Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 13 - 01 -2025:

XXX


HoaLuc 2
************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI

(SCMP) – Trung Quốc và Indonesia tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Hôm qua, 11/01/2025, kết thúc cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kéo dài năm ngày tại Bắc Kinh, Indonesia và Trung Quốc tuyên bố tăng cường hợp tác sâu rộng và cùng duy trì trật tự an ninh hàng hải và xử lý các trường hợp khẩn cấp trên biển. Hải cảnh Trung Quốc cho biết thêm đôi bên đề cập đến việc tổ chức các cuộc họp thường kỳ ở mọi cấp độ về cập cảng và tăng cường năng lực. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với Jakarta.

(AFP) – Cuộc không kích của quân đội Miến Điện khiến 15 người bỏ mạng. Vụ tấn công diễn ra vào sáng thứ Bảy, 11/01/2025, tại một khu chợ ở bang Kachin, khu vực mà các lực lượng nổi dậy "Quân đội vì độc lập cho Kachin" kiếm soát. Lực lượng này cho biết có 15 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương, chủ yếu là các thường dân hoặc các nhà buôn của địa phương. Bang Kachin giàu tài nguyên, có nhiều mỏ vàng hoặc khoáng sản khác, là nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân đội và lực lượng phiến quân kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021.

(Yonhap) – Vụ tai nạn máy bay Jeju Air : Các hộp đen ngừng ghi dữ liệu 4 phút trước khi xảy ra tai nạn. Theo thông báo của giới chức trách Hàn Quốc ngày hôm qua, 11/01/2025, các nhà điều tra sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao quá trình ghi âm buồng lái của máy bay bị gián đoạn và đồng thời khẳng định vẫn còn nhiều nguồn khác để thu thập thông tin về vụ tai nạn, chẳng hạn như qua các thông số về tốc độ và độ cao của máy bay cũng như nhiều biến số khác.

(AFP) – Nga cáo buộc Mỹ gây bất ổn an ninh năng lượng toàn cầu thông qua việc áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Matxcơva. Tuyên bố trên được bộ ngoại giao Nga đưa ra hôm qua, 11/01/2025, đồng thời đe dọa rằng Matxcơva "sẽ không bỏ qua các hành động thù địch của Washington". Bộ này cũng chỉ trích Hoa Kỳ đã "hi sinh lợi ích của các đồng minh châu Âu" thông qua các lệnh trừng phạt này vì các nước này sẽ "bị buộc phải chuyển sang các nguồn cung cấp của Mỹ, vốn đắt đỏ hơn và không đáng tin cậy bằng". Trước đó, hôm thứ Sáu, Mỹ và Anh đã thông báo các lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga – đặc biệt là tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom Neft – nhằm làm suy yếu "nguồn tài trợ lớn nhất của Điện Kremlin" cho nỗ lực chiến tranh tại Ukraina.

(AFP) – Bầu cử tổng thống Croatia : Tổng thống mãn nhiệm chiếm ưu thế. Hôm nay, 12/01/2025, hàng triệu cử tri Croatia tham gia bầu chọn tổng thống vòng hai. Theo thăm dò, tổng thống mãn nhiệm thuộc đảng Xã hội – Dân chủ, Zoran Milanovic được cho là chiếm ưu thế khi có được 60% ý định bỏ phiếu, cao gấp đôi so với đối thủ, ứng viên cánh hữu HDZ cầm quyền là Dragan Primorac, với tỷ lệ ủng hộ chưa tới 30%.

(AFP) – Iran thực hiện thao dượt quân sự gần các cơ sở hạt nhân. Hôm nay, 12/01/2025, truyền thông Nhà nước Iran thông báo các cuộc diễn tập quân sự đã bắt đầu từ đầu tuần này và sẽ tiếp diễn cho đến giữa tháng Ba, với sự tham gia của Lực lượng Vệ minh Cách mạng Hồi giáo. Nơi diễn tập ở gần các cơ sở hạt nhân quan trọng của nước này, với sự hiện diện của các "đơn vị tên lửa và radar, cũng như các đơn vị tác chiến điện tử, tình báo điện tử và trinh sát để thực hiện các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ".


**********

Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm

Trung Khang
2025.01.11
Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm Tổng Bí thư Tô LâmNghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập.

Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 

“Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” - Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA.

Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ sẽ thông qua theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Một ví dụ dễ thấy nhất là vào năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về Luật đặc khu, Chủ tịch Quốc hội khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải ra luật chứ không không thể không ra luật.”

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay gồm 14 người, do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu sau khi ông được bầu nắm giữ vai trò người đứng đầu Đảng vào ngày 3 tháng 8 năm 2024.

Chắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Nghị định 168, vốn được đề nghị và chắp bút bởi Bộ Công an, sau đó trình Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký phê chuẩn vào ngày 26/12/2024, và được áp dụng chỉ vỏn vẹn vài ngày sau đó.

Với tác động to lớn về mặt kinh tế, chính trị, và xã hội, Nghị định 168 rất có khả năng đã được Bộ Chính trị, và người đứng đầu là ông Tô Lâm, phê duyệt.

“Có thể các vị cấp cao can thiệp, hay Bộ chính trị, Trung ương đảng… thì tôi nghĩ đó là nằm ngoài quy trình thông thường. Nếu thấy sai trái hay chưa phù hợp thì có lẽ trong trường hợp này, tiếng nói của một người được coi là cấp cao nhất trong hệ thống chính trị sẽ rất quan trọng. Ông Tô Lâm mà không đồng ý, thì có lẽ các cơ quan hay các cá nhân khác không thể nào mà bỏ qua chỉ đạo và khuyến cáo của ông Tô Lâm được.” Cựu trung tá công an Vũ Minh Trí giải thích với RFA về vai trò của vị Tổng Bí thư xung quanh việc ra Nghị định 168.

Đồng tình với hai vị cựu sĩ quan công an, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cũng cho rằng với tư cách là người đứng đầu, nênchắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.”

-------------------------------

Nghị định 168: Những hệ quả tai hại

Nghị định 168: Luật sư chỉ ra những điều bất hợp lý

Người dân: Mức phạt theo Nghị định 168 là “bóc lột”

Nghị định 168 có hiệu lực chỉ năm ngày sau khi ban hành: gấp gáp như phục kích người dân

------------------------------


Ông Tô Lâm lợi gì khi cho Bộ Công an ban bố Nghị định 168?

Bộ Công an là cơ quan trình Chính phủ Nghị định 168. Người chịu trách nhiệm đứng đầu Bộ này là Bộ trưởng Lương Tam Quang, là người cùng quê Hưng Yên, và được cho là thân tín của ông Tô Lâm.

Cũng chính ông Tô Lâm vào ngày 20/10/2024 đã thăng cấp đại tướng cho Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Bộ Công an cũng chính là công cụ được ông Tô Lâm sử dụng để hạ bệ nhiều đối thủ chính trị, mở đường lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư.

Nghị định 168 với mức phạt cao gấp hàng chục lần so với trước, cộng với việc phần lớn tiền phạt sẽ được phân bổ cho ngành công an, đây rõ ràng sẽ đem đến nguồn lợi khổng lồ cho Bộ Công an.

“Ai cũng thấy là một nghị định như vậy nó sẽ giúp gia tăng thu nhập cho những cá nhân của Bộ Công an. Sự gia tăng thu nhập sẽ đến từ hai nguồn. Nếu người dân đóng tiền phạt, đa số tiền phạt này sẽ ở lại Bộ Công an. Ngược lại, nếu người dân chịu chung chi cho công an thì mức chung chi cũng phải tăng lên.”- Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định.

Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Theo Tiến sĩ Vũ, khi đồng ý cho Bộ Công an ban bố điều này, ông Tô Lâm thực hiện một hành động như thể ông đang giúp tăng thêm thu nhập cho các cá nhân trong Bộ Công an.

“Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.”- Ông Vũ nói thêm.

Chỉ tính riêng Hà Nội, sau một tuần áp dụng Nghị định 168, địa phương này đã phạt 14 tỷ đồng vi phạm giao thông. Nếu tính chung cả nước, số tiền Bộ Công an thu về là không hề nhỏ, chưa kể những khoản chung chi mà cảnh sát giao thông bỏ túi riêng.

Điều này, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, sẽ củng cố lòng trung thành của Bộ Công an đối với ông Tô Lâm.

Trong bối cảnh Đại hội 14 của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra, và ông Tô Lâm được cho là đang nuôi tham vọng tiếp tục ở lại ngôi vị Tổng Bí thư. Rõ ràng, việc nắm chắc Bộ Công an trong tay, sẽ giúp tham vọng của chính trị gia quê Hưng Yên dễ thực hiện hơn rất nhiều.

000_36T86GM.jpg
Các phương tiện dừng đèn đỏ tại một ngã tư ở Hà Nội vào ngày 8 tháng 1 năm 2025. Nhac NGUYEN / AFP.

Nghị định 168 ảnh hưởng thế nào đến uy tín chính trị của ông Tô Lâm?

Chỉ sau 10 ngày Nghị định 168 có hiệu lực, làn sóng phẫn nộ đã xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ vì những bất cập do nghị định này mang lại.

Việc ban hành và thực thi Nghị định 168 một cách vội vã cho thấy sự thiếu phán đoán trên nhiều mặt.

Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra khi trả lời RFA cho rằng, chính phủ nên tiến hành một chiến dịch thông tin rộng rãi cho cả các cấp có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi Nghị định và công chúng nói chung.

“Rõ ràng là một số điều khoản của Nghị định 168 yêu cầu phải cải thiện cơ sở hạ tầng an toàn giao thông trước, chẳng hạn như đèn đỏ hoạt động bình thường.” - Giáo sư Carl Thayer cho biết đã không có sự chuẩn bị tốt trước khi ban hành Nghị định 168.

Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.
- Giáo sư Carl Thayer

Các khoản tiền phạt được quy định trong Nghị định 168 rất nghiêm khắc. Nhiều người vi phạm sẽ không thể trả các khoản tiền phạt này. Phúc lợi xã hội của toàn bộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, nếu một người làm chủ kinh tế gia đình bị phạt.

“Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.”- Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.

Theo Ông Carl Thayer, nếu sự hỗn loạn hàng loạt xảy ra trong những tuần tới và nếu công chúng phẫn nộ, ông Tô Lâm sẽ phải vào cuộc và ra lệnh đình chỉ Nghị định.

Tổng Bí thư Tô Lâm mới lên nắm quyền và còn đang tìm cách xóa bỏ hình ảnh Nguyễn Phú Trọng. Vậy mà đã khiến dân chúng phẫn nộ vì Nghị định 168. Nếu mọi việc diễn ra như Giáo sư Carl Thayer dự đoán, trong khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 chỉ còn 1 năm nữa sẽ diễn ra, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ông Tô Lâm.

“Việc này nó cho thấy một điều mà nhiều người, trong đó có tôi, đã nhận định từ rất lâu đó là Tô Lâm, với kinh nghiệm của một công an chuyên bắt bớ và đàn áp, không thể dẫn dắt quốc gia và xã hội.” - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói.

Theo Tiến sĩ Vũ, Tổng Bí thư Tô Lâm không những không có kinh nghiệm mà hơn nữa còn không có kiến thức cần thiết để quản trị quốc gia.

“Những hô hào kỉ nguyên mới sẽ sớm tắt lịm vì người dân sẽ từ từ nhận ra những chính sách do Tô Lâm đưa ra cuối cùng sẽ gây hại cho đất nước nhiều hơn là đem lại bất cứ lợi ích gì.” – Ông Vũ cho biết thêm.

Ông Vũ cho rằng, cuối cùng thì những người trong đảng Cộng sản cũng sẽ nhận ra Tô Lâm không có khả năng dẫn dắt quốc gia và cần phải thay thế. Vấn đề theo ông Vũ, là thay thế ai vì đảng Cộng sản không còn người lãnh đạo có khả năng nữa.


***********

Châu Âu và Trung Đông thảo luận về tình hình Syria tại Ả Rập Xê Út

Hôm nay, 12/01/2025, lãnh đạo ngoại giao các nước châu Âu cũng như là Liên Hiệp Quốc và các nước Trung Đông có cuộc họp tại Ả Rập Xê Út để bàn về tình hình Syria sau khi chế độ độc tài Bachar Al-Assad sụp đổ vào đầu tháng 12/2024.

Lãnh đạo Syria Ahmad al-Sharaa bắt tay thủ tướng Liban Najib Mikati tại Damas, Syria, ngày 11 tháng 1 năm 2025.
Lãnh đạo Syria Ahmad al-Sharaa bắt tay thủ tướng Liban Najib Mikati tại Damas, Syria, ngày 11 tháng 1 năm 2025. AP
Quảng cáo

Theo giải thích từ một quan chức Ả Rập Xê Út xin ẩn danh với AFP, có hai cuộc họp về Syria : Một giữa các nước Ả Rập và một giữa các nước Ả Rập với nhiều nước khác, bao gồm Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, và giới chức Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp hôm nay chủ yếu tập trung vào mức độ hậu thuẫn cho tân chính phủ Syria và khả năng dỡ bỏ trừng phạt, vào lúc Syria yêu cầu quốc tế, đặc biệt là phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, áp đặt cho đất nước và chế độ Bachar Al - Assad với lý do trấn áp biểu tình năm 2011, châm ngòi cho cuộc nội chiến.

Hôm nay, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Kaja Kallas cho biết việc dỡ bỏ trừng phạt với Syria sẽ được đưa ra thảo luận tại Bruxelles vào cuối Giêng. 

Thủ tướng Liban đến thăm Damas

Hôm qua, thủ tướng Liban Najib Mikati đã đến Damas gặp tân lãnh đạo Syria Ahmed Al-Sharaa. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo chính phủ Liban đến nước láng giềng kể từ khi nội chiến Syria bùng nổ năm 2011. Kết thúc cuộc họp, ngoài những cam kết xây dựng các mối liên hệ chiến lược lâu dài sau nhiều thập niên quan hệ mơ hồ, lãnh đạo hai nước còn đề cập đến hai hồ sơ quan trọng khác là : Hồi hương người tị nạn Syria và xác định đường biên giới giữa hai nước.

Từ Beyruth, thủ đô Liban, thông tín viên Paul Khalifeh tường thuật :

« Trên bình diện chính trị và nhân đạo, Nagib Mikati muốn thăm dò ý định từ tân chính quyền Syria về hồ sơ người tị nạn, mà đối với chính quyền Beyruth, vốn là vấn đề ưu tiên khẩn cấp. Liban hiện tiếp nhận đến khoảng 1,5 triệu người tị nạn và di tản Syria, tức chiếm đến ¼ dân số Liban. Và trong nhiều năm, nước này đã yêu cầu trong vô vọng họ trở về nước.

Một vấn đề gai góc khác là việc phân định biên giới, nhất là tại vùng trang trại Shebaa, bị Israel chiếm đóng và Liban có yêu sách chủ quyền. Cho đến hiện tại, Damas chưa bao giờ chính thức công nhận chủ quyền Liban tại vùng đất này, nằm giữa Liban, Israel và Syria.

Ông Nagib Mikati còn đề cập đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển của Liban sang Irak và vùng Vịnh qua ngả Syria.

Chuyến thăm Syria của thủ tướng Liban rất quan trọng bởi vì đây là lần tiếp xúc đầu tiên ở cấp độ này giữa hai nước từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011. Nhưng chuyến thăm này sẽ không mang tính quyết định bởi chính phủ của thủ tướng Nagib Mikati, người chịu trách nhiệm xử lý thường vụ, sắp rời chức vụ sau thắng lợi bầu cử tổng thống Joseph Aoun.

Trong bài phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Liban Joseph Aoun đã bày tỏ hy vọng có thể thiết lập "một cuộc đối thoại bình đẳng với Syria" ».


************

Phái đoàn an ninh cấp cao Israel tới Doha để đàm phán về Gaza


Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea.

Một phái đoàn an ninh cấp cao của Israel đã tới Qatar hôm 12/1 để đàm phán về con tin ở Gaza và thỏa thuận ngừng bắn, một phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói.

Qatar và các bên trung gian là Ai Cập và Hoa Kỳ đang có nỗ lực mới để đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt giao tranh ở vùng đất này và giải thoát 98 con tin vẫn còn bị giam giữ tại đây, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Văn phòng của ông Netanyahu hôm 11/1 nói rằng phái đoàn bao gồm Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea, Giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet Ronen Bar và Người phụ trách vấn đề con tin của quân đội là Nitzan Alon.

Đặc phái viên Trung Đông của ông Trump, Steve Witkoff, đã gặp ông Netanyahu hôm 11/1, sau khi trao đổi với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani hôm 10/1.

Các quan chức Israel và Palestine hôm 9/1 cho biết đã có một số tiến triển trong các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas nhưng không cho biết chi tiết.

Các bên đã giữ kín các chi tiết đang được giải quyết.

Không rõ họ sẽ thu hẹp một trong những bất đồng lớn nhất đã tồn tại trong suốt các vòng đàm phán trước đó như thế nào: Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh trong khi Israel tuyên bố sẽ không chấm dứt chiến tranh chừng nào Hamas còn cai trị Gaza và gây ra mối đe dọa cho người Israel.

Israel đã phát động cuộc tấn công vào Gaza sau khi các chiến binh Hamas tràn qua biên giới vào tháng 10 năm 2023, giết chết 1.200 người và bắt giữ hơn 250 con tin, theo số liệu của Israel.

Kể từ đó, hơn 46.000 người đã thiệt mạng ở Gaza, theo các quan chức y tế Palestine, và phần lớn vùng đất này bị tàn phá và chìm trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khi hầu hết người dân phải di dời.


*********

Leo thang căng thẳng ngoại giao Ba Lan-Hungary

Căng thẳng giữa Ba Lan và Hungary ngày càng được đẩy lên cao sau khi Ba Lan, nước vừa đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đã quyết định gạch tên Hungary khỏi danh sách khách mời dự lễ nhậm chức. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thường chỉ trích gay gắt Viktor Orban và bày tỏ nghi ngờ rằng người đồng cấp Hungary muốn chia rẽ châu Âu và làm việc cho Điện Kremlin.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và người đồng cấp Hungary Viktor Orban tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân ở Brusselles, ngày 21 tháng 3 năm 2024.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và người đồng cấp Hungary Viktor Orban tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân ở Brusselles, ngày 21 tháng 3 năm 2024. AP - Virginia Mayo
Quảng cáo

Từ Budapest, thông tín viên RFI Florence Labruyère cho biết cụ thể :

“Vào tháng 12 năm ngoái, truyền thông Ba Lan tiết lộ rằng một công ty Hungary thân cận với thủ tướng Viktor Orban có ý định mua một kênh truyền hình tư nhân ở Ba Lan. Ngay lập tức, người đồng cấp Ba Lan Donald Tusk đã ngăn chặn quá trình này. Ông nói :

 “Tôi quyết định đưa kênh TVN và Polsat vào danh sách các công ty chiến lược, để bảo vệ họ khỏi sự quản lý mang tính thù địch, gây nguy hiểm cho an ninh của Nhà nước.”

Căng thẳng càng gia tăng khi ngày 19/12 Hungary cấp quy chế tị nạn cho một cựu bộ trưởng Ba Lan, bị truy tố vì tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức. Donald Tusk đã nhiều lần cáo buộc Viktor Orban gia nhập cuộc chơi của Matxcơva để tìm cách gây bất ổn cho Ba Lan. Và sự nghi ngờ của thủ tướng Ba Lan đã được xác nhận. Ông Csaba Kancz, chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhận định :

“Ở Ba Lan, giới tinh hoa chính trị hiểu rằng Ba Lan và Hungary đang chơi một trò chơi địa chính trị hoàn toàn trái ngược. Phương tiện truyền thông đại chúng Hungary đã hoàn toàn thân Nga! Nhân vật số 2 của đại sứ quán Nga tại Budapest thường xuyên gặp gỡ ban quản lý các cơ quan truyền thông ở Hungary.”

Trong khi đó ngoại trưởng Hungary Péter Szijjarto tuyên bố rằng bên chịu trách nhiệm cho sự leo thang là đảng của Donald Tusk - một đảng bị thao túng bởi nhà đầu tư người Mỹ George Soros.”


*********

Các ngoại trưởng EU sắp họp về việc nới lỏng lệnh trừng phạt Syria


Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU.
Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU.

Các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU cho biết hôm 12/1 tại Riyadh trước cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu Trung Đông và phương Tây và bộ trưởng ngoại giao mới của Syria.

Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, cho biết rằng các bộ trưởng ngoại giao sẽ họp tại Brussels vào ngày 27 tháng 1 để đưa ra quyết định cách thức khối gồm 27 quốc gia này sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria.

Sau 13 năm nội chiến, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bị lật đổ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng nổi dậy do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo cách đây một tháng. Kể từ đó, nhóm này đã thành lập một chính phủ lâm thời tại Damascus.

Bất kỳ quyết định nào của châu Âu về việc nới lỏng lệnh trừng phạt còn phải phụ thuộc vào việc quản trị của chính quyền Syria mới, trong đó phải bao gồm "các nhóm khác nhau", phụ nữ và "không cực đoan hóa", bà Kallas nói, nhưng không giải thích thêm.

Hội nghị hôm 12/1, cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo phương Tây và khu vực do quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực là Ả Rập Xê Út tổ chức kể từ khi ông Assad bị lật đổ, diễn ra trong khi Damascus thúc giục phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt để giúp có thêm nguồn tài trợ quốc tế.

Hoa Kỳ, Anh, Liên minh châu Âu và các nước khác đã áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Syria sau khi ông Assad đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2011 dẫn đến nội chiến. Nhưng thực tế mới ở Syria đã trở nên phức tạp hơn do lệnh trừng phạt đối với HTS và một số nhà lãnh đạo của nhóm này khi còn là một chi nhánh của al Qaeda.

Đức, nước đang dẫn đầu cuộc thảo luận của EU về lệnh trừng phạt, hôm 12/1 đã đề xuất cho phép cứu trợ cho người dân Syria, nhưng vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với các đồng minh của ông Assad, những người "đã phạm tội nghiêm trọng" trong cuộc chiến ở Syria.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trả lời các phóng viên tại Riyadh rằng “chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người dân Syria không có gì, như chúng tôi đã làm trong suốt những năm nội chiến".

Bà cho biết Đức sẽ cung cấp thêm 50 triệu euro cho thực phẩm, nơi trú tạm khẩn cấp và chăm sóc y tế.

Hôm 6/1, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh miễn trừ trừng phạt trong sáu tháng đối với các giao dịch với các tổ chức quản lý tại Syria nhằm nới lỏng dòng chảy viện trợ nhân đạo và cho phép một số giao dịch về năng lượng.

Ngoại trưởng Anh David Lammy đã tham gia các cuộc đàm phán tại Riyadh cùng với các bộ trưởng từ Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Bahrain, Iraq, Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen.

Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cho chính quyền lâm thời Syria, "bao gồm các cơ chế để buộc chế độ Assad phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh mà họ đã gây ra đối với người dân Syria", Bộ Ngoại giao Anh cho biết trong một tuyên bố
************

Ông Zelenskyy kêu gọi các đồng minh giữ lời hứa cung cấp vũ khí cho Ukraine


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 12/1 đã kêu gọi các đồng minh giữ mọi lời hứa cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí để chống lại các cuộc không kích của Nga.

Ông Zelenskyy cho biết, trong tuần qua, lực lượng Nga đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào Ukraine, và gần 700 quả bom và hơn 600 máy bay không người lái tấn công đã được sử dụng.

Không quân Ukraine cho biết hôm 12/1 rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ 60 trong số 94 máy bay không người lái mà Nga phóng trong đêm. Họ cho biết rằng 34 máy bay không người lái đã "mất tích", ám chỉ đến việc Ukraine sử dụng chiến tranh điện tử để chuyển hướng máy bay không người lái của Nga.

"Mỗi tuần, cuộc chiến tranh của Nga chỉ tiếp diễn vì quân đội Nga vẫn duy trì khả năng khủng bố Ukraine và khai thác ưu thế trên không của mình", ông Zelenskyy cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Ông kêu gọi các đồng minh của Ukraine thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.

"Các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, cũng như các quyết định được thông qua trong các cuộc họp Ramstein liên quan đến phòng không cho Ukraine, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ", ông Zelenskyy cho biết.

Tuần này, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết rằng ông đã thảo luận với các đối tác và Hoa Kỳ về khả năng cấp giấy phép cho Ukraine sản xuất hệ thống phòng không và tên lửa.


**********

Thụy Điển góp 3 tàu chiến để tăng cường sự hiện diện của NATO tại Biển Baltic


Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.

Chính phủ Thụy Điển hôm 12/1 thông báo rằng Thụy Điển sẽ đóng góp tới ba tàu chiến cho nỗ lực của NATO để tăng cường sự hiện diện của liên minh tại Biển Baltic nhằm chống lại các hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng dưới nước.

Quân đội Thụy Điển cũng sẽ đóng góp một máy bay trinh sát ASC 890, chính phủ cho biết trong một tuyên bố. Và lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này sẽ đóng góp bốn tàu để giúp giám sát Biển Baltic, và bảy tàu khác trong tình thế túc trực.

Thụy Điển đã trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự phương Tây vào tháng 3 năm ngoái. Nước này đã theo chân nước láng giềng Phần Lan gia nhập NATO, sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Chính phủ nói rằng đây sẽ là lần đầu tiên với tư cách là thành viên của NATO, Thụy Điển đóng góp lực lượng vũ trang vào hoạt động phòng thủ và răn đe của liên minh này.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh một loạt các sự cố ở Biển Baltic đã làm gia tăng lo ngại về các hoạt động của Nga trong khu vực.

Các tuyến cáp và đường ống ngầm dưới biển, vốn nối liền các quốc gia Bắc Âu, Baltic và Trung Âu, thúc đẩy thương mại, an ninh năng lượng, và trong một số trường hợp, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga.

Mười tuyến cáp ở Biển Baltic đã bị hư hại kể từ năm 2023, ảnh hưởng đến Estonia, Phần Lan, Thụy Điển, Đức và Litva.

Thủ tướng Ulf Kristersson phát biểu tại một hội nghị an ninh thường niên hôm 12/1 rằng Thụy Điển không có chiến tranh, nhưng cũng không có hòa bình, hãng thông tấn Thụy Điển TT đưa tin.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 13 - 01 -2025:

XXX


HoaLuc 2
************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI

(SCMP) – Trung Quốc và Indonesia tăng cường hợp tác an ninh hàng hải. Hôm qua, 11/01/2025, kết thúc cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kéo dài năm ngày tại Bắc Kinh, Indonesia và Trung Quốc tuyên bố tăng cường hợp tác sâu rộng và cùng duy trì trật tự an ninh hàng hải và xử lý các trường hợp khẩn cấp trên biển. Hải cảnh Trung Quốc cho biết thêm đôi bên đề cập đến việc tổ chức các cuộc họp thường kỳ ở mọi cấp độ về cập cảng và tăng cường năng lực. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực thúc đẩy quan hệ chặt chẽ với Jakarta.

(AFP) – Cuộc không kích của quân đội Miến Điện khiến 15 người bỏ mạng. Vụ tấn công diễn ra vào sáng thứ Bảy, 11/01/2025, tại một khu chợ ở bang Kachin, khu vực mà các lực lượng nổi dậy "Quân đội vì độc lập cho Kachin" kiếm soát. Lực lượng này cho biết có 15 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương, chủ yếu là các thường dân hoặc các nhà buôn của địa phương. Bang Kachin giàu tài nguyên, có nhiều mỏ vàng hoặc khoáng sản khác, là nơi diễn ra nhiều cuộc giao tranh giữa quân đội và lực lượng phiến quân kể từ sau cuộc đảo chính năm 2021.

(Yonhap) – Vụ tai nạn máy bay Jeju Air : Các hộp đen ngừng ghi dữ liệu 4 phút trước khi xảy ra tai nạn. Theo thông báo của giới chức trách Hàn Quốc ngày hôm qua, 11/01/2025, các nhà điều tra sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao quá trình ghi âm buồng lái của máy bay bị gián đoạn và đồng thời khẳng định vẫn còn nhiều nguồn khác để thu thập thông tin về vụ tai nạn, chẳng hạn như qua các thông số về tốc độ và độ cao của máy bay cũng như nhiều biến số khác.

(AFP) – Nga cáo buộc Mỹ gây bất ổn an ninh năng lượng toàn cầu thông qua việc áp đặt các lệnh trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Matxcơva. Tuyên bố trên được bộ ngoại giao Nga đưa ra hôm qua, 11/01/2025, đồng thời đe dọa rằng Matxcơva "sẽ không bỏ qua các hành động thù địch của Washington". Bộ này cũng chỉ trích Hoa Kỳ đã "hi sinh lợi ích của các đồng minh châu Âu" thông qua các lệnh trừng phạt này vì các nước này sẽ "bị buộc phải chuyển sang các nguồn cung cấp của Mỹ, vốn đắt đỏ hơn và không đáng tin cậy bằng". Trước đó, hôm thứ Sáu, Mỹ và Anh đã thông báo các lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực năng lượng của Nga – đặc biệt là tập đoàn dầu khí khổng lồ Gazprom Neft – nhằm làm suy yếu "nguồn tài trợ lớn nhất của Điện Kremlin" cho nỗ lực chiến tranh tại Ukraina.

(AFP) – Bầu cử tổng thống Croatia : Tổng thống mãn nhiệm chiếm ưu thế. Hôm nay, 12/01/2025, hàng triệu cử tri Croatia tham gia bầu chọn tổng thống vòng hai. Theo thăm dò, tổng thống mãn nhiệm thuộc đảng Xã hội – Dân chủ, Zoran Milanovic được cho là chiếm ưu thế khi có được 60% ý định bỏ phiếu, cao gấp đôi so với đối thủ, ứng viên cánh hữu HDZ cầm quyền là Dragan Primorac, với tỷ lệ ủng hộ chưa tới 30%.

(AFP) – Iran thực hiện thao dượt quân sự gần các cơ sở hạt nhân. Hôm nay, 12/01/2025, truyền thông Nhà nước Iran thông báo các cuộc diễn tập quân sự đã bắt đầu từ đầu tuần này và sẽ tiếp diễn cho đến giữa tháng Ba, với sự tham gia của Lực lượng Vệ minh Cách mạng Hồi giáo. Nơi diễn tập ở gần các cơ sở hạt nhân quan trọng của nước này, với sự hiện diện của các "đơn vị tên lửa và radar, cũng như các đơn vị tác chiến điện tử, tình báo điện tử và trinh sát để thực hiện các nhiệm vụ tấn công và phòng thủ".


**********

Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm

Trung Khang
2025.01.11
Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm Tổng Bí thư Tô LâmNghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập.

Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 

“Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” - Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA.

Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ sẽ thông qua theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Một ví dụ dễ thấy nhất là vào năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về Luật đặc khu, Chủ tịch Quốc hội khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải ra luật chứ không không thể không ra luật.”

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay gồm 14 người, do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu sau khi ông được bầu nắm giữ vai trò người đứng đầu Đảng vào ngày 3 tháng 8 năm 2024.

Chắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Nghị định 168, vốn được đề nghị và chắp bút bởi Bộ Công an, sau đó trình Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký phê chuẩn vào ngày 26/12/2024, và được áp dụng chỉ vỏn vẹn vài ngày sau đó.

Với tác động to lớn về mặt kinh tế, chính trị, và xã hội, Nghị định 168 rất có khả năng đã được Bộ Chính trị, và người đứng đầu là ông Tô Lâm, phê duyệt.

“Có thể các vị cấp cao can thiệp, hay Bộ chính trị, Trung ương đảng… thì tôi nghĩ đó là nằm ngoài quy trình thông thường. Nếu thấy sai trái hay chưa phù hợp thì có lẽ trong trường hợp này, tiếng nói của một người được coi là cấp cao nhất trong hệ thống chính trị sẽ rất quan trọng. Ông Tô Lâm mà không đồng ý, thì có lẽ các cơ quan hay các cá nhân khác không thể nào mà bỏ qua chỉ đạo và khuyến cáo của ông Tô Lâm được.” Cựu trung tá công an Vũ Minh Trí giải thích với RFA về vai trò của vị Tổng Bí thư xung quanh việc ra Nghị định 168.

Đồng tình với hai vị cựu sĩ quan công an, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cũng cho rằng với tư cách là người đứng đầu, nênchắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.”

-------------------------------

Nghị định 168: Những hệ quả tai hại

Nghị định 168: Luật sư chỉ ra những điều bất hợp lý

Người dân: Mức phạt theo Nghị định 168 là “bóc lột”

Nghị định 168 có hiệu lực chỉ năm ngày sau khi ban hành: gấp gáp như phục kích người dân

------------------------------


Ông Tô Lâm lợi gì khi cho Bộ Công an ban bố Nghị định 168?

Bộ Công an là cơ quan trình Chính phủ Nghị định 168. Người chịu trách nhiệm đứng đầu Bộ này là Bộ trưởng Lương Tam Quang, là người cùng quê Hưng Yên, và được cho là thân tín của ông Tô Lâm.

Cũng chính ông Tô Lâm vào ngày 20/10/2024 đã thăng cấp đại tướng cho Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Bộ Công an cũng chính là công cụ được ông Tô Lâm sử dụng để hạ bệ nhiều đối thủ chính trị, mở đường lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư.

Nghị định 168 với mức phạt cao gấp hàng chục lần so với trước, cộng với việc phần lớn tiền phạt sẽ được phân bổ cho ngành công an, đây rõ ràng sẽ đem đến nguồn lợi khổng lồ cho Bộ Công an.

“Ai cũng thấy là một nghị định như vậy nó sẽ giúp gia tăng thu nhập cho những cá nhân của Bộ Công an. Sự gia tăng thu nhập sẽ đến từ hai nguồn. Nếu người dân đóng tiền phạt, đa số tiền phạt này sẽ ở lại Bộ Công an. Ngược lại, nếu người dân chịu chung chi cho công an thì mức chung chi cũng phải tăng lên.”- Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định.

Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Theo Tiến sĩ Vũ, khi đồng ý cho Bộ Công an ban bố điều này, ông Tô Lâm thực hiện một hành động như thể ông đang giúp tăng thêm thu nhập cho các cá nhân trong Bộ Công an.

“Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.”- Ông Vũ nói thêm.

Chỉ tính riêng Hà Nội, sau một tuần áp dụng Nghị định 168, địa phương này đã phạt 14 tỷ đồng vi phạm giao thông. Nếu tính chung cả nước, số tiền Bộ Công an thu về là không hề nhỏ, chưa kể những khoản chung chi mà cảnh sát giao thông bỏ túi riêng.

Điều này, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, sẽ củng cố lòng trung thành của Bộ Công an đối với ông Tô Lâm.

Trong bối cảnh Đại hội 14 của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra, và ông Tô Lâm được cho là đang nuôi tham vọng tiếp tục ở lại ngôi vị Tổng Bí thư. Rõ ràng, việc nắm chắc Bộ Công an trong tay, sẽ giúp tham vọng của chính trị gia quê Hưng Yên dễ thực hiện hơn rất nhiều.

000_36T86GM.jpg
Các phương tiện dừng đèn đỏ tại một ngã tư ở Hà Nội vào ngày 8 tháng 1 năm 2025. Nhac NGUYEN / AFP.

Nghị định 168 ảnh hưởng thế nào đến uy tín chính trị của ông Tô Lâm?

Chỉ sau 10 ngày Nghị định 168 có hiệu lực, làn sóng phẫn nộ đã xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ vì những bất cập do nghị định này mang lại.

Việc ban hành và thực thi Nghị định 168 một cách vội vã cho thấy sự thiếu phán đoán trên nhiều mặt.

Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra khi trả lời RFA cho rằng, chính phủ nên tiến hành một chiến dịch thông tin rộng rãi cho cả các cấp có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi Nghị định và công chúng nói chung.

“Rõ ràng là một số điều khoản của Nghị định 168 yêu cầu phải cải thiện cơ sở hạ tầng an toàn giao thông trước, chẳng hạn như đèn đỏ hoạt động bình thường.” - Giáo sư Carl Thayer cho biết đã không có sự chuẩn bị tốt trước khi ban hành Nghị định 168.

Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.
- Giáo sư Carl Thayer

Các khoản tiền phạt được quy định trong Nghị định 168 rất nghiêm khắc. Nhiều người vi phạm sẽ không thể trả các khoản tiền phạt này. Phúc lợi xã hội của toàn bộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, nếu một người làm chủ kinh tế gia đình bị phạt.

“Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.”- Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.

Theo Ông Carl Thayer, nếu sự hỗn loạn hàng loạt xảy ra trong những tuần tới và nếu công chúng phẫn nộ, ông Tô Lâm sẽ phải vào cuộc và ra lệnh đình chỉ Nghị định.

Tổng Bí thư Tô Lâm mới lên nắm quyền và còn đang tìm cách xóa bỏ hình ảnh Nguyễn Phú Trọng. Vậy mà đã khiến dân chúng phẫn nộ vì Nghị định 168. Nếu mọi việc diễn ra như Giáo sư Carl Thayer dự đoán, trong khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 chỉ còn 1 năm nữa sẽ diễn ra, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ông Tô Lâm.

“Việc này nó cho thấy một điều mà nhiều người, trong đó có tôi, đã nhận định từ rất lâu đó là Tô Lâm, với kinh nghiệm của một công an chuyên bắt bớ và đàn áp, không thể dẫn dắt quốc gia và xã hội.” - Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói.

Theo Tiến sĩ Vũ, Tổng Bí thư Tô Lâm không những không có kinh nghiệm mà hơn nữa còn không có kiến thức cần thiết để quản trị quốc gia.

“Những hô hào kỉ nguyên mới sẽ sớm tắt lịm vì người dân sẽ từ từ nhận ra những chính sách do Tô Lâm đưa ra cuối cùng sẽ gây hại cho đất nước nhiều hơn là đem lại bất cứ lợi ích gì.” – Ông Vũ cho biết thêm.

Ông Vũ cho rằng, cuối cùng thì những người trong đảng Cộng sản cũng sẽ nhận ra Tô Lâm không có khả năng dẫn dắt quốc gia và cần phải thay thế. Vấn đề theo ông Vũ, là thay thế ai vì đảng Cộng sản không còn người lãnh đạo có khả năng nữa.


***********

Châu Âu và Trung Đông thảo luận về tình hình Syria tại Ả Rập Xê Út

Hôm nay, 12/01/2025, lãnh đạo ngoại giao các nước châu Âu cũng như là Liên Hiệp Quốc và các nước Trung Đông có cuộc họp tại Ả Rập Xê Út để bàn về tình hình Syria sau khi chế độ độc tài Bachar Al-Assad sụp đổ vào đầu tháng 12/2024.

Lãnh đạo Syria Ahmad al-Sharaa bắt tay thủ tướng Liban Najib Mikati tại Damas, Syria, ngày 11 tháng 1 năm 2025.
Lãnh đạo Syria Ahmad al-Sharaa bắt tay thủ tướng Liban Najib Mikati tại Damas, Syria, ngày 11 tháng 1 năm 2025. AP
Quảng cáo

Theo giải thích từ một quan chức Ả Rập Xê Út xin ẩn danh với AFP, có hai cuộc họp về Syria : Một giữa các nước Ả Rập và một giữa các nước Ả Rập với nhiều nước khác, bao gồm Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, và giới chức Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp hôm nay chủ yếu tập trung vào mức độ hậu thuẫn cho tân chính phủ Syria và khả năng dỡ bỏ trừng phạt, vào lúc Syria yêu cầu quốc tế, đặc biệt là phương Tây dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, áp đặt cho đất nước và chế độ Bachar Al - Assad với lý do trấn áp biểu tình năm 2011, châm ngòi cho cuộc nội chiến.

Hôm nay, lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Kaja Kallas cho biết việc dỡ bỏ trừng phạt với Syria sẽ được đưa ra thảo luận tại Bruxelles vào cuối Giêng. 

Thủ tướng Liban đến thăm Damas

Hôm qua, thủ tướng Liban Najib Mikati đã đến Damas gặp tân lãnh đạo Syria Ahmed Al-Sharaa. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo chính phủ Liban đến nước láng giềng kể từ khi nội chiến Syria bùng nổ năm 2011. Kết thúc cuộc họp, ngoài những cam kết xây dựng các mối liên hệ chiến lược lâu dài sau nhiều thập niên quan hệ mơ hồ, lãnh đạo hai nước còn đề cập đến hai hồ sơ quan trọng khác là : Hồi hương người tị nạn Syria và xác định đường biên giới giữa hai nước.

Từ Beyruth, thủ đô Liban, thông tín viên Paul Khalifeh tường thuật :

« Trên bình diện chính trị và nhân đạo, Nagib Mikati muốn thăm dò ý định từ tân chính quyền Syria về hồ sơ người tị nạn, mà đối với chính quyền Beyruth, vốn là vấn đề ưu tiên khẩn cấp. Liban hiện tiếp nhận đến khoảng 1,5 triệu người tị nạn và di tản Syria, tức chiếm đến ¼ dân số Liban. Và trong nhiều năm, nước này đã yêu cầu trong vô vọng họ trở về nước.

Một vấn đề gai góc khác là việc phân định biên giới, nhất là tại vùng trang trại Shebaa, bị Israel chiếm đóng và Liban có yêu sách chủ quyền. Cho đến hiện tại, Damas chưa bao giờ chính thức công nhận chủ quyền Liban tại vùng đất này, nằm giữa Liban, Israel và Syria.

Ông Nagib Mikati còn đề cập đến các vấn đề kinh tế, đặc biệt có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển của Liban sang Irak và vùng Vịnh qua ngả Syria.

Chuyến thăm Syria của thủ tướng Liban rất quan trọng bởi vì đây là lần tiếp xúc đầu tiên ở cấp độ này giữa hai nước từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011. Nhưng chuyến thăm này sẽ không mang tính quyết định bởi chính phủ của thủ tướng Nagib Mikati, người chịu trách nhiệm xử lý thường vụ, sắp rời chức vụ sau thắng lợi bầu cử tổng thống Joseph Aoun.

Trong bài phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Liban Joseph Aoun đã bày tỏ hy vọng có thể thiết lập "một cuộc đối thoại bình đẳng với Syria" ».


************

Phái đoàn an ninh cấp cao Israel tới Doha để đàm phán về Gaza


Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea.

Một phái đoàn an ninh cấp cao của Israel đã tới Qatar hôm 12/1 để đàm phán về con tin ở Gaza và thỏa thuận ngừng bắn, một phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói.

Qatar và các bên trung gian là Ai Cập và Hoa Kỳ đang có nỗ lực mới để đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt giao tranh ở vùng đất này và giải thoát 98 con tin vẫn còn bị giam giữ tại đây, trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng 1.

Văn phòng của ông Netanyahu hôm 11/1 nói rằng phái đoàn bao gồm Giám đốc Cơ quan Tình báo Mossad, David Barnea, Giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet Ronen Bar và Người phụ trách vấn đề con tin của quân đội là Nitzan Alon.

Đặc phái viên Trung Đông của ông Trump, Steve Witkoff, đã gặp ông Netanyahu hôm 11/1, sau khi trao đổi với Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani hôm 10/1.

Các quan chức Israel và Palestine hôm 9/1 cho biết đã có một số tiến triển trong các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và nhóm chiến binh Hamas nhưng không cho biết chi tiết.

Các bên đã giữ kín các chi tiết đang được giải quyết.

Không rõ họ sẽ thu hẹp một trong những bất đồng lớn nhất đã tồn tại trong suốt các vòng đàm phán trước đó như thế nào: Hamas yêu cầu chấm dứt chiến tranh trong khi Israel tuyên bố sẽ không chấm dứt chiến tranh chừng nào Hamas còn cai trị Gaza và gây ra mối đe dọa cho người Israel.

Israel đã phát động cuộc tấn công vào Gaza sau khi các chiến binh Hamas tràn qua biên giới vào tháng 10 năm 2023, giết chết 1.200 người và bắt giữ hơn 250 con tin, theo số liệu của Israel.

Kể từ đó, hơn 46.000 người đã thiệt mạng ở Gaza, theo các quan chức y tế Palestine, và phần lớn vùng đất này bị tàn phá và chìm trong cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khi hầu hết người dân phải di dời.


*********

Leo thang căng thẳng ngoại giao Ba Lan-Hungary

Căng thẳng giữa Ba Lan và Hungary ngày càng được đẩy lên cao sau khi Ba Lan, nước vừa đảm nhận chức vụ chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, đã quyết định gạch tên Hungary khỏi danh sách khách mời dự lễ nhậm chức. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk thường chỉ trích gay gắt Viktor Orban và bày tỏ nghi ngờ rằng người đồng cấp Hungary muốn chia rẽ châu Âu và làm việc cho Điện Kremlin.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và người đồng cấp Hungary Viktor Orban tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân ở Brusselles, ngày 21 tháng 3 năm 2024.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và người đồng cấp Hungary Viktor Orban tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng hạt nhân ở Brusselles, ngày 21 tháng 3 năm 2024. AP - Virginia Mayo
Quảng cáo

Từ Budapest, thông tín viên RFI Florence Labruyère cho biết cụ thể :

“Vào tháng 12 năm ngoái, truyền thông Ba Lan tiết lộ rằng một công ty Hungary thân cận với thủ tướng Viktor Orban có ý định mua một kênh truyền hình tư nhân ở Ba Lan. Ngay lập tức, người đồng cấp Ba Lan Donald Tusk đã ngăn chặn quá trình này. Ông nói :

 “Tôi quyết định đưa kênh TVN và Polsat vào danh sách các công ty chiến lược, để bảo vệ họ khỏi sự quản lý mang tính thù địch, gây nguy hiểm cho an ninh của Nhà nước.”

Căng thẳng càng gia tăng khi ngày 19/12 Hungary cấp quy chế tị nạn cho một cựu bộ trưởng Ba Lan, bị truy tố vì tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức. Donald Tusk đã nhiều lần cáo buộc Viktor Orban gia nhập cuộc chơi của Matxcơva để tìm cách gây bất ổn cho Ba Lan. Và sự nghi ngờ của thủ tướng Ba Lan đã được xác nhận. Ông Csaba Kancz, chuyên gia về quan hệ quốc tế, nhận định :

“Ở Ba Lan, giới tinh hoa chính trị hiểu rằng Ba Lan và Hungary đang chơi một trò chơi địa chính trị hoàn toàn trái ngược. Phương tiện truyền thông đại chúng Hungary đã hoàn toàn thân Nga! Nhân vật số 2 của đại sứ quán Nga tại Budapest thường xuyên gặp gỡ ban quản lý các cơ quan truyền thông ở Hungary.”

Trong khi đó ngoại trưởng Hungary Péter Szijjarto tuyên bố rằng bên chịu trách nhiệm cho sự leo thang là đảng của Donald Tusk - một đảng bị thao túng bởi nhà đầu tư người Mỹ George Soros.”


*********

Các ngoại trưởng EU sắp họp về việc nới lỏng lệnh trừng phạt Syria


Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU.
Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU.

Các bộ trưởng ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) sẽ họp vào cuối tháng 1 để thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU cho biết hôm 12/1 tại Riyadh trước cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu Trung Đông và phương Tây và bộ trưởng ngoại giao mới của Syria.

Bà Kaja Kallas, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, cho biết rằng các bộ trưởng ngoại giao sẽ họp tại Brussels vào ngày 27 tháng 1 để đưa ra quyết định cách thức khối gồm 27 quốc gia này sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Syria.

Sau 13 năm nội chiến, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bị lật đổ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của lực lượng nổi dậy do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo cách đây một tháng. Kể từ đó, nhóm này đã thành lập một chính phủ lâm thời tại Damascus.

Bất kỳ quyết định nào của châu Âu về việc nới lỏng lệnh trừng phạt còn phải phụ thuộc vào việc quản trị của chính quyền Syria mới, trong đó phải bao gồm "các nhóm khác nhau", phụ nữ và "không cực đoan hóa", bà Kallas nói, nhưng không giải thích thêm.

Hội nghị hôm 12/1, cuộc họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo phương Tây và khu vực do quốc gia có ảnh hưởng lớn trong khu vực là Ả Rập Xê Út tổ chức kể từ khi ông Assad bị lật đổ, diễn ra trong khi Damascus thúc giục phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt để giúp có thêm nguồn tài trợ quốc tế.

Hoa Kỳ, Anh, Liên minh châu Âu và các nước khác đã áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn đối với Syria sau khi ông Assad đàn áp các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2011 dẫn đến nội chiến. Nhưng thực tế mới ở Syria đã trở nên phức tạp hơn do lệnh trừng phạt đối với HTS và một số nhà lãnh đạo của nhóm này khi còn là một chi nhánh của al Qaeda.

Đức, nước đang dẫn đầu cuộc thảo luận của EU về lệnh trừng phạt, hôm 12/1 đã đề xuất cho phép cứu trợ cho người dân Syria, nhưng vẫn duy trì lệnh trừng phạt đối với các đồng minh của ông Assad, những người "đã phạm tội nghiêm trọng" trong cuộc chiến ở Syria.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock trả lời các phóng viên tại Riyadh rằng “chúng tôi tiếp tục giúp đỡ những người dân Syria không có gì, như chúng tôi đã làm trong suốt những năm nội chiến".

Bà cho biết Đức sẽ cung cấp thêm 50 triệu euro cho thực phẩm, nơi trú tạm khẩn cấp và chăm sóc y tế.

Hôm 6/1, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh miễn trừ trừng phạt trong sáu tháng đối với các giao dịch với các tổ chức quản lý tại Syria nhằm nới lỏng dòng chảy viện trợ nhân đạo và cho phép một số giao dịch về năng lượng.

Ngoại trưởng Anh David Lammy đã tham gia các cuộc đàm phán tại Riyadh cùng với các bộ trưởng từ Ả Rập Xê Út, Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Bahrain, Iraq, Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Syria Geir Pedersen.

Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc hỗ trợ cho chính quyền lâm thời Syria, "bao gồm các cơ chế để buộc chế độ Assad phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến tranh mà họ đã gây ra đối với người dân Syria", Bộ Ngoại giao Anh cho biết trong một tuyên bố
************

Ông Zelenskyy kêu gọi các đồng minh giữ lời hứa cung cấp vũ khí cho Ukraine


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 12/1 đã kêu gọi các đồng minh giữ mọi lời hứa cung cấp vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả vũ khí để chống lại các cuộc không kích của Nga.

Ông Zelenskyy cho biết, trong tuần qua, lực lượng Nga đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào Ukraine, và gần 700 quả bom và hơn 600 máy bay không người lái tấn công đã được sử dụng.

Không quân Ukraine cho biết hôm 12/1 rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ 60 trong số 94 máy bay không người lái mà Nga phóng trong đêm. Họ cho biết rằng 34 máy bay không người lái đã "mất tích", ám chỉ đến việc Ukraine sử dụng chiến tranh điện tử để chuyển hướng máy bay không người lái của Nga.

"Mỗi tuần, cuộc chiến tranh của Nga chỉ tiếp diễn vì quân đội Nga vẫn duy trì khả năng khủng bố Ukraine và khai thác ưu thế trên không của mình", ông Zelenskyy cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Ông kêu gọi các đồng minh của Ukraine thực hiện các thỏa thuận đã đạt được.

"Các quyết định được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, cũng như các quyết định được thông qua trong các cuộc họp Ramstein liên quan đến phòng không cho Ukraine, vẫn chưa được thực hiện đầy đủ", ông Zelenskyy cho biết.

Tuần này, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết rằng ông đã thảo luận với các đối tác và Hoa Kỳ về khả năng cấp giấy phép cho Ukraine sản xuất hệ thống phòng không và tên lửa.


**********

Thụy Điển góp 3 tàu chiến để tăng cường sự hiện diện của NATO tại Biển Baltic


Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.

Chính phủ Thụy Điển hôm 12/1 thông báo rằng Thụy Điển sẽ đóng góp tới ba tàu chiến cho nỗ lực của NATO để tăng cường sự hiện diện của liên minh tại Biển Baltic nhằm chống lại các hành vi phá hoại cơ sở hạ tầng dưới nước.

Quân đội Thụy Điển cũng sẽ đóng góp một máy bay trinh sát ASC 890, chính phủ cho biết trong một tuyên bố. Và lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này sẽ đóng góp bốn tàu để giúp giám sát Biển Baltic, và bảy tàu khác trong tình thế túc trực.

Thụy Điển đã trở thành thành viên thứ 32 của liên minh quân sự phương Tây vào tháng 3 năm ngoái. Nước này đã theo chân nước láng giềng Phần Lan gia nhập NATO, sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine.

Chính phủ nói rằng đây sẽ là lần đầu tiên với tư cách là thành viên của NATO, Thụy Điển đóng góp lực lượng vũ trang vào hoạt động phòng thủ và răn đe của liên minh này.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh một loạt các sự cố ở Biển Baltic đã làm gia tăng lo ngại về các hoạt động của Nga trong khu vực.

Các tuyến cáp và đường ống ngầm dưới biển, vốn nối liền các quốc gia Bắc Âu, Baltic và Trung Âu, thúc đẩy thương mại, an ninh năng lượng, và trong một số trường hợp, giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga.

Mười tuyến cáp ở Biển Baltic đã bị hư hại kể từ năm 2023, ảnh hưởng đến Estonia, Phần Lan, Thụy Điển, Đức và Litva.

Thủ tướng Ulf Kristersson phát biểu tại một hội nghị an ninh thường niên hôm 12/1 rằng Thụy Điển không có chiến tranh, nhưng cũng không có hòa bình, hãng thông tấn Thụy Điển TT đưa tin.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm