Nhân Vật

Tippi Hedren đã đưa người Việt tị nạn lên vị trí thống trị trong nghề làm móng tay như thế nào?

Khi nữ minh tinh Tippi Hedren đến thăm trại tị nạn của người Việt ở California 40 năm về trước, những người phụ nữ Việt Nam tại đây đã choáng ngợp trước bộ móng tay dài được trang trí cầu kỳ của nữ diễn viên Hollywood.
Nữ diễn viên Tippi Hedren.

Khi nữ minh tinh Tippi Hedren đến thăm trại tị nạn của người Việt ở California 40 năm về trước, những người phụ nữ Việt Nam tại đây đã choáng ngợp trước bộ móng tay dài được trang trí cầu kỳ của nữ diễn viên Hollywood.

Nữ diễn viên Hedren đã yêu cầu thợ làm móng riêng của mình dạy 20 người phụ nữ Việt Nam tị nạn này về nghệ thuật làm móng tay. Những phụ nữ này - chủ yếu là vợ của các sĩ quan cấp cao trong quân đội và thậm chí còn có một người từng làm trong cơ quan tình báo quân đội - về sau đã tiếp tục thay da đổi thịt cho ngành công nghiệp này, mang lại lợi nhuận hằng năm lên đến 8 tỉ USD (tương đương với 5.2 tỉ bảng Anh) và chủ yếu là do người Mỹ gốc Việt làm.

“Lúc đó chúng tôi chỉ đang cố tìm nghề nghiệp nào đó phù hợp với họ”, bà Hedren, người nổi tiếng nhờ vai diễn trong phim The Birds của đạo diễn Alfred Hitchcock và điều hành một trung tâm bảo trợ mèo hoang tại quê nhà ở Nam California, chia sẻ.

“Tôi đã giới thiệu nghề may và đánh máy - bất cứ thứ gì để họ có thể học. Và họ đã chọn nghề làm móng tay.”

Làng Hy Vọng, nơi có trại tị nạn, nằm ở phía Nam California gần Sacramento. Bên cạnh việc nhờ cậy người làm móng của riêng mình, bà Hedren còn thuê một trường chuyên về làm đẹp ở địa phương để dạy những người phụ nữ này. Khi họ tốt nghiệp, bà Hedren còn giúp họ tìm việc làm tại khắp vùng Nam California.

“Tôi yêu quý những người phụ nữ này đến mức tôi muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho họ sau khi họ đã mất tất cả,” cựu minh tinh Hedren trả lời BBC trong một bảo tàng mà bà xây dựng bên cạnh nhà riêng của mình. Bảo tàng này trưng bày những kỷ vật liên quan đến Hollywood, một vài bức ảnh chụp những phụ nữ tại Làng Hy Vọng và các giải thưởng mà bà đạt được trong ngành chăm sóc móng.

 _82715474_tippi_nail.jpg
Bố mẹ của ông Tam Nguyen đều do Tippi Hedren đào tạo.

“Một số người họ đã mất tất cả gia đình và toàn bộ những gì họ có ở Việt Nam: nhà cửa, công việc, bạn bè - tất cả mọi thứ. Họ thậm chí còn mất cả quê hương.”

Những người phụ nữ Việt Nam này đã thay đổi hoàn toàn nghề làm móng tại nơi đây. Trong những năm 70, chi phí cho một lần làm móng vào khoảng 50USD - các ngôi sao Hollywood thì hoàn toàn chi trả được nhưng khoản tiền này là ngoài tầm với với đa số phụ nữ Mỹ. Ngày nay, chi phí này chỉ còn là 20USD - phần lớn tại các cửa tiệm của người Mỹ gốc Việt, thấp hơn từ 30% đến 50% so với các cửa tiệm khác, theo số liệu từ tạp chí NAILS.

Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn thất thủ, 51% số thợ làm móng tại Mỹ - và xấp xỉ 80% tại California - là người gốc Việt Nam. Và rất nhiều người là con cháu của thế hệ những phụ nữ đầu tiên làm nghề này vốn được truyền cảm hứng bởi móng tay của cô gái tóc vàng trong phim của Hitchcock.

“Tất nhiên tôi biết Tippi Hedren là ai! Bà ấy bà Bà Tổ của nghề làm móng,” ông Tam Nguyen chia sẻ. Ông hiện là chủ tịch của Advance Beauty Collge, được gây dựng bởi cha mẹ ông.

“Mẹ tôi là bạn thân của bà Thuan Le, một trong những học trò đầu tiên của bà Tippi. Chính bà Thuan là người đã khuyến khích mẹ tôi theo nghề này.”

Khi ông Tam Nguyen nói, có hàng chục học viên khác đang học về chăm sóc móng tay ở phía sau ông. Tam Nguyen sinh ra trước khi Sài Gòn sụp đổ một năm. Lúc còn ở Việt Nam, bố của ông là sĩ quan quân đội còn mẹ ông là thợ làm tóc. Bố mẹ đã bắt ép ông phải trở thành bác sĩ, và ông thực sự đã chuyên tâm vào ngành đó, nhưng rồi ông quyết định đi theo trái tim mình để làm thợ chăm sóc móng.

“Điều đó đã khiến trái tim mẹ tôi tan nát,” ông nói.

Nhưng rồi bố mẹ ông cũng tha thứ và mong ông có thể tiếp quản sự nghiệp của gia đình cùng với người chị gái. Hiện tại, họ đang điều hành hai trung tâm dạy chăm sóc sắc đẹp và đang định mở thêm một trung tâm khác. Tất cả những khóa học đều được dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Rào cản ngôn ngữ là lý do đầu tiên thu hút sự lựa chọn của những người tị nạn. Họ chỉ cần phải học một vài cụm từ tiếng Anh đơn giản để có thể xoay xở với nghề này.

 _82717275_students70s.jpg
Bà Tippi Hedren chụp ảnh cùng một trong những lớp của mình

Không phải tất cả 20 người phụ nữ trên đều sống bằng nghề làm móng, như đa số là vậy. Bà Thuan Le hiện vẫn đang làm việc trong một salon tại Santa Monica, California. Yan Rist, người từng làm trong cơ quan tình báo quân đội tại Việt Nam với tư cách là phiên dịch và sau đó là thư ký cho các quan chức Bộ Ngoại giao, đã trụ lại với nghề làm móng rồi chuyển sang làm về xăm mình khi bà định cư tại Palm Springs.

“Bà Tippi đã giúp tôi có việc làm tại Beverly Hills vì vậy tôi đã kiếm được rất nhiều tiền,” Yan Rist chia sẻ. “Tôi từng làm cho Rodeo – nhưng tôi là người tị nạn và ở thời điểm đó thì tôi ăn mặc không đẹp cho lắm. Tất cả những phụ nữ giàu có đến làm móng đều không muốn để cho những người mới như tôi làm cho họ. Mỗi ngày khi tôi đi làm, tôi phải trả tận 8USD tiền đỗ xe. 8USD tiền đỗ xe! Vào năm 1976 đấy!”

Yan Rist cũng nói rằng bà Hedren đã giúp cô kiếm được công việc khác gần nhà hơn nên cô đã bỏ việc ở Beverly Hills.

_82717277_3064431.jpg
Ảnh chụp Tippi Hedren vào năm 1966

Những người phụ nữ này vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau và nói rằng họ chẳng bao giờ đoán trước được ảnh hưởng của nghề đánh bóng và cắt tỉa móng tay của họ tới những người Mỹ gốc Việt, sự làm đẹp của những người dân thường cũng như tới nền kinh tế Hoa Kỳ.

“Đó là sự hy vọng trong một ý tưởng rằng tôi có thể giúp đỡ những người phụ nữ tuyệt vời này. Và tôi không hề tưởng tượng được rằng nó lại có thể tác động đến nhiều người như vậy,” nữ minh tinh Hedren vừa chia sẻ vừa nhìn ra cửa sổ nơi có những con sư tử và hổ ở phía sau hàng rào trong sân.

Bà khoe với tôi hình vẽ một con thỏ con được sơn trên móng chân. Hiện tại, người thợ làm móng bà yêu thích nhất là một người đàn ông Việt Nam “tất nhiên rồi”, bà vừa cười vừa nói.

“Giờ thì người Việt Nam đang thống trị nghề này. Tôi đảm bảo là nếu như tôi có một phần trăm trong số đó – thì tôi chẳng phải làm việc vất vả thế này để nuôi lũ hổ và sư tử.”


Regan Morris
MM chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tippi Hedren đã đưa người Việt tị nạn lên vị trí thống trị trong nghề làm móng tay như thế nào?

Khi nữ minh tinh Tippi Hedren đến thăm trại tị nạn của người Việt ở California 40 năm về trước, những người phụ nữ Việt Nam tại đây đã choáng ngợp trước bộ móng tay dài được trang trí cầu kỳ của nữ diễn viên Hollywood.
Nữ diễn viên Tippi Hedren.

Khi nữ minh tinh Tippi Hedren đến thăm trại tị nạn của người Việt ở California 40 năm về trước, những người phụ nữ Việt Nam tại đây đã choáng ngợp trước bộ móng tay dài được trang trí cầu kỳ của nữ diễn viên Hollywood.

Nữ diễn viên Hedren đã yêu cầu thợ làm móng riêng của mình dạy 20 người phụ nữ Việt Nam tị nạn này về nghệ thuật làm móng tay. Những phụ nữ này - chủ yếu là vợ của các sĩ quan cấp cao trong quân đội và thậm chí còn có một người từng làm trong cơ quan tình báo quân đội - về sau đã tiếp tục thay da đổi thịt cho ngành công nghiệp này, mang lại lợi nhuận hằng năm lên đến 8 tỉ USD (tương đương với 5.2 tỉ bảng Anh) và chủ yếu là do người Mỹ gốc Việt làm.

“Lúc đó chúng tôi chỉ đang cố tìm nghề nghiệp nào đó phù hợp với họ”, bà Hedren, người nổi tiếng nhờ vai diễn trong phim The Birds của đạo diễn Alfred Hitchcock và điều hành một trung tâm bảo trợ mèo hoang tại quê nhà ở Nam California, chia sẻ.

“Tôi đã giới thiệu nghề may và đánh máy - bất cứ thứ gì để họ có thể học. Và họ đã chọn nghề làm móng tay.”

Làng Hy Vọng, nơi có trại tị nạn, nằm ở phía Nam California gần Sacramento. Bên cạnh việc nhờ cậy người làm móng của riêng mình, bà Hedren còn thuê một trường chuyên về làm đẹp ở địa phương để dạy những người phụ nữ này. Khi họ tốt nghiệp, bà Hedren còn giúp họ tìm việc làm tại khắp vùng Nam California.

“Tôi yêu quý những người phụ nữ này đến mức tôi muốn làm điều gì đó tốt đẹp cho họ sau khi họ đã mất tất cả,” cựu minh tinh Hedren trả lời BBC trong một bảo tàng mà bà xây dựng bên cạnh nhà riêng của mình. Bảo tàng này trưng bày những kỷ vật liên quan đến Hollywood, một vài bức ảnh chụp những phụ nữ tại Làng Hy Vọng và các giải thưởng mà bà đạt được trong ngành chăm sóc móng.

 _82715474_tippi_nail.jpg
Bố mẹ của ông Tam Nguyen đều do Tippi Hedren đào tạo.

“Một số người họ đã mất tất cả gia đình và toàn bộ những gì họ có ở Việt Nam: nhà cửa, công việc, bạn bè - tất cả mọi thứ. Họ thậm chí còn mất cả quê hương.”

Những người phụ nữ Việt Nam này đã thay đổi hoàn toàn nghề làm móng tại nơi đây. Trong những năm 70, chi phí cho một lần làm móng vào khoảng 50USD - các ngôi sao Hollywood thì hoàn toàn chi trả được nhưng khoản tiền này là ngoài tầm với với đa số phụ nữ Mỹ. Ngày nay, chi phí này chỉ còn là 20USD - phần lớn tại các cửa tiệm của người Mỹ gốc Việt, thấp hơn từ 30% đến 50% so với các cửa tiệm khác, theo số liệu từ tạp chí NAILS.

Bốn mươi năm sau khi Sài Gòn thất thủ, 51% số thợ làm móng tại Mỹ - và xấp xỉ 80% tại California - là người gốc Việt Nam. Và rất nhiều người là con cháu của thế hệ những phụ nữ đầu tiên làm nghề này vốn được truyền cảm hứng bởi móng tay của cô gái tóc vàng trong phim của Hitchcock.

“Tất nhiên tôi biết Tippi Hedren là ai! Bà ấy bà Bà Tổ của nghề làm móng,” ông Tam Nguyen chia sẻ. Ông hiện là chủ tịch của Advance Beauty Collge, được gây dựng bởi cha mẹ ông.

“Mẹ tôi là bạn thân của bà Thuan Le, một trong những học trò đầu tiên của bà Tippi. Chính bà Thuan là người đã khuyến khích mẹ tôi theo nghề này.”

Khi ông Tam Nguyen nói, có hàng chục học viên khác đang học về chăm sóc móng tay ở phía sau ông. Tam Nguyen sinh ra trước khi Sài Gòn sụp đổ một năm. Lúc còn ở Việt Nam, bố của ông là sĩ quan quân đội còn mẹ ông là thợ làm tóc. Bố mẹ đã bắt ép ông phải trở thành bác sĩ, và ông thực sự đã chuyên tâm vào ngành đó, nhưng rồi ông quyết định đi theo trái tim mình để làm thợ chăm sóc móng.

“Điều đó đã khiến trái tim mẹ tôi tan nát,” ông nói.

Nhưng rồi bố mẹ ông cũng tha thứ và mong ông có thể tiếp quản sự nghiệp của gia đình cùng với người chị gái. Hiện tại, họ đang điều hành hai trung tâm dạy chăm sóc sắc đẹp và đang định mở thêm một trung tâm khác. Tất cả những khóa học đều được dạy bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Rào cản ngôn ngữ là lý do đầu tiên thu hút sự lựa chọn của những người tị nạn. Họ chỉ cần phải học một vài cụm từ tiếng Anh đơn giản để có thể xoay xở với nghề này.

 _82717275_students70s.jpg
Bà Tippi Hedren chụp ảnh cùng một trong những lớp của mình

Không phải tất cả 20 người phụ nữ trên đều sống bằng nghề làm móng, như đa số là vậy. Bà Thuan Le hiện vẫn đang làm việc trong một salon tại Santa Monica, California. Yan Rist, người từng làm trong cơ quan tình báo quân đội tại Việt Nam với tư cách là phiên dịch và sau đó là thư ký cho các quan chức Bộ Ngoại giao, đã trụ lại với nghề làm móng rồi chuyển sang làm về xăm mình khi bà định cư tại Palm Springs.

“Bà Tippi đã giúp tôi có việc làm tại Beverly Hills vì vậy tôi đã kiếm được rất nhiều tiền,” Yan Rist chia sẻ. “Tôi từng làm cho Rodeo – nhưng tôi là người tị nạn và ở thời điểm đó thì tôi ăn mặc không đẹp cho lắm. Tất cả những phụ nữ giàu có đến làm móng đều không muốn để cho những người mới như tôi làm cho họ. Mỗi ngày khi tôi đi làm, tôi phải trả tận 8USD tiền đỗ xe. 8USD tiền đỗ xe! Vào năm 1976 đấy!”

Yan Rist cũng nói rằng bà Hedren đã giúp cô kiếm được công việc khác gần nhà hơn nên cô đã bỏ việc ở Beverly Hills.

_82717277_3064431.jpg
Ảnh chụp Tippi Hedren vào năm 1966

Những người phụ nữ này vẫn thỉnh thoảng gặp mặt nhau và nói rằng họ chẳng bao giờ đoán trước được ảnh hưởng của nghề đánh bóng và cắt tỉa móng tay của họ tới những người Mỹ gốc Việt, sự làm đẹp của những người dân thường cũng như tới nền kinh tế Hoa Kỳ.

“Đó là sự hy vọng trong một ý tưởng rằng tôi có thể giúp đỡ những người phụ nữ tuyệt vời này. Và tôi không hề tưởng tượng được rằng nó lại có thể tác động đến nhiều người như vậy,” nữ minh tinh Hedren vừa chia sẻ vừa nhìn ra cửa sổ nơi có những con sư tử và hổ ở phía sau hàng rào trong sân.

Bà khoe với tôi hình vẽ một con thỏ con được sơn trên móng chân. Hiện tại, người thợ làm móng bà yêu thích nhất là một người đàn ông Việt Nam “tất nhiên rồi”, bà vừa cười vừa nói.

“Giờ thì người Việt Nam đang thống trị nghề này. Tôi đảm bảo là nếu như tôi có một phần trăm trong số đó – thì tôi chẳng phải làm việc vất vả thế này để nuôi lũ hổ và sư tử.”


Regan Morris
MM chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm