Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 17 - 01 -2025:

XXXX

hoaluc-6

**************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(NHK) – Anh và Nhật Bản tăng cường hợp tác để phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới. Bộ trưởng Quốc Phòng hai nước trong cuộc gặp hôm qua, 15/01/2025, đã nhất trí từ giờ cho tới cuối năm nay sẽ ký kết thỏa thuận tăng tốc phát triển một loại máy bay chiến đấu mới. Hai bên cũng bày tỏ mong muốn sớm thành lập một công ty liên doanh để thiết kế và chế tạo loại máy bay này.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Một tòa án ở Seoul sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ bắt tổng thống Yoon Suk Yeol. Một nguồn tin tư pháp hôm nay 16/01/2025 cho biết như trên, một hôm sau khi Văn phòng điều tra các quan chức cao cấp tham nhũng của Hàn Quốc (CIO) bắt tạm giam tổng thống Yoon Suk Yeol vì cáo buộc “nổi loạn”. Phiên tòa đầu tiên sẽ diễn ra lúc 17 giờ hôm nay, giờ Seoul. Tòa có 48 giờ để ra phán quyết, tính từ thời điểm nhận được khiếu nại từ các luật sư của ông Yoon vào chiều hôm qua. Tổng thống Yoon hôm nay cũng đã từ chối trả lời một cuộc thẩm vấn mới.

(Reuters) – Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung : Hàng loạt công ty của hai bên bị đưa vào danh sách đen. Hôm qua, 15/01/2025, bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết đã bổ sung bốn công ty Mỹ vào “Danh sách thực thể không đáng tin cậy” do đã tham gia vào việc bán vũ khí cho Đài Loan. Các công ty này sẽ bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như không thể đầu tư vào quốc gia này. Ngay sau đó, Washington cũng thêm hơn 20 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại của Mỹ để ngăn chặn việc chuyển giao chip cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

(AFP) – Ấn Độ kết nối thành công hai vệ tinh trong không gian. Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hôm nay, 16/01/2025, hai vệ tinh nặng 220 kg đã được điểu khiển để kết nối với nhau trong một quá trình “chính xác”, giúp New Delhi đạt được cột mốc “lịch sử” và trở thành quốc gia thứ tư đạt được thành tựu này sau Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây được coi là một bước quan trọng giúp Ấn Độ tiến tới mục tiêu xây dựng trạm không gian và đưa người lên Mặt Trăng.

(AFP) – Pháp : Chính phủ của thủ tướng François Bayrou đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên. Kể từ 15 giờ chiều nay, 16/01/2025, (giờ Paris), Hạ Viện Pháp sẽ xem xét kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Bayrou do đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất đệ trình. Đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc có vẻ không muốn thông qua kiến nghị này, trong khi các dân biểu thuộc liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới vẫn bị chia rẽ. 

(AFP) – Rumani bầu lại tổng thống vào tháng 5/2025. Chính quyền Bucarest ngày 16/01/2025 thông báo tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống sau khi hủy kết quả bầu cử hồi tháng 12/2024 do « có sự can thiệp của Nga ». Trong hai ngày 4 và 18/05/2024 cử tri Rumani sẽ đi bỏ phiếu bầu chọn tân tổng thống. 

(AFP) – Giáo hoàng Phanxicô bị ngã. Theo thông cáo của Vatican, lãnh đạo Tòa Thánh bị ngã vào sáng nay 16/01/2025, cánh tay phải bị bầm và tạm thời phải băng bó. Tuy vậy, vị giáo hoàng 88 tuổi vẫn tiếp khách như thường lệ. Trong ngày, ngài tiếp hai phái đoàn tôn giáo của Albani và Achentina.

(AFP) – Pháp : Dịch cúm mùa đông lây lan mạnh, 611 người chết chỉ trong tuần thứ 2 của năm 2025. Theo thông báo hôm 15/01/2025 của Cơ quan Y tế Công cộng của Pháp, số người nhập viện vì cúm và số ca tử vong đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ tử vong ở người nhiễm virus cúm cũng tăng, lên tới 12,4% ở vùng Bourgogne-Franche-Comté, 9,4% ở cùng Grand-Est. Mặc dù số người cúm ở nhóm trên 65 tuổi giảm nhẹ, nhưng số người dưới 65 tuổi, nhất là trẻ em, bị cúm lại tăng.

(AFP) – Nhật Bản năm 2024 phá kỷ lục về số du khách quốc tế : 36,8 triệu lượt khách. Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản hôm qua, 15/01/2025, đã thông báo số liệu nói trên. Số khách quốc tế cao nhất từng được ghi nhận tại Nhật là 32 triệu hồi năm 2019, trước đại dịch Covid. Số khách quốc tế đến Nhật đã tăng gấp 5 lần từ năm 2010 đến 2020. Kết quả này một phần là nhờ các chính sách quảng bá du lịch của chính phủ Nhật Bản, nhưng một phần cũng là do đồng yen Nhật đã sụt giá mạnh so với đôla Mỹ từ 3 năm nay, vào mùa hè 2023 đã xuống mức thấp nhất tính từ năm 1986. Tham vọng của chính phủ Nhật là đến 2030 sẽ thu hút 60 triệu lượt khách nước ngoài/năm.


***********

Phóng loạt vũ khí tối tân nhất vào Nga, Ukraine muốn thể hiện gì với ông Trump?

Thông qua các cuộc tấn công liên tiếp vào lãnh thổ Nga, Ukraine muốn thể hiện sức mạnh quân sự ngay trước thời điểm ông Trump chính thức nhậm chức.

Trước thời điểm Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức, Ukraine đã triển khai một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào sâu lãnh thổ Nga bằng cách phóng hàng loạt tên lửa và máy bay không người lái (UAV).

Giới chức Ukraine cho hay, đợt không kích xảy ra vào ngày 13 và 14/1 đã nhắm vào nhiều mục tiêu công nghiệp và quân sự của Nga ở các tỉnh Bryansk, Saratov, Tula, và Cộng hòa Tatarstan.

nga ukraine trump.jpg
Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga. Ảnh: Không quân Ukraine

Trong số các mục tiêu bị tấn công có một nhà máy lọc dầu gần Engels thuộc tỉnh Saratov, nơi cung cấp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Nga, và một nhà máy hóa chất ở Bryansk cung cấp vật liệu cho các hệ thống tên lửa Nga.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong số vũ khí Ukraine phóng có những tên lửa tiên tiến nhất được phương Tây gửi đến Kiev gồm Storm Shadow của Anh/Pháp, và ATACMS của Mỹ. Ngoài ra, Ukraine còn phóng 146 UAV.

Theo Business Insider, Ukraine muốn thể hiện sức mạnh quân sự, ngay trước thời điểm ông Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20/1. Bởi thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga, cũng như việc Tổng thống Joe Biden cho phép Kiev dùng vũ khí mà Washington cung cấp để tập kích. 

Trong khi đó, các quan chức của ông Trump cũng cho rằng Ukraine có thể phải nhượng lại một số lãnh thổ mà Nga đang nắm quyền kiểm soát để tiến tới thỏa thuận hòa bình nhằm kết thúc xung đột.

Business Insider nhận định, giao tranh giữa Nga và Ukraine sẽ còn leo thang trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump. Trong thời gian qua, các tên lửa và UAV Ukraine đã tấn công nhiều địa điểm ở Nga, giữa lúc các lực lượng Moscow đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên tiền tuyến ở miền đông Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng đang tăng cường nỗ lực đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi vùng Kursk, nơi Kiev bất ngờ tấn công xuyên biên giới vào tháng 8/2024 và vẫn nắm giữ một số khu vực tại đây.


**********

Công ty công nghệ Trung Quốc do các cựu thành viên Huawei thành lập lọt tầm ngắm FBI


Một công ty được các thành viên cũ của Huwei lập ra đang bán các thiết bị viễn thông ở Mỹ. Huawei bị Mỹ cấm do các lo ngại về an ninh quốc gia.
Một công ty được các thành viên cũ của Huwei lập ra đang bán các thiết bị viễn thông ở Mỹ. Huawei bị Mỹ cấm do các lo ngại về an ninh quốc gia.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ và FBI đều đang điều tra một công ty phần cứng viễn thông ít được biết đến do những thành viên cấp cao từng làm cho Huawei tại Trung Quốc thành lập cách đây hơn một thập kỷ về các rủi ro bảo mật có thể xảy ra, các nguồn tin và tài liệu cho thấy.

Được thành lập vào năm 2014, Baicells Technologies đã mở một hoạt động tại Bắc Mỹ vào năm sau đó tại Wisconsin và kể từ đó đã cung cấp thiết bị viễn thông cho 700 mạng di động thương mại trên khắp mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, theo trang web của công ty.

Bộ Thương mại Mỹ đang điều tra Baicells vì lý do an ninh quốc gia và đã gửi trát đòi hầu tòa cho công ty trong khi FBI quan tâm đến thiết bị và nguồn gốc Trung Quốc của công ty này kể từ ít nhất là năm 2019.

Reuters là hãng tin đầu tiên đưa tin về sự tồn tại của hai cuộc điều tra và mối quan tâm lâu dài của FBI. Bài viết này dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 30 quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, tám cựu nhân viên của Baicells và email của FBI thu được thông qua yêu cầu xem hồ sơ lưu trữ.

Reuters không thể xác định được thời điểm Bộ Thương mại mở cuộc điều tra hay gửi trát đòi hầu tòa, cũng như mối quan ngại cụ thể của họ về Baicells hoặc các sản phẩm của công ty này. Reuters cũng không thể xác định được trọng tâm cụ thể của cuộc điều tra của FBI.

Cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), đang tư vấn cho Bộ Thương mại về quá trình xem xét của họ, theo hai nguồn tin cho biết.

FBI, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp và FCC đã từ chối đưa ra bình luận.

Sun Lixin, chủ tịch của Baicells Technologies Ltd có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Reuters rằng nhóm hoạt động của công ty tại Bắc Mỹ sẽ hợp tác đầy đủ với bất kỳ cuộc điều tra nào của chính phủ Hoa Kỳ.

"Baicells không tin rằng có bất kỳ rủi ro bảo mật nào liên quan đến các sản phẩm radio của mình", ông Sun nói trong một tuyên bố.

Theo các chuyên gia, các cuộc điều tra cho thấy rằng nhiều năm sau khi các lệnh trừng phạt tàn phá các doanh nghiệp tại Mỹ của các công ty công nghệ Trung Quốc khác là Huawei và ZTE, nỗi lo ngại của Washington rằng Bắc Kinh đang sử dụng thiết bị viễn thông để do thám vẫn còn rất lớn.

"Việc xem xét lại điều này sẽ nằm gần đầu danh sách của tôi", John Carlin, cựu luật sư an ninh quốc gia hàng đầu của Bộ Tư pháp, cho biết khi được hỏi về những phát hiện của Reuters. Ông Cardin nói thêm rằng nó gây ra cùng loại rủi ro như Huawei.

Trong tháng này, Lầu Năm Góc đã thêm Baicells vào danh sách 134 công ty mà họ cho biết là hợp tác với quân đội Trung Quốc, mà không đưa ra bằng chứng hoặc bình luận thêm. Danh sách này không có hiệu lực nhưng có thể gây tổn hại đến danh tiếng của các công ty bị nhắm mục tiêu.

"Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với chỉ định của Bộ Quốc phòng và có ý định kháng cáo", Baicells cho biết trong một tuyên bố gửi đến khách hàng hôm 14/1.

‘Điều tra mở’

Việc giám sát Baicells diễn ra trong bối cảnh Washington ngày càng lo ngại về khả năng Trung Quốc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, bằng cách tấn công vào mạng viễn thông, truy cập từ xa vào phần cứng do các công ty Trung Quốc cung cấp hoặc cung cấp cho người Mỹ quyền truy cập internet.

Trong một tuyên bố gửi đến Reuters, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ Lưu Bằng Vũ đã kêu gọi Washington ngừng sử dụng các vấn đề an ninh mạng để bôi nhọ Trung Quốc.

Baicells cung cấp các bộ định tuyến và trạm gốc tại Hoa Kỳ. Các trạm gốc cung cấp mạng di động cho các khu vực địa phương, tương tự như cách bộ định tuyến cung cấp tín hiệu WiFi trong nhà.

Các chuyên gia nói rằng bất kỳ ai có quyền truy cập từ xa vào bộ định tuyến hoặc trạm gốc đều có thể chặn hoặc can thiệp vào lưu lượng truy cập, làm gián đoạn dịch vụ hoặc phát động các cuộc tấn công mạng.

Reuters không có bằng chứng cho thấy bất kỳ thiết bị Baicells nào đã bị sử dụng sai mục đích. Nhưng theo các quan chức Hoa Kỳ, kỹ thuật này đã được nhiều nhóm tin tặc do nhà nước hậu thuẫn trên khắp thế giới sử dụng, bao gồm một nhóm Trung Quốc nổi tiếng có tên là "Volt Typhoon".

Các thư điện tử từ một nhà phân tích tình báo FBI và các nguồn tin cho thấy các đặc vụ liên bang đã tiếp cận một khách hàng của Baicells ở thành phố Las Vegas vào năm 2023 để cảnh báo về các trạm gốc của họ – và sự quan tâm của FBI đối với các sản phẩm của Baicells ít nhất bắt đầu từ năm 2019.

Năm đó, các nhà chức trách liên bang đã tiếp cận nhà cung cấp dịch vụ internet không dây KGI Communications sau khi họ triển khai các trạm gốc Baicells tại King George ở Virginia – một trong số đó nằm gần Trung tâm tác chiến mặt nước hải quân của hải đoàn Dahlgren, nơi thử nghiệm vũ khí siêu thanh, theo cựu giám sát viên quận Ruby Brabo và cựu lãnh đạo KGI Juan Marte cho biết.

Ông Marte, từng là giám đốc điều hành của KGI, nói với Reuters rằng các quan chức là đặc vụ FBI và họ đã cảnh báo KGI về nguồn gốc Trung Quốc của Baicells.

Khi được yêu cầu bình luận, hải quân Mỹ đã đề nghị Reuters hỏi FBI, và nói rằng cơ quan này đang có "cuộc điều tra mở" về vấn đề này.

Hai người hiểu rõ vấn đề này nói với Reuters rằng vào năm 2023, các viên chức FBI đã đến gặp giám đốc công nghệ phụ trách Las Vegas sau khi thành phố ký hợp đồng mở rộng việc triển khai các trạm gốc Baicells hiện có với thêm 82 trạm nữa.

Theo tiết lộ của những người này và thư điện tử được FBI gửi đến thành phố mà Reuters có được, thông qua yêu cầu xem hồ sơ lưu trữ, các viên chức đã nêu lên mối lo ngại về an ninh và yêu cầu dỡ bỏ một trong các trạm gốc.

"(Chúng tôi) muốn biết liệu quý vị có bất kỳ cập nhật nào về việc gỡ bỏ hoặc thay thế hay không", một email từ một nhà phân tích tình báo của bộ phận phản gián FBI vào tháng 5/2023 nêu rõ.

Một trong những nguồn tin này nói rằng do lo sợ trước sự chú ý của FBI, Las Vegas cuối cùng đã dỡ bỏ một trạm gốc trong khi các tài liệu cho thấy thành phố đã hủy hợp đồng rồi chuyển sang một nhà cung cấp thay thế của Hoa Kỳ.

Các cuộc điều tra của FBI về Baicells ở Virginia và Las Vegas trước đây chưa từng được biết tới.

Patrick Leary, cựu đồng giám đốc điều hành của Baicells Bắc Mỹ cho biết rằng hai đặc vụ FBI từ Dallas cũng đã phỏng vấn ông vào năm 2021.

"Mối quan ngại của họ rõ ràng là liên quan đến an ninh quốc gia và Trung Quốc", ông Leary nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn gốc và mục tiêu kinh doanh tại Mỹ của Baicell là trọng tâm của các câu hỏi.

Cảnh báo về an ninh

Cơ quan phòng thủ mạng Hoa Kỳ CISA, một bộ phận của Bộ An ninh Nội địa, đã công bố một khuyến cáo vào năm 2023 về lỗ hổng trong các trạm gốc Nova của Baicell có thể cho phép tin tặc chiếm đoạt các thiết bị.

Một phân tích do Censys, một công ty tình báo internet, thực hiện cho Reuters vào tháng 9 cho thấy rằng từ 28 đến 186 trạm gốc của Baicell tại Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng phần mềm dễ bị tấn công, có khả năng khiến chúng có nguy cơ bị chiếm đoạt.

"Chúng tôi đã thực hiện các bước tích cực để đảm bảo an ninh cho các sản phẩm của mình và chủ động giải quyết mọi mối lo ngại về an ninh", Baicells cho biết khi được hỏi về các lỗ hổng của trạm gốc.

Terry Dunlap, một chuyên gia bảo mật phần mềm và cựu quan chức của Cơ quan An ninh Quốc gia, cho biết các loại lỗ hổng này thường xuất hiện trong các thiết bị như trạm gốc.

Tuy nhiên, ông nói rằng chúng vẫn là mối lo ngại vì chúng có thể được sử dụng làm điểm xuất phát để truy cập vào các mạng quan trọng hoặc được ghép lại với các thiết bị dễ bị tấn công khác để tạo ra một mạng botnet [mạng lưới các máy tính bị nhiễm mã độc và bị chiếm quyền điều khiển bởi kẻ tấn công] có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mạng rộng hơn.

CISA có danh sách 16 mạng cơ sở hạ tầng quan trọng đáng lo ngại như nước, năng lượng, dịch vụ tài chính và viễn thông.

Tổng cộng, CISA đã công bố hai khuyến cáo bảo mật và bốn thông báo về lỗ hổng cho công chúng kể từ năm 2022 về rủi ro của bộ định tuyến và trạm gốc của Baicells bị truy cập từ xa, cũng như công bố ít nhất năm lỗ hổng là "nghiêm trọng".

Thoát khỏi Trung Quốc?

Công ty mẹ gốc Trung Quốc của Baicells, Beijing Baicells Technologies Co, được thành lập vào năm 2014 bởi ông Sun, một trong 12 nhân viên hàng đầu của Huawei, và các lãnh đạo cấp cao cũ của Huawei là Scott Liang Xingang, Zhou Mingyu và Ding Yingzhe. Ông Liang và ông Ding không còn làm cho họ kể từ đó.

Những người này không trả lời các yêu cầu bình luận.

Theo hồ của họ sơ trên LinkedIn và MaiMai của Trung Quốc mà Reuters xem xét, những người này nằm trong số khoảng 60 cựu nhân viên Huawei sau này gia nhập Baicells. Reuters không thể độc lập xác nhận những con số này.

Năm 2016, Baicells đã thành lập một văn phòng tại Plano, một vùng ngoại ô của Dallas, nơi đặt trụ sở chính của Futurewei, chi nhánh nghiên cứu và phát triển của Huawei tại Mỹ.

Trong tuyên bố gửi cho Reuters, ông Sun nói Baicells chưa bao giờ có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với Huawei và số lượng nhân viên hiện tại gia nhập từ công ty này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong lực lượng lao động của hãng.

Từ năm 2019, Mỹ đã hạn chế quyền truy cập của Huawei vào công nghệ của Hoa Kỳ, cáo buộc công ty Trung Quốc có các hoạt động đi ngược lại với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, điều mà Huawei phủ nhận.

Huawei từ chối đưa ra bình luận.

Theo các hồ sơ nộp tại Texas và một thông cáo báo chí, Baicells đã không còn thuộc về công ty mẹ tại Trung Quốc vào năm 2019. Nhưng trang chủ của Baicells tại Trung Quốc vẫn mô tả công ty có trụ sở chính tại Quận Hải Điến của Bắc Kinh, với một công ty con tại Dallas.

Bốn cựu nhân viên có hiểu biết trực tiếp về ban lãnh đạo Baicells tại Trung Quốc mô tả công ty này tại Hoa Kỳ hiện đang được quản lý từ Trung Quốc.

Một trong những cựu nhân viên này, người không được phép phát biểu công khai, cho biết rằng một cựu giám đốc điều hành gần đây của hoạt động tại Hoa Kỳ, Minchul Ho, "bị hội đồng quản trị" tại Trung Quốc "quản lý rất chặt chẽ", và bất cứ điều gì ông đề xuất đều phải được chuẩn thuận từ đó.

Cả ông Ho và Baicells đều không trả lời yêu cầu bình luận về khẳng định này.

Vẫn theo 4 cựu nhân viên này, để xoa dịu mối lo ngại của khách hàng Hoa Kỳ về mối quan hệ của Baicells với Trung Quốc, các giám đốc bán hàng đã được hướng dẫn trong những năm gần đây phải nêu ra rằng thiết bị được sản xuất tại Đài Loan.

Các vận đơn do một nhà cung cấp dữ liệu hải quan thương mại thu thập cho thấy 92% lô hàng thiết bị Baicells nhập vào Hoa Kỳ từ năm 2018 đến tháng 7/2024 đến từ Trung Quốc hoặc Hong Kong, phần còn lại đến từ Đài Loan.

Reuters không thể xác định được thiết bị được sản xuất ở đâu.

"Chúng tôi nhận thức được nguồn gốc Trung Quốc của mình và chúng tôi biết rằng đó là một vấn đề lớn đối với nguồn tài trợ liên bang", Erik Randall, giám đốc bán hàng của Baicells cho biết trong hội thảo trực tuyến dành cho khách hàng tiềm năng được đăng trên YouTube vào tháng 1/2023.

"Cơ sở hạ tầng của chúng tôi thực tế đang được xây dựng tại Đài Loan để chúng tôi bắt đầu thoát khỏi nền văn hóa Trung Quốc mà mọi người ở Bắc Mỹ đều lo lắng".


***********

Các công ty Đan Mạch gặp Thủ tướng Frederiksen sau lời đe dọa của Trump về Greenland


Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (phía sau) và Thủ tướng Greenland Mute B Egede tổ chức một cuộc họp báo ở Copenhagen vào ngày 10/1/2025, giữa những tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump muốn mua Greenland, hòn đảo tự trị của Đan Mạch.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (phía sau) và Thủ tướng Greenland Mute B Egede tổ chức một cuộc họp báo ở Copenhagen vào ngày 10/1/2025, giữa những tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump muốn mua Greenland, hòn đảo tự trị của Đan Mạch.

Tổng giám đốc điều hành của công ty sản xuất thuốc giảm cân Novo Nordisk và các giám đốc điều hành của các công ty Đan Mạch khác đã gặp Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 16/1 để thảo luận về việc chuẩn bị cho một cuộc xung đột thương mại có thể xảy ra với Hoa Kỳ liên quan đến Greenland.

Thủ tướng Frederiksen đã triệu tập các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sau khi có cuộc nói chuyện hôm 15/1 với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, người tuần trước đã từ chối loại trừ hành động quân sự hoặc kinh tế để kiểm soát Greenland, nơi có tầm quan trọng chiến lược đối với Washington.

Ông Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Đan Mạch nếu họ phản đối lời đề nghị mua hòn đảo Bắc Cực rộng lớn của ông, một lãnh thổ bán tự trị của Đan Mạch.

Nhà lãnh đạo Đan Mạch cho biết ông Trump đã không rút lại lời đe dọa cưỡng ép về kinh tế trong cuộc điện đàm kéo dài 45 phút, trong đó bà nói với ông rằng Greenland phải tự quyết định tương lai của mình và đề nghị sẽ làm nhiều hơn nữa để tăng cường an ninh ở Bắc Cực.

"Chúng tôi không muốn có bất kỳ xung đột nào với người Mỹ trong lĩnh vực thương mại, nhưng tất nhiên chúng tôi đang làm việc với các công ty, với các tổ chức kinh doanh và với các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi", bà Frederiksen nói với các nhà báo.

Bà cho biết bà đã thông báo cho Thủ tướng Greenland Mute Egede trước cuộc điện đàm với ông Trump và bà cũng đã nói chuyện với ông Egede ngay sau đó.

"Chúng tôi chưa chuẩn bị cho những điều cụ thể mà chúng tôi chưa biết, nhưng có thông tin ám chỉ từ phía Hoa Kỳ rằng thật không may là có thể xảy ra tình huống chúng tôi sẽ hợp tác với nhau ít hơn hiện nay", bà nói thêm.

Thảo luận với các lãnh đạo doanh nghiệp

Thủ tướng Frederiksen cho biết bà đã nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với ông Trump rằng các công ty Đan Mạch đóng góp vào tăng trưởng và việc làm tại Hoa Kỳ, và rằng EU và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc tăng cường thương mại.

Giám đốc điều hành của công ty sản xuất thuốc điều trị béo phì và tiểu đường Novo Nordisk của Đan Mạch, Lars Fruergaard Jorgensen, sẽ tham gia cuộc họp, công ty cho biết hôm 16/1.

Novo, công ty cạnh tranh với hãng dược phẩm Eli Lilly của Hoa Kỳ trên thị trường thuốc giảm cân đang phát triển nhanh chóng, sản xuất thành phần hoạt chất chính – semaglutide – trong các loại thuốc tiêm béo phì và tiểu đường phổ biến Wegovy và Ozempic tại Đan Mạch và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Trong chín tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng của Novo tại Hoa Kỳ đạt tổng cộng 115 tỷ crown Đan Mạch (15,86 tỷ USD), trong đó thuốc điều trị béo phì Wegovy chiếm 31,1 tỷ crown.

Các công ty cho biết rằng những người tham gia khác trong cuộc họp còn bao gồm các giám đốc điều hành của hãng sản xuất đồ trang sức Pandora, hãng sản xuất đồ chơi Lego, hãng sản xuất bia Carlsberg, hãng sản xuất tua bin gió Vestas và nhà phát triển trang trại gió ngoài khơi Orsted.

Tập đoàn vận tải biển Maersk cho biết các giám đốc điều hành của họ đang đi công tác và sẽ không tham gia.


***********

Điều kiện thời tiết ở Los Angeles cải thiện, giúp lính cứu hỏa có thời gian nghỉ ngơi


Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy ở Mandeville Canyon thuộc Los Angeles, California, ngày 11/1/2025, trong lúc Đám cháy Palisades vẫn tiếp tục bùng phát.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy ở Mandeville Canyon thuộc Los Angeles, California, ngày 11/1/2025, trong lúc Đám cháy Palisades vẫn tiếp tục bùng phát.

Gió giật và thời tiết khô ráo sẽ kéo dài suốt cả ngày 16/1 tại Los Angeles, nơi lính cứu hỏa hy vọng sẽ giành được đà dập lửa trước hai vụ cháy rừng lớn đã tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.

Cảnh báo đỏ cảnh báo về nguy cơ cháy rừng cực độ đã hết hiệu lực trên toàn khu vực Los Angeles vào cuối ngày 15/1 nhưng cảnh báo ở mức cao nhất này vẫn còn áp dụng cho một khu vực phía đông của khu đô thị, nơi gió dự kiến sẽ đạt tốc độ từ 25-40 km/h với mức gió giật lên tới trên 64 km/h, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia.

Cơ quan này nói rằng "gió dự kiến sẽ chuyển sang luồng gió thổi vào bờ nhiều hơn vào cuối ngày thứ Năm [16/1] và kéo dài đến ngày thứ Sáu [17/1], mang theo độ ẩm tương đối cao hơn và luồng gió ít hỗn loạn hơn, do đó giúp giảm thiểu mối đe dọa cháy rừng so với những ngày gần đây".

Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết thêm rằng thời gian tạm ngưng ở Los Angeles vốn đã bị lửa hoành hành này sẽ không kéo dài, với khả năng cao là sẽ có cảnh báo đỏ mới – khi điều kiện lý tưởng gây cháy rừng là gió lớn và độ ẩm thấp – bắt đầu lại vào ngày 19/1.

Các đám cháy hoành hành khắp Los Angeles trong tuần rưỡi qua đã thiêu rụi một khu vực gần bằng diện tích của thủ đô Washington DC, khiến ít nhất 25 người tử vong cho đến nay, theo các nhà chức trách.

Cảnh sát trưởng Hạt Robert Luna cho biết rằng các đám cháy đã làm hư hại hoặc phá hủy hơn 12.000 ngôi nhà và các công trình khác, và buộc 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 82.400 người phải tuân theo lệnh sơ tán và 90.400 người khác phải đối mặt với cảnh báo sơ tán tính đến ngày 15/1.

Toàn bộ các khu phố đã bị san phẳng, để lại tro và đống đổ nát đang âm ỉ cháy. Nhiều ngôi nhà chỉ còn lại một ống khói.

Khoảng 8.500 lính cứu hỏa từ miền Tây Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã kiểm soát được sự lan rộng của các đám cháy trong ba ngày.

Đám cháy Palisades ở rìa phía tây của thành phố đã thiêu rụi 96 km vuông và đã bị khống chế ở mức 21% – một phép đo về mức độ chu vi kiểm soát được. Đám cháy Eaton ở chân đồi phía đông thành phố đã lan qua 57 km vuông với mức bị khống chế là 45%.

Một đội máy bay chữa lửa và trực thăng đã thả nước và chất chống cháy xuống những ngọn đồi gồ ghề trong khi các đội ở mặt đất với các công cụ cầm tay và vòi chữa cháy đang làm việc để khống chế đám cháy.

Hàng trăm lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ đang ở bên ngoài sân vận động bóng bầu dục Rose Bowl, một trại căn cứ nơi họ xây dựng tình thân hữu giữa các ca làm việc kéo dài 24 giờ và 24 giờ nghỉ.

Cal Fire đưa tin rằng một đám cháy mới bùng phát vào ngày 15/1 tại Hạt San Bernardino phía đông Los Angeles, thiêu rụi 14 ha. Hai đám cháy khác ở Nam California phần lớn đã được kiểm soát.


*************

Cố vấn của Trump: Tân tổng thống sẽ giữ TikTok không 'bị đóng cửa' nếu đạt thỏa thuận


Hình ảnh ghép mành hỉnh điện thoại ứng dụng TikTok và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ứng dụng do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu bị buộc phải thoái vốn ở Mỹ nếu không muốn bị cấm ngay trước ngày ông Trump nhậm chức.
Hình ảnh ghép mành hỉnh điện thoại ứng dụng TikTok và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ứng dụng do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu bị buộc phải thoái vốn ở Mỹ nếu không muốn bị cấm ngay trước ngày ông Trump nhậm chức.

Cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm 16/1 rằng chính quyền mới sẽ giữ TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ nếu có một thỏa thuận khả thi.

"Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp để giữ TikTok không bị đóng cửa", Dân biểu Mike Waltz nói với Fox News, lưu ý rằng luật cho phép gia hạn 90 ngày để chủ sở hữu ứng dụng ByteDance của Trung Quốc hoàn tất việc thoái vốn "miễn là có một thỏa thuận khả thi được đưa ra. Về cơ bản, điều đó giúp Tổng thống Trump có thêm thời gian để giữ TikTok".

TikTok không ngay lập tức đưa ra bình luận.

Một người phát ngôn của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, Karoline Leavitt, cho biết "Tổng thống Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn cứu TikTok và không có người nào tốt hơn Donald Trump để đạt thỏa thuận".

Những người hiểu biết về vấn đề này nói với Reuters rằng TikTok có kế hoạch đóng cửa hoạt động của ứng dụng mạng xã hội được 170 triệu người Mỹ sử dụng tại Hoa Kỳ vào ngày 19/1, khi lệnh cấm của liên bang có hiệu lực, trừ khi có lệnh hoãn vào phút chót.

Luật được ký vào tháng 4 yêu cầu cấm các cửa hàng cung cấp ứng dụng của Apple hoặc Google cho người dùng mới tải TikTok nếu công ty mẹ Trung Quốc ByteDance không thoái vốn cho ứng dụng này.

Về mặt lý thuyết, những người dùng đã tải xuống TikTok vẫn có thể sử dụng ứng dụng, nhưng luật này cũng cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ để phân phối, bảo trì hoặc cập nhật ứng dụng sau khi lệnh cấm có hiệu lực.

Riêng tờ Wall Street Journal ghi nhận rằng CEO của TikTok, Shou Zi Chew, sẽ tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1 và ngồi cùng với các vị khách cấp cao do ông Trump mời. Một nguồn tin cho Reuters biết rằng ông Chew sẽ có mặt tại Washington vào ngày 20/1.

Dân biểu Frank Pallone, đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hoa Kỳ, đã chỉ trích quyết định mời ông Chew trên nền tảng truyền thông xã hội X. "Trump nói rất nhiều về Trung Quốc và muốn cấm TikTok – giống như nhiều đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu để làm vậy", ông Pallone cho biết. "Nhưng giờ đây, ông ấy lại mời CEO của TikTok ngồi cạnh mình tại lễ nhậm chức của mình mặc dù TikTok có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Điều này gửi đi thông điệp gì?"

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đang quyết định có nên giữ nguyên luật và cho phép cấm TikTok vào ngày 19/1, hay lật ngược luật này hay tạm dừng luật để tòa án có thêm thời gian đưa ra quyết định.

Công ty ByteDance tư nhân có khoảng 60% thuộc sở hữu của các công ty nhà đầu tư như BlackRock và General Atlantic, trong khi những người sáng lập và nhân viên của công ty mỗi bên sở hữu 20%. Công ty có hơn 7.000 nhân viên tại Hoa Kỳ.


**********

Người Việt ở Mỹ quá hạn thị thực, từng phạm tội, lo lắng với chính sách di dân sắp tới


Nhân viên Cơ quan thực thi Hải quan và Di trú (ICE) dẫn giải một di dân không có giấy tờ bị còng tay bị kết tội đại hình ở Dallas, Texas.
Nhân viên Cơ quan thực thi Hải quan và Di trú (ICE) dẫn giải một di dân không có giấy tờ bị còng tay bị kết tội đại hình ở Dallas, Texas.

Người Việt ở Mỹ quá hạn thị thực, hoặc thường trú nhân Việt đã từng phạm tội, trong đó có con lai Mỹ - Việt, đang lo lắng có thể sẽ bị trục xuất về Việt Nam theo chính sách di dân cứng rắn mà Tổng thống đắc cử Donald Trump từng tuyên bố, các luật sư di trú nói với VOA.

Một trong những lời cam kết của ông Trump khi vận động tranh cử là sẽ trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp ra khỏi Mỹ. Di dân bất hợp pháp tại Mỹ có cả người Việt Nam vốn đã ở Mỹ từ lâu, theo tìm hiểu của VOA.

‘Đầu độc dòng máu’

Trong lần vận động tranh cử ở bang New Hampshire hồi giữa tháng 12 năm ngoái, ông Trump từng nói: “Họ [chính quyền Biden] đã để cho – tôi nghĩ con số thực sự phải là 15, 16 triệu người – vào đất nước chúng ta. Khi họ làm thế, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Họ đang đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta.”

Tính đến tháng 1 năm 2022, có khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang ở Mỹ, Reuters dẫn ước tính của Bộ An ninh Nội địa cho biết, và con số này có thể đã tăng lên trong những năm gần đây.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh NBC News hôm 8/12, ông Trump nói ông sẽ nhắm tới trục xuất tất cả những di dân bất hợp pháp ở Mỹ trong nhiệm kỳ bốn năm tới của ông – hành động được cho là sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình và tác động mạnh đến các doanh nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư.

Sau đó, ông lại nói với tạp chí TIME trong cuộc phỏng vấn được đăng hôm 12/12 rằng ông sẽ sử dụng quân đội trong khả năng tối đa được luật pháp cho phép để hỗ trợ cho việc trục xuất di dân mà ông cho là ‘đang xâm lược nước Mỹ’.

Hội đồng Di trú Hoa Kỳ tính toán việc trục xuất tất cả di dân không có giấy tờ sẽ tiêu tốn gần một nghìn tỷ đô la trong hơn một thập kỷ.

Hợp tác Liên bang - Tiểu bang

Trao đổi với VOA từ vùng Little Saigon, miền Nam California, ông Đỗ Phủ, luật sư về di trú ở văn phòng Luật sư Đỗ Phủ - Anh Tuấn, nhận định rằng “khó mà trục xuất được tất cả di dân bất hợp pháp,” nhưng ông cũng thừa nhận, rằng “có nguy cơ trục xuất sẽ xảy ra,” đồng thời nhận định việc trục xuất cần ngân sách rất lớn và sự phối hợp nhịp nhàng của chính quyền các cấp từ liên bang, tiểu bang xuống đến thành phố.

“Cơ quan công quyền của tiểu bang họ không làm việc với cơ quan liên bang về di trú ICE cho nên chuyện lùng bắt di dân bất hợp pháp ở California sẽ không xảy ra,” ông giải thích. “Nhưng chính quyền California sẽ cộng tác với chính quyền liên bang để bắt những người bị kết tội bạo hành có hung khí.”

Một nhóm đối tượng luật sư Đỗ Phủ chỉ ra là “dễ bị tổn thương nhất” là con lai Mỹ - Việt mà ông cho là có khoảng 7-8 ngàn người, mà trong đó có rất nhiều người tìm đến ông nhờ giúp đỡ và nhiều trường hợp ông cho biết là ‘rất tội nghiệp’.

Theo lời giải thích của ông thì những người này lúc còn ở Việt Nam bị chính quyền và xã hội kỳ thị, không được học hành đầy đủ, khi qua Mỹ thì không nói được tiếng Mỹ rồi lỡ bước sa chân đi vào con đường phạm pháp, và cũng chính vì quá khứ phạm pháp mà họ không thi nhập quốc tịch. Thêm nữa, chính quyền ông Trump trước đây từng yêu cầu Việt Nam phải nhận cả những người qua Mỹ trước năm 1995, phạm tội hình sự, nên họ càng trở thành đối tượng dễ bị trục xuất nhất.

Du học sinh ở quá hạn

Bên cạnh nhóm con lai Mỹ - Việt, những người Việt, mà đa số là du học sinh, ở quá hạn visa hoặc học xong nhưng không trở về Việt Nam, sẽ là đối tượng bị trục xuất nếu chính quyền thực hiện chiến dịch lùng bắt, ông Phủ cho biết.

Ông cho rằng trên phố Bolsa ở Little Saigon nếu vào các quán ăn Việt Nam thì rất có thể thấy du học sinh Việt làm việc.

“Ít nhất cũng một hai em, các em làm trong bếp, hay phục vụ, hay tính tiền, làm lãnh tiền mặt,” ông nói và cho biết các du học sinh này khó mà trốn tránh suốt bốn năm tới vì ‘các em cần phải đi làm để kiếm sống’.

Ông Đỗ Phủ nhận định, do giới chức California không phối hợp với chính quyền liên bang lùng bắt di dân bất hợp pháp nên nguy cơ bị bắt là không cao; nhưng nếu họ có bất kỳ chuyện phạm pháp nào thì sẽ đối diện việc bị trục xuất.

Trong lúc chính quyền Trump sắp nhận nhiệm sở, đã có nhiều người Việt tìm đến xin tư vấn và nhờ giúp đỡ do lo ngại bị trục xuất, ông Vũ Huy Tuấn, một luật sư có kinh nghiệm gần 30 năm ở Houston, Texas, nói với VOA.

Luật sư Tuấn kể về trường hợp của một nữ du học sinh 28 tuổi mà ông đổi tên là Thảo để bảo mật cho thân chủ. Cô Thảo qua Mỹ học tiếng Anh ở một trường cao đẳng cộng đồng ở Houston với dự tính sau này thi vào đại học chuyên ngành. Trong thời gian học, cô quen bạn trai cũng là du học sinh. Sau đó, cô sinh con nên nghỉ học. Hiện nay cô đã chia tay với bạn trai và phải đi làm “chui” ở tiệm móng tay để nuôi đứa con đã được 7 tuổi trong khi thị thực du học sinh của cô hết hạn từ lâu.

“Cô Thảo rất lo sợ những chính sách, những quyết định hành pháp sắp tới. Nếu cô rơi vào hoàn cảnh bị trục xuất thì phải làm sao?” luật sư Tuấn kể. “Cô ta ở đây không có ai thân nhân hết, cho nên cô lo chuyện gì sẽ xảy ra cho đứa nhỏ.”

Mặc dù con của cô sinh ra ở Mỹ nên tự động là công dân Mỹ nhưng người mẹ vẫn là di dân bất hợp pháp và cô Thảo phải đợi đến khi con cô 21 tuổi mới có quyền bảo lãnh cô ở lại Mỹ, vị luật sư này giải thích.

Tuy nhiên, cô Thảo vẫn có cơ hội thoát hiểm, cũng lời luật sư Tuấn, là nếu cô quen và kết hôn với công dân Mỹ thì sẽ được xem xét cấp giấy tờ cư trú hợp pháp. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, cô cần cẩn thận và tránh tiếp xúc với cơ quan công quyền, chẳng hạn khi như lái xe trên đường chẳng may bị cảnh sát bắt dừng xe thì cô sẽ bị báo cáo với Sở di trú và bị đưa vào diện trục xuất.

“Hoặc là cô ấy làm chỗ nào, như nhà hàng mà nhiều người làm không có giấy tờ, mà chỗ đó bị sở di trú tới kiểm tra. Hoặc là cô ấy lái xe từ Texas qua California mà trên đường có những trạm kiểm soát gần biên giới như ở El Paso thì cô ấy sẽ bị tạm giữ để chờ trục xuất,” ông nói thêm và lưu ý cô Thảo cần tránh di chuyển bằng máy bay vì sẽ bị xét giấy tờ.

Nhưng luật sư Tuấn nghi ngờ về tính khả thi của chính sách trục xuất hàng loạt của chính quyền Trump. “Số người ở đây quá nhiều, nhưng những người giống như cô Thảo họ đã hòa nhập sâu vào xã hội Mỹ rồi. Họ đã đi học ở đây, nói tiếng Anh, lúc trước còn có OPT (tức là thực tập sau khi học xong) để đi làm, có khai thuế, có an sinh xã hội nữa,” ông giải thích.

Trong trường hợp xấu nhất là cô Thảo bị đưa vào diện trục xuất thì cô vẫn có cơ hội thoát hiểm, luật sư Tuấn nói thêm. Cô có thể xin nộp tiền thế chấp để không bị giam giữ vì cô đã ở Mỹ được gần 10 năm và chưa từng phạm tội. Khi ra tòa án di trú, cô có quyền xin ân xá nếu chứng minh được hoàn cảnh khó khăn cho con nhỏ khi người mẹ bị trục xuất, chẳng hạn như đứa trẻ cần sự chăm sóc y tế.

Cơ hội cuối cùng là trình bày với Tòa di trú rằng đương sự lo sợ sẽ bị đàn áp nếu bị trục xuất về Việt Nam nên xin rút lại lệnh trục xuất đó, vị luật sư này nói rõ. Trường hợp này ‘cũng giống như tị nạn chính trị’ nhưng mức độ bằng chứng đưa ra để thuyết phục bị đòi hỏi ‘rất là cao’ và khả năng Tòa chấp thuận ‘rất thấp’.

“Nhưng đó là cơ hội để người ta kéo dài thời gian ở Mỹ. Và nếu cuối cùng không thay đổi được gì thì cô Thảo phải tự nguyện xin về nước, tức ‘voluntary departure’, để tránh việc sau này bị cấm trở lại Mỹ vĩnh viễn,” ông nói thêm.

“Trường hợp cô Thảo đã ở quá hạn visa rồi thì khi về nước sẽ bị cấm đến Mỹ trong 10 năm nhưng sau này khi con cô được 21 tuổi thì vẫn bảo lãnh cho mẹ sang Mỹ được.”

Vị thân chủ này cũng đã được ông khuyên làm sẵn hộ chiếu Việt Nam cho con phòng khi cô bị giam giữ chờ trục xuất thì cô có thể đưa con về Việt Nam trước để nhờ gia đình chăm sóc, luật sư Tuấn giải thích thêm. Ngoài ra, cô Thảo cần đảm bảo hộ chiếu Việt Nam của cô còn hiệu lực để khi có lệnh trục xuất thì cô có thể lên đường ngay khỏi phải chờ đợi lâu trong trại tạm giam.

Tuy nhiên, để đi đến quyết định trục xuất cuối cùng, thời gian chờ đợi có thể rất lâu, ông cho biết. Trường hợp cô Thảo nếu bị giam thì tòa ưu tiên xử lý rất nhanh, còn nếu cô được tại ngoại thì ‘sẽ mất từ 2, 3 cho đến 5, 6 năm chờ tòa xử rồi cứu xét’.

Trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa, cô Thảo có thể tiếp tục cuộc sống bình thường ở Mỹ, tức là vẫn được đi làm, đóng thuế, nuôi con.

Thường trú nhân phạm pháp

Ngoài những trường hợp như cô Thảo, luật sư Tuấn cho biết ông có nhiều thân chủ tìm đến nhờ ông giúp đỡ là những người Việt ở Mỹ đã lâu, đã có thẻ xanh nhưng chưa vào quốc tịch. Những người này hoặc là từng phạm pháp bị ghi vào án tích hoặc là giấy tờ gặp trục trặc.

Trường hợp giấy tờ trục trặc là những người được bảo lãnh theo diện vợ, chồng. Khi qua Mỹ họ được cấp thẻ xanh 2 năm. Nhưng trong thời gian hai năm đó hôn nhân tan vỡ thì hồ sơ xin thẻ xanh vĩnh viễn của họ sẽ bị từ chối và họ bị đưa sang Tòa di trú để xem xét trục xuất.

Đối tượng thường trú nhân phạm tội hình sự tiểu bang hay liên bang sẽ ‘đối diện nguy cơ trục xuất cao nhất’, luật sư Tuấn cho biết, vì Tòa di trú Mỹ ưu tiên xử lý họ trước hết.

Không chỉ những tội nặng như cướp bóc hay giết người, mà những ông chồng Việt cãi lộn với vợ rồi động tay động chân sau đó bị quy vào tội ‘bạo lực gia đình’, hay những người dù chỉ ăn cắp vặt nhưng phạm tội nhiều lần, hay những người đi làm rồi làm quen với ma túy, hay người đem súng ống tới chỗ không được phép... tất cả đều bị đưa vào diện trục xuất.

Riêng tội say rượu lái xe (DUI), nhiều thường trú nhân không biết mà về Việt Nam chơi thì khi trở lại Mỹ có thể bị không cho nhập cảnh, cũng theo lời luật sư Tuấn. “Nên nếu mà mình chưa có quốc tịch mà có án tích và trong thời gian tới muốn làm bất cứ điều gì về di trú, chẳng hạn như tính về Việt Nam, thì cần tham khảo với luật sư,” ông khuyên.

Ông cũng giải thích rằng sau một thời gian nào đó, án tích, tức là đã bị kết tội, hay nhận tội, và đã bị án phạt hay ở tù, có thể được xóa nhưng nó vẫn tồn tại trên hồ sơ di trú.

“Án tích về mặt di trú không có thời hạn. Tôi thấy có người có án tích từ năm 1976 mà tới năm 2010 vẫn thấy bị đưa vào diện bị trục xuất,” ông nói và cảnh báo những người có án tích, chẳng hạn như về bạo lực gia đình, muốn xin nhập quốc tịch cũng phải cẩn thận, vì mặc dù án tích đã lâu nhưng khi sở di trú dưới chính quyền mới xem xét hồ sơ, phát hiện ra án tích thì không chỉ từ chối cho nhập tịch mà còn đưa vào diện trục xuất.

Một khi Tòa di trú đã chính thức ra lệnh trục xuất rồi và trong vòng 30 ngày không kháng cáo thì bước kế tiếp là ‘ăn thua cơ quan thi hành trục xuất có gửi trả người đó về Việt Nam hay không’.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 17 - 01 -2025:

XXXX

hoaluc-6

**************

TIN TỔNG HỢP

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI
Quảng cáo

(NHK) – Anh và Nhật Bản tăng cường hợp tác để phát triển chiến đấu cơ thế hệ mới. Bộ trưởng Quốc Phòng hai nước trong cuộc gặp hôm qua, 15/01/2025, đã nhất trí từ giờ cho tới cuối năm nay sẽ ký kết thỏa thuận tăng tốc phát triển một loại máy bay chiến đấu mới. Hai bên cũng bày tỏ mong muốn sớm thành lập một công ty liên doanh để thiết kế và chế tạo loại máy bay này.

(Yonhap) – Hàn Quốc : Một tòa án ở Seoul sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của vụ bắt tổng thống Yoon Suk Yeol. Một nguồn tin tư pháp hôm nay 16/01/2025 cho biết như trên, một hôm sau khi Văn phòng điều tra các quan chức cao cấp tham nhũng của Hàn Quốc (CIO) bắt tạm giam tổng thống Yoon Suk Yeol vì cáo buộc “nổi loạn”. Phiên tòa đầu tiên sẽ diễn ra lúc 17 giờ hôm nay, giờ Seoul. Tòa có 48 giờ để ra phán quyết, tính từ thời điểm nhận được khiếu nại từ các luật sư của ông Yoon vào chiều hôm qua. Tổng thống Yoon hôm nay cũng đã từ chối trả lời một cuộc thẩm vấn mới.

(Reuters) – Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung : Hàng loạt công ty của hai bên bị đưa vào danh sách đen. Hôm qua, 15/01/2025, bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết đã bổ sung bốn công ty Mỹ vào “Danh sách thực thể không đáng tin cậy” do đã tham gia vào việc bán vũ khí cho Đài Loan. Các công ty này sẽ bị cấm nhập khẩu và xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như không thể đầu tư vào quốc gia này. Ngay sau đó, Washington cũng thêm hơn 20 thực thể Trung Quốc vào danh sách hạn chế thương mại của Mỹ để ngăn chặn việc chuyển giao chip cho tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

(AFP) – Ấn Độ kết nối thành công hai vệ tinh trong không gian. Theo thông báo của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hôm nay, 16/01/2025, hai vệ tinh nặng 220 kg đã được điểu khiển để kết nối với nhau trong một quá trình “chính xác”, giúp New Delhi đạt được cột mốc “lịch sử” và trở thành quốc gia thứ tư đạt được thành tựu này sau Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đây được coi là một bước quan trọng giúp Ấn Độ tiến tới mục tiêu xây dựng trạm không gian và đưa người lên Mặt Trăng.

(AFP) – Pháp : Chính phủ của thủ tướng François Bayrou đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên. Kể từ 15 giờ chiều nay, 16/01/2025, (giờ Paris), Hạ Viện Pháp sẽ xem xét kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ Bayrou do đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất đệ trình. Đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc có vẻ không muốn thông qua kiến nghị này, trong khi các dân biểu thuộc liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới vẫn bị chia rẽ. 

(AFP) – Rumani bầu lại tổng thống vào tháng 5/2025. Chính quyền Bucarest ngày 16/01/2025 thông báo tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống sau khi hủy kết quả bầu cử hồi tháng 12/2024 do « có sự can thiệp của Nga ». Trong hai ngày 4 và 18/05/2024 cử tri Rumani sẽ đi bỏ phiếu bầu chọn tân tổng thống. 

(AFP) – Giáo hoàng Phanxicô bị ngã. Theo thông cáo của Vatican, lãnh đạo Tòa Thánh bị ngã vào sáng nay 16/01/2025, cánh tay phải bị bầm và tạm thời phải băng bó. Tuy vậy, vị giáo hoàng 88 tuổi vẫn tiếp khách như thường lệ. Trong ngày, ngài tiếp hai phái đoàn tôn giáo của Albani và Achentina.

(AFP) – Pháp : Dịch cúm mùa đông lây lan mạnh, 611 người chết chỉ trong tuần thứ 2 của năm 2025. Theo thông báo hôm 15/01/2025 của Cơ quan Y tế Công cộng của Pháp, số người nhập viện vì cúm và số ca tử vong đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tỉ lệ tử vong ở người nhiễm virus cúm cũng tăng, lên tới 12,4% ở vùng Bourgogne-Franche-Comté, 9,4% ở cùng Grand-Est. Mặc dù số người cúm ở nhóm trên 65 tuổi giảm nhẹ, nhưng số người dưới 65 tuổi, nhất là trẻ em, bị cúm lại tăng.

(AFP) – Nhật Bản năm 2024 phá kỷ lục về số du khách quốc tế : 36,8 triệu lượt khách. Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản hôm qua, 15/01/2025, đã thông báo số liệu nói trên. Số khách quốc tế cao nhất từng được ghi nhận tại Nhật là 32 triệu hồi năm 2019, trước đại dịch Covid. Số khách quốc tế đến Nhật đã tăng gấp 5 lần từ năm 2010 đến 2020. Kết quả này một phần là nhờ các chính sách quảng bá du lịch của chính phủ Nhật Bản, nhưng một phần cũng là do đồng yen Nhật đã sụt giá mạnh so với đôla Mỹ từ 3 năm nay, vào mùa hè 2023 đã xuống mức thấp nhất tính từ năm 1986. Tham vọng của chính phủ Nhật là đến 2030 sẽ thu hút 60 triệu lượt khách nước ngoài/năm.


***********

Phóng loạt vũ khí tối tân nhất vào Nga, Ukraine muốn thể hiện gì với ông Trump?

Thông qua các cuộc tấn công liên tiếp vào lãnh thổ Nga, Ukraine muốn thể hiện sức mạnh quân sự ngay trước thời điểm ông Trump chính thức nhậm chức.

Trước thời điểm Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhậm chức, Ukraine đã triển khai một trong những cuộc tấn công lớn nhất vào sâu lãnh thổ Nga bằng cách phóng hàng loạt tên lửa và máy bay không người lái (UAV).

Giới chức Ukraine cho hay, đợt không kích xảy ra vào ngày 13 và 14/1 đã nhắm vào nhiều mục tiêu công nghiệp và quân sự của Nga ở các tỉnh Bryansk, Saratov, Tula, và Cộng hòa Tatarstan.

nga ukraine trump.jpg
Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow tấn công Nga. Ảnh: Không quân Ukraine

Trong số các mục tiêu bị tấn công có một nhà máy lọc dầu gần Engels thuộc tỉnh Saratov, nơi cung cấp nhiên liệu cho máy bay ném bom chiến lược Nga, và một nhà máy hóa chất ở Bryansk cung cấp vật liệu cho các hệ thống tên lửa Nga.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trong số vũ khí Ukraine phóng có những tên lửa tiên tiến nhất được phương Tây gửi đến Kiev gồm Storm Shadow của Anh/Pháp, và ATACMS của Mỹ. Ngoài ra, Ukraine còn phóng 146 UAV.

Theo Business Insider, Ukraine muốn thể hiện sức mạnh quân sự, ngay trước thời điểm ông Trump chính thức nhậm chức vào ngày 20/1. Bởi thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần chỉ trích gay gắt các cuộc không kích của Ukraine vào lãnh thổ Nga, cũng như việc Tổng thống Joe Biden cho phép Kiev dùng vũ khí mà Washington cung cấp để tập kích. 

Trong khi đó, các quan chức của ông Trump cũng cho rằng Ukraine có thể phải nhượng lại một số lãnh thổ mà Nga đang nắm quyền kiểm soát để tiến tới thỏa thuận hòa bình nhằm kết thúc xung đột.

Business Insider nhận định, giao tranh giữa Nga và Ukraine sẽ còn leo thang trước thềm lễ nhậm chức của ông Trump. Trong thời gian qua, các tên lửa và UAV Ukraine đã tấn công nhiều địa điểm ở Nga, giữa lúc các lực lượng Moscow đạt được nhiều bước tiến quan trọng trên tiền tuyến ở miền đông Ukraine. Ngoài ra, Nga cũng đang tăng cường nỗ lực đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi vùng Kursk, nơi Kiev bất ngờ tấn công xuyên biên giới vào tháng 8/2024 và vẫn nắm giữ một số khu vực tại đây.


**********

Công ty công nghệ Trung Quốc do các cựu thành viên Huawei thành lập lọt tầm ngắm FBI


Một công ty được các thành viên cũ của Huwei lập ra đang bán các thiết bị viễn thông ở Mỹ. Huawei bị Mỹ cấm do các lo ngại về an ninh quốc gia.
Một công ty được các thành viên cũ của Huwei lập ra đang bán các thiết bị viễn thông ở Mỹ. Huawei bị Mỹ cấm do các lo ngại về an ninh quốc gia.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ và FBI đều đang điều tra một công ty phần cứng viễn thông ít được biết đến do những thành viên cấp cao từng làm cho Huawei tại Trung Quốc thành lập cách đây hơn một thập kỷ về các rủi ro bảo mật có thể xảy ra, các nguồn tin và tài liệu cho thấy.

Được thành lập vào năm 2014, Baicells Technologies đã mở một hoạt động tại Bắc Mỹ vào năm sau đó tại Wisconsin và kể từ đó đã cung cấp thiết bị viễn thông cho 700 mạng di động thương mại trên khắp mọi tiểu bang của Hoa Kỳ, theo trang web của công ty.

Bộ Thương mại Mỹ đang điều tra Baicells vì lý do an ninh quốc gia và đã gửi trát đòi hầu tòa cho công ty trong khi FBI quan tâm đến thiết bị và nguồn gốc Trung Quốc của công ty này kể từ ít nhất là năm 2019.

Reuters là hãng tin đầu tiên đưa tin về sự tồn tại của hai cuộc điều tra và mối quan tâm lâu dài của FBI. Bài viết này dựa trên các cuộc phỏng vấn với hơn 30 quan chức chính phủ hiện tại và trước đây, tám cựu nhân viên của Baicells và email của FBI thu được thông qua yêu cầu xem hồ sơ lưu trữ.

Reuters không thể xác định được thời điểm Bộ Thương mại mở cuộc điều tra hay gửi trát đòi hầu tòa, cũng như mối quan ngại cụ thể của họ về Baicells hoặc các sản phẩm của công ty này. Reuters cũng không thể xác định được trọng tâm cụ thể của cuộc điều tra của FBI.

Cơ quan quản lý viễn thông Hoa Kỳ, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC), đang tư vấn cho Bộ Thương mại về quá trình xem xét của họ, theo hai nguồn tin cho biết.

FBI, Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp và FCC đã từ chối đưa ra bình luận.

Sun Lixin, chủ tịch của Baicells Technologies Ltd có trụ sở tại Bắc Kinh, nói với Reuters rằng nhóm hoạt động của công ty tại Bắc Mỹ sẽ hợp tác đầy đủ với bất kỳ cuộc điều tra nào của chính phủ Hoa Kỳ.

"Baicells không tin rằng có bất kỳ rủi ro bảo mật nào liên quan đến các sản phẩm radio của mình", ông Sun nói trong một tuyên bố.

Theo các chuyên gia, các cuộc điều tra cho thấy rằng nhiều năm sau khi các lệnh trừng phạt tàn phá các doanh nghiệp tại Mỹ của các công ty công nghệ Trung Quốc khác là Huawei và ZTE, nỗi lo ngại của Washington rằng Bắc Kinh đang sử dụng thiết bị viễn thông để do thám vẫn còn rất lớn.

"Việc xem xét lại điều này sẽ nằm gần đầu danh sách của tôi", John Carlin, cựu luật sư an ninh quốc gia hàng đầu của Bộ Tư pháp, cho biết khi được hỏi về những phát hiện của Reuters. Ông Cardin nói thêm rằng nó gây ra cùng loại rủi ro như Huawei.

Trong tháng này, Lầu Năm Góc đã thêm Baicells vào danh sách 134 công ty mà họ cho biết là hợp tác với quân đội Trung Quốc, mà không đưa ra bằng chứng hoặc bình luận thêm. Danh sách này không có hiệu lực nhưng có thể gây tổn hại đến danh tiếng của các công ty bị nhắm mục tiêu.

"Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với chỉ định của Bộ Quốc phòng và có ý định kháng cáo", Baicells cho biết trong một tuyên bố gửi đến khách hàng hôm 14/1.

‘Điều tra mở’

Việc giám sát Baicells diễn ra trong bối cảnh Washington ngày càng lo ngại về khả năng Trung Quốc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, bằng cách tấn công vào mạng viễn thông, truy cập từ xa vào phần cứng do các công ty Trung Quốc cung cấp hoặc cung cấp cho người Mỹ quyền truy cập internet.

Trong một tuyên bố gửi đến Reuters, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ Lưu Bằng Vũ đã kêu gọi Washington ngừng sử dụng các vấn đề an ninh mạng để bôi nhọ Trung Quốc.

Baicells cung cấp các bộ định tuyến và trạm gốc tại Hoa Kỳ. Các trạm gốc cung cấp mạng di động cho các khu vực địa phương, tương tự như cách bộ định tuyến cung cấp tín hiệu WiFi trong nhà.

Các chuyên gia nói rằng bất kỳ ai có quyền truy cập từ xa vào bộ định tuyến hoặc trạm gốc đều có thể chặn hoặc can thiệp vào lưu lượng truy cập, làm gián đoạn dịch vụ hoặc phát động các cuộc tấn công mạng.

Reuters không có bằng chứng cho thấy bất kỳ thiết bị Baicells nào đã bị sử dụng sai mục đích. Nhưng theo các quan chức Hoa Kỳ, kỹ thuật này đã được nhiều nhóm tin tặc do nhà nước hậu thuẫn trên khắp thế giới sử dụng, bao gồm một nhóm Trung Quốc nổi tiếng có tên là "Volt Typhoon".

Các thư điện tử từ một nhà phân tích tình báo FBI và các nguồn tin cho thấy các đặc vụ liên bang đã tiếp cận một khách hàng của Baicells ở thành phố Las Vegas vào năm 2023 để cảnh báo về các trạm gốc của họ – và sự quan tâm của FBI đối với các sản phẩm của Baicells ít nhất bắt đầu từ năm 2019.

Năm đó, các nhà chức trách liên bang đã tiếp cận nhà cung cấp dịch vụ internet không dây KGI Communications sau khi họ triển khai các trạm gốc Baicells tại King George ở Virginia – một trong số đó nằm gần Trung tâm tác chiến mặt nước hải quân của hải đoàn Dahlgren, nơi thử nghiệm vũ khí siêu thanh, theo cựu giám sát viên quận Ruby Brabo và cựu lãnh đạo KGI Juan Marte cho biết.

Ông Marte, từng là giám đốc điều hành của KGI, nói với Reuters rằng các quan chức là đặc vụ FBI và họ đã cảnh báo KGI về nguồn gốc Trung Quốc của Baicells.

Khi được yêu cầu bình luận, hải quân Mỹ đã đề nghị Reuters hỏi FBI, và nói rằng cơ quan này đang có "cuộc điều tra mở" về vấn đề này.

Hai người hiểu rõ vấn đề này nói với Reuters rằng vào năm 2023, các viên chức FBI đã đến gặp giám đốc công nghệ phụ trách Las Vegas sau khi thành phố ký hợp đồng mở rộng việc triển khai các trạm gốc Baicells hiện có với thêm 82 trạm nữa.

Theo tiết lộ của những người này và thư điện tử được FBI gửi đến thành phố mà Reuters có được, thông qua yêu cầu xem hồ sơ lưu trữ, các viên chức đã nêu lên mối lo ngại về an ninh và yêu cầu dỡ bỏ một trong các trạm gốc.

"(Chúng tôi) muốn biết liệu quý vị có bất kỳ cập nhật nào về việc gỡ bỏ hoặc thay thế hay không", một email từ một nhà phân tích tình báo của bộ phận phản gián FBI vào tháng 5/2023 nêu rõ.

Một trong những nguồn tin này nói rằng do lo sợ trước sự chú ý của FBI, Las Vegas cuối cùng đã dỡ bỏ một trạm gốc trong khi các tài liệu cho thấy thành phố đã hủy hợp đồng rồi chuyển sang một nhà cung cấp thay thế của Hoa Kỳ.

Các cuộc điều tra của FBI về Baicells ở Virginia và Las Vegas trước đây chưa từng được biết tới.

Patrick Leary, cựu đồng giám đốc điều hành của Baicells Bắc Mỹ cho biết rằng hai đặc vụ FBI từ Dallas cũng đã phỏng vấn ông vào năm 2021.

"Mối quan ngại của họ rõ ràng là liên quan đến an ninh quốc gia và Trung Quốc", ông Leary nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn gốc và mục tiêu kinh doanh tại Mỹ của Baicell là trọng tâm của các câu hỏi.

Cảnh báo về an ninh

Cơ quan phòng thủ mạng Hoa Kỳ CISA, một bộ phận của Bộ An ninh Nội địa, đã công bố một khuyến cáo vào năm 2023 về lỗ hổng trong các trạm gốc Nova của Baicell có thể cho phép tin tặc chiếm đoạt các thiết bị.

Một phân tích do Censys, một công ty tình báo internet, thực hiện cho Reuters vào tháng 9 cho thấy rằng từ 28 đến 186 trạm gốc của Baicell tại Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng phần mềm dễ bị tấn công, có khả năng khiến chúng có nguy cơ bị chiếm đoạt.

"Chúng tôi đã thực hiện các bước tích cực để đảm bảo an ninh cho các sản phẩm của mình và chủ động giải quyết mọi mối lo ngại về an ninh", Baicells cho biết khi được hỏi về các lỗ hổng của trạm gốc.

Terry Dunlap, một chuyên gia bảo mật phần mềm và cựu quan chức của Cơ quan An ninh Quốc gia, cho biết các loại lỗ hổng này thường xuất hiện trong các thiết bị như trạm gốc.

Tuy nhiên, ông nói rằng chúng vẫn là mối lo ngại vì chúng có thể được sử dụng làm điểm xuất phát để truy cập vào các mạng quan trọng hoặc được ghép lại với các thiết bị dễ bị tấn công khác để tạo ra một mạng botnet [mạng lưới các máy tính bị nhiễm mã độc và bị chiếm quyền điều khiển bởi kẻ tấn công] có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mạng rộng hơn.

CISA có danh sách 16 mạng cơ sở hạ tầng quan trọng đáng lo ngại như nước, năng lượng, dịch vụ tài chính và viễn thông.

Tổng cộng, CISA đã công bố hai khuyến cáo bảo mật và bốn thông báo về lỗ hổng cho công chúng kể từ năm 2022 về rủi ro của bộ định tuyến và trạm gốc của Baicells bị truy cập từ xa, cũng như công bố ít nhất năm lỗ hổng là "nghiêm trọng".

Thoát khỏi Trung Quốc?

Công ty mẹ gốc Trung Quốc của Baicells, Beijing Baicells Technologies Co, được thành lập vào năm 2014 bởi ông Sun, một trong 12 nhân viên hàng đầu của Huawei, và các lãnh đạo cấp cao cũ của Huawei là Scott Liang Xingang, Zhou Mingyu và Ding Yingzhe. Ông Liang và ông Ding không còn làm cho họ kể từ đó.

Những người này không trả lời các yêu cầu bình luận.

Theo hồ của họ sơ trên LinkedIn và MaiMai của Trung Quốc mà Reuters xem xét, những người này nằm trong số khoảng 60 cựu nhân viên Huawei sau này gia nhập Baicells. Reuters không thể độc lập xác nhận những con số này.

Năm 2016, Baicells đã thành lập một văn phòng tại Plano, một vùng ngoại ô của Dallas, nơi đặt trụ sở chính của Futurewei, chi nhánh nghiên cứu và phát triển của Huawei tại Mỹ.

Trong tuyên bố gửi cho Reuters, ông Sun nói Baicells chưa bao giờ có bất kỳ mối quan hệ kinh doanh nào với Huawei và số lượng nhân viên hiện tại gia nhập từ công ty này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong lực lượng lao động của hãng.

Từ năm 2019, Mỹ đã hạn chế quyền truy cập của Huawei vào công nghệ của Hoa Kỳ, cáo buộc công ty Trung Quốc có các hoạt động đi ngược lại với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, điều mà Huawei phủ nhận.

Huawei từ chối đưa ra bình luận.

Theo các hồ sơ nộp tại Texas và một thông cáo báo chí, Baicells đã không còn thuộc về công ty mẹ tại Trung Quốc vào năm 2019. Nhưng trang chủ của Baicells tại Trung Quốc vẫn mô tả công ty có trụ sở chính tại Quận Hải Điến của Bắc Kinh, với một công ty con tại Dallas.

Bốn cựu nhân viên có hiểu biết trực tiếp về ban lãnh đạo Baicells tại Trung Quốc mô tả công ty này tại Hoa Kỳ hiện đang được quản lý từ Trung Quốc.

Một trong những cựu nhân viên này, người không được phép phát biểu công khai, cho biết rằng một cựu giám đốc điều hành gần đây của hoạt động tại Hoa Kỳ, Minchul Ho, "bị hội đồng quản trị" tại Trung Quốc "quản lý rất chặt chẽ", và bất cứ điều gì ông đề xuất đều phải được chuẩn thuận từ đó.

Cả ông Ho và Baicells đều không trả lời yêu cầu bình luận về khẳng định này.

Vẫn theo 4 cựu nhân viên này, để xoa dịu mối lo ngại của khách hàng Hoa Kỳ về mối quan hệ của Baicells với Trung Quốc, các giám đốc bán hàng đã được hướng dẫn trong những năm gần đây phải nêu ra rằng thiết bị được sản xuất tại Đài Loan.

Các vận đơn do một nhà cung cấp dữ liệu hải quan thương mại thu thập cho thấy 92% lô hàng thiết bị Baicells nhập vào Hoa Kỳ từ năm 2018 đến tháng 7/2024 đến từ Trung Quốc hoặc Hong Kong, phần còn lại đến từ Đài Loan.

Reuters không thể xác định được thiết bị được sản xuất ở đâu.

"Chúng tôi nhận thức được nguồn gốc Trung Quốc của mình và chúng tôi biết rằng đó là một vấn đề lớn đối với nguồn tài trợ liên bang", Erik Randall, giám đốc bán hàng của Baicells cho biết trong hội thảo trực tuyến dành cho khách hàng tiềm năng được đăng trên YouTube vào tháng 1/2023.

"Cơ sở hạ tầng của chúng tôi thực tế đang được xây dựng tại Đài Loan để chúng tôi bắt đầu thoát khỏi nền văn hóa Trung Quốc mà mọi người ở Bắc Mỹ đều lo lắng".


***********

Các công ty Đan Mạch gặp Thủ tướng Frederiksen sau lời đe dọa của Trump về Greenland


Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (phía sau) và Thủ tướng Greenland Mute B Egede tổ chức một cuộc họp báo ở Copenhagen vào ngày 10/1/2025, giữa những tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump muốn mua Greenland, hòn đảo tự trị của Đan Mạch.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (phía sau) và Thủ tướng Greenland Mute B Egede tổ chức một cuộc họp báo ở Copenhagen vào ngày 10/1/2025, giữa những tuyên bố của tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump muốn mua Greenland, hòn đảo tự trị của Đan Mạch.

Tổng giám đốc điều hành của công ty sản xuất thuốc giảm cân Novo Nordisk và các giám đốc điều hành của các công ty Đan Mạch khác đã gặp Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen hôm 16/1 để thảo luận về việc chuẩn bị cho một cuộc xung đột thương mại có thể xảy ra với Hoa Kỳ liên quan đến Greenland.

Thủ tướng Frederiksen đã triệu tập các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sau khi có cuộc nói chuyện hôm 15/1 với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump, người tuần trước đã từ chối loại trừ hành động quân sự hoặc kinh tế để kiểm soát Greenland, nơi có tầm quan trọng chiến lược đối với Washington.

Ông Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ áp thuế đối với hàng hóa của Đan Mạch nếu họ phản đối lời đề nghị mua hòn đảo Bắc Cực rộng lớn của ông, một lãnh thổ bán tự trị của Đan Mạch.

Nhà lãnh đạo Đan Mạch cho biết ông Trump đã không rút lại lời đe dọa cưỡng ép về kinh tế trong cuộc điện đàm kéo dài 45 phút, trong đó bà nói với ông rằng Greenland phải tự quyết định tương lai của mình và đề nghị sẽ làm nhiều hơn nữa để tăng cường an ninh ở Bắc Cực.

"Chúng tôi không muốn có bất kỳ xung đột nào với người Mỹ trong lĩnh vực thương mại, nhưng tất nhiên chúng tôi đang làm việc với các công ty, với các tổ chức kinh doanh và với các đồng nghiệp châu Âu của chúng tôi", bà Frederiksen nói với các nhà báo.

Bà cho biết bà đã thông báo cho Thủ tướng Greenland Mute Egede trước cuộc điện đàm với ông Trump và bà cũng đã nói chuyện với ông Egede ngay sau đó.

"Chúng tôi chưa chuẩn bị cho những điều cụ thể mà chúng tôi chưa biết, nhưng có thông tin ám chỉ từ phía Hoa Kỳ rằng thật không may là có thể xảy ra tình huống chúng tôi sẽ hợp tác với nhau ít hơn hiện nay", bà nói thêm.

Thảo luận với các lãnh đạo doanh nghiệp

Thủ tướng Frederiksen cho biết bà đã nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện với ông Trump rằng các công ty Đan Mạch đóng góp vào tăng trưởng và việc làm tại Hoa Kỳ, và rằng EU và Hoa Kỳ có lợi ích chung trong việc tăng cường thương mại.

Giám đốc điều hành của công ty sản xuất thuốc điều trị béo phì và tiểu đường Novo Nordisk của Đan Mạch, Lars Fruergaard Jorgensen, sẽ tham gia cuộc họp, công ty cho biết hôm 16/1.

Novo, công ty cạnh tranh với hãng dược phẩm Eli Lilly của Hoa Kỳ trên thị trường thuốc giảm cân đang phát triển nhanh chóng, sản xuất thành phần hoạt chất chính – semaglutide – trong các loại thuốc tiêm béo phì và tiểu đường phổ biến Wegovy và Ozempic tại Đan Mạch và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Trong chín tháng đầu năm 2024, doanh số bán hàng của Novo tại Hoa Kỳ đạt tổng cộng 115 tỷ crown Đan Mạch (15,86 tỷ USD), trong đó thuốc điều trị béo phì Wegovy chiếm 31,1 tỷ crown.

Các công ty cho biết rằng những người tham gia khác trong cuộc họp còn bao gồm các giám đốc điều hành của hãng sản xuất đồ trang sức Pandora, hãng sản xuất đồ chơi Lego, hãng sản xuất bia Carlsberg, hãng sản xuất tua bin gió Vestas và nhà phát triển trang trại gió ngoài khơi Orsted.

Tập đoàn vận tải biển Maersk cho biết các giám đốc điều hành của họ đang đi công tác và sẽ không tham gia.


***********

Điều kiện thời tiết ở Los Angeles cải thiện, giúp lính cứu hỏa có thời gian nghỉ ngơi


Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy ở Mandeville Canyon thuộc Los Angeles, California, ngày 11/1/2025, trong lúc Đám cháy Palisades vẫn tiếp tục bùng phát.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy ở Mandeville Canyon thuộc Los Angeles, California, ngày 11/1/2025, trong lúc Đám cháy Palisades vẫn tiếp tục bùng phát.

Gió giật và thời tiết khô ráo sẽ kéo dài suốt cả ngày 16/1 tại Los Angeles, nơi lính cứu hỏa hy vọng sẽ giành được đà dập lửa trước hai vụ cháy rừng lớn đã tàn phá mọi thứ trên đường đi của chúng.

Cảnh báo đỏ cảnh báo về nguy cơ cháy rừng cực độ đã hết hiệu lực trên toàn khu vực Los Angeles vào cuối ngày 15/1 nhưng cảnh báo ở mức cao nhất này vẫn còn áp dụng cho một khu vực phía đông của khu đô thị, nơi gió dự kiến sẽ đạt tốc độ từ 25-40 km/h với mức gió giật lên tới trên 64 km/h, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia.

Cơ quan này nói rằng "gió dự kiến sẽ chuyển sang luồng gió thổi vào bờ nhiều hơn vào cuối ngày thứ Năm [16/1] và kéo dài đến ngày thứ Sáu [17/1], mang theo độ ẩm tương đối cao hơn và luồng gió ít hỗn loạn hơn, do đó giúp giảm thiểu mối đe dọa cháy rừng so với những ngày gần đây".

Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết thêm rằng thời gian tạm ngưng ở Los Angeles vốn đã bị lửa hoành hành này sẽ không kéo dài, với khả năng cao là sẽ có cảnh báo đỏ mới – khi điều kiện lý tưởng gây cháy rừng là gió lớn và độ ẩm thấp – bắt đầu lại vào ngày 19/1.

Các đám cháy hoành hành khắp Los Angeles trong tuần rưỡi qua đã thiêu rụi một khu vực gần bằng diện tích của thủ đô Washington DC, khiến ít nhất 25 người tử vong cho đến nay, theo các nhà chức trách.

Cảnh sát trưởng Hạt Robert Luna cho biết rằng các đám cháy đã làm hư hại hoặc phá hủy hơn 12.000 ngôi nhà và các công trình khác, và buộc 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa. Khoảng 82.400 người phải tuân theo lệnh sơ tán và 90.400 người khác phải đối mặt với cảnh báo sơ tán tính đến ngày 15/1.

Toàn bộ các khu phố đã bị san phẳng, để lại tro và đống đổ nát đang âm ỉ cháy. Nhiều ngôi nhà chỉ còn lại một ống khói.

Khoảng 8.500 lính cứu hỏa từ miền Tây Hoa Kỳ, Canada và Mexico đã kiểm soát được sự lan rộng của các đám cháy trong ba ngày.

Đám cháy Palisades ở rìa phía tây của thành phố đã thiêu rụi 96 km vuông và đã bị khống chế ở mức 21% – một phép đo về mức độ chu vi kiểm soát được. Đám cháy Eaton ở chân đồi phía đông thành phố đã lan qua 57 km vuông với mức bị khống chế là 45%.

Một đội máy bay chữa lửa và trực thăng đã thả nước và chất chống cháy xuống những ngọn đồi gồ ghề trong khi các đội ở mặt đất với các công cụ cầm tay và vòi chữa cháy đang làm việc để khống chế đám cháy.

Hàng trăm lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ đang ở bên ngoài sân vận động bóng bầu dục Rose Bowl, một trại căn cứ nơi họ xây dựng tình thân hữu giữa các ca làm việc kéo dài 24 giờ và 24 giờ nghỉ.

Cal Fire đưa tin rằng một đám cháy mới bùng phát vào ngày 15/1 tại Hạt San Bernardino phía đông Los Angeles, thiêu rụi 14 ha. Hai đám cháy khác ở Nam California phần lớn đã được kiểm soát.


*************

Cố vấn của Trump: Tân tổng thống sẽ giữ TikTok không 'bị đóng cửa' nếu đạt thỏa thuận


Hình ảnh ghép mành hỉnh điện thoại ứng dụng TikTok và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ứng dụng do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu bị buộc phải thoái vốn ở Mỹ nếu không muốn bị cấm ngay trước ngày ông Trump nhậm chức.
Hình ảnh ghép mành hỉnh điện thoại ứng dụng TikTok và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ứng dụng do công ty ByteDance của Trung Quốc sở hữu bị buộc phải thoái vốn ở Mỹ nếu không muốn bị cấm ngay trước ngày ông Trump nhậm chức.

Cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump cho biết hôm 16/1 rằng chính quyền mới sẽ giữ TikTok hoạt động tại Hoa Kỳ nếu có một thỏa thuận khả thi.

"Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp để giữ TikTok không bị đóng cửa", Dân biểu Mike Waltz nói với Fox News, lưu ý rằng luật cho phép gia hạn 90 ngày để chủ sở hữu ứng dụng ByteDance của Trung Quốc hoàn tất việc thoái vốn "miễn là có một thỏa thuận khả thi được đưa ra. Về cơ bản, điều đó giúp Tổng thống Trump có thêm thời gian để giữ TikTok".

TikTok không ngay lập tức đưa ra bình luận.

Một người phát ngôn của nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump, Karoline Leavitt, cho biết "Tổng thống Trump đã nhiều lần bày tỏ mong muốn cứu TikTok và không có người nào tốt hơn Donald Trump để đạt thỏa thuận".

Những người hiểu biết về vấn đề này nói với Reuters rằng TikTok có kế hoạch đóng cửa hoạt động của ứng dụng mạng xã hội được 170 triệu người Mỹ sử dụng tại Hoa Kỳ vào ngày 19/1, khi lệnh cấm của liên bang có hiệu lực, trừ khi có lệnh hoãn vào phút chót.

Luật được ký vào tháng 4 yêu cầu cấm các cửa hàng cung cấp ứng dụng của Apple hoặc Google cho người dùng mới tải TikTok nếu công ty mẹ Trung Quốc ByteDance không thoái vốn cho ứng dụng này.

Về mặt lý thuyết, những người dùng đã tải xuống TikTok vẫn có thể sử dụng ứng dụng, nhưng luật này cũng cấm các công ty Hoa Kỳ cung cấp dịch vụ để phân phối, bảo trì hoặc cập nhật ứng dụng sau khi lệnh cấm có hiệu lực.

Riêng tờ Wall Street Journal ghi nhận rằng CEO của TikTok, Shou Zi Chew, sẽ tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20/1 và ngồi cùng với các vị khách cấp cao do ông Trump mời. Một nguồn tin cho Reuters biết rằng ông Chew sẽ có mặt tại Washington vào ngày 20/1.

Dân biểu Frank Pallone, đảng viên Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hoa Kỳ, đã chỉ trích quyết định mời ông Chew trên nền tảng truyền thông xã hội X. "Trump nói rất nhiều về Trung Quốc và muốn cấm TikTok – giống như nhiều đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu để làm vậy", ông Pallone cho biết. "Nhưng giờ đây, ông ấy lại mời CEO của TikTok ngồi cạnh mình tại lễ nhậm chức của mình mặc dù TikTok có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc và là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của chúng ta. Điều này gửi đi thông điệp gì?"

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đang quyết định có nên giữ nguyên luật và cho phép cấm TikTok vào ngày 19/1, hay lật ngược luật này hay tạm dừng luật để tòa án có thêm thời gian đưa ra quyết định.

Công ty ByteDance tư nhân có khoảng 60% thuộc sở hữu của các công ty nhà đầu tư như BlackRock và General Atlantic, trong khi những người sáng lập và nhân viên của công ty mỗi bên sở hữu 20%. Công ty có hơn 7.000 nhân viên tại Hoa Kỳ.


**********

Người Việt ở Mỹ quá hạn thị thực, từng phạm tội, lo lắng với chính sách di dân sắp tới


Nhân viên Cơ quan thực thi Hải quan và Di trú (ICE) dẫn giải một di dân không có giấy tờ bị còng tay bị kết tội đại hình ở Dallas, Texas.
Nhân viên Cơ quan thực thi Hải quan và Di trú (ICE) dẫn giải một di dân không có giấy tờ bị còng tay bị kết tội đại hình ở Dallas, Texas.

Người Việt ở Mỹ quá hạn thị thực, hoặc thường trú nhân Việt đã từng phạm tội, trong đó có con lai Mỹ - Việt, đang lo lắng có thể sẽ bị trục xuất về Việt Nam theo chính sách di dân cứng rắn mà Tổng thống đắc cử Donald Trump từng tuyên bố, các luật sư di trú nói với VOA.

Một trong những lời cam kết của ông Trump khi vận động tranh cử là sẽ trục xuất hàng loạt di dân bất hợp pháp ra khỏi Mỹ. Di dân bất hợp pháp tại Mỹ có cả người Việt Nam vốn đã ở Mỹ từ lâu, theo tìm hiểu của VOA.

‘Đầu độc dòng máu’

Trong lần vận động tranh cử ở bang New Hampshire hồi giữa tháng 12 năm ngoái, ông Trump từng nói: “Họ [chính quyền Biden] đã để cho – tôi nghĩ con số thực sự phải là 15, 16 triệu người – vào đất nước chúng ta. Khi họ làm thế, chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Họ đang đầu độc dòng máu của đất nước chúng ta.”

Tính đến tháng 1 năm 2022, có khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp đang ở Mỹ, Reuters dẫn ước tính của Bộ An ninh Nội địa cho biết, và con số này có thể đã tăng lên trong những năm gần đây.

Trong một cuộc phỏng vấn với kênh NBC News hôm 8/12, ông Trump nói ông sẽ nhắm tới trục xuất tất cả những di dân bất hợp pháp ở Mỹ trong nhiệm kỳ bốn năm tới của ông – hành động được cho là sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình và tác động mạnh đến các doanh nghiệp phụ thuộc vào lao động nhập cư.

Sau đó, ông lại nói với tạp chí TIME trong cuộc phỏng vấn được đăng hôm 12/12 rằng ông sẽ sử dụng quân đội trong khả năng tối đa được luật pháp cho phép để hỗ trợ cho việc trục xuất di dân mà ông cho là ‘đang xâm lược nước Mỹ’.

Hội đồng Di trú Hoa Kỳ tính toán việc trục xuất tất cả di dân không có giấy tờ sẽ tiêu tốn gần một nghìn tỷ đô la trong hơn một thập kỷ.

Hợp tác Liên bang - Tiểu bang

Trao đổi với VOA từ vùng Little Saigon, miền Nam California, ông Đỗ Phủ, luật sư về di trú ở văn phòng Luật sư Đỗ Phủ - Anh Tuấn, nhận định rằng “khó mà trục xuất được tất cả di dân bất hợp pháp,” nhưng ông cũng thừa nhận, rằng “có nguy cơ trục xuất sẽ xảy ra,” đồng thời nhận định việc trục xuất cần ngân sách rất lớn và sự phối hợp nhịp nhàng của chính quyền các cấp từ liên bang, tiểu bang xuống đến thành phố.

“Cơ quan công quyền của tiểu bang họ không làm việc với cơ quan liên bang về di trú ICE cho nên chuyện lùng bắt di dân bất hợp pháp ở California sẽ không xảy ra,” ông giải thích. “Nhưng chính quyền California sẽ cộng tác với chính quyền liên bang để bắt những người bị kết tội bạo hành có hung khí.”

Một nhóm đối tượng luật sư Đỗ Phủ chỉ ra là “dễ bị tổn thương nhất” là con lai Mỹ - Việt mà ông cho là có khoảng 7-8 ngàn người, mà trong đó có rất nhiều người tìm đến ông nhờ giúp đỡ và nhiều trường hợp ông cho biết là ‘rất tội nghiệp’.

Theo lời giải thích của ông thì những người này lúc còn ở Việt Nam bị chính quyền và xã hội kỳ thị, không được học hành đầy đủ, khi qua Mỹ thì không nói được tiếng Mỹ rồi lỡ bước sa chân đi vào con đường phạm pháp, và cũng chính vì quá khứ phạm pháp mà họ không thi nhập quốc tịch. Thêm nữa, chính quyền ông Trump trước đây từng yêu cầu Việt Nam phải nhận cả những người qua Mỹ trước năm 1995, phạm tội hình sự, nên họ càng trở thành đối tượng dễ bị trục xuất nhất.

Du học sinh ở quá hạn

Bên cạnh nhóm con lai Mỹ - Việt, những người Việt, mà đa số là du học sinh, ở quá hạn visa hoặc học xong nhưng không trở về Việt Nam, sẽ là đối tượng bị trục xuất nếu chính quyền thực hiện chiến dịch lùng bắt, ông Phủ cho biết.

Ông cho rằng trên phố Bolsa ở Little Saigon nếu vào các quán ăn Việt Nam thì rất có thể thấy du học sinh Việt làm việc.

“Ít nhất cũng một hai em, các em làm trong bếp, hay phục vụ, hay tính tiền, làm lãnh tiền mặt,” ông nói và cho biết các du học sinh này khó mà trốn tránh suốt bốn năm tới vì ‘các em cần phải đi làm để kiếm sống’.

Ông Đỗ Phủ nhận định, do giới chức California không phối hợp với chính quyền liên bang lùng bắt di dân bất hợp pháp nên nguy cơ bị bắt là không cao; nhưng nếu họ có bất kỳ chuyện phạm pháp nào thì sẽ đối diện việc bị trục xuất.

Trong lúc chính quyền Trump sắp nhận nhiệm sở, đã có nhiều người Việt tìm đến xin tư vấn và nhờ giúp đỡ do lo ngại bị trục xuất, ông Vũ Huy Tuấn, một luật sư có kinh nghiệm gần 30 năm ở Houston, Texas, nói với VOA.

Luật sư Tuấn kể về trường hợp của một nữ du học sinh 28 tuổi mà ông đổi tên là Thảo để bảo mật cho thân chủ. Cô Thảo qua Mỹ học tiếng Anh ở một trường cao đẳng cộng đồng ở Houston với dự tính sau này thi vào đại học chuyên ngành. Trong thời gian học, cô quen bạn trai cũng là du học sinh. Sau đó, cô sinh con nên nghỉ học. Hiện nay cô đã chia tay với bạn trai và phải đi làm “chui” ở tiệm móng tay để nuôi đứa con đã được 7 tuổi trong khi thị thực du học sinh của cô hết hạn từ lâu.

“Cô Thảo rất lo sợ những chính sách, những quyết định hành pháp sắp tới. Nếu cô rơi vào hoàn cảnh bị trục xuất thì phải làm sao?” luật sư Tuấn kể. “Cô ta ở đây không có ai thân nhân hết, cho nên cô lo chuyện gì sẽ xảy ra cho đứa nhỏ.”

Mặc dù con của cô sinh ra ở Mỹ nên tự động là công dân Mỹ nhưng người mẹ vẫn là di dân bất hợp pháp và cô Thảo phải đợi đến khi con cô 21 tuổi mới có quyền bảo lãnh cô ở lại Mỹ, vị luật sư này giải thích.

Tuy nhiên, cô Thảo vẫn có cơ hội thoát hiểm, cũng lời luật sư Tuấn, là nếu cô quen và kết hôn với công dân Mỹ thì sẽ được xem xét cấp giấy tờ cư trú hợp pháp. Nhưng cho đến khi điều đó xảy ra, cô cần cẩn thận và tránh tiếp xúc với cơ quan công quyền, chẳng hạn khi như lái xe trên đường chẳng may bị cảnh sát bắt dừng xe thì cô sẽ bị báo cáo với Sở di trú và bị đưa vào diện trục xuất.

“Hoặc là cô ấy làm chỗ nào, như nhà hàng mà nhiều người làm không có giấy tờ, mà chỗ đó bị sở di trú tới kiểm tra. Hoặc là cô ấy lái xe từ Texas qua California mà trên đường có những trạm kiểm soát gần biên giới như ở El Paso thì cô ấy sẽ bị tạm giữ để chờ trục xuất,” ông nói thêm và lưu ý cô Thảo cần tránh di chuyển bằng máy bay vì sẽ bị xét giấy tờ.

Nhưng luật sư Tuấn nghi ngờ về tính khả thi của chính sách trục xuất hàng loạt của chính quyền Trump. “Số người ở đây quá nhiều, nhưng những người giống như cô Thảo họ đã hòa nhập sâu vào xã hội Mỹ rồi. Họ đã đi học ở đây, nói tiếng Anh, lúc trước còn có OPT (tức là thực tập sau khi học xong) để đi làm, có khai thuế, có an sinh xã hội nữa,” ông giải thích.

Trong trường hợp xấu nhất là cô Thảo bị đưa vào diện trục xuất thì cô vẫn có cơ hội thoát hiểm, luật sư Tuấn nói thêm. Cô có thể xin nộp tiền thế chấp để không bị giam giữ vì cô đã ở Mỹ được gần 10 năm và chưa từng phạm tội. Khi ra tòa án di trú, cô có quyền xin ân xá nếu chứng minh được hoàn cảnh khó khăn cho con nhỏ khi người mẹ bị trục xuất, chẳng hạn như đứa trẻ cần sự chăm sóc y tế.

Cơ hội cuối cùng là trình bày với Tòa di trú rằng đương sự lo sợ sẽ bị đàn áp nếu bị trục xuất về Việt Nam nên xin rút lại lệnh trục xuất đó, vị luật sư này nói rõ. Trường hợp này ‘cũng giống như tị nạn chính trị’ nhưng mức độ bằng chứng đưa ra để thuyết phục bị đòi hỏi ‘rất là cao’ và khả năng Tòa chấp thuận ‘rất thấp’.

“Nhưng đó là cơ hội để người ta kéo dài thời gian ở Mỹ. Và nếu cuối cùng không thay đổi được gì thì cô Thảo phải tự nguyện xin về nước, tức ‘voluntary departure’, để tránh việc sau này bị cấm trở lại Mỹ vĩnh viễn,” ông nói thêm.

“Trường hợp cô Thảo đã ở quá hạn visa rồi thì khi về nước sẽ bị cấm đến Mỹ trong 10 năm nhưng sau này khi con cô được 21 tuổi thì vẫn bảo lãnh cho mẹ sang Mỹ được.”

Vị thân chủ này cũng đã được ông khuyên làm sẵn hộ chiếu Việt Nam cho con phòng khi cô bị giam giữ chờ trục xuất thì cô có thể đưa con về Việt Nam trước để nhờ gia đình chăm sóc, luật sư Tuấn giải thích thêm. Ngoài ra, cô Thảo cần đảm bảo hộ chiếu Việt Nam của cô còn hiệu lực để khi có lệnh trục xuất thì cô có thể lên đường ngay khỏi phải chờ đợi lâu trong trại tạm giam.

Tuy nhiên, để đi đến quyết định trục xuất cuối cùng, thời gian chờ đợi có thể rất lâu, ông cho biết. Trường hợp cô Thảo nếu bị giam thì tòa ưu tiên xử lý rất nhanh, còn nếu cô được tại ngoại thì ‘sẽ mất từ 2, 3 cho đến 5, 6 năm chờ tòa xử rồi cứu xét’.

Trong thời gian chờ đợi phán quyết của Tòa, cô Thảo có thể tiếp tục cuộc sống bình thường ở Mỹ, tức là vẫn được đi làm, đóng thuế, nuôi con.

Thường trú nhân phạm pháp

Ngoài những trường hợp như cô Thảo, luật sư Tuấn cho biết ông có nhiều thân chủ tìm đến nhờ ông giúp đỡ là những người Việt ở Mỹ đã lâu, đã có thẻ xanh nhưng chưa vào quốc tịch. Những người này hoặc là từng phạm pháp bị ghi vào án tích hoặc là giấy tờ gặp trục trặc.

Trường hợp giấy tờ trục trặc là những người được bảo lãnh theo diện vợ, chồng. Khi qua Mỹ họ được cấp thẻ xanh 2 năm. Nhưng trong thời gian hai năm đó hôn nhân tan vỡ thì hồ sơ xin thẻ xanh vĩnh viễn của họ sẽ bị từ chối và họ bị đưa sang Tòa di trú để xem xét trục xuất.

Đối tượng thường trú nhân phạm tội hình sự tiểu bang hay liên bang sẽ ‘đối diện nguy cơ trục xuất cao nhất’, luật sư Tuấn cho biết, vì Tòa di trú Mỹ ưu tiên xử lý họ trước hết.

Không chỉ những tội nặng như cướp bóc hay giết người, mà những ông chồng Việt cãi lộn với vợ rồi động tay động chân sau đó bị quy vào tội ‘bạo lực gia đình’, hay những người dù chỉ ăn cắp vặt nhưng phạm tội nhiều lần, hay những người đi làm rồi làm quen với ma túy, hay người đem súng ống tới chỗ không được phép... tất cả đều bị đưa vào diện trục xuất.

Riêng tội say rượu lái xe (DUI), nhiều thường trú nhân không biết mà về Việt Nam chơi thì khi trở lại Mỹ có thể bị không cho nhập cảnh, cũng theo lời luật sư Tuấn. “Nên nếu mà mình chưa có quốc tịch mà có án tích và trong thời gian tới muốn làm bất cứ điều gì về di trú, chẳng hạn như tính về Việt Nam, thì cần tham khảo với luật sư,” ông khuyên.

Ông cũng giải thích rằng sau một thời gian nào đó, án tích, tức là đã bị kết tội, hay nhận tội, và đã bị án phạt hay ở tù, có thể được xóa nhưng nó vẫn tồn tại trên hồ sơ di trú.

“Án tích về mặt di trú không có thời hạn. Tôi thấy có người có án tích từ năm 1976 mà tới năm 2010 vẫn thấy bị đưa vào diện bị trục xuất,” ông nói và cảnh báo những người có án tích, chẳng hạn như về bạo lực gia đình, muốn xin nhập quốc tịch cũng phải cẩn thận, vì mặc dù án tích đã lâu nhưng khi sở di trú dưới chính quyền mới xem xét hồ sơ, phát hiện ra án tích thì không chỉ từ chối cho nhập tịch mà còn đưa vào diện trục xuất.

Một khi Tòa di trú đã chính thức ra lệnh trục xuất rồi và trong vòng 30 ngày không kháng cáo thì bước kế tiếp là ‘ăn thua cơ quan thi hành trục xuất có gửi trả người đó về Việt Nam hay không’.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm