Cà Kê Dê Ngỗng
Tòa sắp quyết vụ “lưỡi bò” Biển Đông, Trung Quốc cuống quýt tìm đồng minh
Sắp đến thời điểm Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện trên biển Đông, trong lúc Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh trong vấn đề biển Đông
Sắp đến thời điểm Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện trên biển Đông, trong lúc Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh trong vấn đề biển Đông thì Moscow cũng tìm cách can thiệp nhiều hơn vào các sự vụ ở châu Á – Thái Bình Dương.
"Đường lưỡi bò" ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc bị cả thế giới lên án |
Philippines đang nóng lòng chờ đợi kết quả Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện trên biển Đông, cho dù kết quả phán quyết thế nào thì một điều có thể khẳng định là những tranh chấp về vấn đề chủ quyền trên biển Đông ngày càng diễn ra căng thẳng hơn.
Phía Trung Quốc vẫn một mực luận điệu cáo buộc rằng, nguyên nhân dẫn đến cục diện căng thẳng trên biển Đông là mối quan hệ quân sự ngày càng mở rộng giữa Mỹ và các nước đồng minh trên biển Đông và sự tồn tại về quân sự ngày càng “trắng trợn” của Mỹ chứ không phải do yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng hung hăng.
Mặc dù cộng đồng quốc tế kêu gọi Trung Quốc tôn trọng kết quả phán quyết của tòa án, tuy nhiên Trung Quốc ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận kết quả này. Dự đoán trong vài tuần tới, kết quả phán quyết sẽ được công bố. Bắc Kinh đang ráo riết triển khai các hoạt động ngoại giao trên toàn cầu nhằm tìm kiếm nhiều đồng minh hơn cho mình, nước đối tác chiến lược của Trung Quốc là Nga sẽ lên tiếng và hành động như thế nào là điều được dư luận đặc biệt quan tâm.
Sau khi Mỹ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN sẽ được tổ chức trong hai ngày 19 và 20/5 tới tại thành phố Sochi của Nga, đồng thời Nga còn tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Nga – ASEAN. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga và ASEAN sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, bao gồm lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Lập trường của hai bên trong việc giải quyết những xung đột quốc tế có nhiều điểm tương đồng.
VOA (Mỹ) cho biết, Nga đang bị phương Tây trừng phạt, bị quốc tế cô lập, trong bối cảnh này, việc Nga tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ASEAN được coi là chuyện đại sự của ngoại giao Nga năm 2016. Ngày càng có nhiều người dân Nga nghi ngờ về việc tổng thống Nga Vladimir Putincó khuynh hướng ngả sang Trung Quốc quá đà, cuộc hội nghị lần này được coi là động tác lớn về ngoại giao của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ người đồng cấp Vương Nghị hôm 28/4 |
Chuyên gia các vấn đề chiến lược Suslov của Nga cho rằng, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Nga càng cần phải can thiệp nhiều hơn vào các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương và các sự vụ trên biển Đông. Song song với việc không làm mất lòng Trung Quốc, Nga có thể phát triển bình đẳng mối quan hệ với các nước đang là “đối thủ” của Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc.
Ngày 26/4, ông Aleksey Miller - Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga đã có chuyến thăm Hà Nội, hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác tài nguyên dầu khí trên biển Đông, hiện tại tập đoàn này đã khai thác 12 giếng dầu ở Việt Nam. Ngoài lĩnh vực năng lượng, Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Ngày 27/4, Nga đã tổ chức lễ hạ thủy cho tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard thứ 3 mà Nga chế tạo cho Việt Nam. Quan chức Nga tham gia vào lễ hạ thủy này nói Việt Nam là nước anh em của Nga, tình hữu nghị giữa hai nước đã duy trì mấy chục năm, Nga sẽ tiếp tục giúp Việt Nam bảo vệ vùng biển.
Nhà phân tích quân sự Aleksandr Khramchkhin của Nga cho biết, trong các hoạt động tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, Nga vẫn giữ thái độ thận trọng, tránh việc ủng hộ một nước và phản đối nước kia. Tuy nhiên, trong cuộc hội nghị ngoại trưởng ba nước Trung – Nga - Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua, Nga đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc là thông qua các hoạt động đàm phán, thương thảo giữa các nước đương sự để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Hãng BBC cho rằng, tháng 1/2003, Philippines đã khởi động vụ kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông. Sau đó, vụ kiện này đã được các bên quan tâm chặt chẽ, trở thành “tiêu điểm” trong lĩnh vực hải dương của thế giới. Từ lời kêu gọi của Philippines, sự từ chối tham gia của Trung Quốc đến việc tàu chiến Mỹ liên tiếp tuần tra trên biển Đông, cục diện biển Đông ngày càng phải đối mặt với sóng to gió lớn, dường như cách nguyện vọng ban đầu giải quyết tranh chấp ngày càng xa hơn. Kể cả kết quả phán quyết sắp tới thế nào cũng không thể xoa dịu được những tranh chấp này, mà trở thành một cuộc chiến không có bên thắng cuộc.
Đắc Quang
(VietTimes)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Tòa sắp quyết vụ “lưỡi bò” Biển Đông, Trung Quốc cuống quýt tìm đồng minh
Sắp đến thời điểm Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện trên biển Đông, trong lúc Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh trong vấn đề biển Đông
Sắp đến thời điểm Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết về vụ kiện trên biển Đông, trong lúc Bắc Kinh đang tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đồng minh trong vấn đề biển Đông thì Moscow cũng tìm cách can thiệp nhiều hơn vào các sự vụ ở châu Á – Thái Bình Dương.
"Đường lưỡi bò" ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc bị cả thế giới lên án |
Philippines đang nóng lòng chờ đợi kết quả Tòa án trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện trên biển Đông, cho dù kết quả phán quyết thế nào thì một điều có thể khẳng định là những tranh chấp về vấn đề chủ quyền trên biển Đông ngày càng diễn ra căng thẳng hơn.
Phía Trung Quốc vẫn một mực luận điệu cáo buộc rằng, nguyên nhân dẫn đến cục diện căng thẳng trên biển Đông là mối quan hệ quân sự ngày càng mở rộng giữa Mỹ và các nước đồng minh trên biển Đông và sự tồn tại về quân sự ngày càng “trắng trợn” của Mỹ chứ không phải do yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng hung hăng.
Mặc dù cộng đồng quốc tế kêu gọi Trung Quốc tôn trọng kết quả phán quyết của tòa án, tuy nhiên Trung Quốc ngang ngược tuyên bố sẽ không công nhận kết quả này. Dự đoán trong vài tuần tới, kết quả phán quyết sẽ được công bố. Bắc Kinh đang ráo riết triển khai các hoạt động ngoại giao trên toàn cầu nhằm tìm kiếm nhiều đồng minh hơn cho mình, nước đối tác chiến lược của Trung Quốc là Nga sẽ lên tiếng và hành động như thế nào là điều được dư luận đặc biệt quan tâm.
Sau khi Mỹ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Nga – ASEAN sẽ được tổ chức trong hai ngày 19 và 20/5 tới tại thành phố Sochi của Nga, đồng thời Nga còn tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Nga – ASEAN. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, Nga và ASEAN sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, bao gồm lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Lập trường của hai bên trong việc giải quyết những xung đột quốc tế có nhiều điểm tương đồng.
VOA (Mỹ) cho biết, Nga đang bị phương Tây trừng phạt, bị quốc tế cô lập, trong bối cảnh này, việc Nga tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ASEAN được coi là chuyện đại sự của ngoại giao Nga năm 2016. Ngày càng có nhiều người dân Nga nghi ngờ về việc tổng thống Nga Vladimir Putincó khuynh hướng ngả sang Trung Quốc quá đà, cuộc hội nghị lần này được coi là động tác lớn về ngoại giao của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp gỡ người đồng cấp Vương Nghị hôm 28/4 |
Chuyên gia các vấn đề chiến lược Suslov của Nga cho rằng, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, Nga càng cần phải can thiệp nhiều hơn vào các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương và các sự vụ trên biển Đông. Song song với việc không làm mất lòng Trung Quốc, Nga có thể phát triển bình đẳng mối quan hệ với các nước đang là “đối thủ” của Trung Quốc như Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc.
Ngày 26/4, ông Aleksey Miller - Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Gazprom của Nga đã có chuyến thăm Hà Nội, hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khai thác tài nguyên dầu khí trên biển Đông, hiện tại tập đoàn này đã khai thác 12 giếng dầu ở Việt Nam. Ngoài lĩnh vực năng lượng, Nga và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Ngày 27/4, Nga đã tổ chức lễ hạ thủy cho tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard thứ 3 mà Nga chế tạo cho Việt Nam. Quan chức Nga tham gia vào lễ hạ thủy này nói Việt Nam là nước anh em của Nga, tình hữu nghị giữa hai nước đã duy trì mấy chục năm, Nga sẽ tiếp tục giúp Việt Nam bảo vệ vùng biển.
Nhà phân tích quân sự Aleksandr Khramchkhin của Nga cho biết, trong các hoạt động tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, Nga vẫn giữ thái độ thận trọng, tránh việc ủng hộ một nước và phản đối nước kia. Tuy nhiên, trong cuộc hội nghị ngoại trưởng ba nước Trung – Nga - Ấn Độ hồi tháng 4 vừa qua, Nga đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Trung Quốc là thông qua các hoạt động đàm phán, thương thảo giữa các nước đương sự để giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Hãng BBC cho rằng, tháng 1/2003, Philippines đã khởi động vụ kiện Trung Quốc lên tòa án trọng tài quốc tế về vấn đề biển Đông. Sau đó, vụ kiện này đã được các bên quan tâm chặt chẽ, trở thành “tiêu điểm” trong lĩnh vực hải dương của thế giới. Từ lời kêu gọi của Philippines, sự từ chối tham gia của Trung Quốc đến việc tàu chiến Mỹ liên tiếp tuần tra trên biển Đông, cục diện biển Đông ngày càng phải đối mặt với sóng to gió lớn, dường như cách nguyện vọng ban đầu giải quyết tranh chấp ngày càng xa hơn. Kể cả kết quả phán quyết sắp tới thế nào cũng không thể xoa dịu được những tranh chấp này, mà trở thành một cuộc chiến không có bên thắng cuộc.
Đắc Quang
(VietTimes)