản trị quân sự tại Kupiansk, Andriy
Kanachevych, đã nói với AFP rằng lực lượng Ukraina có thể phải mất đến
mười ngày để ổn định an ninh cho khu vực này.
Phần lớn thành phố
Kupiansk, một giao lộ đường sắt quan trọng trước đây được Nga sử dụng để
tiếp tế cho các lực lượng của họ được triển khai xa hơn về phía nam
trên chiến tuyến Donetsk, đã bị các lực lượng Ukraina chiếm lại trong
tháng 9 này trong một cuộc phản công ngoạn mục.
Tuy nhiên, một
dải hẹp ở khu vực Kharkiv trên bờ phía đông sông Oskil vẫn nằm trong tay
các lực lượng Nga, ngăn không cho lính Ukraina tiến về khu vực Lugansk
do Nga kiểm soát, và muốn sáp nhập.
Nga tiếp tục các cuộc “trưng cầu dân ý” tại Ukraina
Tại
4 vùng của Ukraina bị Nga kiểm soát toàn bộ hoặc một phần là Donetsk,
Lugansk, Kherson và Zaporijjia, các thùng phiếu tiếp tục được mang từ
nhà này sang nhà khác để cư dân bỏ phiếu nhằm hợp thức hóa việc Nga sáp
nhập các vùng lãnh thổ này của Ukraina.
Trong khi các nhà lãnh đạo
G7 lên án các cuộc trưng cầu dân ý này và tổng thống Mỹ Joe Biden đã
hứa sẽ có các biện pháp trừng phạt mới, Nga dường như đã quyết tâm thôn
tính các vùng nói trên.
Dân Nga tiếp tục xuống đường phản đối lệnh động viên, Putin ký sắc lệnh phạt 10 năm tù nếu đào ngũ
Thanh Hà
4-5 minutes
CHIẾN TRANH UKRAINA
Đăng ngày:
Cảnh sát Nga bắt giữ một người biểu tình phản đối lệnh huy động lính dự bị ở St Petersburg, Nga, 24/09/2022.AP
Cảnh
sát Nga bắt giữ hơn 700 người biểu tình phản đối lệnh động viên lính dự
bị sang chiến trường Ukraina hôm 24/09/2022. Tại Matxcơva tổng thống
Vladimir Putin ký sắc lệnh với hình phạt lên tới 10 năm tù nhắm vào các
công dân Nga trốn nghĩa vụ, "đào ngũ".
Chiến
tranh Ukraina đã tràn vào từng hộ gia đình ở Nga sau lệnh động viên
lính dự bị được loan báo hôm đầu tuần. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra và
vẫn tiếp diễn. Theo tổ chức OVD-INFO đặc biệt theo dõi các vụ bắt giữ
công dân Nga, riêng hôm 24/09/2022 hơn 700 người biểu tình đã bị câu
lưu, một nửa trong số đó bị bắt tại Matxcơva. Thứ Tư vừa qua đã có
khoảng 1.400 người chống lệnh động viên lính dự bị đã bị bị bắt giữ.
AFP tường thuật tại thủ đô Matxcơva, người biểu tình phẫn nộ hô to khẩu hiệu như là : « Chúng tôi không chết vì Putin ! », « Đừng mang chúng tôi ra làm bia đỡ đạn ! ». Tại Saint Petersbourg, quê hương của Vladimir Putin, người biểu tình dương cao biểu ngữ với vỏn vẹn một từ : « Hòa Bình ». Phát biểu từ Kiev qua video, tổng thống Volodymyr Zelensky trực tiếp cảnh báo các công dân Nga rằng họ đang bị ông Putin « đẩy vào cõi chết ». Ông Zelensky kêu gọi dân Nga hãy « vùng lên » và hứa hẹn Ukraina sẽ đối xử tử tế với những người Nga nếu họ buông súng, họ sẽ được đối xử một cách « có văn hóa ».
Tại
Kremlin, ông Putin ban hành thêm một số các hình phạt nặng hơn nhắm vào
những người trốn đi lính hay đào ngũ. Thông tín viên Jean-Didier Revoin
từ Matxcơva cho biết cụ thể :
« Từ ba đến mười năm tù nhắm
vào các đối tượng tự ý ra đầu hàng. Hình phạt tương tự như vậy nhắm vào
những ai từ chối thực hiện lệnh động viên. Những trường hợp bỏ nghĩa vụ
hay đào ngũ thì sẽ lãnh từ năm đến mười năm tù. Đó là những biện pháp
mới, được quy định trọng một bộ luật bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay.
Ngoài ra tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn một loạt các điều khoản
tăng cường các hình phạt nhắm vào những ai vi phạm kỷ luật trong khuôn
khổ thiết quân luật. Chẳng hạn như trường hợp lính dự bị không ra trình
diện chính quyền khi có tên trong lệnh tuyển quân thì sẽ bị phạt 5 năm
tù vì có hành vi phá hoại hoặc vi phạm luật hình sự.
Trái
lại đối với những người nước ngoài phục vụ trong quân đội Nga tối thiểu
một năm, thủ tục xin vào quốc tịch Nga sẽ được thuận lợi. Đây là cách
để huy động quân sang Ukraina, đồng thời uy hiếp những người Nga muốn
trốn lính. Từ Thứ Tư vừa qua, hàng ngàn người tìm cách thoát khỏi nước
Nga. Đường xã tắc nghẽn vì những đoàn xe dài hàng chục cây số nối đuôi
nhau trên những ngả ra sân bay và gần khu vực biên giới với các nước
láng giềng của Nga như Gruzia, Kazakhstan, Mông Cổ hay Phần Lan ».
***************
Chiến sự ngày 213: Nga thay tướng hậu cần, người Nga tiếp tục rời nước
Chính
quyền Moscow thay tướng đứng đầu công tác hậu cần sau một loạt các thất
bại vừa qua ở Ukraine, trong khi nhiều chốt biên giới của Nga với các
láng giềng bị tắt nghẽn vì lưu lượng xe tăng vọt.
(Trái) Tướng Dmitry Bulgakov và thượng tướng Mikhail Mizintsev
quân đội nga
Nga bị tố phá đập trên sông Siverskyi Donets
Reuters
dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã sử dụng tên lửa đạn
đạo tầm ngắn hoặc loại vũ khí tương tự để bắn phá đập thủy điện
Pechenihy trên sông Siverskyi Donets ở miền đông bắc Ukraine.
Các
vụ tấn công đã diễn ra ngày 21 và 22.9, và một đợt trước đó nhằm vào đập
Karachunivske gần sông Krivyi Rih ở miền trung Ukraine vào ngày 15.9.
Bộ Quốc phòng Anh cũng ghi nhận các lực lượng vũ trang Ukraine đã mở
rộng đà tiến quân về hướng hạ nguồn ở cả hai con sông.
Theo tình
báo Anh, các tư lệnh Nga có lẽ tìm cách phá hủy các cửa cống của hai con
đập để làm ngập đường và chặn đà tiến của quân Ukraine. Tuy nhiên, các
vụ tấn công được cho ít có khả năng gây nên sự gián đoạn đáng kể cho các
chiến dịch của Ukraine vì khoảng cách khá xa giữa các con đập bị hư hại
và vùng chiến sự.
Nga chưa bình luận về thông tin trên. Thay vào
đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết pháo binh nước này đã bắn hạ một UAV
Bayraktar TB2 đang di chuyển từ Nikopol do Ukraine kiểm soát đến nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia vào sáng 24.9. Lực lượng Ukraine cũng bắn 10
quả pháo vào làng Volna, gần nhà máy điện, nhưng phía Nga đã vô hiệu
hóa đợt tấn công.
“Lượng bức xạ ở Zaporizhzhia vẫn được duy trì ở
mức an toàn”, Sputnik News dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga. Ukraine
chưa bình luận về thông tin này.
Cùng ngày, tại Kharkiv, lãnh đạo
chính quyền quân sự Oleg Sinegubov nói rằng lực lượng Nga nã pháo vào
các khu định cư gần biên giới. Tại huyện Kupiansk, 5 người bị thương do
pháo kích.
Còn Tỉnh trưởng Pavlo Kyrylenko của tỉnh Donetsk ngày
24.9 thông báo có 2 dân thường thiệt mạng trong ngày 23.9 tại Donetsk và
3 người bị thương, theo tờ The Guardian.
Khói bốc lên từ hướng thành phố Kupiansk, tỉnh Kharkiv
afp/getty
Nga thay tướng hậu cần ở Ukraine
Tướng
Dmitry Bulgakov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, đã bị sa thải khỏi vị
trí đứng đầu công tác hậu cần quân đội kể từ khi Điện Kremlin phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo TASS.
Người thay thế
ông là thượng tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc
phòng Nga. Tướng Mizintsev là tướng chỉ huy chiến dịch giúp Nga kiểm
soát Mariupol.
Tướng Bulgakov đã phục vụ trong quân ngũ từ thập
niên 1970. Năm 2016, ông được trao ngôi sao “Anh hùng Nga”, danh hiệu
cao quý nhất của quân đội nước này.
Việc thay tướng diễn ra 3 ngày
sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh động viên một phần
đối với lực lượng dự bị cho chiến sự ở Ukraine.
Ngày 24.9, ông
Putin tiếp tục ký sắc lệnh siết chặt các lệnh trừng phạt đối với những
người tự nguyện đầu hàng và từ chối cầm súng chiến đấu. Theo đó, những
người đào ngũ có thể đối mặt tối đa 10 năm tù giam.
Chủ nhân Điện
Kremlin cũng ký thành luật cho phép nới lỏng việc nhập tịch đối với
những người nước ngoài đồng ý nhập ngũ và phục vụ trong quân đội Nga.
Hàng dài xe cộ từ hướng Nga chờ đến lượt qua chốt kiểm tra biên giới Vaalimaa để vào Phần Lan
reuters
Châu Âu được kêu gọi mở cửa đón người Nga tị nạn
Chủ
tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thúc giục các thành viên Liên minh
châu Âu (EU) hãy mở cửa đón những công dân Nga “không muốn trở thành
công cụ của Điện Kremlin”, theo báo Politico.
Kể từ ngày
21.9, nhiều người Nga lái xe xếp hàng nhiều giờ với hy vọng có thể đến
Mông Cổ, Kazakhstan, Phần Lan hoặc Georgia vì lo sợ Nga có thể phong tỏa
biên giới, Reuters đưa tin.
Giới chức Nga cũng thừa nhận đang có
tình trạng kẹt xe ở biên giới Nga-Georgia hôm 24.9. Tại một chốt biên
phòng, có khoảng 2.300 ô tô chờ đến lượt qua ngõ Georgia.
Từ khóa tìm kiếm “rời Nga” đã tăng gấp 100 lần so với bình thường vào buổi sáng Tổng thống Putin tuyên bố động viên cục bộ.
Iran phản ứng vì bị giáng cấp ngoại giao
Trong
ngày 24.9, ông Nasser Kanaani, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran,
“khuyên” Ukraine hãy kiềm chế và không nên bị ảnh hưởng bởi các bên thứ
ba với mưu đồ phá hủy quan hệ giữa Iran và Ukraine.
Iran sẽ có hành động cụ thể trước động thái của chính quyền Kyiv, ông Kanaani cảnh báo, theo Reuters.
Thông
điệp trên được đưa ra sau khi Ukraine giáng cấp quan hệ ngoại giao với
Iran vì cho rằng nước này có hành động không thân thiện là cung cấp UAV
cho Nga, theo đài RT. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày và đăng trên
website Bộ Ngoại giao Ukraine.
Trước đó, quân đội Ukraine thông
báo đã bắn hạ 8 UAV cảm tử của Iran trên chiến trường, trong đó có 4 UAV
Shahed-136 bị bắn rơi trên vùng biển gần cảng Odessa ngày 23.9.
************
Tư lệnh không quân Mỹ 'không mất ngủ' vì tiêm kích J-20 Trung Quốc
Vi Trân
4-5 minutes
Tư
lệnh không lực Mỹ tại Thái Bình Dương không quá lo lắng về máy bay J-20
nhưng đánh giá không quân Trung Quốc đang phát triển nhanh về số lượng
và năng lực nên Mỹ cần nỗ lực để duy trì ưu thế.
Phát biểu tại hội
nghị về lĩnh vực không gian vũ trụ và không gian mạng tại bang Maryland
đầu tuần này, tư lệnh Không lực Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) Kenneth
Wilsbach cho biết việc gia tăng quy mô phi đội của Trung Quốc khiến các
nước báo động, theo trang Business Insider ngày 23.9.
Tuy nhiên, ông nhận xét chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này, tiêm kích tàng hình J-20 không phải là mối lo ngại quá lớn.
Chiến đấu cơ J-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc năm 2018
AFP
“Đó
là máy bay hiện đại nhất của họ. Chúng ta có ít cơ hội để đánh giá nó.
Nó có vẻ cũng ổn nhưng không làm cho chúng ta mất ngủ nhiều. Nhưng họ
đang chế tạo rất nhiều và chắc chắn chúng ta đang theo dõi sát sao và
tìm hiểu họ phát triển và vận hành chúng như thế nào”, tướng Wilsbach
nói.
J-20 là chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc, được trình làng
vào năm 2017 và được cho là đã thực hiện các hoạt động tuần tra tại
Biển Đông và biển Hoa Đông.
J-20 được cho là chiến đấu cơ hiện đại nhất của Trung Quốc
Reuters
Theo
báo cáo gần nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, máy bay
J-20 và FC-31, loại tiêm kích thế hệ 5 đang được phát triển, sẽ gia tăng
năng lực tác chiến không đối không cho phi đội. Hai loại máy bay này
được đánh giá có tính linh hoạt cao, có khả năng tàng hình, có khoang
chứa vũ khí trong thân, hệ thống điện tử và cảm biến tiên tiến.
Hồi
tháng 3, tướng Wilsbach nhận định còn quá sớm để cho rằng Trung Quốc sẽ
sử dụng J-20 như một chiến đấu cơ đa nhiệm hay chỉ tập trung cho việc
chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, ông đánh giá các phi công Trung Quốc
làm chủ khá tốt máy bay này và phi công Mỹ khá ấn tượng với việc chỉ
huy và kiểm soát của Bắc Kinh trong một lần chạm mặt tại biển Hoa Đông.
Tại hội nghị ngày 18.9, ông Wilsbach nói phía Mỹ đã học được nhiều từ
lần chạm mặt đó nhưng đó không phải là điều khiến ông quá lo lắng.
Cũng
tại hội nghị, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown cho rằng cần
phải theo dõi sự phát triển của không quân Trung Quốc. “Hôm nay, chúng
ta có thể nhìn vào đó và nói chúng ta sẽ không mất ngủ nhiều. Nhưng tôi
sẽ mất ngủ nếu chúng ta không tiếp tục hiện đại hóa không quân của ta để
đảm bảo chúng ta đi trước họ”, tướng Brown nói.
Hai chiếc J-20 tại triển lãm Chu Hải năm 2018
Reuters
Hiện
chưa rõ số lượng J-20 trong quân đội Trung Quốc nhưng được cho là ít
hơn so với 186 máy bay F-22 và khoảng 300 chiếc F-35A của không quân Mỹ.
Washington cũng đang loại biên dần các máy bay F-22 cũ nhất để dùng
tiền đầu tư phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6, chương trình có tên là
Chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp.
Tướng Wilsbach cũng chỉ ra
một điểm khác biệt giữa phi công Mỹ và Trung Quốc là tính thực chiến.
Dù Trung Quốc đã có những tiến bộ công nghệ nhưng phi công nước này
thiếu kinh nghiệm chiến đấu như phi công Mỹ, ông đánh giá.
F-35 từng chạm mặt J-20 của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
************
Tin thế giới 25-9: Trung Quốc phản đối can thiệp vào Đài Loan; Nước Anh lo ngại nợ nần
Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa trong năm 2022 - Ảnh: AFP
* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn
Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về bờ biển phía
đông, rạng sáng 25-9.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa và cho biết tên lửa đã rơi xuống biển.
Vụ
phóng diễn ra khi một tàu sân bay của Mỹ đến Hàn Quốc để tham gia cuộc
tập trận chung. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng dự kiến thăm Hàn
Quốc vào ngày 29-9.
* Trung Quốc phản đối can thiệp vào Đài Loan.
Ngày 24-9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói trước Liên
Hiệp Quốc (LHQ) rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện "các bước mạnh mẽ" để ngăn
chặn bất kỳ sự ủng hộ nào từ bên ngoài đối với nền độc lập của hòn đảo.
"Chúng
ta phải chống lại các hoạt động ly khai đòi độc lập Đài Loan với quyết
tâm cao nhất và thực hiện các bước mạnh mẽ nhất để chống lại sự can
thiệp từ bên ngoài", nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói trong
một bài phát biểu của Đại hội đồng LHQ.
"Bất kỳ động thái nào nhằm cản trở sự thống nhất của Trung Quốc nhất định sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát", ông nói thêm.
* Quốc hội Nga tranh luận về sáp nhập các khu vực Ukraine vào ngày 29-9. Hãng
thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết,
Duma (hạ viện của Nga) có thể tranh luận về các dự luật sáp nhập các khu
vực Ukraine do Nga chiếm đóng vào ngày 29-9.
Hãng thông tấn
Interfax dẫn nguồn tin cho biết Thượng viện Nga có thể xem xét dự luật
trong cùng ngày, và Hãng thông tấn RIA Novosti cũng trích dẫn một nguồn
tin giấu tên cho biết Tổng thống Vladimir Putin có thể đang chuẩn bị có
bài phát biểu chính thức cho một phiên họp chung bất thường của Quốc hội
vào ngày 30-9.
Ngày 23-9, Matxcơva đã tiến hành các cuộc trưng
cầu ý dân về việc 4 khu vực Ukraine: Lugansk, Donetsk, Zaporizhzhia và
Kherson sáp nhập Nga
Một quan chức ở vùng Lugansk thông báo tỉ lệ
cử tri đi bỏ phiếu sau hai ngày bỏ phiếu là 45,9% trong khi ở
Zaporizhzhia là 35,5%. Việc bỏ phiếu sẽ kết thúc vào ngày 27-9.
* Trong bài phát biểu tối 24-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các lực lượng của Matxcơva đầu hàng, ông nói rằng: "Các bạn sẽ được đối xử một cách văn minh… sẽ không ai biết được hoàn cảnh các bạn đầu hàng".
Trước đó cùng ngày, ông Putin ký luật tăng mức phạt tù có thể đến 15 năm với lính đào ngũ, đầu hàng, cướp bóc.
"Thà từ chối một lá thư nhập ngũ còn hơn là chết như một tội phạm chiến tranh nơi đất khách quê người", ông Zelensky nói.
Thiên nhiên kỳ diệu
Hiếm
có góc hình nào chụp cận một con chim khiến người xem kinh ngạc vì sự
độc đáo như tấm hình này. Những giọt nước long lanh như kim cương đọng
lại theo những đường ngay ngắn và hoàn hảo như được sắp xếp. Tay máy Sue
Dougherty đã dành nhiều thời gian ở vùng Cariboo của tỉnh bang British
Columbia (Canada) để quan sát một gia đình chim lặn mỏ đen và chớp được
hình này - Ảnh: ATLANTIC
* Nước Anh lo ngại với nợ vay. Theo
báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), khoản nợ phải trả
của Chính phủ Anh đã tăng lên mức cao nhất trong tuần này.
Tiền
lãi phải trả ở mức 8,2 tỉ bảng Anh (9,25 tỉ USD) trong tháng trước, cao
hơn 1,5 tỉ bảng Anh (1,7 tỉ USD) so với tháng 8-2021 và là con số cao
nhất theo tháng kể từ khi bắt đầu ghi nhận hồ sơ từ tháng 4-1997.
Lạm phát hằng năm ở Anh đạt 9,4% vào tháng 6, mức cao nhất trong 40 năm, nhưng đã giảm xuống 8,6% vào tháng 8.
Chính
phủ Anh đã vay gần gấp đôi so với dự kiến vào tháng 8, với 11,8 tỉ
bảng Anh (13,3 tỉ USD) thay vì 6 tỉ bảng Anh (6,7 tỉ USD) vì khu vực
công đã chi nhiều hơn số tiền nhận được cho thuế và các khoản khác.
Có
lo ngại rằng gói giải pháp hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp do Thủ
tướng Liz Truss công bố sẽ đẩy vay nợ lên cao hơn, và dẫn đến việc Ngân
hàng Trung ương Anh mạnh tay tăng lãi suất.
Chiếc Boeing 737 của hãng vận tải hàng hóa West Atlantic gặp nạn tại thành phố Montpellier, Pháp - Ảnh: EPA
* Sân bay ở Pháp đóng cửa do máy bay lao xuống hồ.
Các nhà chức trách Pháp đã đóng cửa vô thời hạn sân bay ở phía nam
thành phố Montpellier sau khi một chiếc máy bay chở hàng lao qua đường
băng và rơi xuống một hồ nước gần đó.
Chiếc Boeing 737 của hãng
vận tải hàng hóa Tây Đại Tây Dương chúc mũi xuống hồ nước, còn thân đậu
trên mặt đất. Ba người trên máy bay không bị thương.
Hãng tin AFP
dẫn lời quan chức địa phương cho biết sân bay sẽ đóng cửa cho đến khi
nào kết thúc điều tra về nguyên nhân vụ việc. Thông tin ban đầu cho hay
có thể chiếc Boeing 737 đã bị sự cố kỹ thuật.
*************
Ông Putin ký luật tăng mức phạt tù có thể đến 15 năm với lính đào ngũ, đầu hàng, cướp bóc
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: TASS
Theo
Hãng tin Tass, ngày 24-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua
các sửa đổi đối với Bộ luật hình sự của Nga, sau khi những thay đổi này
được cơ quan lập pháp của Nga thông qua.
Theo đó, việc không thực
hiện mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên "trong thời gian thiết quân luật,
trong thời chiến, trong một cuộc xung đột vũ trang hoặc các chiến dịch
chiến đấu" cũng như việc từ chối tham gia vào "các chiến dịch quân sự
hoặc chiến đấu" sẽ bị phạt tù từ 2 - 3 năm.
Với trường hợp những
người từ chối tham gia chiến đấu, nếu điều này dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng, họ có thể phải đối mặt với án tù từ 3 - 10 năm.
Ngoài ra, theo luật mới, quân nhân đào ngũ trong thời gian có lệnh động viên hoặc thời chiến sẽ bị phạt tới 15 năm tù.Còn những người tự nguyện đầu hàng kẻ thù sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm.
Những người bị kết tội cướp bóc trong một cuộc xung đột quân sự hoặc trong thời chiến có thể phải đối mặt với 15 năm tù.
Luật
nói trên được thông qua chỉ vài ngày sau khi ông Putin đưa ra sắc lệnh
động viên một phần, theo đó 300.000 quân dự bị Nga sẽ được gọi nhập ngũ,
trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn. ************
Uy lực pháo tự hành Pháp viện trợ thêm cho Ukraine
Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay, Pháp đã nhất trí viện trợ thêm
một lô pháo tự hành bánh lốp CAESAR 155mm cho chính quyền Kiev.
“Tôi
và Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna trong cuộc hội đàm đã tập trung
thảo luận về tình hình chiến sự, cũng như những đóng góp của chính quyền
Paris trong việc tái thiết nhiều tỉnh của Ukraine bị tàn phá. Đồng
thời, chúng tôi cũng thảo luận về việc Pháp viện trợ một lô pháo CAESAR
mới cho Ukraine “, trang quân sự Army Recognition dẫn thông cáo của ông Kuleba đăng trên mạng xã hội Twitter.
Các khẩu pháo CAESAR trong biên chế quân đội Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/ Army Recognition
Caesar là pháo tự hành
được Tập đoàn quốc phòng GIAT Industrial của Pháp chế tạo và đưa vào
trang bị trong thập niên 1990. Tổng khối lượng khi pháo đặt trên xe bánh
lốp đạt 18,5 tấn; chiều dài 10m; rộng 2,5m; cao 3,26m. Kíp chiến đấu
gồm 6 người.
Bản vẽ sơ lược về pháo CAESAR. Ảnh: Army Recognition
Xe
tải bánh lốp dùng để chở pháo Caesar được trang bị một động cơ Renault
dCI 6 có công suất 240 mã lực, nên xe có thể di chuyển với vận tốc 100
km/h trên địa hình bằng phẳng với phạm vi hoạt động lên tới 600km.
Động cơ Renault dCI 6. Ảnh: truck1.eu
Theo
trang Military Today, Caesar sử dụng đạn pháo cỡ 155mm; tốc độ bắn đạt
từ 4-6 phát/phút; khả năng nâng góc nòng pháo nằm trong khoảng 0 đến 60
độ. Tầm bắn tối đa của Caesar đạt 42km khi sử dụng đạn tăng tầm. Trong
một số tình huống tác chiến, một súng máy cỡ nòng 12,7mm có thể được lắp
trên nóc xe tải để kíp chiến đấu sử dụng chống lại bộ binh đối phương.
Một
trong những ưu điểm của CAESAR mà ít loại pháo tự hành nào trên thế
giới có thể sánh được là khả năng triển khai tác chiến cực nhanh, với
việc chuyển từ trạng thái hành quân sang khai hỏa sẽ chỉ mất hơn 1 phút
và cần thêm 3 phút nữa để rời khỏi vị trí nã đạn. Nhờ vậy, kíp chiến đấu
có thể nhanh chóng tránh được những cuộc phản pháo của đối phương ***********
Lavrov phát biểu ở LHQ, Tổng thống Ukraine kêu gọi lính Nga hạ vũ khí
Ngoại
trưởng Nga Sergey Lavrov đêm 24/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu trước
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về tình hình chiến sự Ukraine.
“Cuộc
xung đột ở Ukraine là kết quả của việc phương Tây không thể đàm phán
với Nga, cũng như giải quyết những lo ngại về an ninh của chúng tôi. Tất
cả những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm thiết lập những quy tắc ‘cùng tồn
tại’ do Moscow đưa ra đều bị phớt lờ. Chúng tôi đã đưa ra lời đề xuất
cuối cùng để khiến những quy tắc mang tính pháp lý vào tháng 12/2021,
nhưng chỉ nhận lại lời từ chối đầy ngạo mạn. Do vậy, Nga không còn lựa
chọn nào khác ngoại việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở
Ukraine”, trang web của Liên Hợp Quốc dẫn lời ông Lavrov phát biểu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ đêm 24/9. Ảnh: AP
Theo
ông Lavrov, các quốc gia phương Tây thay vì có một cuộc đối thoại chân
thành và tìm kiếm sự thỏa hiệp đã “làm suy giảm sự tin tưởng vào các thể
chế quốc tế”.
“Chúng tôi đã coi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) là những bên tham gia cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Chính giới quân sự Kiev gần đây đã thừa nhận rằng lực lượng tình báo
của Lầu Năm Góc đã giúp cho họ chọn ra các mục tiêu. Động thái trên là
gì, nếu không phải là sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột”, ông
Lavrov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, mặc cho tất cả những
nỗ lực của Mỹ thì trật tự thế giới đơn cực đang sụp đổ và “tương lai
trật tự thế giới hiện được quyết định ở thời điểm này”. “Liệu trật tự
thế giới sẽ là một quốc gia buộc tất cả mọi người phải sống theo những
quy tắc có lợi riêng cho quốc gia đó. Hay sẽ là một thế giới thực sự dân
chủ, nơi mà không có sự đe dọa hay ‘tống tiền’ những người phản đối các
quy tắc đó, cũng như không có chủ nghĩa tân phát xít và chủ nghĩa thực
dân mới. Nước Nga sẽ chọn vế thứ hai”, ông Lavrov khẳng định.
Theo
hãng tin AP, dự kiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp
Ukraine Dmitro Kuleba sẽ sớm có các bài phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ
trong những ngày tới.
Tổng thống Ukraine kêu gọi lính Nga hạ vũ khí
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky đêm 24/9 đã nêu những điều khoản đảm
bảo của chính quyền nước này đối với binh sĩ Nga quyết định hạ vũ khí.
“Ukraine
sẽ đảm bảo với tất cả các binh sĩ Nga hạ vũ khí ba điều khoản này. Đầu
tiên, các anh sẽ nhận được sự đối xử một cách văn minh và phù hợp với
mọi quy ước quốc tế về tù binh. Thứ hai, sẽ không ai biết về về hoàn
cảnh đầu hàng của các anh, và không ai ở Nga biết được việc các anh tự
nguyện hạ vũ khí. Điều cuối cùng là nếu các anh sợ phải trở về Nga hay
không muốn có mặt trong các cuộc trao đổi tù binh, thì chúng tôi sẽ tìm
ra giải pháp khác”, trang President.gov.ua dẫn lời ông Zelensky phát
biểu.
Theo ông Zelensky, Ukraine sẽ làm mọi thứ để giành được thắng lợi.
“Chúng
tôi sẽ đánh trả mọi đòn tấn công của đối phương ở các tỉnh và thành phố
như Zaporizhzhia, Kharkiv, Mykolaiv và Nikopol cũng như tái kiểm soát
lại những khu vực nằm trải dài từ Kherson ở miền nam tới Luhansk và
Donetsk thuộc miền đông, và cả bán đảo Crưm”, Tổng thống Ukraine khẳng
định.
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 25 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
**************
Nga có thể thất thế trong cuộc chiến năng lượng với châu Âu
Nga
dùng sức mạnh năng lượng để buộc các nước châu Âu chấm dứt ủng hộ với
Ukraine, nhưng nỗ lực này có thể đối mặt nguy cơ thất bại.
Các
chính phủ châu Âu nói chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin là
cắt giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên để gây đau đớn cho các hộ gia đình
và doanh nghiệp ở lục địa già, khiến người dân phản đối chính sách trừng
phạt hiện tại của châu Âu với Nga và buộc các nước ngừng hỗ trợ cho
Ukraine.
Cuộc chiến kinh tế Nga - châu Âu được coi là có thể định
đoạt kết quả cuộc xung đột Ukraine. Giới quan sát chỉ ra rằng Nga đang
gặp khó khăn về kinh tế, cùng với những bước lùi trên chiến trường.
Nga
chưa chắc chắn thua trong cuộc chiến kinh tế này. Song các quan chức,
chuyên gia năng lượng và các nhà kinh tế ngày càng nhất trí rằng dù hành
động của Nga sẽ gây ra khó khăn nghiêm trọng, châu Âu sẽ vượt qua được
mùa đông mà không cạn kiệt khí đốt. Họ lạc quan rằng khi mùa đông kết
thúc, sức ảnh hưởng của Nga với nguồn cung năng lượng của châu Âu sẽ
tiêu tan.
Kho lưu trữ khí đốt Reckrod ở Eiterfeld, Đức hồi tháng 7. Ảnh: AP.
Tổng
thống Nga đã sử dụng "con át chủ bài" năng lượng vào cuối tháng 8, khi
tuyên bố dừng vô thời hạn nguồn cung khí đốt tới châu Âu qua Nord Stream
1. "Ông ấy cho rằng đó là đòn bẩy lớn nhất và đánh cược với nó", Daniel
Yergin, nhà sử học năng lượng kiêm phó chủ tịch S&P Global, nói.
Những
thành công của Ukraine trong cuộc phản công gần đây đã khiến các chính
phủ châu Âu không có lý do để thay đổi hướng đi, theo các chiến lược
gia. "Không nước nào ở châu Âu cảm thấy cách giải quyết duy nhất là
nhượng bộ Nga", Lawrence Freedman, giáo sư danh dự về nghiên cứu chiến
tranh tại Đại học King's London, nói.
Điểm tựa của chiến dịch quân
sự Ukraine là doanh thu cao từ dầu và khí đốt nhờ giá cả tăng vọt. Tuy
nhiên, giới quan sát cho rằng nguồn thu của Nga đang giảm dần khi lượng
khí đốt xuất khẩu và giá dầu giảm. Dầu thô Brent đã giảm từ hơn 120 USD/
thùng vào tháng 6 xuống còn khoảng 90 USD/ thùng.
Dữ liệu chính
phủ Nga cung cấp đầu tuần trước chỉ ra thâm hụt ngân sách lớn trong
tháng 8. Thặng dư ngân sách Nga đã giảm còn 137 tỷ ruble (khoảng 2,3 tỷ
USD) trong 8 tháng đầu năm, từ mức 481 tỷ ruble công bố hồi tháng 7.
Các
chính phủ châu Âu cũng có những thành công trong đảm bảo nguồn cung khí
đốt thay thế Nga. Theo thỏa thuận đạt được hồi cuối tháng 7, từ tháng 8
năm nay tới tháng 3/2023, toàn bộ thành viên EU sẽ tự nguyện giảm 15%
lượng tiêu thụ khí đốt.
Trong trường hợp xảy ra cú sốc về nguồn
cung, như Nga ngắt hoàn toàn đường ống khí đốt, EU có thể tuyên bố tình
trạng khẩn cấp và biến tỷ lệ cắt giảm này thành mức bắt buộc, có hiệu
lực ngay lập tức. Hiện khoảng 80 triệu mét khối khí đốt hiện vẫn được
chuyển sang EU thông qua Ukraine và đường ống TurkStream.
"Trong
bối cảnh khí đốt ở châu Âu đắt đỏ, việc cắt giảm tiêu thụ là động thái
rất có ý nghĩa về mặt chi phí. Nó càng trở nên quan trọng hơn khi cân
nhắc tới vấn đề chính trị", Jim Krane, nhà phân tích năng lượng tại Viện
Baker thuộc Đại học Rice ở Mỹ, nói với VnExpress.
Mùa
đông sắp tới sẽ là giai đoạn dễ tổn thương nhất đối với các chính phủ
châu Âu. Nếu mùa đông năm nay khắc nghiệt hơn bình thường, nhu cầu tiêu
thụ năng lượng sẽ tăng, sự lạc quan của châu Âu cũng sẽ "bốc hơi", theo
các nhà quan sát. Để duy trì sự thống nhất của châu Âu trong mùa đông,
một số quốc gia có thể sẽ phải chia sẻ khí đốt dự trữ của họ với những
nước khác.
Tuy nhiên, về phía Nga, cái giá đắt phải trả cho cuộc
chiến năng lượng là danh tiếng nhà cung cấp đáng tin cậy không bao giờ
sử dụng khí đốt làm vũ khí chính trị. "Bây giờ, họ đang sử dụng nó,
không phải chỉ là vũ khí chính trị mà còn là vũ khí trong xung đột. Nó
hoàn toàn xóa sạch uy tín của họ", Yergin nói.
Một dấu hiệu cho
thấy ảnh hưởng của Nga suy yếu là giá khí đốt và điện đã giảm, sau khi
tăng vọt vào tháng trước vì tuyên bố ngừng Nord Stream 1.
Vào giữa
tháng này, khí đốt bán buôn được giao dịch ở mức khoảng 185 USD mỗi
megawatt giờ. Nó cao gần 3 lần so với năm trước và gần gấp đôi hồi đầu
tháng 6, khi Moskva bắt đầu siết nguồn cung qua Nord Stream 1. Tuy
nhiên, nó vẫn giảm hơn 45% so với mức cao kỷ lục duy trì từ cuối tháng 7
tới hôm 26/8.
Giá điện đã giảm gần một nửa so với mức đỉnh. "Tình
hình có vẻ đang ổn định", David den Hollander, đồng sáng lập công ty DC
Energy Trading, chỉ ra các kho lưu trữ khí đốt ở Trung Âu đã gần đầy.
Ngoài
đóng cửa các nhà máy luyện kim và phân bón tiêu thụ nhiều năng lượng,
các kho nhập khí đốt mới còn được thiết lập ở Hà Lan và nhiều nơi khác
để tiếp nhận các lô khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các cơ sở mới là
một trong những bước mà châu Âu đưa ra để đa dạng hóa nguồn cung thay
thế Nga.
Các lựa chọn thay thế, trong đó có LNG từ Mỹ và các nước
khác, giúp lấp đầy một phần khoảng trống khi Nga đóng cửa Nord Stream 1.
Các kho lưu trữ khí đốt đã đạt 85% công suất, vượt mục tiêu ban đầu của
EU là 80% vào cuối tháng 10.
Simon Quijano-Evans, nhà kinh tế
trưởng tại quỹ đầu tư Gemcorp Capital LLC ở London, cho biết ngay cả khi
Nga ngừng hoàn toàn nguồn cung, EU vẫn có thể có thể đủ khí đốt cho mùa
đông. "Đó sẽ là một thách thức và phụ thuộc vào thời tiết, nhưng hoàn
toàn có thể thực hiện được", ông nói.
Ông tính toán mức tiêu thụ
khí đốt tự nhiên trung bình của EU vào tháng 10 trong giai đoạn 2018 tới
2021 là 256 tỷ mét khối. Trong khi đó, với các nguồn khí đốt từ những
nơi khác cộng với 92 tỷ mét khối lưu trữ, châu Âu sẽ có khoảng 242 tỷ
mét khối vào mùa đông năm nay. Phần chênh lệch có thể được bù đắp bằng
cách tiết kiệm.
Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters.
Khi
EU và các chính phủ như Anh đang chạy đua để xoa dịu những tác động đối
với người dân và doanh nghiệp, "tôi không nghĩ bất ổn xã hội sẽ xảy ra
khiến các chính phủ phải nhượng bộ ông Putin", Stefano Stefanini, từng
là nhà ngoại giao kiêm cố vấn chính sách đối ngoại cho cựu tổng thống
Italy Giorgio Napolitano, cho hay.
Nhà phân tích Jim Krane cũng lạc quan rằng châu Âu chắc chắn sẽ vượt qua được cú sốc năng lượng Nga.
"Sẽ
mất nhiều thời gian để thay thế nguồn cung Nga, nhưng chắc chắn có thể
làm được", Krane chia sẻ. "Không chính phủ nào cho phép các mối quan hệ
năng lượng chi phối hoạt động ngoại giao của họ trong phạm vi mà Moskva
muốn".
Một yếu tố khác khiến chính phủ châu Âu không lùi bước là
Tổng thống Putin không mang lại họ một lối thoát dễ dàng. Tuần này,
khủng hoảng Ukraine leo thang với những diễn biến mới gồm 4 tỉnh Ukraine
trưng cầu dân ý sáp nhập Nga và ông Putin phát lệnh động viên quân.
Đồng thời, ông Putin cũng không đưa ra một thỏa thuận mà châu Âu có thể
đồng tình, khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev đã rơi vào
bế tắc suốt nhiều tháng.
"Nếu châu Âu cảm thấy họ không phải thay đổi lập trường, ảnh hưởng của Nga chắc chắn sẽ suy giảm", giáo sư Freedman nói.
Thanh Tâm (Theo WSJ)
***********
Ông Biden dự G20 ở Indonesia, không dự APEC ở Thái Lan vì 'bận việc gia đình'
Tổng thống Mỹ Joe Biden lên máy bay Air Force One đến New York hôm 20-9 - Ảnh: REUTERS
PBS,
một đài truyền hình lớn của Thái Lan, là nơi đầu tiên đưa tin về sự
việc ngày 24-9. Theo đài này, Nhà Trắng đã thông báo với Đại sứ quán
Thái Lan tại Mỹ về việc ông Biden không thể đến Thái Lan dự cuộc họp
lãnh đạo APEC vào tháng 11.
Thay vào đó, tổng thống Mỹ đã ủy quyền
Phó tổng thống Kamala Harris đại diện cho ông tại cuộc họp dự kiến diễn
ra trong hai ngày 18 và 19-11.
Lý do được Nhà Trắng đưa ra là ông
Biden "bận việc gia đình". Bà Harris sẽ bay đến Bangkok và chỉ tham dự
cuộc họp APEC, sau đó về Mỹ.
Hội nghị cấp cao APEC sẽ diễn ra tại
Trung tâm quốc tế Queen Sirikit mới được tân trang ở thủ đô Bangkok.
Saudi Arabia sẽ là quốc gia Trung Đông đầu tiên tham dự hội nghị thượng
đỉnh APEC với tư cách khách mời của nước chủ nhà Thái Lan.
Theo
một nguồn tin cao cấp, Tổng thống Biden vẫn sẽ tham gia hội nghị thượng
đỉnh G20 tại Bali của Indonesia vào ngày 15 và 16-11.
Chuyến thăm
của ông sẽ diễn ra một tuần sau cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ. Nhà lãnh đạo
Mỹ sẽ về nước ngay sau khi kết thúc hội nghị G20 ở Indonesia thay vì đến
Bangkok như kế hoạch ban đầu.
Các nhà lãnh đạo khác, bao gồm
Trung Quốc và Nga, dự kiến sẽ tham dự cuộc họp của G20. Bản thân Tổng
thống Biden đã xác nhận sẽ tham dự sự kiện khi bày tỏ ý muốn gặp trực
tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đánh dấu cuộc gặp mặt đối mặt đầu
tiên giữa hai người kể từ khi ông Biden nhậm chức.
Với tư cách là
nước chủ nhà, ngoài các nước G20, Indonesia cũng mời thêm Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky đến sự kiện. Tổng thống Nga Vladimir Putin dự
kiến cũng có mặt theo lời mời của Jakarta bất chấp sức ép từ các nước
phương Tây.
Ngoài Thái Lan và Indonesia, Campuchia cũng sẽ đón
nhiều đoàn quan chức cấp cao trong trung tuần tháng 11 với tư cách là
nước tổ chức chuỗi các hội nghị cấp cao ASEAN và hội nghị liên quan.
Theo
Đài PBS, tổng thống Mỹ và Nga, chủ tịch Trung Quốc sẽ không dự chuỗi
hội nghị cấp cao ASEAN tại Campuchia từ ngày 10 đến 13-11. Nga và Trung
Quốc khả năng cao sẽ cử thủ tướng, nhưng hiện chưa rõ Mỹ sẽ cử quan chức
cấp nào đến sự kiện *************
Biểu tình rung chuyển Iran
Hàng
nghìn người biểu tình ở 15 thành phố Iran hơn một tuần qua sau cái chết
của người phụ nữ bị "cảnh sát đạo đức" ở Tehran bắt.
Biểu
tình bùng phát và lan rộng ở Iran sau cái chết của Mahsa Amini, 22
tuổi, người bị "cảnh sát đạo đức" ở thủ đô Tehran bắt giam với cáo buộc
"quần áo không đàng hoàng" vì mang khăn trùm hijab không phù hợp luật
Hồi giáo. Amini bị bắt ngày 13/9, nhập viện trong tình trạng hôn mê và
tử vong ngày 16/9. Giới chức nói rằng cô bị đột quỵ và đau tim.
Cái
chết của Amini làm dấy lên sự tức giận về các vấn đề bao gồm hạn chế
quyền tự do ở Iran và một nền kinh tế đang quay cuồng với các lệnh trừng
phạt.
Phụ nữ đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình. Họ vẫy tay, đốt mạng che mặt, một số còn cắt tóc ở nơi công cộng.
Đám
tang Amini được tổ chức ngày 17/9. Các nhà hoạt động nhân quyền tại
Iran cho biết Amini bị chấn thương nặng ở vùng đầu khi cảnh sát bắt cô.
Vết thương khiến nạn nhân hôn mê suốt ba ngày rồi qua đời.
Cảnh
sát trưởng Tehran cho rằng Amini bị bệnh động kinh và tiểu đường, song
cha cô bác bỏ, khẳng định cô không có vấn đề gì về sức khỏe và bị bầm
tím ở chân khi bị giam. Cảnh sát phủ nhận hành hung Amini.
Hơn
một tuần sau cái chết của Amini, biểu tình đã lan rộng ở 15 thành phố
của Iran. Đám đông biểu tình đã đốt lửa dưới chân một cầu vượt ở Tehran
ngày 21/9.
Trong đêm biểu tình thứ năm ở Tehran, cảnh sát sử dụng hơi cay và bắt một số người để giải tán đám đông lên tới 1.000 người.
Người biểu tình dựng rào chắn ở đường phố Tehran.
Các
vụ đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Iran khiến ít nhất
35 người thiệt mạng, theo cập nhật đêm 23/9 của hãng thông tấn nhà nước
Borna.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã gọi điện chia
buồn với người thân một nhân viên an ninh thiệt mạng tuần qua. Kết quả
điều tra ban đầu cho biết nạn nhân bị đâm bằng dao. Hung thủ có thể là
người biểu tình phản đối các điều luật Hồi giáo mang tính bảo thủ ở
Iran.
Những thùng rác bị đốt trong cuộc biểu tình ở thủ đô Tehran khi người biểu tình đối đầu lực lượng cảnh sát.
Tổng
thống Raisi nhấn mạnh chính phủ Iran cần "xử lý quyết đoán những ai đe
dọa an ninh và bình yên quốc gia" trong làn sóng biểu tình lần này.
Những chiếc xe máy bị đốt trên đường phố khi biểu tình lan rộng trên khắp Iran.
Hỗn loạn trên đường phố Iran. Video: Al Jazeeera.
Bộ
Nội vụ Iran Ahmad Vahidi cam kết tiếp tục điều tra cái chết của Mahsa
Amini, đồng thời kêu gọi người dân kiên nhẫn chờ kết quả giám định pháp y
chính thức.
Ông Vahidi đồng thời chỉ trích "một số lực lượng
thiếu trách nhiệm đang kích động bạo lực, chống lưng bởi Mỹ, các nước
châu Âu và những nhóm chống phá cách mạng Hồi giáo".
Không
chỉ ở Iran, biểu tình còn diễn ra ở một số nước như Mỹ, Đức, Hy Lạp,
Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ sau cái chết của Amini. Trong ảnh là đám đông biểu
tình cầm ảnh của Amini trước trụ sở Liên Hợp Quốc ở thành phố New York,
Mỹ ngày 21/9.
Người biểu tình đụng độ cảnh sát chống bạo động bên ngoài đại sứ quán Iran ở Athens, Hy Lạp ngày 22/9.
Cô gái cầm theo hai nắm tóc trong đám đông biểu tình ở Berlin, Đức ngày 23/9.
Liên
Hợp Quốc đã kêu gọi một cuộc điều tra khách quan về cái chết của Amini.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và việc
phủ nhận phẩm giá cơ bản của con người khi thực thi các chính sách trùm
đầu bắt buộc do nhà nước ban hành", các chuyên gia LHQ cho biết trong
tuyên bố ngày 22/9.
Nga biện minh cuộc xâm lược là "giải phóng" Ukraina, tố cáo phương Tây muốn thống lĩnh thế giới
Thanh Hà
Ngoại
trưởng Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo bên lề cuộc họp của Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 24/09/2022.AP - Jason DeCrow
Biện
minh cho việc Matxcơva đưa quân xâm chiếm Ukraina, lên án Mỹ và phương
Tây hủy hoại uy tín của các định chế quốc tế, căm ghét nước Nga một cách « thô thiển », đó là những điểm chính trong phát biểu của ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm 24/09/2022.
Matxcơva
đã khởi động cuộc xâm chiếm Ukraina từ tháng 2/2022 nhưng ông Lavrov đã
nhắc lại mục tiêu : giải phóng Ukraina khỏi ách của chính quyền « tân quốc xã tại Kiev », đang đàn áp chính những công dân Ukraina. Ngoại trưởng Nga cũng đã tố cáo « Hoa Kỳ và đồng minh » không chỉ muốn trông thấy Nga thất bại về quân sự mà còn muốn « hủy hoại » luôn cả Liên bang Nga, « xóa sổ một thực thể mà về mặt địa chính trị đang trở nên quá độc lập » với mô hình mà phương Tây muốn áp đặt.
Ngoại trưởng Nga nêu bật thái độ « thù nghịch Nga một cách thô thiển » của phương Tây, chẳng hạn như là đã « phát rồ » lên vì cuộc trưng cầu dân ý tại Ukraina đang diễn ra từ ngày 23 đến 27/09/2022.
Kiev và phương Tây coi đây là một « trò hề »
để Nga thôn tính các tỉnh nói trên của Ukraina. Trái lại theo quan điểm
của ông Lavrov, chính Mỹ và đồng minh mới là phe muốn lợi dụng Ukraina
như một công cụ chính trị để độc quyền thống lĩnh thế giới.
Vào lúc cuộc trưng cầu dân ý tại 4 vùng lãnh thổ Ukraina còn chưa kết thúc, ngoại trưởng Nga đã tuyên bố sẽ huy động « mọi phương tiện » để « bảo vệ toàn bộ » những vùng lãnh thổ của Nga, kể cả những vùng đất vừa mới sáp nhập vào với Liên Bang Nga.
Reuters
ghi nhận, tuyên bố này hàm ý Matxcơva có thể tính đến giải pháp sử dụng
vũ khí nguyên tử. Ngoại trưởng Ukraina, Dmytro Kuleba đánh giá lời lẽ
trên đây hoàn toàn « vô trách nhiệm » và « không thể chấp nhận được ».
Kiev yêu cầu triệu tập Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về trưng cầu dân ý
mà Nga đang cho tổ chức tại Donetsk, Lugansk ở miền đông Ukraina và
Kherson, Zaporijjia ở miền nam Ukraina.
Cũng phát biểu tại Đại
Hội Đồng Liên Hiệp Quốc hôm qua, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị
tránh sử dụng cụm từ chiến tranh khi đề cập đến Ukraina ông chỉ kêu gọi « các bên liên quan ngăn cản khủng hoảng lan rộng, ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển ».
Về phía Ấn Độ, ngoại trưởng Subrahmanyam Jaishankar quan niệm « đối thoại và ngoại giao » là con đường duy nhất để chấm dứt chiến tranh. Ông nói thêm « Ấn Độ đứng về phía hòa bình và cương quyết luôn giữ vị trí đó ».
*************
Lực lượng Ukraina tại Kharkiv gặp khó khăn vì thời tiết xấu và sức kháng cự của quân Nga
Trọng Nghĩa
2-3 minutes
Chiến
dịch phản công thần tốc của lực lượng Ukraina tại các vùng bị Nga chiếm
đóng ở khu vực Kharkiv (đông bắc), vào hôm qua 24/09/2022 đã gặp phải
hai cản trở đáng kể ở Kupiansk: Thời tiết khắc nghiệt và sức kháng cự
của quân đội Nga.
Theo ghi nhận hãng tin
Pháp AFP, tại Kupiansk, giao tranh diễn ra dữ dội dọc theo sông Oskil,
với bờ phía Tây do quân Ukraina kiểm soát và bờ phía Đông, trong tay lực
lượng Nga.
Trả lời AFP dưới một cơn mưa tầm tã, ảnh hưởng nặng nề
đến hoạt động của xe tăng và xe thiết giáp chuyển quân, trung sĩ
Ukraina Roman Malyna thừa nhận: “Mưa hiện đang gây khó khăn cho việc
sử dụng vũ khí hạng nặng ở khắp mọi nơi. Chúng tôi chỉ có thể dùng
những con đường trải nhựa”.
Viên hạ sĩ quan này cho biết thêm: “Vì rất khó để tiến lên do thời tiết, chúng tôi đang nhắm mục tiêu vào các xe bọc thép, kho đạn và các nhóm binh sĩ của Nga.”
Hôm
thứ Sáu (23/09), nhân vật quản trị quân sự tại Kupiansk, Andriy
Kanachevych, đã nói với AFP rằng lực lượng Ukraina có thể phải mất đến
mười ngày để ổn định an ninh cho khu vực này.
Phần lớn thành phố
Kupiansk, một giao lộ đường sắt quan trọng trước đây được Nga sử dụng để
tiếp tế cho các lực lượng của họ được triển khai xa hơn về phía nam
trên chiến tuyến Donetsk, đã bị các lực lượng Ukraina chiếm lại trong
tháng 9 này trong một cuộc phản công ngoạn mục.
Tuy nhiên, một
dải hẹp ở khu vực Kharkiv trên bờ phía đông sông Oskil vẫn nằm trong tay
các lực lượng Nga, ngăn không cho lính Ukraina tiến về khu vực Lugansk
do Nga kiểm soát, và muốn sáp nhập.
Nga tiếp tục các cuộc “trưng cầu dân ý” tại Ukraina
Tại
4 vùng của Ukraina bị Nga kiểm soát toàn bộ hoặc một phần là Donetsk,
Lugansk, Kherson và Zaporijjia, các thùng phiếu tiếp tục được mang từ
nhà này sang nhà khác để cư dân bỏ phiếu nhằm hợp thức hóa việc Nga sáp
nhập các vùng lãnh thổ này của Ukraina.
Trong khi các nhà lãnh đạo
G7 lên án các cuộc trưng cầu dân ý này và tổng thống Mỹ Joe Biden đã
hứa sẽ có các biện pháp trừng phạt mới, Nga dường như đã quyết tâm thôn
tính các vùng nói trên.
Dân Nga tiếp tục xuống đường phản đối lệnh động viên, Putin ký sắc lệnh phạt 10 năm tù nếu đào ngũ
Thanh Hà
4-5 minutes
CHIẾN TRANH UKRAINA
Đăng ngày:
Cảnh sát Nga bắt giữ một người biểu tình phản đối lệnh huy động lính dự bị ở St Petersburg, Nga, 24/09/2022.AP
Cảnh
sát Nga bắt giữ hơn 700 người biểu tình phản đối lệnh động viên lính dự
bị sang chiến trường Ukraina hôm 24/09/2022. Tại Matxcơva tổng thống
Vladimir Putin ký sắc lệnh với hình phạt lên tới 10 năm tù nhắm vào các
công dân Nga trốn nghĩa vụ, "đào ngũ".
Chiến
tranh Ukraina đã tràn vào từng hộ gia đình ở Nga sau lệnh động viên
lính dự bị được loan báo hôm đầu tuần. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra và
vẫn tiếp diễn. Theo tổ chức OVD-INFO đặc biệt theo dõi các vụ bắt giữ
công dân Nga, riêng hôm 24/09/2022 hơn 700 người biểu tình đã bị câu
lưu, một nửa trong số đó bị bắt tại Matxcơva. Thứ Tư vừa qua đã có
khoảng 1.400 người chống lệnh động viên lính dự bị đã bị bị bắt giữ.
AFP tường thuật tại thủ đô Matxcơva, người biểu tình phẫn nộ hô to khẩu hiệu như là : « Chúng tôi không chết vì Putin ! », « Đừng mang chúng tôi ra làm bia đỡ đạn ! ». Tại Saint Petersbourg, quê hương của Vladimir Putin, người biểu tình dương cao biểu ngữ với vỏn vẹn một từ : « Hòa Bình ». Phát biểu từ Kiev qua video, tổng thống Volodymyr Zelensky trực tiếp cảnh báo các công dân Nga rằng họ đang bị ông Putin « đẩy vào cõi chết ». Ông Zelensky kêu gọi dân Nga hãy « vùng lên » và hứa hẹn Ukraina sẽ đối xử tử tế với những người Nga nếu họ buông súng, họ sẽ được đối xử một cách « có văn hóa ».
Tại
Kremlin, ông Putin ban hành thêm một số các hình phạt nặng hơn nhắm vào
những người trốn đi lính hay đào ngũ. Thông tín viên Jean-Didier Revoin
từ Matxcơva cho biết cụ thể :
« Từ ba đến mười năm tù nhắm
vào các đối tượng tự ý ra đầu hàng. Hình phạt tương tự như vậy nhắm vào
những ai từ chối thực hiện lệnh động viên. Những trường hợp bỏ nghĩa vụ
hay đào ngũ thì sẽ lãnh từ năm đến mười năm tù. Đó là những biện pháp
mới, được quy định trọng một bộ luật bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay.
Ngoài ra tổng thống Vladimir Putin đã phê chuẩn một loạt các điều khoản
tăng cường các hình phạt nhắm vào những ai vi phạm kỷ luật trong khuôn
khổ thiết quân luật. Chẳng hạn như trường hợp lính dự bị không ra trình
diện chính quyền khi có tên trong lệnh tuyển quân thì sẽ bị phạt 5 năm
tù vì có hành vi phá hoại hoặc vi phạm luật hình sự.
Trái
lại đối với những người nước ngoài phục vụ trong quân đội Nga tối thiểu
một năm, thủ tục xin vào quốc tịch Nga sẽ được thuận lợi. Đây là cách
để huy động quân sang Ukraina, đồng thời uy hiếp những người Nga muốn
trốn lính. Từ Thứ Tư vừa qua, hàng ngàn người tìm cách thoát khỏi nước
Nga. Đường xã tắc nghẽn vì những đoàn xe dài hàng chục cây số nối đuôi
nhau trên những ngả ra sân bay và gần khu vực biên giới với các nước
láng giềng của Nga như Gruzia, Kazakhstan, Mông Cổ hay Phần Lan ».
***************
Chiến sự ngày 213: Nga thay tướng hậu cần, người Nga tiếp tục rời nước
Chính
quyền Moscow thay tướng đứng đầu công tác hậu cần sau một loạt các thất
bại vừa qua ở Ukraine, trong khi nhiều chốt biên giới của Nga với các
láng giềng bị tắt nghẽn vì lưu lượng xe tăng vọt.
(Trái) Tướng Dmitry Bulgakov và thượng tướng Mikhail Mizintsev
quân đội nga
Nga bị tố phá đập trên sông Siverskyi Donets
Reuters
dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga đã sử dụng tên lửa đạn
đạo tầm ngắn hoặc loại vũ khí tương tự để bắn phá đập thủy điện
Pechenihy trên sông Siverskyi Donets ở miền đông bắc Ukraine.
Các
vụ tấn công đã diễn ra ngày 21 và 22.9, và một đợt trước đó nhằm vào đập
Karachunivske gần sông Krivyi Rih ở miền trung Ukraine vào ngày 15.9.
Bộ Quốc phòng Anh cũng ghi nhận các lực lượng vũ trang Ukraine đã mở
rộng đà tiến quân về hướng hạ nguồn ở cả hai con sông.
Theo tình
báo Anh, các tư lệnh Nga có lẽ tìm cách phá hủy các cửa cống của hai con
đập để làm ngập đường và chặn đà tiến của quân Ukraine. Tuy nhiên, các
vụ tấn công được cho ít có khả năng gây nên sự gián đoạn đáng kể cho các
chiến dịch của Ukraine vì khoảng cách khá xa giữa các con đập bị hư hại
và vùng chiến sự.
Nga chưa bình luận về thông tin trên. Thay vào
đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết pháo binh nước này đã bắn hạ một UAV
Bayraktar TB2 đang di chuyển từ Nikopol do Ukraine kiểm soát đến nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia vào sáng 24.9. Lực lượng Ukraine cũng bắn 10
quả pháo vào làng Volna, gần nhà máy điện, nhưng phía Nga đã vô hiệu
hóa đợt tấn công.
“Lượng bức xạ ở Zaporizhzhia vẫn được duy trì ở
mức an toàn”, Sputnik News dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga. Ukraine
chưa bình luận về thông tin này.
Cùng ngày, tại Kharkiv, lãnh đạo
chính quyền quân sự Oleg Sinegubov nói rằng lực lượng Nga nã pháo vào
các khu định cư gần biên giới. Tại huyện Kupiansk, 5 người bị thương do
pháo kích.
Còn Tỉnh trưởng Pavlo Kyrylenko của tỉnh Donetsk ngày
24.9 thông báo có 2 dân thường thiệt mạng trong ngày 23.9 tại Donetsk và
3 người bị thương, theo tờ The Guardian.
Khói bốc lên từ hướng thành phố Kupiansk, tỉnh Kharkiv
afp/getty
Nga thay tướng hậu cần ở Ukraine
Tướng
Dmitry Bulgakov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, đã bị sa thải khỏi vị
trí đứng đầu công tác hậu cần quân đội kể từ khi Điện Kremlin phát động
chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo TASS.
Người thay thế
ông là thượng tướng Mikhail Mizintsev, Giám đốc Trung tâm Quản lý Quốc
phòng Nga. Tướng Mizintsev là tướng chỉ huy chiến dịch giúp Nga kiểm
soát Mariupol.
Tướng Bulgakov đã phục vụ trong quân ngũ từ thập
niên 1970. Năm 2016, ông được trao ngôi sao “Anh hùng Nga”, danh hiệu
cao quý nhất của quân đội nước này.
Việc thay tướng diễn ra 3 ngày
sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh động viên một phần
đối với lực lượng dự bị cho chiến sự ở Ukraine.
Ngày 24.9, ông
Putin tiếp tục ký sắc lệnh siết chặt các lệnh trừng phạt đối với những
người tự nguyện đầu hàng và từ chối cầm súng chiến đấu. Theo đó, những
người đào ngũ có thể đối mặt tối đa 10 năm tù giam.
Chủ nhân Điện
Kremlin cũng ký thành luật cho phép nới lỏng việc nhập tịch đối với
những người nước ngoài đồng ý nhập ngũ và phục vụ trong quân đội Nga.
Hàng dài xe cộ từ hướng Nga chờ đến lượt qua chốt kiểm tra biên giới Vaalimaa để vào Phần Lan
reuters
Châu Âu được kêu gọi mở cửa đón người Nga tị nạn
Chủ
tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel thúc giục các thành viên Liên minh
châu Âu (EU) hãy mở cửa đón những công dân Nga “không muốn trở thành
công cụ của Điện Kremlin”, theo báo Politico.
Kể từ ngày
21.9, nhiều người Nga lái xe xếp hàng nhiều giờ với hy vọng có thể đến
Mông Cổ, Kazakhstan, Phần Lan hoặc Georgia vì lo sợ Nga có thể phong tỏa
biên giới, Reuters đưa tin.
Giới chức Nga cũng thừa nhận đang có
tình trạng kẹt xe ở biên giới Nga-Georgia hôm 24.9. Tại một chốt biên
phòng, có khoảng 2.300 ô tô chờ đến lượt qua ngõ Georgia.
Từ khóa tìm kiếm “rời Nga” đã tăng gấp 100 lần so với bình thường vào buổi sáng Tổng thống Putin tuyên bố động viên cục bộ.
Iran phản ứng vì bị giáng cấp ngoại giao
Trong
ngày 24.9, ông Nasser Kanaani, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran,
“khuyên” Ukraine hãy kiềm chế và không nên bị ảnh hưởng bởi các bên thứ
ba với mưu đồ phá hủy quan hệ giữa Iran và Ukraine.
Iran sẽ có hành động cụ thể trước động thái của chính quyền Kyiv, ông Kanaani cảnh báo, theo Reuters.
Thông
điệp trên được đưa ra sau khi Ukraine giáng cấp quan hệ ngoại giao với
Iran vì cho rằng nước này có hành động không thân thiện là cung cấp UAV
cho Nga, theo đài RT. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày và đăng trên
website Bộ Ngoại giao Ukraine.
Trước đó, quân đội Ukraine thông
báo đã bắn hạ 8 UAV cảm tử của Iran trên chiến trường, trong đó có 4 UAV
Shahed-136 bị bắn rơi trên vùng biển gần cảng Odessa ngày 23.9.
************
Tư lệnh không quân Mỹ 'không mất ngủ' vì tiêm kích J-20 Trung Quốc
Vi Trân
4-5 minutes
Tư
lệnh không lực Mỹ tại Thái Bình Dương không quá lo lắng về máy bay J-20
nhưng đánh giá không quân Trung Quốc đang phát triển nhanh về số lượng
và năng lực nên Mỹ cần nỗ lực để duy trì ưu thế.
Phát biểu tại hội
nghị về lĩnh vực không gian vũ trụ và không gian mạng tại bang Maryland
đầu tuần này, tư lệnh Không lực Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) Kenneth
Wilsbach cho biết việc gia tăng quy mô phi đội của Trung Quốc khiến các
nước báo động, theo trang Business Insider ngày 23.9.
Tuy nhiên, ông nhận xét chiến đấu cơ hiện đại nhất của nước này, tiêm kích tàng hình J-20 không phải là mối lo ngại quá lớn.
Chiến đấu cơ J-20 tại triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc năm 2018
AFP
“Đó
là máy bay hiện đại nhất của họ. Chúng ta có ít cơ hội để đánh giá nó.
Nó có vẻ cũng ổn nhưng không làm cho chúng ta mất ngủ nhiều. Nhưng họ
đang chế tạo rất nhiều và chắc chắn chúng ta đang theo dõi sát sao và
tìm hiểu họ phát triển và vận hành chúng như thế nào”, tướng Wilsbach
nói.
J-20 là chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc, được trình làng
vào năm 2017 và được cho là đã thực hiện các hoạt động tuần tra tại
Biển Đông và biển Hoa Đông.
J-20 được cho là chiến đấu cơ hiện đại nhất của Trung Quốc
Reuters
Theo
báo cáo gần nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, máy bay
J-20 và FC-31, loại tiêm kích thế hệ 5 đang được phát triển, sẽ gia tăng
năng lực tác chiến không đối không cho phi đội. Hai loại máy bay này
được đánh giá có tính linh hoạt cao, có khả năng tàng hình, có khoang
chứa vũ khí trong thân, hệ thống điện tử và cảm biến tiên tiến.
Hồi
tháng 3, tướng Wilsbach nhận định còn quá sớm để cho rằng Trung Quốc sẽ
sử dụng J-20 như một chiến đấu cơ đa nhiệm hay chỉ tập trung cho việc
chiếm ưu thế trên không. Tuy nhiên, ông đánh giá các phi công Trung Quốc
làm chủ khá tốt máy bay này và phi công Mỹ khá ấn tượng với việc chỉ
huy và kiểm soát của Bắc Kinh trong một lần chạm mặt tại biển Hoa Đông.
Tại hội nghị ngày 18.9, ông Wilsbach nói phía Mỹ đã học được nhiều từ
lần chạm mặt đó nhưng đó không phải là điều khiến ông quá lo lắng.
Cũng
tại hội nghị, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown cho rằng cần
phải theo dõi sự phát triển của không quân Trung Quốc. “Hôm nay, chúng
ta có thể nhìn vào đó và nói chúng ta sẽ không mất ngủ nhiều. Nhưng tôi
sẽ mất ngủ nếu chúng ta không tiếp tục hiện đại hóa không quân của ta để
đảm bảo chúng ta đi trước họ”, tướng Brown nói.
Hai chiếc J-20 tại triển lãm Chu Hải năm 2018
Reuters
Hiện
chưa rõ số lượng J-20 trong quân đội Trung Quốc nhưng được cho là ít
hơn so với 186 máy bay F-22 và khoảng 300 chiếc F-35A của không quân Mỹ.
Washington cũng đang loại biên dần các máy bay F-22 cũ nhất để dùng
tiền đầu tư phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6, chương trình có tên là
Chiếm ưu thế trên không thế hệ kế tiếp.
Tướng Wilsbach cũng chỉ ra
một điểm khác biệt giữa phi công Mỹ và Trung Quốc là tính thực chiến.
Dù Trung Quốc đã có những tiến bộ công nghệ nhưng phi công nước này
thiếu kinh nghiệm chiến đấu như phi công Mỹ, ông đánh giá.
F-35 từng chạm mặt J-20 của Trung Quốc trên biển Hoa Đông
************
Tin thế giới 25-9: Trung Quốc phản đối can thiệp vào Đài Loan; Nước Anh lo ngại nợ nần
Triều Tiên đã tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa trong năm 2022 - Ảnh: AFP
* Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn
Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về bờ biển phía
đông, rạng sáng 25-9.
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa và cho biết tên lửa đã rơi xuống biển.
Vụ
phóng diễn ra khi một tàu sân bay của Mỹ đến Hàn Quốc để tham gia cuộc
tập trận chung. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng dự kiến thăm Hàn
Quốc vào ngày 29-9.
* Trung Quốc phản đối can thiệp vào Đài Loan.
Ngày 24-9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói trước Liên
Hiệp Quốc (LHQ) rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện "các bước mạnh mẽ" để ngăn
chặn bất kỳ sự ủng hộ nào từ bên ngoài đối với nền độc lập của hòn đảo.
"Chúng
ta phải chống lại các hoạt động ly khai đòi độc lập Đài Loan với quyết
tâm cao nhất và thực hiện các bước mạnh mẽ nhất để chống lại sự can
thiệp từ bên ngoài", nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc nói trong
một bài phát biểu của Đại hội đồng LHQ.
"Bất kỳ động thái nào nhằm cản trở sự thống nhất của Trung Quốc nhất định sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát", ông nói thêm.
* Quốc hội Nga tranh luận về sáp nhập các khu vực Ukraine vào ngày 29-9. Hãng
thông tấn nhà nước Nga TASS dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết,
Duma (hạ viện của Nga) có thể tranh luận về các dự luật sáp nhập các khu
vực Ukraine do Nga chiếm đóng vào ngày 29-9.
Hãng thông tấn
Interfax dẫn nguồn tin cho biết Thượng viện Nga có thể xem xét dự luật
trong cùng ngày, và Hãng thông tấn RIA Novosti cũng trích dẫn một nguồn
tin giấu tên cho biết Tổng thống Vladimir Putin có thể đang chuẩn bị có
bài phát biểu chính thức cho một phiên họp chung bất thường của Quốc hội
vào ngày 30-9.
Ngày 23-9, Matxcơva đã tiến hành các cuộc trưng
cầu ý dân về việc 4 khu vực Ukraine: Lugansk, Donetsk, Zaporizhzhia và
Kherson sáp nhập Nga
Một quan chức ở vùng Lugansk thông báo tỉ lệ
cử tri đi bỏ phiếu sau hai ngày bỏ phiếu là 45,9% trong khi ở
Zaporizhzhia là 35,5%. Việc bỏ phiếu sẽ kết thúc vào ngày 27-9.
* Trong bài phát biểu tối 24-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các lực lượng của Matxcơva đầu hàng, ông nói rằng: "Các bạn sẽ được đối xử một cách văn minh… sẽ không ai biết được hoàn cảnh các bạn đầu hàng".
Trước đó cùng ngày, ông Putin ký luật tăng mức phạt tù có thể đến 15 năm với lính đào ngũ, đầu hàng, cướp bóc.
"Thà từ chối một lá thư nhập ngũ còn hơn là chết như một tội phạm chiến tranh nơi đất khách quê người", ông Zelensky nói.
Thiên nhiên kỳ diệu
Hiếm
có góc hình nào chụp cận một con chim khiến người xem kinh ngạc vì sự
độc đáo như tấm hình này. Những giọt nước long lanh như kim cương đọng
lại theo những đường ngay ngắn và hoàn hảo như được sắp xếp. Tay máy Sue
Dougherty đã dành nhiều thời gian ở vùng Cariboo của tỉnh bang British
Columbia (Canada) để quan sát một gia đình chim lặn mỏ đen và chớp được
hình này - Ảnh: ATLANTIC
* Nước Anh lo ngại với nợ vay. Theo
báo cáo của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), khoản nợ phải trả
của Chính phủ Anh đã tăng lên mức cao nhất trong tuần này.
Tiền
lãi phải trả ở mức 8,2 tỉ bảng Anh (9,25 tỉ USD) trong tháng trước, cao
hơn 1,5 tỉ bảng Anh (1,7 tỉ USD) so với tháng 8-2021 và là con số cao
nhất theo tháng kể từ khi bắt đầu ghi nhận hồ sơ từ tháng 4-1997.
Lạm phát hằng năm ở Anh đạt 9,4% vào tháng 6, mức cao nhất trong 40 năm, nhưng đã giảm xuống 8,6% vào tháng 8.
Chính
phủ Anh đã vay gần gấp đôi so với dự kiến vào tháng 8, với 11,8 tỉ
bảng Anh (13,3 tỉ USD) thay vì 6 tỉ bảng Anh (6,7 tỉ USD) vì khu vực
công đã chi nhiều hơn số tiền nhận được cho thuế và các khoản khác.
Có
lo ngại rằng gói giải pháp hỗ trợ hộ gia đình và doanh nghiệp do Thủ
tướng Liz Truss công bố sẽ đẩy vay nợ lên cao hơn, và dẫn đến việc Ngân
hàng Trung ương Anh mạnh tay tăng lãi suất.
Chiếc Boeing 737 của hãng vận tải hàng hóa West Atlantic gặp nạn tại thành phố Montpellier, Pháp - Ảnh: EPA
* Sân bay ở Pháp đóng cửa do máy bay lao xuống hồ.
Các nhà chức trách Pháp đã đóng cửa vô thời hạn sân bay ở phía nam
thành phố Montpellier sau khi một chiếc máy bay chở hàng lao qua đường
băng và rơi xuống một hồ nước gần đó.
Chiếc Boeing 737 của hãng
vận tải hàng hóa Tây Đại Tây Dương chúc mũi xuống hồ nước, còn thân đậu
trên mặt đất. Ba người trên máy bay không bị thương.
Hãng tin AFP
dẫn lời quan chức địa phương cho biết sân bay sẽ đóng cửa cho đến khi
nào kết thúc điều tra về nguyên nhân vụ việc. Thông tin ban đầu cho hay
có thể chiếc Boeing 737 đã bị sự cố kỹ thuật.
*************
Ông Putin ký luật tăng mức phạt tù có thể đến 15 năm với lính đào ngũ, đầu hàng, cướp bóc
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: TASS
Theo
Hãng tin Tass, ngày 24-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua
các sửa đổi đối với Bộ luật hình sự của Nga, sau khi những thay đổi này
được cơ quan lập pháp của Nga thông qua.
Theo đó, việc không thực
hiện mệnh lệnh của sĩ quan cấp trên "trong thời gian thiết quân luật,
trong thời chiến, trong một cuộc xung đột vũ trang hoặc các chiến dịch
chiến đấu" cũng như việc từ chối tham gia vào "các chiến dịch quân sự
hoặc chiến đấu" sẽ bị phạt tù từ 2 - 3 năm.
Với trường hợp những
người từ chối tham gia chiến đấu, nếu điều này dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng, họ có thể phải đối mặt với án tù từ 3 - 10 năm.
Ngoài ra, theo luật mới, quân nhân đào ngũ trong thời gian có lệnh động viên hoặc thời chiến sẽ bị phạt tới 15 năm tù.Còn những người tự nguyện đầu hàng kẻ thù sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 10 năm.
Những người bị kết tội cướp bóc trong một cuộc xung đột quân sự hoặc trong thời chiến có thể phải đối mặt với 15 năm tù.
Luật
nói trên được thông qua chỉ vài ngày sau khi ông Putin đưa ra sắc lệnh
động viên một phần, theo đó 300.000 quân dự bị Nga sẽ được gọi nhập ngũ,
trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn. ************
Uy lực pháo tự hành Pháp viện trợ thêm cho Ukraine
Ngoại
trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay, Pháp đã nhất trí viện trợ thêm
một lô pháo tự hành bánh lốp CAESAR 155mm cho chính quyền Kiev.
“Tôi
và Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna trong cuộc hội đàm đã tập trung
thảo luận về tình hình chiến sự, cũng như những đóng góp của chính quyền
Paris trong việc tái thiết nhiều tỉnh của Ukraine bị tàn phá. Đồng
thời, chúng tôi cũng thảo luận về việc Pháp viện trợ một lô pháo CAESAR
mới cho Ukraine “, trang quân sự Army Recognition dẫn thông cáo của ông Kuleba đăng trên mạng xã hội Twitter.
Các khẩu pháo CAESAR trong biên chế quân đội Ukraine. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine/ Army Recognition
Caesar là pháo tự hành
được Tập đoàn quốc phòng GIAT Industrial của Pháp chế tạo và đưa vào
trang bị trong thập niên 1990. Tổng khối lượng khi pháo đặt trên xe bánh
lốp đạt 18,5 tấn; chiều dài 10m; rộng 2,5m; cao 3,26m. Kíp chiến đấu
gồm 6 người.
Bản vẽ sơ lược về pháo CAESAR. Ảnh: Army Recognition
Xe
tải bánh lốp dùng để chở pháo Caesar được trang bị một động cơ Renault
dCI 6 có công suất 240 mã lực, nên xe có thể di chuyển với vận tốc 100
km/h trên địa hình bằng phẳng với phạm vi hoạt động lên tới 600km.
Động cơ Renault dCI 6. Ảnh: truck1.eu
Theo
trang Military Today, Caesar sử dụng đạn pháo cỡ 155mm; tốc độ bắn đạt
từ 4-6 phát/phút; khả năng nâng góc nòng pháo nằm trong khoảng 0 đến 60
độ. Tầm bắn tối đa của Caesar đạt 42km khi sử dụng đạn tăng tầm. Trong
một số tình huống tác chiến, một súng máy cỡ nòng 12,7mm có thể được lắp
trên nóc xe tải để kíp chiến đấu sử dụng chống lại bộ binh đối phương.
Một
trong những ưu điểm của CAESAR mà ít loại pháo tự hành nào trên thế
giới có thể sánh được là khả năng triển khai tác chiến cực nhanh, với
việc chuyển từ trạng thái hành quân sang khai hỏa sẽ chỉ mất hơn 1 phút
và cần thêm 3 phút nữa để rời khỏi vị trí nã đạn. Nhờ vậy, kíp chiến đấu
có thể nhanh chóng tránh được những cuộc phản pháo của đối phương ***********
Lavrov phát biểu ở LHQ, Tổng thống Ukraine kêu gọi lính Nga hạ vũ khí
Ngoại
trưởng Nga Sergey Lavrov đêm 24/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu trước
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) về tình hình chiến sự Ukraine.
“Cuộc
xung đột ở Ukraine là kết quả của việc phương Tây không thể đàm phán
với Nga, cũng như giải quyết những lo ngại về an ninh của chúng tôi. Tất
cả những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm thiết lập những quy tắc ‘cùng tồn
tại’ do Moscow đưa ra đều bị phớt lờ. Chúng tôi đã đưa ra lời đề xuất
cuối cùng để khiến những quy tắc mang tính pháp lý vào tháng 12/2021,
nhưng chỉ nhận lại lời từ chối đầy ngạo mạn. Do vậy, Nga không còn lựa
chọn nào khác ngoại việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở
Ukraine”, trang web của Liên Hợp Quốc dẫn lời ông Lavrov phát biểu.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ đêm 24/9. Ảnh: AP
Theo
ông Lavrov, các quốc gia phương Tây thay vì có một cuộc đối thoại chân
thành và tìm kiếm sự thỏa hiệp đã “làm suy giảm sự tin tưởng vào các thể
chế quốc tế”.
“Chúng tôi đã coi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) là những bên tham gia cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Chính giới quân sự Kiev gần đây đã thừa nhận rằng lực lượng tình báo
của Lầu Năm Góc đã giúp cho họ chọn ra các mục tiêu. Động thái trên là
gì, nếu không phải là sự tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột”, ông
Lavrov nói thêm.
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, mặc cho tất cả những
nỗ lực của Mỹ thì trật tự thế giới đơn cực đang sụp đổ và “tương lai
trật tự thế giới hiện được quyết định ở thời điểm này”. “Liệu trật tự
thế giới sẽ là một quốc gia buộc tất cả mọi người phải sống theo những
quy tắc có lợi riêng cho quốc gia đó. Hay sẽ là một thế giới thực sự dân
chủ, nơi mà không có sự đe dọa hay ‘tống tiền’ những người phản đối các
quy tắc đó, cũng như không có chủ nghĩa tân phát xít và chủ nghĩa thực
dân mới. Nước Nga sẽ chọn vế thứ hai”, ông Lavrov khẳng định.
Theo
hãng tin AP, dự kiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp
Ukraine Dmitro Kuleba sẽ sớm có các bài phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ
trong những ngày tới.
Tổng thống Ukraine kêu gọi lính Nga hạ vũ khí
Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky đêm 24/9 đã nêu những điều khoản đảm
bảo của chính quyền nước này đối với binh sĩ Nga quyết định hạ vũ khí.
“Ukraine
sẽ đảm bảo với tất cả các binh sĩ Nga hạ vũ khí ba điều khoản này. Đầu
tiên, các anh sẽ nhận được sự đối xử một cách văn minh và phù hợp với
mọi quy ước quốc tế về tù binh. Thứ hai, sẽ không ai biết về về hoàn
cảnh đầu hàng của các anh, và không ai ở Nga biết được việc các anh tự
nguyện hạ vũ khí. Điều cuối cùng là nếu các anh sợ phải trở về Nga hay
không muốn có mặt trong các cuộc trao đổi tù binh, thì chúng tôi sẽ tìm
ra giải pháp khác”, trang President.gov.ua dẫn lời ông Zelensky phát
biểu.
Theo ông Zelensky, Ukraine sẽ làm mọi thứ để giành được thắng lợi.
“Chúng
tôi sẽ đánh trả mọi đòn tấn công của đối phương ở các tỉnh và thành phố
như Zaporizhzhia, Kharkiv, Mykolaiv và Nikopol cũng như tái kiểm soát
lại những khu vực nằm trải dài từ Kherson ở miền nam tới Luhansk và
Donetsk thuộc miền đông, và cả bán đảo Crưm”, Tổng thống Ukraine khẳng
định.
Hi there,
My name is Allan from Monkey Digital,
Allow me to present to you a lifetime revenue opportunity of 35%
That's right, you can earn 35% of every order made by your affiliate for life.
Simply register with us, generate your affiliate links, and incorporate them on your website, and you are done. It takes only 5 minutes to set up everything, and the payouts are sent each month.
Click here to enroll with us today:
https://www.monkeydigital.org/affiliate-dashboard/
Think about it,
Every website owner requires the use of search engine optimization (SEO) for their website. This endeavor holds significant potential for both parties involved.
Thanks and regards
Allan Renfro
Monkey Digital
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .