Kinh Đời
Tôi là người di dân
“Trừ khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống không phải vì chúng ta đặc biệt
Dù ở đâu ngoài quê hương và mang quốc tịch gì, chúng ta vẫn là những người di dân…
Minh họa: Chợ hoa Tết ở Tiểu Sài Gòn, Nam Cali
(Internet)
“Trừ
khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người
tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống
không phải vì chúng ta đặc biệt xuất sắc gì cả (số đó có, nhưng rất ít).
Chúng ta được nhận vì đã có những người động lòng trắc ẩn và ra tay cứu
vớt chúng ta mà thôi”.
Cách đây khoảng 2-3 năm, tôi bắt đầu làm một việc. Mỗi khi ra khỏi nước Mỹ, được ai hỏi là từ đâu đến, tôi trả lời là Việt Nam. Đơn giản là vì có một lần lang thang ở New York và trò chuyện với một đám thanh niên đến từ Châu Âu, sau khi tôi cho họ biết tôi đến từ California, họ hỏi lại, nhưng thật sự bạn đến từ đâu, nơi xuất thân ấy?
Lúc đó cũng là khi câu hỏi về bản ngã trở nên rất lớn trong tôi. Hơn hai mươi năm ở Mỹ, người bản xứ luôn nghĩ rằng tôi sinh ở đây và thường ngạc nhiên khi tôi nói tôi là người di dân. Ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Việt, không phải tiếng Anh, mặc dù rất ít người có thể nghe thấy điều đó trong giọng nói của tôi. Tôi đã sống như một người Mỹ và có được sự bảo vệ của nước Mỹ ở mọi nơi mà tôi đã từng ghé qua.
Có lẽ rất nhiều người cũng giống như tôi, nhưng tôi không biết có bao nhiêu người sẽ bị câu hỏi, bạn thật sự từ đâu đến ám ảnh thường xuyên hay không.
Khi tôi bắt đầu trả lời tôi đến từ Việt Nam ở những nơi ngoài nước Mỹ, tôi không hề cảm thấy mặc cảm gì mà tôi chỉ thấy… sợ! Sự sợ hãi khi không còn lá chắn “công dân Hoa Kỳ” bảo vệ nữa.
Sự sợ hãi khi phải bắt đầu sống ở một nơi ở ngoài nước Mỹ, sự sợ hãi nếu phải gặp những kẻ bài xích người nước ngoài, người di dân mới. Khi đứng sau lá chắn quốc tịch Mỹ, tôi chưa bao giờ biết đến nỗi sợ ấy.
Có lẽ là vì thế mà tôi đặc biệt nhạy cảm với tình cảnh của người di dân và người tỵ nạn hiện nay. Vì trừ khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống không phải vì chúng ta đặc biệt xuất sắc gì cả (số đó có, nhưng rất ít). Chúng ta được nhận vì đã có những người động lòng trắc ẩn và ra tay cứu vớt chúng ta mà thôi.
Vì vậy, nếu không có được lòng trắc ẩn như họ, thì ít ra, tôi nghĩ, chúng ta cũng đừng đạp đổ hay khiến công việc của những người có lòng trở nên khó khăn hơn.
Trần Quỳnh Vi, từ Hoa Kỳ
Posted by adminbasam
Tôi là người di dân
Trần Quỳnh Vi
Trần Quỳnh Vi
Dù ở đâu ngoài quê hương và mang quốc tịch gì, chúng ta vẫn là những người di dân…
Minh họa: Chợ hoa Tết ở Tiểu Sài Gòn, Nam Cali
(Internet)
Cách đây khoảng 2-3 năm, tôi bắt đầu làm một việc. Mỗi khi ra khỏi nước Mỹ, được ai hỏi là từ đâu đến, tôi trả lời là Việt Nam. Đơn giản là vì có một lần lang thang ở New York và trò chuyện với một đám thanh niên đến từ Châu Âu, sau khi tôi cho họ biết tôi đến từ California, họ hỏi lại, nhưng thật sự bạn đến từ đâu, nơi xuất thân ấy?
Lúc đó cũng là khi câu hỏi về bản ngã trở nên rất lớn trong tôi. Hơn hai mươi năm ở Mỹ, người bản xứ luôn nghĩ rằng tôi sinh ở đây và thường ngạc nhiên khi tôi nói tôi là người di dân. Ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Việt, không phải tiếng Anh, mặc dù rất ít người có thể nghe thấy điều đó trong giọng nói của tôi. Tôi đã sống như một người Mỹ và có được sự bảo vệ của nước Mỹ ở mọi nơi mà tôi đã từng ghé qua.
Có lẽ rất nhiều người cũng giống như tôi, nhưng tôi không biết có bao nhiêu người sẽ bị câu hỏi, bạn thật sự từ đâu đến ám ảnh thường xuyên hay không.
Khi tôi bắt đầu trả lời tôi đến từ Việt Nam ở những nơi ngoài nước Mỹ, tôi không hề cảm thấy mặc cảm gì mà tôi chỉ thấy… sợ! Sự sợ hãi khi không còn lá chắn “công dân Hoa Kỳ” bảo vệ nữa.
Sự sợ hãi khi phải bắt đầu sống ở một nơi ở ngoài nước Mỹ, sự sợ hãi nếu phải gặp những kẻ bài xích người nước ngoài, người di dân mới. Khi đứng sau lá chắn quốc tịch Mỹ, tôi chưa bao giờ biết đến nỗi sợ ấy.
Có lẽ là vì thế mà tôi đặc biệt nhạy cảm với tình cảnh của người di dân và người tỵ nạn hiện nay. Vì trừ khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống không phải vì chúng ta đặc biệt xuất sắc gì cả (số đó có, nhưng rất ít). Chúng ta được nhận vì đã có những người động lòng trắc ẩn và ra tay cứu vớt chúng ta mà thôi.
Vì vậy, nếu không có được lòng trắc ẩn như họ, thì ít ra, tôi nghĩ, chúng ta cũng đừng đạp đổ hay khiến công việc của những người có lòng trở nên khó khăn hơn.
Trần Quỳnh Vi, từ Hoa Kỳ
Posted by adminbasam
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Tôi là người di dân
“Trừ khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống không phải vì chúng ta đặc biệt
Tôi là người di dân
Trần Quỳnh Vi
Trần Quỳnh Vi
Dù ở đâu ngoài quê hương và mang quốc tịch gì, chúng ta vẫn là những người di dân…
Minh họa: Chợ hoa Tết ở Tiểu Sài Gòn, Nam Cali
(Internet)
Cách đây khoảng 2-3 năm, tôi bắt đầu làm một việc. Mỗi khi ra khỏi nước Mỹ, được ai hỏi là từ đâu đến, tôi trả lời là Việt Nam. Đơn giản là vì có một lần lang thang ở New York và trò chuyện với một đám thanh niên đến từ Châu Âu, sau khi tôi cho họ biết tôi đến từ California, họ hỏi lại, nhưng thật sự bạn đến từ đâu, nơi xuất thân ấy?
Lúc đó cũng là khi câu hỏi về bản ngã trở nên rất lớn trong tôi. Hơn hai mươi năm ở Mỹ, người bản xứ luôn nghĩ rằng tôi sinh ở đây và thường ngạc nhiên khi tôi nói tôi là người di dân. Ngôn ngữ đầu tiên của tôi là tiếng Việt, không phải tiếng Anh, mặc dù rất ít người có thể nghe thấy điều đó trong giọng nói của tôi. Tôi đã sống như một người Mỹ và có được sự bảo vệ của nước Mỹ ở mọi nơi mà tôi đã từng ghé qua.
Có lẽ rất nhiều người cũng giống như tôi, nhưng tôi không biết có bao nhiêu người sẽ bị câu hỏi, bạn thật sự từ đâu đến ám ảnh thường xuyên hay không.
Khi tôi bắt đầu trả lời tôi đến từ Việt Nam ở những nơi ngoài nước Mỹ, tôi không hề cảm thấy mặc cảm gì mà tôi chỉ thấy… sợ! Sự sợ hãi khi không còn lá chắn “công dân Hoa Kỳ” bảo vệ nữa.
Sự sợ hãi khi phải bắt đầu sống ở một nơi ở ngoài nước Mỹ, sự sợ hãi nếu phải gặp những kẻ bài xích người nước ngoài, người di dân mới. Khi đứng sau lá chắn quốc tịch Mỹ, tôi chưa bao giờ biết đến nỗi sợ ấy.
Có lẽ là vì thế mà tôi đặc biệt nhạy cảm với tình cảnh của người di dân và người tỵ nạn hiện nay. Vì trừ khi bạn đang sống ở đất nước bạn sinh ra, thì chúng ta ai cũng là người tỵ nạn hoặc di dân. Chúng ta được nhận đến những nước khác để sống không phải vì chúng ta đặc biệt xuất sắc gì cả (số đó có, nhưng rất ít). Chúng ta được nhận vì đã có những người động lòng trắc ẩn và ra tay cứu vớt chúng ta mà thôi.
Vì vậy, nếu không có được lòng trắc ẩn như họ, thì ít ra, tôi nghĩ, chúng ta cũng đừng đạp đổ hay khiến công việc của những người có lòng trở nên khó khăn hơn.
Trần Quỳnh Vi, từ Hoa Kỳ
Posted by adminbasam