Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.





Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Với một nghệ sĩ cello tài danh, được cả thế giới chào đón như Mstislav Rostropovich (1927 – 2007), nơi nào cũng có thể là nhà, nhưng năm 1978 khi bị chính quyền Liên Xô cũ tước quyền công dân Nga, không cho trở về quê hương vì thái độ bất đồng chính kiến, ông đã đau khổ nói rằng “Nước Nga mãi trong trái tim tôi. Vậy mà tôi đã không thể quay lại để nhìn thấy tổ quốc và bạn bè của mình”.

Nhưng sau đó, năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Rostropovich vội vã tìm cách bay trở lại Nga, xin một khẩu súng để được chiến đấu cho quê hương mình không còn chịu ách độc tài nữa. Lúc đó ông 54 tuổi, và đang được nhiều quốc gia như Anh, Canada, Nhật, Mỹ… sẵn lòng mời ông làm công dân danh dự của nước mình.

Tổ quốc, trong mỗi con người, ắt hẳn đều có những lý lẽ riêng cho sự ràng buộc lạ kỳ đó. Có thể đó là những lý lẽ dài dòng, hoặc chỉ là những cảm giác mơ hồ nhưng khó thể chối bỏ. Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.

Năm 2008, trong một bài nói chuyện về lòng ái quốc tại tieu bang Missouri, ông Barack Obama đã nói với những người rất trẻ về tổ quốc và một tình yêu cho nó “khi đối diện với mất mát và hy sinh, con người trong một đất nước không bỏ chạy, không né tránh mà lại càng gắn kết với nhau hơn để đứng dậy, đó là tình yêu cho tổ quốc”.

Nước Mỹ là một quốc gia phải nói nhiều về tình yêu tổ quốc và giáo dục kiên trì ý tưởng đó, bởi đó là quốc gia của những người nhập cư, bao gồm nhập cư từ chính các nước có tư tưởng thù địch với họ. “Hãy bắt đầu bằng những ký ức đẹp đẽ nhất mà bạn đã sống trên đất nước này, gìn giữ nó bằng cảm giác đơn sơ nhất, thậm chí có thể bỏ ngoài tai các lời tuyên bố hay tranh cãi của các chính trị gia”, ông Obama nói.

Tổ quốc – đất mẹ

Thật bí ẩn khi đem vào tâm trạng của con người nỗi buồn ngập đến lúc ra đi, khi thấy mình bất lực. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 – 1939) lúc say, đã giắt tấm bản đồ nước Việt rách ở lưng quần, lang thang ca hát nghêu ngao “Dù như sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa” (Thề non nước).

Đất mẹ dưới ách thực dân, quan tham dẫy đầy, quân dữ lao nhao, người Việt không còn thương nhau, tổ quốc điêu linh, người trí thức nếu không viết xuống bằng thơ văn, thì biết phải làm sao?”

Tổ quốc là gì mà đời mình phải nhớ, đời sau phải giữ? Nguyễn Phi Khanh (1335 – 1428) khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước Việt bị bắt, giải qua biên giới chịu tội đã quay lại dặn Nguyễn Trãi (1380 – 1442) rằng hãy quay về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. Trong Hận Nam Quan của nhà thơ Hoàng Cầm có hát lại lời xưa: Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan./ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san…

Với những người ghi danh trong lịch sử thì đã vậy, còn với từng con người Việt bình thường, tổ quốc là gì trong trái tim họ? Cô bạn có hơn 20 năm sống ở nước ngoài nói mỗi khi gần Tết Việt, nghe một khúc nhạc quê, nghe mùi hương trầm lại dậy lên nỗi nhớ nhà kinh khủng. Tổ quốc như một vết cắt trong tim, tưởng đã lành với nhiều người đi xa, nhưng không ngờ cứ nhói lên khi nghĩ đến.

Trong các cộng đồng người Việt xa quê, ngày Tết là ngày không thể quên. Nhiều khi Tết chỉ nằm trong trí tưởng tượng, Tết là ngày phiền toái vì phải trữ trong nhà những món ăn dài ngày không đúng theo luật vệ sinh của phương Tây, phải giải thích thật dài dòng cho lũ trẻ về một đất nước với nhiều huyền thoại mà ngày thường chúng không quen.

“Làm sao Việt Nam lại có những câu chuyện kỳ quái như một đôi vợ chồng lại đẻ ra trứng?” – “Nó là huyền thoại để ghi nhớ, để tìm hiểu về một quê hương có thật – mà dù lạ lùng đến thế nào chúng ta sẽ chấp nhận, phải giữ gìn, vì đó là nơi ông cha chúng ta sinh ra”, tôi nghe người cha trong gia đình giải thích cho đứa con sắp vào đại học, nói tiếng Việt đã ngọng nghịu.

Những câu chuyện về Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh… là gia sản lớn nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự hào nói với con cái mình – ở những vùng đất mà trẻ con hội nhập cuộc sống mới luôn nhanh và giỏi hơn, thậm chí dạy lại cho cha mẹ.

Quả là từng người Việt vẫn giữ gìn cho mình những điều không giải thích được về đất mẹ, dù khó lý giải được tận cùng các ý nghĩa. Cũng như mỗi người dù đi đâu, nơi nào, vẫn mang trong tim một gánh nặng yêu thương bí ẩn về quê hương, không dễ từ bỏ.

Lễ, Tết trong đời sống Việt xa quê, chỉ là dịp để gặp lại, để nhớ, để kết nối trong trí nhớ những ràng buộc mơ hồ về quê hương – mà đôi khi phải cố quên, nhưng thật dễ bùng lên thương nhớ. Một người bạn đã sống hơn 30 năm ở Mỹ kể rằng những năm 1970, số người Việt cứ báo bệnh, đồng loạt nghỉ vào ngày Tết âm lịch khiến nhiều công ty, hãng xưởng hoang mang, báo cho các cơ quan y tế về một bệnh dịch bí ẩn.

Sau này khi hiểu ra, nhiều nơi cũng châm chước vì đó là ngày không thể thiếu với cộng đồng Việt Nam. “Đôi khi, nghỉ cũng chẳng làm gì. Về nhà pha một ấm trà, ăn một cái bánh chưng và mất một ngày lương nhưng lại thấy vui, vì đó là phong tục xứ mình, phải giữ”, anh bạn Việt kiều kể lại.

Trong lịch sử hơn 2.000 năm không tổ quốc của người Do Thái. Tổ quốc – đất mẹ, là sự khắc khoải, là giấc mơ tìm về không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Từ những năm 60 trước Công nguyên, bị đế quốc La Mã xâm lược và xoá tên khỏi bản đồ thế giới, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi, và dù thành đạt ở đâu, đã quần tụ nơi nào… họ vẫn khát khao dựng lại quê nhà.

Trong Bài học Israel của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê, điều mà mỗi người Do Thái cầu nguyện trước bữa ăn hay chào nhau, đều là “năm sau về Jerusalem”. Con cháu của những kẻ mất quê hương đó luôn được nghe và dạy nói như vậy, để biết và nhớ rằng mình có một tổ quốc.

Thật tuyệt vọng và viển vông với những người Do Thái góp tiền mua lại đất đai ở Palestine, dọn về xây dựng từ khô cằn và hoang mạc. Từ thế kỷ 19 đến sau đệ nhị Thế chiến, đến năm 1948 người Do Thái mới có cơ hội reo mừng dựng cờ trên đất mẹ, dù chung quanh đầy những quốc gia với tình trạng thù địch. Hôm nay, câu chào “năm sau về Jerusalem” vẫn được nhắc lại như một ký ức kiêu hãnh độc tôn của một dân tộc không từ bỏ tổ quốc của mình, dù trải qua ngàn năm quay quắt mong đợi.

Năm sau đến Hoàng Sa

Tôi có một người bạn ở Hà Nội, mà cứ thỉnh thoảng lại thấy ông treo hàng chữ “Năm sau đến Hoàng Sa”. Đó là một người sống cả đời vẫn chưa bao giờ có dịp ra biển đến gần Trường Sa hay Hoàng Sa. Nhưng sự âm vang trong lời hẹn của ông lại là sự khắc khoải kỳ quái đến mức suy nghĩ luôn luẩn quẩn về hai chữ Tổ quốc.

“Năm sau đến Hoàng Sa”, khẩu hiệu ấy đủ sức làm những ai nhìn thấy phải bật nhớ đến biển, đến mộ gió, đến những cái chết oan khiên của ngư dân và thanh niên người Việt được trao trách nhiệm gìn giữ quê hương mình. Đúng là chúng ta đã mất mát quá nhiều, nên đã đến lúc chúng ta cần đứng lại, cùng nhau, trên quê hương này.

Năm nay, tôi lại thấy người bạn đó treo cao câu “Năm sau đến Hoàng Sa”. Thật thú vị, tôi cũng thấy thêm một vài người treo khẩu hiệu đó. Hoá ra những người khắc khoải về quê hương không cô độc, dù là số ít. “Đến Hoàng Sa” chỉ là một khái niệm. “Đến Hoàng Sa” là con đường rất dài – có thể dài hơn con đường đến Jerusalem, có thể dài hơn cả 2.000 năm của người Do Thái, nhưng đó là con đường của những người yêu tổ quốc mình.

Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa “tổ quốc”. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.

Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ Quốc.

TUẤN KHANH

Hoang Pham chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.





Tổ quốc là gì, mà trước khi chết, Frederic Chopin, nhà soạn nhạc lừng danh của Ba Lan (1810 – 1849) cứ khắc khoải dặn dò trong lúc đau yếu, rằng hãy mang trái tim của ông về chôn cất ở quê nhà? Lưu lạc ở Pháp và Anh suốt trong 20 năm, nhưng Chopin luôn ngóng về đất mẹ, kể từ cuộc nổi dậy của người Ba Lan trước ách xâm lược của đế quốc Nga (1831).

Khi nghe tin cuộc cách mạng thất bại, dẫn đến việc hàng ngàn người Ba Lan phải ra đi lánh nạn, Chopin đã khóc và viết bản Etude cung Đô thứ (Op. 10, No. 12), còn gọi là bản etude Cách mạng, để ghi lại như một dữ liệu âm nhạc cho lịch sử đau thương của tổ quốc mình.

Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Với một nghệ sĩ cello tài danh, được cả thế giới chào đón như Mstislav Rostropovich (1927 – 2007), nơi nào cũng có thể là nhà, nhưng năm 1978 khi bị chính quyền Liên Xô cũ tước quyền công dân Nga, không cho trở về quê hương vì thái độ bất đồng chính kiến, ông đã đau khổ nói rằng “Nước Nga mãi trong trái tim tôi. Vậy mà tôi đã không thể quay lại để nhìn thấy tổ quốc và bạn bè của mình”.

Nhưng sau đó, năm 1991, khi Liên Xô tan rã, Rostropovich vội vã tìm cách bay trở lại Nga, xin một khẩu súng để được chiến đấu cho quê hương mình không còn chịu ách độc tài nữa. Lúc đó ông 54 tuổi, và đang được nhiều quốc gia như Anh, Canada, Nhật, Mỹ… sẵn lòng mời ông làm công dân danh dự của nước mình.

Tổ quốc, trong mỗi con người, ắt hẳn đều có những lý lẽ riêng cho sự ràng buộc lạ kỳ đó. Có thể đó là những lý lẽ dài dòng, hoặc chỉ là những cảm giác mơ hồ nhưng khó thể chối bỏ. Tổ quốc có thể gợi nhớ bằng hạnh phúc hay đau thương nhưng ký ức đó thì sẽ mang theo đến tận cuối đời như một món nợ trong tâm thức về nơi chốn.

Năm 2008, trong một bài nói chuyện về lòng ái quốc tại tieu bang Missouri, ông Barack Obama đã nói với những người rất trẻ về tổ quốc và một tình yêu cho nó “khi đối diện với mất mát và hy sinh, con người trong một đất nước không bỏ chạy, không né tránh mà lại càng gắn kết với nhau hơn để đứng dậy, đó là tình yêu cho tổ quốc”.

Nước Mỹ là một quốc gia phải nói nhiều về tình yêu tổ quốc và giáo dục kiên trì ý tưởng đó, bởi đó là quốc gia của những người nhập cư, bao gồm nhập cư từ chính các nước có tư tưởng thù địch với họ. “Hãy bắt đầu bằng những ký ức đẹp đẽ nhất mà bạn đã sống trên đất nước này, gìn giữ nó bằng cảm giác đơn sơ nhất, thậm chí có thể bỏ ngoài tai các lời tuyên bố hay tranh cãi của các chính trị gia”, ông Obama nói.

Tổ quốc – đất mẹ

Thật bí ẩn khi đem vào tâm trạng của con người nỗi buồn ngập đến lúc ra đi, khi thấy mình bất lực. Nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888 – 1939) lúc say, đã giắt tấm bản đồ nước Việt rách ở lưng quần, lang thang ca hát nghêu ngao “Dù như sông cạn đá mòn. Còn non, còn nước, hãy còn thề xưa” (Thề non nước).

Đất mẹ dưới ách thực dân, quan tham dẫy đầy, quân dữ lao nhao, người Việt không còn thương nhau, tổ quốc điêu linh, người trí thức nếu không viết xuống bằng thơ văn, thì biết phải làm sao?”

Tổ quốc là gì mà đời mình phải nhớ, đời sau phải giữ? Nguyễn Phi Khanh (1335 – 1428) khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược nước Việt bị bắt, giải qua biên giới chịu tội đã quay lại dặn Nguyễn Trãi (1380 – 1442) rằng hãy quay về tìm cách diệt giặc cứu giang sơn. Trong Hận Nam Quan của nhà thơ Hoàng Cầm có hát lại lời xưa: Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan./ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt,/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san…

Với những người ghi danh trong lịch sử thì đã vậy, còn với từng con người Việt bình thường, tổ quốc là gì trong trái tim họ? Cô bạn có hơn 20 năm sống ở nước ngoài nói mỗi khi gần Tết Việt, nghe một khúc nhạc quê, nghe mùi hương trầm lại dậy lên nỗi nhớ nhà kinh khủng. Tổ quốc như một vết cắt trong tim, tưởng đã lành với nhiều người đi xa, nhưng không ngờ cứ nhói lên khi nghĩ đến.

Trong các cộng đồng người Việt xa quê, ngày Tết là ngày không thể quên. Nhiều khi Tết chỉ nằm trong trí tưởng tượng, Tết là ngày phiền toái vì phải trữ trong nhà những món ăn dài ngày không đúng theo luật vệ sinh của phương Tây, phải giải thích thật dài dòng cho lũ trẻ về một đất nước với nhiều huyền thoại mà ngày thường chúng không quen.

“Làm sao Việt Nam lại có những câu chuyện kỳ quái như một đôi vợ chồng lại đẻ ra trứng?” – “Nó là huyền thoại để ghi nhớ, để tìm hiểu về một quê hương có thật – mà dù lạ lùng đến thế nào chúng ta sẽ chấp nhận, phải giữ gìn, vì đó là nơi ông cha chúng ta sinh ra”, tôi nghe người cha trong gia đình giải thích cho đứa con sắp vào đại học, nói tiếng Việt đã ngọng nghịu.

Những câu chuyện về Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung, Nguyễn Ánh… là gia sản lớn nhất mà các bậc phụ huynh có thể tự hào nói với con cái mình – ở những vùng đất mà trẻ con hội nhập cuộc sống mới luôn nhanh và giỏi hơn, thậm chí dạy lại cho cha mẹ.

Quả là từng người Việt vẫn giữ gìn cho mình những điều không giải thích được về đất mẹ, dù khó lý giải được tận cùng các ý nghĩa. Cũng như mỗi người dù đi đâu, nơi nào, vẫn mang trong tim một gánh nặng yêu thương bí ẩn về quê hương, không dễ từ bỏ.

Lễ, Tết trong đời sống Việt xa quê, chỉ là dịp để gặp lại, để nhớ, để kết nối trong trí nhớ những ràng buộc mơ hồ về quê hương – mà đôi khi phải cố quên, nhưng thật dễ bùng lên thương nhớ. Một người bạn đã sống hơn 30 năm ở Mỹ kể rằng những năm 1970, số người Việt cứ báo bệnh, đồng loạt nghỉ vào ngày Tết âm lịch khiến nhiều công ty, hãng xưởng hoang mang, báo cho các cơ quan y tế về một bệnh dịch bí ẩn.

Sau này khi hiểu ra, nhiều nơi cũng châm chước vì đó là ngày không thể thiếu với cộng đồng Việt Nam. “Đôi khi, nghỉ cũng chẳng làm gì. Về nhà pha một ấm trà, ăn một cái bánh chưng và mất một ngày lương nhưng lại thấy vui, vì đó là phong tục xứ mình, phải giữ”, anh bạn Việt kiều kể lại.

Trong lịch sử hơn 2.000 năm không tổ quốc của người Do Thái. Tổ quốc – đất mẹ, là sự khắc khoải, là giấc mơ tìm về không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ. Từ những năm 60 trước Công nguyên, bị đế quốc La Mã xâm lược và xoá tên khỏi bản đồ thế giới, người Do Thái đã lưu lạc khắp nơi, và dù thành đạt ở đâu, đã quần tụ nơi nào… họ vẫn khát khao dựng lại quê nhà.

Trong Bài học Israel của nhà văn hoá Nguyễn Hiến Lê, điều mà mỗi người Do Thái cầu nguyện trước bữa ăn hay chào nhau, đều là “năm sau về Jerusalem”. Con cháu của những kẻ mất quê hương đó luôn được nghe và dạy nói như vậy, để biết và nhớ rằng mình có một tổ quốc.

Thật tuyệt vọng và viển vông với những người Do Thái góp tiền mua lại đất đai ở Palestine, dọn về xây dựng từ khô cằn và hoang mạc. Từ thế kỷ 19 đến sau đệ nhị Thế chiến, đến năm 1948 người Do Thái mới có cơ hội reo mừng dựng cờ trên đất mẹ, dù chung quanh đầy những quốc gia với tình trạng thù địch. Hôm nay, câu chào “năm sau về Jerusalem” vẫn được nhắc lại như một ký ức kiêu hãnh độc tôn của một dân tộc không từ bỏ tổ quốc của mình, dù trải qua ngàn năm quay quắt mong đợi.

Năm sau đến Hoàng Sa

Tôi có một người bạn ở Hà Nội, mà cứ thỉnh thoảng lại thấy ông treo hàng chữ “Năm sau đến Hoàng Sa”. Đó là một người sống cả đời vẫn chưa bao giờ có dịp ra biển đến gần Trường Sa hay Hoàng Sa. Nhưng sự âm vang trong lời hẹn của ông lại là sự khắc khoải kỳ quái đến mức suy nghĩ luôn luẩn quẩn về hai chữ Tổ quốc.

“Năm sau đến Hoàng Sa”, khẩu hiệu ấy đủ sức làm những ai nhìn thấy phải bật nhớ đến biển, đến mộ gió, đến những cái chết oan khiên của ngư dân và thanh niên người Việt được trao trách nhiệm gìn giữ quê hương mình. Đúng là chúng ta đã mất mát quá nhiều, nên đã đến lúc chúng ta cần đứng lại, cùng nhau, trên quê hương này.

Năm nay, tôi lại thấy người bạn đó treo cao câu “Năm sau đến Hoàng Sa”. Thật thú vị, tôi cũng thấy thêm một vài người treo khẩu hiệu đó. Hoá ra những người khắc khoải về quê hương không cô độc, dù là số ít. “Đến Hoàng Sa” chỉ là một khái niệm. “Đến Hoàng Sa” là con đường rất dài – có thể dài hơn con đường đến Jerusalem, có thể dài hơn cả 2.000 năm của người Do Thái, nhưng đó là con đường của những người yêu tổ quốc mình.

Nhiều năm, tôi vẫn không thể nào giải thích được trọn vẹn về ý nghĩa “tổ quốc”. Nhưng trong trí tưởng tượng của mình, tôi nhìn thấy đó là một ngôi nhà chung của bà mẹ Việt đã sinh ra rất nhiều đứa con.

Như trong câu hát Mẹ năm 2000 của nhạc sĩ Phạm Duy, có đứa đã là bạo chúa, có đứa là kẻ hèn, có đứa tham lam muốn bán đứng chính ngôi nhà của mẹ mình… nhưng dẫu thế, những đứa con còn lại rồi sẽ chung tay dựng lại, làm lại từ đầu, dù là tro tàn. Ngôi nhà đó – đất mẹ – và anh chị em tôi, tôi gọi tên, là Tổ Quốc.

TUẤN KHANH

Hoang Pham chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm