Kinh Đời
Tòa án EU ủng hộ lệnh cấm mạng che mặt của Pháp
Trong một quyết định có khả năng gây nên những hệ quả rộng lớn hơn, tòa án cao nhất của châu Âu bác bỏ lập luận cho rằng lệnh cấm mạng che mặt của Pháp mang kỳ thị và xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
HP chuyển
Một phụ nữ mang mạng che mặt lái xe ở Avignon, miền nam nước Pháp
Trong
một quyết định có khả năng gây nên những hệ quả rộng lớn hơn, tòa án
cao nhất của châu Âu bác bỏ lập luận cho rằng lệnh cấm mạng che mặt của
Pháp mang kỳ thị và xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Từ Paris, thông tín
viên Lisa Bryant tường trình chi tiết về phán quyết hôm thứ Ba của Tòa
án Nhân quyền Châu Âu.
Trong
phán quyết của mình, Tòa án Nhân quyền châu Âu
bác đơn kiện của một phụ nữ Hồi giáo trẻ cho rằng lệnh cấm mạng che mặt
của Pháp năm 2010 xâm phạm quyền của cô và tương đương như sự kỳ thị.
Tòa án ở Strasbourg phán quyết rằng lệnh cấm này không vi phạm Công ước
của châu Âu về Nhân quyền.
Luật của Pháp cấm hầu hết y phục che mặt, bao gồm mạng che mặt Hồi giáo, hay niqab,
và áo trùm burqa kiểu Afghanistan. Nhà chức trách Pháp cho rằng lệnh
cấm này là quan trọng không chỉ vì lý do an ninh mà còn vì mạng che mặt
vi phạm tín điều thế tục của Pháp và quyền của phụ nữ.
Chỉ
có một số ít phụ nữ Hồi giáo ở Pháp thực sự mang mạng che mặt - chính
phủ ước tính ít hơn 2000
người trong số 5 hoặc 6 triệu người Hồi giáo của Pháp. Tuy nhiên, lệnh
cấm này đã gây nên tranh cãi; một số người Hồi giáo lập luận rằng việc
họ bị tách riêng ra là không công bằng.
Phản
ứng về phán quyết của tòa EU, Chủ tịch Hội đồng Đức tin Hồi giáo của
Pháp, Dalil Boubakeur, nói rằng mạng che mặt như niqab không phải là một
nghĩa vụ tôn giáo.
Ông
Boubakeur nói từ niqab từ không được nhắc tới trong kinh Koran như một
quy định tôn giáo. Ông không phản đối việc cấm y phục này, dù ông nói
người Hồi giáo nghiêm khắc hơn có thể không tán đồng.
Nhưng tổ chức Ân xá Quốc tế gọi phán
quyết của tòa án "gây tổn hại sâu sắc " và là sự "thụt lùi nghiêm trọng về quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo."
Bà
Maryam Borghee, một nhà nghiên cứu về Hồi giáo cực đoan tại Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Quốc gia ở Paris, cũng quan ngại về những hệ quả của
phán quyết này. Bà Borghee là tác giả một cuốn sách năm 2012 viết về
nguyên nhân tại sao phụ nữ trẻ Pháp lại dùng mạng che mặt. Bà nói nhiều
người làm vậy một cách tự nguyện.
Bà
Borghee nói bà tin rằng phán quyết sẽ đào sâu thêm chia rẽ giữa lớp
người Hồi giáo bảo thủ hơn ở châu Âu, ngay cả khi họ thuộc nhóm thiểu
số, với giới chức công cử. Và nó sẽ củng cố cảm giác
lớn hơn trong cộng đồng người Hồi giáo rằng họ đang bị kỳ thị vì tôn
giáo của mình.
Phán
quyết của tòa án châu Âu có thể để lại hệ quả rộng lớn hơn. Bỉ cũng ban
hành lệnh cấm mạng che mặt, cũng như một số khu vực của Thụy Sĩ. Ở Pháp
nó củng cố một số phán quyết tư pháp ủng hộ lệnh cấm, trong đó có một
phán quyết chỉ vài ngày trước của Tòa Phá án - tòa án cao nhất của đất
nước.HP chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tòa án EU ủng hộ lệnh cấm mạng che mặt của Pháp
Trong một quyết định có khả năng gây nên những hệ quả rộng lớn hơn, tòa án cao nhất của châu Âu bác bỏ lập luận cho rằng lệnh cấm mạng che mặt của Pháp mang kỳ thị và xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
Một phụ nữ mang mạng che mặt lái xe ở Avignon, miền nam nước Pháp
Trong
một quyết định có khả năng gây nên những hệ quả rộng lớn hơn, tòa án
cao nhất của châu Âu bác bỏ lập luận cho rằng lệnh cấm mạng che mặt của
Pháp mang kỳ thị và xâm phạm quyền tự do tôn giáo. Từ Paris, thông tín
viên Lisa Bryant tường trình chi tiết về phán quyết hôm thứ Ba của Tòa
án Nhân quyền Châu Âu.
Trong
phán quyết của mình, Tòa án Nhân quyền châu Âu
bác đơn kiện của một phụ nữ Hồi giáo trẻ cho rằng lệnh cấm mạng che mặt
của Pháp năm 2010 xâm phạm quyền của cô và tương đương như sự kỳ thị.
Tòa án ở Strasbourg phán quyết rằng lệnh cấm này không vi phạm Công ước
của châu Âu về Nhân quyền.
Luật của Pháp cấm hầu hết y phục che mặt, bao gồm mạng che mặt Hồi giáo, hay niqab,
và áo trùm burqa kiểu Afghanistan. Nhà chức trách Pháp cho rằng lệnh
cấm này là quan trọng không chỉ vì lý do an ninh mà còn vì mạng che mặt
vi phạm tín điều thế tục của Pháp và quyền của phụ nữ.
Chỉ
có một số ít phụ nữ Hồi giáo ở Pháp thực sự mang mạng che mặt - chính
phủ ước tính ít hơn 2000
người trong số 5 hoặc 6 triệu người Hồi giáo của Pháp. Tuy nhiên, lệnh
cấm này đã gây nên tranh cãi; một số người Hồi giáo lập luận rằng việc
họ bị tách riêng ra là không công bằng.
Phản
ứng về phán quyết của tòa EU, Chủ tịch Hội đồng Đức tin Hồi giáo của
Pháp, Dalil Boubakeur, nói rằng mạng che mặt như niqab không phải là một
nghĩa vụ tôn giáo.
Ông
Boubakeur nói từ niqab từ không được nhắc tới trong kinh Koran như một
quy định tôn giáo. Ông không phản đối việc cấm y phục này, dù ông nói
người Hồi giáo nghiêm khắc hơn có thể không tán đồng.
Nhưng tổ chức Ân xá Quốc tế gọi phán
quyết của tòa án "gây tổn hại sâu sắc " và là sự "thụt lùi nghiêm trọng về quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo."
Bà
Maryam Borghee, một nhà nghiên cứu về Hồi giáo cực đoan tại Trung tâm
Nghiên cứu Khoa học Quốc gia ở Paris, cũng quan ngại về những hệ quả của
phán quyết này. Bà Borghee là tác giả một cuốn sách năm 2012 viết về
nguyên nhân tại sao phụ nữ trẻ Pháp lại dùng mạng che mặt. Bà nói nhiều
người làm vậy một cách tự nguyện.
Bà
Borghee nói bà tin rằng phán quyết sẽ đào sâu thêm chia rẽ giữa lớp
người Hồi giáo bảo thủ hơn ở châu Âu, ngay cả khi họ thuộc nhóm thiểu
số, với giới chức công cử. Và nó sẽ củng cố cảm giác
lớn hơn trong cộng đồng người Hồi giáo rằng họ đang bị kỳ thị vì tôn
giáo của mình.
Phán
quyết của tòa án châu Âu có thể để lại hệ quả rộng lớn hơn. Bỉ cũng ban
hành lệnh cấm mạng che mặt, cũng như một số khu vực của Thụy Sĩ. Ở Pháp
nó củng cố một số phán quyết tư pháp ủng hộ lệnh cấm, trong đó có một
phán quyết chỉ vài ngày trước của Tòa Phá án - tòa án cao nhất của đất
nước.HP chuyển