Kinh Đời
"Tình Già Trên Net" - by Thiên Thu / Trần Văn Giang (ghi lại).
Đứa cháu ngoại của tôi nay đã mười sáu tuổi, nếu lỡ nó đi chơi hoang, đem về một em bé là tôi trở thành “Bà Cố Ngoại.” Trời ơi! “Bà Cố!” Sao mà nghe già quá vậy, trong lúc tôi vẫn còn cảm thấy tình xuân phơi phới. Tôi chẳng có nghề ngỗng gì, quanh năm suốt tháng ở nhà lo cơm nước cho chồng con, nên cũng thấy buồn chán.
Ở nước Mỹ, nhiều người học hành đỗ đạt thành danh, thành Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ… Tôi cũng thèm có một chữ “Sĩ” với đời, nên cố gắng rặn ra một vài vần thơ với ước mong được gọi là “Thi Sĩ.” Tôi thấy muốn có danh hiệu “Thi Sĩ” cũng chẳng khó khăn gì lắm. Ngày trước hiệp sĩ muốn đánh kiếm giỏi thì phải có thầy giỏi chi giáo và luyện tập lâu dài; ngày nay việc bắn súng thì con nít mới lớn, đám cướp cạn, du đảng thất học chỉ cần bóp cò một cái là xong… Tương tự như vậy, bây giờ tôi thấy có loại thơ theo thể “tự do.” Để “mần thơ,” trước hết là gom một số chữ mông lung, xếp cho thành các câu sai văn phạm, chấm câu thì tùy hỷ, thành một bài thơ con cóc, Nghĩa là muốn viết gì thì viết, “tự do” mà! Xong rồi bỏ tiền ra in sách; tổ chức một buổi ra mắt thơ thật rình rang; mời một bậc trưởng thượng trong làng văn để ca tụng tập thơ con cóc; và chi chút tiền cho đài truyền hình và báo chí tới quay phim, chụp hình, viết báo giới thiệu. Thế là với một mớ thơ con cóc, tôi đã trở thành một “Nhà Thơ,” có mặt trong hội văn học nghệ thuật, được tiếp xúc giao du với giới thượng lưu trí thức của làng văn hóa ta. Kể cũng hãi thật!
Chẳng những vậy, mỗi khi có đại hội văn bút, văn nghệ, văn gừng gì đó, tôi cũng được mời tới dự với tư cách “Nhà Thơ,” được chụp ảnh đưa lên báo, lên truyền hình, lên mạng (Net / internet)... lên gần tới trời!
Khi thằng con của tôi sắp vào đại học, nó mua một cái “computer.” Nó dậy tôi cách xử dụng. Trời đất quỷ thần ơi! Sao tuổi già thật là dở, đầu óc không lĩnh hội nhanh, học trước quên sau. Có khi mần mò cả buổi trời mới ra một bài thơ, rồi tôi quờ quạng đụng cái nút chết tiệt nào không biết, nó chạy tuốt luốt, mất luôn bài thơ tình thật lãng mạn của tôi. Thế có tức không? Chỉ còn nước hét to lên cho hả giận.
“Vạn sự khởi đầu nan.” Những khó khăn ban đầu đã qua. Tôi bắt đầu mê “Net.” Hai mẹ con cứ dành nhau cái “computer.” Ông xã tôi đành bóp bụng mua cho mỗi người trong nhà một cái. Thế là đời sống trong gia đình tôi thay đổi hoàn toàn từ đây: Chồng, vợ, con cái, suốt ngày mỗi người ôm cái “computer” của riêng mình; chẳng ai thèm nói chuyện với ai tiếng nào!
Buổi sáng mới mở mắt ra, tôi đã nhào vào “computer,” vô mạng xem có thư từ gì không? Rồi đảo qua các mục tin tức; đọc tin từ trên các diễn dàn chửi bới nhau, bôi bác nhau cũng đủ mất hết cả ngày rồi. Đi đâu về, chưa cởi áo ngoài ra, tôi đã nhào lại "computer" coi có “i-meo” (Email) không? Thiệt tình!
Dần dần tôi bỏ hết những sinh hoạt lành mạnh hằng ngày trước đây như tập thể thao, tập đàn, may quần áo, đọc báo in. Tệ hơn nữa là tôi bỏ luôn cái việc nấu nướng ngày hai bữa cơm cho chồng con. Sân trước, vườn tược, hoa cỏ, rau rác gì tôi cũng bỏ tuốt luốt hết!
Trước đây tới giờ ăn, vợ chồng con cái cùng ngồi vào bàn ăn, trò chuyện. Chồng tôi kể chuyện trong sở làm, tôi kể chuyện hàng xóm láng giềng, bạn bè... Cơm nước xong thì hai vợ chồng ngồi xem tin tức trên TV. Lúc rảnh rỗi thì cùng xem mấy cái “video” phim bộ Việt Nam, Đại Hàn (có “lồng tiếng?”), ca nhạc “Paris By Night” hay “Asia.” Mặc dù không có gì hấp dẫn, nhưng ít nhất vợ chồng cũng có những giây phút gần gũi bên nhau.
Kể từ ngày có “computer,” tôi cứ ôm nó riết, viện cớ mắc bận làm thơ, viết văn, đang có nguồn cảm hứng không thể ngưng ngang được. Tôi để cha con “tự lo hạnh phúc”: tự túc, tự cường tự lo ăn lo uống lấy. Hết đồ hộp đến thức ăn đông lạnh, cứ thế chịu khó mà ăn dùm. Lúc đầu ông chồng tôi “quạu” vì không được tôi chăm sóc hầu hạ đầy đủ như lúc trước. Mỗi lần anh ta cằn nhằn thì tôi hỏi mắc mỏ:
- “Mỗi người có một thú vui, ông có thích tôi đi ‘shopping’ rồi cuối tháng ông phải trả ‘bills’ hay không? Có thích tôi đi sang hàng xóm đánh tứ sắc không?”
Nghe tôi đi nói “shopping” là ông chồng tái xanh mặt bởi vì mỗi lần tôi chúi đầu vô tủ kính xem hột xoàn một chút, chỉ bốc một hột nho nhỏ bằng ngón tay út là thấy đi đứt của ông mấy tháng lương. Chồng tôi nói:
- “Thôi để cho bà làm gì làm...”
Nhưng rồi sau này chính anh ta cũng bị cuốn hút bởi “computer.” Cơm nước xong là anh ta cũng nhào lại cái “computer,” ngồi cả buổi ở đó để đọc báo (hay xem hình ảnh “sex” trên mạng không chừng? Chỉ có trời biết!) Có khi tôi hỏi chuyện thì anh ta chỉ “ừ.. ừ.. hử.. hử” cho qua chuyện chứ không có hứng thú chia vui sẻ buồn với tôi như trước đây.
Đọc tin xong thì anh chồng đi ngủ để mai còn dậy sớm đi cày, trả nợ nhà, nợ xe, nợ nuôi con ăn học… Cuối tuần thì cũng có nhiều “dịch vụ” đặc biệt trong nhà dành cho anh ta như cắt cỏ, sửa xe, sửa mái nhà... Rốt cuộc rồi vợ chồng sống bên nhau ngày này qua tháng khác mà chẳng có thì giờ tâm tình. Tình thật mà nói lúc mới lấy nhau anh ta cũng cưng chiều, bồng bế nâng niu tôi lắm. Nhưng với thời gian đi qua, theo luật vô thường của tạo hóa, nay tôi đã cũ xì, và mập thù lù, anh ta bồng không nổi nữa! Với những ràng buộc của đời sống, anh chồng biết tôi chẳng chạy đi đâu, nên không “care.” Vì vậy vợ chồng gần nhau trong gang tấc mà như “nghìn trùng xa cách.”
Về phía mấy ông, trong bàn nhậu, khi đã uống vô quá “đô” (dose), không còn biết “điều gì thì nên nói, điều gì thì không nên nói” nữa. Sẽ nghe mấy ông tâm sự đại khái như:
- “… Cô thư ký thì bụng thon, ngực tròn như hai trái dừa khô, môi lúc nào cũng chúm chím cười xinh như mộng, hương thơm từ thân thể nõn nà tươi mát của nàng lúc nào cũng tỏa ra ngào ngạt, tội gì để cho thằng khác ‘dzớt.’ Về nhà thì ôi thôi bà xã... bụng mập như có bầu, ngực thì nhão nhẹt chẩy lòng thòng tới rốn, đầu tóc bù xù, mùi thức ăn bám trong quần áo hôi như cú. Răng giả, có đi đâu bả mới đeo vô, còn ở nhà thì gỡ ra cho thoái mái, mỗi lần cười đưa hai cái nanh, lại thêm cái tật hay nhằn, thật xấu mình!”
Về phía mấy bà, người nào cũng than thở về cái tình trạng “mới chuộng cũ vong.” Có bà than chồng thích trăng hoa với gái tơ, chẳng lẽ mỗi lần chân ổng dẵm bùn mình chặt bỏ, lấy đâu mình xài? Thôi thì rửa lại xài đỡ? Có bà than chồng cầm quyền, keo kiệt, kiểm soát tiền bạc rất chặt chẽ... Thôi khi mấy bà ngồi với nhau, hết chuyện nói thì đem mấy ông chồng yêu quý ra tố khổ, nói xấu nghe không hết. Những lúc đó tôi mới thấy mình thật có phước, được chồng cưng quá trời quá đất, muốn gì được nấy, nên tôi nguyện với lòng, nếu một ngày nào lỡ trời xui đất khiến cho phải lòng anh chàng nào thì tôi sẽ đem tình yêu thầm kín đó xuống tuyền đài, chớ không bao giờ phản bội chồng tôi. Thật ra thì trái tim của tôi bây giờ cũng đã già nua, cằn cỗi quá rồi! Hầm ba ngày cũng chưa mềm thì yêu với đương gì nổi nữa kìa?
“Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt.” Đời sống có nhiều buồn phiền, khổ đau, được lắng nghe, được chia sẻ là một nhu cầu tinh thần, mà vợ chồng già thì chán phèo. Đó có phải là lý do làm cho người ta thích đùa giỡn trên Net?
Nhờ xàng xê nhiều chỗ, tiệc tùng nào tôi cũng đi dự, chẳng những dự thôi mà còn tặng rất nhiều tiền cho những sinh hoạt cộng đồng, từ thiện, chùa chiền, nên chẳng mấy lúc tôi, nhà thơ con cóc ngày nào được nổi tiếng, có rất nhiều người ngưỡng mộ.
Nhiều lúc tôi đang thơ thẩn làm thơ bỗng nhiên chữ trên “computer” của tôi nhẩy tưng tưng, có người muốn “chat”: “Chào chị, hân hạnh được làm quen chị…,” kèm theo vài lời ca tặng là thơ văn của tôi tuyệt vời (?) Lúc còn trẻ mà nghe khen ngợi như vậy là tôi khoái chí tử; nay đã già rồi, tôi còn lạ gì mấy ông “dê xồm.” Biết đâu anh ta cũng đang “chat,” đang thả dê với hàng chục bà từ Âu sang Á, nên tôi chẳng lấy gì làm cảm kích, coi những lời khen tặng đó như nước đổ đầu vịt, mặc dầu vậy cũng cảm thấy… mát mặt!
Có ông thì muốn coi tôi như một “người em văn nghệ (?)...” Có người muốn coi tôi là “hiền muội.” Chắc cha này coi phim Tàu, phim bộ, phim chưởng hơi nhiều? Có ông thì làm thơ tặng lại cho tôi, rất mùi mẫn. Có người thì xin địa chỉ để gởi sách chuyện dài. Chèng đéc ơi!!! Ai mà có thì giờ đâu mà đọc chuyện dài? Có ông thì gởi cho nhiều hình ảnh nghệ thuật, hoa lá cành tùm lum, thôi thì đủ thứ… Có điều đặc biệt là mấy ông “bạn” trên “Net” không thích cho biết mặt, nếu có gởi hình thì họ gởi cái hình mấy chục năm trước, chắc bây giờ già khú “cúp bình thiếc,” xấu òm? Tôi cũng chẳng cần biết mặt mũi họ làm gì, có què tay, cụt giò, mang tã… cũng không sao! Tôi có đi lựa ý trung nhân đâu mà lo. Ai ngưỡng mộ thì mình lịch sự trả lời, ai vui thì giởn, ai “dê” thì dẹp. Đơn giản vậy thôi.
Với “computer,” ngồi ở nhà tôi biết đủ thứ: từ nhạc, đến thơ, đến những chuyện tình lẩm cẩm... Chẳng trách còn thì giờ đâu để nấu những món ăn ngon miệng và đấm bóp cho chồng như ngày trước đây?
Tôi nhớ có một chị bạn kể chuyện là con của chị ấy muốn lấy vợ mà không có bạn gái. Nó tìm vợ trên “Net.” Nó mua vé phi cơ đi tới Texas, California, Ohio, Arizona … để gặp người tình trên “Net.”
Người thì mập, người thì xấu… Ôi! Mất bao nhiêu thì giờ, tiền bạc rồi
cũng không đi tới đâu. Một chị khác thì nói chị giữ chồng kỹ lắm, không
bao giờ để ông chồng đi đâu một mình. Vậy mà qua “computer,” ông ấy “chat” với “con ngựa” (?) nào đó rồi đòi ly dị chị ấy? Nghe những câu chuyện như vậy tôi nghĩ:
- “Quái đản thật ! Làm sao chỉ có gõ lóc cóc trên ‘keyboard’ thôi; không hề biết mặt biết mũi gì nhau mà rồi mê nhau đến nỗi ly dị vợ nhỉ?”
Rồi một hôm, vâng rồi một hôm… có một “Ông già cô đơn” đến nơi này! Tôi đặt cho anh chàng này cái tên “Ông già cô đơn,” không có nghĩa là ông nầy già, gầy còm, ốm yếu, suốt ngày ngồi bên cạnh lò sưởi nhớ quê nhà, mà tôi đặt anh ta là “Ông già cô đơn” vì anh ta than anh ta đang lăng xăng tìm vợ mà chưa tìm được bà nào vừa ý! Tôi cũng chẳng tin bố này. Cho dù anh ta có một chục vợ đi nữa thì cũng chẳng ăn nhằm gì. Tôi chỉ xạo xịa, giỡn chơi cho vui thôi mà!
Tuyệt nhiên anh ta không hề “dê” tôi. Có lẽ kỹ thuật cua đào của anh ta “siêu” hơn người khác? Tôi không biết, không nhớ là bằng cách nào mà anh ta đã gây được cảm tình với tôi? Chắc anh ta chọc cho tôi cười nhiều? Cứ mỗi lần ngồi vào “computer” thì hình như tôi mong được “i-meo” của anh chàng này! Lâu không được thì tôi cảm thấy nhơ nhớ chút xíu.
Thỉnh thoảng anh chàng gọi điện thoại cho tôi. Tôi chẳng có nhõng nhãnh, đưa đẩy tình tự gì cả. Tôi chỉ hỏi một câu rồi lắng nghe anh chàng kể huyên thiên về anh ta. Tôi chỉ ậm ừ tỏ vẻ thích thú theo dõi câu chuyện, thế thôi. Đây là một kỹ thuật “đắc nhân tâm,” nghe nhiều hơn nói. Giữa tôi và anh chàng không hề nói chuyện yêu thương. Tôi chẳng có lẳng lơ, có tình ý gì nên không có mặc cảm ngoại tình chay, ngoại tình mặn gì ráo cả. Chẳng lẽ một người đàn bà đã có chồng rồi thì không được quyền có cảm tình quý mến một người nào khác, dù một tình bạn trong sáng hay sao?
Bỗng một hôm “Ông già cô đơn” gọi điện thoại cho tôi, với một giọng đầy xúc cảm! Anh ta nói với tôi rằng:
- “Từ trước tới giờ anh xạo xạo với em chơi cho vui chứ anh có vợ, có con, có một gia đình hạnh phúc. Có một hôm anh vội vã đi, để ‘computer on,’ không cần ‘password’ bà xã vô đọc được hết những thư từ mình liên lạc với nhau. Bà xã không giẫy đong đỏng lên như đỉa trúng phải vôi, không la hét như mấy người đàn bà ghen khác, mà chỉ buồn buồn ngày này qua ngày khác... vì biết anh đã ‘dấu trong tim một bóng hình…’ Đây là một hình phạt nặng nề nên anh hứa danh dự với bà xã là sẽ đổi ‘screen name’ và không bao giờ liên lạc với em nữa... Thôi hé, mình nên chia tay từ đây nhen…”
Nghe như vậy tôi ngạc nhiên và bối rối. Tôi tưởng hai người vẫn đùa với nhau thôi mà! Có lần tôi nghĩ mình không nên đùa dai. Hiện tại tôi chỉ muốn giởn chút xíu cho vui, cho qua những ngày tháng buồn phiền của cuộc sống. Nhưng nếu cái tình trạng cảm thông, chia sẻ này kéo dài mãi thì ai biết được ngày sau sẽ ra sao? Thôi thì cũng nên tiện thể chia tay đi!
Rồi từ đó tôi không được thư của anh chàng này nữa, một tuần, rồi một tháng, hai tháng... tôi cảm thấy một nỗi buồn man mác, thấy đời như trống vắng, buồn tẻ. Buổi sáng mùa Đông trời lạnh, tôi thức dậy, vẫn nằm co trên giuờng như con mèo dúm. Tôi kéo mền lên tận cổ, áp má lên gối, nằm đó suy nghĩ vẩn vơ... nhớ. Lý trí tôi cố xua đuổi những ý nghĩ mộng mơ xa xôi để vui với hiện tại, với chồng con.
Nhũng ước mơ trong tâm thức bị đè nén thì nó lắng chìm vào tiềm thức, có hôm nó vụt hiện về trong giấc ngủ. Tôi chiêm bao thấy nhận được “i-meo” của chàng… rồi hai nguời tiếp tục đùa giởn trên "Net"… Niềm vui rộn rã đánh thức tôi dậy. Trong bàng hoàng, nửa mơ nửa tỉnh, tôi nghĩ:
- “ ‘Thiên Thần Tình Ái’ đã đáp cánh xuống đây, đã bắn một mũi tên vào trái tim già nua, cằn cỗi của một ‘Bà cố ngọai (!),’ đã cho tôi cái thú đau thương, một nỗi đau thật dịu dàng, êm ái!”
Nhưng rốt cuộc, để rảnh trí sống bình an trong những ngày cuối đời, tôi quyết định để cho “mối tình ảo” lảng xẹt trên Net của tôi được vĩnh viễn… “đứt bóng thiên đàng cuối dường thênh thang.”
“Tình (ảo) là tình khi không mà có
Tình là tình có cũng như không…”
Thiên Thu
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
"Tình Già Trên Net" - by Thiên Thu / Trần Văn Giang (ghi lại).
Đứa cháu ngoại của tôi nay đã mười sáu tuổi, nếu lỡ nó đi chơi hoang, đem về một em bé là tôi trở thành “Bà Cố Ngoại.” Trời ơi! “Bà Cố!” Sao mà nghe già quá vậy, trong lúc tôi vẫn còn cảm thấy tình xuân phơi phới. Tôi chẳng có nghề ngỗng gì, quanh năm suốt tháng ở nhà lo cơm nước cho chồng con, nên cũng thấy buồn chán.
Ở nước Mỹ, nhiều người học hành đỗ đạt thành danh, thành Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ… Tôi cũng thèm có một chữ “Sĩ” với đời, nên cố gắng rặn ra một vài vần thơ với ước mong được gọi là “Thi Sĩ.” Tôi thấy muốn có danh hiệu “Thi Sĩ” cũng chẳng khó khăn gì lắm. Ngày trước hiệp sĩ muốn đánh kiếm giỏi thì phải có thầy giỏi chi giáo và luyện tập lâu dài; ngày nay việc bắn súng thì con nít mới lớn, đám cướp cạn, du đảng thất học chỉ cần bóp cò một cái là xong… Tương tự như vậy, bây giờ tôi thấy có loại thơ theo thể “tự do.” Để “mần thơ,” trước hết là gom một số chữ mông lung, xếp cho thành các câu sai văn phạm, chấm câu thì tùy hỷ, thành một bài thơ con cóc, Nghĩa là muốn viết gì thì viết, “tự do” mà! Xong rồi bỏ tiền ra in sách; tổ chức một buổi ra mắt thơ thật rình rang; mời một bậc trưởng thượng trong làng văn để ca tụng tập thơ con cóc; và chi chút tiền cho đài truyền hình và báo chí tới quay phim, chụp hình, viết báo giới thiệu. Thế là với một mớ thơ con cóc, tôi đã trở thành một “Nhà Thơ,” có mặt trong hội văn học nghệ thuật, được tiếp xúc giao du với giới thượng lưu trí thức của làng văn hóa ta. Kể cũng hãi thật!
Chẳng những vậy, mỗi khi có đại hội văn bút, văn nghệ, văn gừng gì đó, tôi cũng được mời tới dự với tư cách “Nhà Thơ,” được chụp ảnh đưa lên báo, lên truyền hình, lên mạng (Net / internet)... lên gần tới trời!
Khi thằng con của tôi sắp vào đại học, nó mua một cái “computer.” Nó dậy tôi cách xử dụng. Trời đất quỷ thần ơi! Sao tuổi già thật là dở, đầu óc không lĩnh hội nhanh, học trước quên sau. Có khi mần mò cả buổi trời mới ra một bài thơ, rồi tôi quờ quạng đụng cái nút chết tiệt nào không biết, nó chạy tuốt luốt, mất luôn bài thơ tình thật lãng mạn của tôi. Thế có tức không? Chỉ còn nước hét to lên cho hả giận.
“Vạn sự khởi đầu nan.” Những khó khăn ban đầu đã qua. Tôi bắt đầu mê “Net.” Hai mẹ con cứ dành nhau cái “computer.” Ông xã tôi đành bóp bụng mua cho mỗi người trong nhà một cái. Thế là đời sống trong gia đình tôi thay đổi hoàn toàn từ đây: Chồng, vợ, con cái, suốt ngày mỗi người ôm cái “computer” của riêng mình; chẳng ai thèm nói chuyện với ai tiếng nào!
Buổi sáng mới mở mắt ra, tôi đã nhào vào “computer,” vô mạng xem có thư từ gì không? Rồi đảo qua các mục tin tức; đọc tin từ trên các diễn dàn chửi bới nhau, bôi bác nhau cũng đủ mất hết cả ngày rồi. Đi đâu về, chưa cởi áo ngoài ra, tôi đã nhào lại "computer" coi có “i-meo” (Email) không? Thiệt tình!
Dần dần tôi bỏ hết những sinh hoạt lành mạnh hằng ngày trước đây như tập thể thao, tập đàn, may quần áo, đọc báo in. Tệ hơn nữa là tôi bỏ luôn cái việc nấu nướng ngày hai bữa cơm cho chồng con. Sân trước, vườn tược, hoa cỏ, rau rác gì tôi cũng bỏ tuốt luốt hết!
Trước đây tới giờ ăn, vợ chồng con cái cùng ngồi vào bàn ăn, trò chuyện. Chồng tôi kể chuyện trong sở làm, tôi kể chuyện hàng xóm láng giềng, bạn bè... Cơm nước xong thì hai vợ chồng ngồi xem tin tức trên TV. Lúc rảnh rỗi thì cùng xem mấy cái “video” phim bộ Việt Nam, Đại Hàn (có “lồng tiếng?”), ca nhạc “Paris By Night” hay “Asia.” Mặc dù không có gì hấp dẫn, nhưng ít nhất vợ chồng cũng có những giây phút gần gũi bên nhau.
Kể từ ngày có “computer,” tôi cứ ôm nó riết, viện cớ mắc bận làm thơ, viết văn, đang có nguồn cảm hứng không thể ngưng ngang được. Tôi để cha con “tự lo hạnh phúc”: tự túc, tự cường tự lo ăn lo uống lấy. Hết đồ hộp đến thức ăn đông lạnh, cứ thế chịu khó mà ăn dùm. Lúc đầu ông chồng tôi “quạu” vì không được tôi chăm sóc hầu hạ đầy đủ như lúc trước. Mỗi lần anh ta cằn nhằn thì tôi hỏi mắc mỏ:
- “Mỗi người có một thú vui, ông có thích tôi đi ‘shopping’ rồi cuối tháng ông phải trả ‘bills’ hay không? Có thích tôi đi sang hàng xóm đánh tứ sắc không?”
Nghe tôi đi nói “shopping” là ông chồng tái xanh mặt bởi vì mỗi lần tôi chúi đầu vô tủ kính xem hột xoàn một chút, chỉ bốc một hột nho nhỏ bằng ngón tay út là thấy đi đứt của ông mấy tháng lương. Chồng tôi nói:
- “Thôi để cho bà làm gì làm...”
Nhưng rồi sau này chính anh ta cũng bị cuốn hút bởi “computer.” Cơm nước xong là anh ta cũng nhào lại cái “computer,” ngồi cả buổi ở đó để đọc báo (hay xem hình ảnh “sex” trên mạng không chừng? Chỉ có trời biết!) Có khi tôi hỏi chuyện thì anh ta chỉ “ừ.. ừ.. hử.. hử” cho qua chuyện chứ không có hứng thú chia vui sẻ buồn với tôi như trước đây.
Đọc tin xong thì anh chồng đi ngủ để mai còn dậy sớm đi cày, trả nợ nhà, nợ xe, nợ nuôi con ăn học… Cuối tuần thì cũng có nhiều “dịch vụ” đặc biệt trong nhà dành cho anh ta như cắt cỏ, sửa xe, sửa mái nhà... Rốt cuộc rồi vợ chồng sống bên nhau ngày này qua tháng khác mà chẳng có thì giờ tâm tình. Tình thật mà nói lúc mới lấy nhau anh ta cũng cưng chiều, bồng bế nâng niu tôi lắm. Nhưng với thời gian đi qua, theo luật vô thường của tạo hóa, nay tôi đã cũ xì, và mập thù lù, anh ta bồng không nổi nữa! Với những ràng buộc của đời sống, anh chồng biết tôi chẳng chạy đi đâu, nên không “care.” Vì vậy vợ chồng gần nhau trong gang tấc mà như “nghìn trùng xa cách.”
Về phía mấy ông, trong bàn nhậu, khi đã uống vô quá “đô” (dose), không còn biết “điều gì thì nên nói, điều gì thì không nên nói” nữa. Sẽ nghe mấy ông tâm sự đại khái như:
- “… Cô thư ký thì bụng thon, ngực tròn như hai trái dừa khô, môi lúc nào cũng chúm chím cười xinh như mộng, hương thơm từ thân thể nõn nà tươi mát của nàng lúc nào cũng tỏa ra ngào ngạt, tội gì để cho thằng khác ‘dzớt.’ Về nhà thì ôi thôi bà xã... bụng mập như có bầu, ngực thì nhão nhẹt chẩy lòng thòng tới rốn, đầu tóc bù xù, mùi thức ăn bám trong quần áo hôi như cú. Răng giả, có đi đâu bả mới đeo vô, còn ở nhà thì gỡ ra cho thoái mái, mỗi lần cười đưa hai cái nanh, lại thêm cái tật hay nhằn, thật xấu mình!”
Về phía mấy bà, người nào cũng than thở về cái tình trạng “mới chuộng cũ vong.” Có bà than chồng thích trăng hoa với gái tơ, chẳng lẽ mỗi lần chân ổng dẵm bùn mình chặt bỏ, lấy đâu mình xài? Thôi thì rửa lại xài đỡ? Có bà than chồng cầm quyền, keo kiệt, kiểm soát tiền bạc rất chặt chẽ... Thôi khi mấy bà ngồi với nhau, hết chuyện nói thì đem mấy ông chồng yêu quý ra tố khổ, nói xấu nghe không hết. Những lúc đó tôi mới thấy mình thật có phước, được chồng cưng quá trời quá đất, muốn gì được nấy, nên tôi nguyện với lòng, nếu một ngày nào lỡ trời xui đất khiến cho phải lòng anh chàng nào thì tôi sẽ đem tình yêu thầm kín đó xuống tuyền đài, chớ không bao giờ phản bội chồng tôi. Thật ra thì trái tim của tôi bây giờ cũng đã già nua, cằn cỗi quá rồi! Hầm ba ngày cũng chưa mềm thì yêu với đương gì nổi nữa kìa?
“Ăn chơi ngon hơn ăn thiệt.” Đời sống có nhiều buồn phiền, khổ đau, được lắng nghe, được chia sẻ là một nhu cầu tinh thần, mà vợ chồng già thì chán phèo. Đó có phải là lý do làm cho người ta thích đùa giỡn trên Net?
Nhờ xàng xê nhiều chỗ, tiệc tùng nào tôi cũng đi dự, chẳng những dự thôi mà còn tặng rất nhiều tiền cho những sinh hoạt cộng đồng, từ thiện, chùa chiền, nên chẳng mấy lúc tôi, nhà thơ con cóc ngày nào được nổi tiếng, có rất nhiều người ngưỡng mộ.
Nhiều lúc tôi đang thơ thẩn làm thơ bỗng nhiên chữ trên “computer” của tôi nhẩy tưng tưng, có người muốn “chat”: “Chào chị, hân hạnh được làm quen chị…,” kèm theo vài lời ca tặng là thơ văn của tôi tuyệt vời (?) Lúc còn trẻ mà nghe khen ngợi như vậy là tôi khoái chí tử; nay đã già rồi, tôi còn lạ gì mấy ông “dê xồm.” Biết đâu anh ta cũng đang “chat,” đang thả dê với hàng chục bà từ Âu sang Á, nên tôi chẳng lấy gì làm cảm kích, coi những lời khen tặng đó như nước đổ đầu vịt, mặc dầu vậy cũng cảm thấy… mát mặt!
Có ông thì muốn coi tôi như một “người em văn nghệ (?)...” Có người muốn coi tôi là “hiền muội.” Chắc cha này coi phim Tàu, phim bộ, phim chưởng hơi nhiều? Có ông thì làm thơ tặng lại cho tôi, rất mùi mẫn. Có người thì xin địa chỉ để gởi sách chuyện dài. Chèng đéc ơi!!! Ai mà có thì giờ đâu mà đọc chuyện dài? Có ông thì gởi cho nhiều hình ảnh nghệ thuật, hoa lá cành tùm lum, thôi thì đủ thứ… Có điều đặc biệt là mấy ông “bạn” trên “Net” không thích cho biết mặt, nếu có gởi hình thì họ gởi cái hình mấy chục năm trước, chắc bây giờ già khú “cúp bình thiếc,” xấu òm? Tôi cũng chẳng cần biết mặt mũi họ làm gì, có què tay, cụt giò, mang tã… cũng không sao! Tôi có đi lựa ý trung nhân đâu mà lo. Ai ngưỡng mộ thì mình lịch sự trả lời, ai vui thì giởn, ai “dê” thì dẹp. Đơn giản vậy thôi.
Với “computer,” ngồi ở nhà tôi biết đủ thứ: từ nhạc, đến thơ, đến những chuyện tình lẩm cẩm... Chẳng trách còn thì giờ đâu để nấu những món ăn ngon miệng và đấm bóp cho chồng như ngày trước đây?
Tôi nhớ có một chị bạn kể chuyện là con của chị ấy muốn lấy vợ mà không có bạn gái. Nó tìm vợ trên “Net.” Nó mua vé phi cơ đi tới Texas, California, Ohio, Arizona … để gặp người tình trên “Net.”
Người thì mập, người thì xấu… Ôi! Mất bao nhiêu thì giờ, tiền bạc rồi
cũng không đi tới đâu. Một chị khác thì nói chị giữ chồng kỹ lắm, không
bao giờ để ông chồng đi đâu một mình. Vậy mà qua “computer,” ông ấy “chat” với “con ngựa” (?) nào đó rồi đòi ly dị chị ấy? Nghe những câu chuyện như vậy tôi nghĩ:
- “Quái đản thật ! Làm sao chỉ có gõ lóc cóc trên ‘keyboard’ thôi; không hề biết mặt biết mũi gì nhau mà rồi mê nhau đến nỗi ly dị vợ nhỉ?”
Rồi một hôm, vâng rồi một hôm… có một “Ông già cô đơn” đến nơi này! Tôi đặt cho anh chàng này cái tên “Ông già cô đơn,” không có nghĩa là ông nầy già, gầy còm, ốm yếu, suốt ngày ngồi bên cạnh lò sưởi nhớ quê nhà, mà tôi đặt anh ta là “Ông già cô đơn” vì anh ta than anh ta đang lăng xăng tìm vợ mà chưa tìm được bà nào vừa ý! Tôi cũng chẳng tin bố này. Cho dù anh ta có một chục vợ đi nữa thì cũng chẳng ăn nhằm gì. Tôi chỉ xạo xịa, giỡn chơi cho vui thôi mà!
Tuyệt nhiên anh ta không hề “dê” tôi. Có lẽ kỹ thuật cua đào của anh ta “siêu” hơn người khác? Tôi không biết, không nhớ là bằng cách nào mà anh ta đã gây được cảm tình với tôi? Chắc anh ta chọc cho tôi cười nhiều? Cứ mỗi lần ngồi vào “computer” thì hình như tôi mong được “i-meo” của anh chàng này! Lâu không được thì tôi cảm thấy nhơ nhớ chút xíu.
Thỉnh thoảng anh chàng gọi điện thoại cho tôi. Tôi chẳng có nhõng nhãnh, đưa đẩy tình tự gì cả. Tôi chỉ hỏi một câu rồi lắng nghe anh chàng kể huyên thiên về anh ta. Tôi chỉ ậm ừ tỏ vẻ thích thú theo dõi câu chuyện, thế thôi. Đây là một kỹ thuật “đắc nhân tâm,” nghe nhiều hơn nói. Giữa tôi và anh chàng không hề nói chuyện yêu thương. Tôi chẳng có lẳng lơ, có tình ý gì nên không có mặc cảm ngoại tình chay, ngoại tình mặn gì ráo cả. Chẳng lẽ một người đàn bà đã có chồng rồi thì không được quyền có cảm tình quý mến một người nào khác, dù một tình bạn trong sáng hay sao?
Bỗng một hôm “Ông già cô đơn” gọi điện thoại cho tôi, với một giọng đầy xúc cảm! Anh ta nói với tôi rằng:
- “Từ trước tới giờ anh xạo xạo với em chơi cho vui chứ anh có vợ, có con, có một gia đình hạnh phúc. Có một hôm anh vội vã đi, để ‘computer on,’ không cần ‘password’ bà xã vô đọc được hết những thư từ mình liên lạc với nhau. Bà xã không giẫy đong đỏng lên như đỉa trúng phải vôi, không la hét như mấy người đàn bà ghen khác, mà chỉ buồn buồn ngày này qua ngày khác... vì biết anh đã ‘dấu trong tim một bóng hình…’ Đây là một hình phạt nặng nề nên anh hứa danh dự với bà xã là sẽ đổi ‘screen name’ và không bao giờ liên lạc với em nữa... Thôi hé, mình nên chia tay từ đây nhen…”
Nghe như vậy tôi ngạc nhiên và bối rối. Tôi tưởng hai người vẫn đùa với nhau thôi mà! Có lần tôi nghĩ mình không nên đùa dai. Hiện tại tôi chỉ muốn giởn chút xíu cho vui, cho qua những ngày tháng buồn phiền của cuộc sống. Nhưng nếu cái tình trạng cảm thông, chia sẻ này kéo dài mãi thì ai biết được ngày sau sẽ ra sao? Thôi thì cũng nên tiện thể chia tay đi!
Rồi từ đó tôi không được thư của anh chàng này nữa, một tuần, rồi một tháng, hai tháng... tôi cảm thấy một nỗi buồn man mác, thấy đời như trống vắng, buồn tẻ. Buổi sáng mùa Đông trời lạnh, tôi thức dậy, vẫn nằm co trên giuờng như con mèo dúm. Tôi kéo mền lên tận cổ, áp má lên gối, nằm đó suy nghĩ vẩn vơ... nhớ. Lý trí tôi cố xua đuổi những ý nghĩ mộng mơ xa xôi để vui với hiện tại, với chồng con.
Nhũng ước mơ trong tâm thức bị đè nén thì nó lắng chìm vào tiềm thức, có hôm nó vụt hiện về trong giấc ngủ. Tôi chiêm bao thấy nhận được “i-meo” của chàng… rồi hai nguời tiếp tục đùa giởn trên "Net"… Niềm vui rộn rã đánh thức tôi dậy. Trong bàng hoàng, nửa mơ nửa tỉnh, tôi nghĩ:
- “ ‘Thiên Thần Tình Ái’ đã đáp cánh xuống đây, đã bắn một mũi tên vào trái tim già nua, cằn cỗi của một ‘Bà cố ngọai (!),’ đã cho tôi cái thú đau thương, một nỗi đau thật dịu dàng, êm ái!”
Nhưng rốt cuộc, để rảnh trí sống bình an trong những ngày cuối đời, tôi quyết định để cho “mối tình ảo” lảng xẹt trên Net của tôi được vĩnh viễn… “đứt bóng thiên đàng cuối dường thênh thang.”
“Tình (ảo) là tình khi không mà có
Tình là tình có cũng như không…”
Thiên Thu
Trần Văn Giang (ghi lại)