Trang lá cải
Tổng Thống “vịt què” *
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ là những chính trị gia tài giỏi đã làm được nhiều việc đáng khâm phục, đặt nền tảng cho một quốc gia non trẻ như Hoa Kỳ mà chỉ chưa đầy hai thế kỷ sau đã trở thành quốc gia dân chủ và giàu mạnh nhất trên thế giới. Nhưng cũng chính các vị này đã phạm phải một lỗi lầm to lớn là khi viết bản hiến pháp đã không buộc vị tổng thống phải rời khỏi chức vụ ngay sau khi người dân đã bầu ra người kế vị. Lỗi lầm này, trong nhiều năm qua, đã đưa tới việc lạm dụng quyền hành đôi khi khá nghiêm trọng và có khi lại còn gây khó khăn cho vị tổng thống kế nhiệm.
Cho phép vị tổng thống đương nhiệm còn được ở lại cầm quyền trong một thời gian tương đối dài sau khi người kế nhiệm đã được bầu chọn nhưng trước khi vị này bắt đầu nhiệm kỳ của mình đã từng đưa đến những hành động lạm quyền trong quá khứ. Việc lạm quyền này cũng đã xảy ra từ ngay thời kỳ đầu khi Hoa Kỳ mới lập quốc.
Năm 1801, trong những ngày cuối cùng trước khi mãn nhiệm, Tổng thống John Adams và quốc hội khoá 6 của đảng Liên bang (Federalist – tập trung quyền hành vào tay chính phủ liên bang) đã gấp rút cho thông qua một đạo luật có tên là Ðạo luật Tư pháp 1801 (Judiciary Act of 1801 – còn được gọi là đạo luật “Các chánh án được bổ nhiệm lúc nửa đêm” – Midnight Judges). Với đạo luật này, John Adams được quyền bổ nhiệm thêm nhiều ghế chánh án liên bang trước khi vị tổng thống kế nhiệm Thomas Jefferson thuộc đảng Dân chủ-Cộng hoà (Democratic-Republican – tiền thân của đảng Dân chủ hiện nay nhưng với tư tưởng lúc đó là chấp nhận chia quyền cho các tiểu bang) tuyên thệ nhậm chức và trước khi quốc hội khoá 7 với đa số thuộc đảng của ông Jefferson nhóm họp. Hành động này cố tình đặt Jefferson và quốc hội khoá 7 vào vị thế đối diện với một sự thể đã rồi cũng như cho thêm ngành tư pháp liên bang thêm nhiều quyền hạn.
Việc lạm dụng quyền hành của vị tổng thống sắp mãn nhiệm gần đây nhất là Tổng thống Bill Clinton đã gặp nhiều chỉ trích sau khi ông Clinton dùng quyền tổng thống cho ân xá nhiều trọng phạm ngay trong ngày cuối cùng của ông tại văn phòng phủ tổng thống, trong đó có nhiều người thân thích bao gồm hai cựu đồng nghiệp, một số thành viên thuộc đảng Dân chủ và kể cả một người em trai cùng cha khác mẹ của ông. Nhưng việc làm của ông Clinton bị chỉ trích nặng nề nhất là khi ông cựu tổng thống này cho ân xá nhà tỉ phú Marc Rich, là một người phạm tội trốn thuế và lúc đó đang lẩn trốn tại Âu châu, mà bà vợ của Marc Rich lại là một trong những người ủng hộ vào quỹ tranh cử của Bill Clinton nhiều nhất.
Ðể gọi những vị tổng thống sắp mãn nhiệm, người Mỹ có cụm từ “tổng thống vịt què” (lame duck president). Con vịt bị què thì chắc là yếu lắm, còn tổng thống vịt què thì ắt hẳn không còn bao nhiêu quyền hành, mà tiếng nói cũng không còn được nhiều người lắng nghe như trước đây.
Cụm từ “vịt què” được dùng đầu tiên vào thế kỷ 18 tại thị trường hối đoái chứng khoán London để chỉ những tay đầu tư chứng khoán gặp thất bại và vỡ nợ, ý nói con vịt què đã không đủ sức bay cùng với bầy đàn của nó và trở thành mồi ngon cho những con thú khác đang chờ để ăn thịt.
Ðến thế kỷ 19, cụm từ này được chuyển qua để chỉ những chính trị gia sắp mãn nhiệm, đầu tiên là ở Mỹ và sau đó được nhiều nước phương Tây, nhất là những nước nói tiếng Anh, bắt chước theo.
Riêng ở Mỹ, thời gian giữa cuộc bầu cử tổng thống vào đầu Tháng 11 và ngày tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm sau đó cũng thường gọi là “thời gian vịt què” (lame duck period). Trong khoảng thời gian này, tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống kế vị sẽ phải cùng chung lo công việc chuyển giao quyền hành cho được êm thấm. Tuy nhiên, công việc chuyển quyền lần này có thể nói là không mấy suôn sẻ, hơn nữa, đã có những lúc gây nên căng thẳng. Như khi phía ông Obama nói một đằng thì phía ông Donald Trump lại nói một đằng khác, nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là trong chính sách đối ngoại. Ðến nỗi báo chí Mỹ trong thời gian qua lên tiếng cho rằng nước Mỹ đang có hai tổng thống với hai chính sách khác biệt, không biết đâu ra đâu.
Ðiển hình cho chính sách khác biệt này hiện rõ nhất là mới đây vào ngày 23/12, chính quyền Barack Obama, đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ trong suốt nhiều thập niên qua, là đã không dùng quyền phủ quyết của mình và để hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết lên án chính sách xây dựng nhà cửa của Israel để cho dân tái định cư trong những khu vực thuộc phía tây ngạn sông Jordan (West Bank) và Ðông Jerusalem là trái phép. Ðây là vùng đất Israel chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1967. Tất nhiên, quyết định này đã gặp nhiều sự chỉ trích, nhất là từ phía Israel và những người ủng hộ Israel.
Ngay sau đó, ông Donald Trump đã gửi một tin nhắn lên trang Twitter nói rằng: “Ðối với Liên Hiệp Quốc, mọi việc sẽ đổi khác sau ngày 20 Tháng 1.” Sau đó gửi thêm một tin nhắn khác: “Hãy vững tâm Israel, ngày 20 Tháng 1 sắp đến rồi!” Ý nói ngày 20 Tháng 1 là ngày ông tuyên thệ nhậm chức và chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel cũng như đối với Liên Hiệp Quốc sẽ khác.
Nhưng để làm rõ hơn tình trạng “vịt què”, chỉ ít ngày sau nghị quyết lên án Israel thông qua tại Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng John Kerry đã đọc một bài diễn văn dài hôm Thứ Tư vừa qua nhằm bào chữa cho quyết định bỏ phiếu trống của Hoa Kỳ cũng như một lần nữa lên án chính sách xây thêm nhà của Israel, thì cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Theresa May của Anh đã lập tức lên tiếng lên án bài diễn văn này, cho rằng hành động tấn công vào chính sách của một quốc gia đồng minh của mình như vậy là không đúng, mặc dù Anh Quốc đã bỏ phiếu thuận về nghị quyết. Ðương nhiên, đây là một bất ngờ đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. “Sự cố” ngoại giao có tính toán như vừa nói rất hiếm khi xảy ra giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc từ trước đến nay, nhưng nó nói lên một sự thật là ảnh hưởng của chính quyền, hay nói rõ hơn, của một tổng thống “vịt què” chẳng còn bao nhiêu. Hành động khác thường này còn là tín hiệu cho thấy Thủ tướng May của Anh sẵn sàng hợp tác và tạo mối quan hệ gần gũi hơn với chính quyền Trump trong bốn năm tới thay vì giữ im lặng đồng tình nhưng lại không có lợi cho họ.
Tuy nhiên, câu chuyện “vịt què” vẫn chưa chấm dứt. Cũng trong tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh trừng phạt Nga vì đã cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử vừa rồi qua việc tấn công tin tặc vào một số hệ thống máy điện toán của đảng Dân chủ. Quyết định này được sự ủng hộ từ nhiều phía, tuy có hơi muộn màng và có lẽ cũng gây bao nhiêu tác động. Lệnh trừng phạt này bao gồm việc trục xuất 35 nhân viên ngoại giao của Nga. Thay vì thông thường Nga sẽ trục xuất 35 nhân viên ngoại giao của Mỹ để trả đũa, nhưng Tổng thống Putin tuyên bố là Nga sẽ không trục xuất bất cứ ai. Nhưng ngay sau đó đã để Tòa đại sứ Nga tại Anh đăng lên trang Twitter tin nhắn với nguyên văn như sau: “Tổng thống Obama vừa cho trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga y như trong thời chiến tranh lạnh. Cũng như tất cả mọi người dân, trong đó có người dân Mỹ, sẽ hân hoan chứng kiến những ngày cuối cùng của một nội các xui xẻo.” Trong bản tin nhắn còn gắn thêm bức hình con vịt với chữ “què” đè lên trên như một cách để chọc quê ông Obama vậy.
Hầu hết các câu chuyện thời sự chính trị là những bản tin làm nặng đầu óc, nhưng đôi lúc vẫn có một vài bản tin vui vui như câu chuyện về ông tổng thống “vịt què” trong tuần qua để độc giả có dịp mỉm cười cho bớt ưu tư.
Vu Hien
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Tổng Thống “vịt què” *
Các nhà lập quốc Hoa Kỳ là những chính trị gia tài giỏi đã làm được nhiều việc đáng khâm phục, đặt nền tảng cho một quốc gia non trẻ như Hoa Kỳ mà chỉ chưa đầy hai thế kỷ sau đã trở thành quốc gia dân chủ và giàu mạnh nhất trên thế giới. Nhưng cũng chính các vị này đã phạm phải một lỗi lầm to lớn là khi viết bản hiến pháp đã không buộc vị tổng thống phải rời khỏi chức vụ ngay sau khi người dân đã bầu ra người kế vị. Lỗi lầm này, trong nhiều năm qua, đã đưa tới việc lạm dụng quyền hành đôi khi khá nghiêm trọng và có khi lại còn gây khó khăn cho vị tổng thống kế nhiệm.
Cho phép vị tổng thống đương nhiệm còn được ở lại cầm quyền trong một thời gian tương đối dài sau khi người kế nhiệm đã được bầu chọn nhưng trước khi vị này bắt đầu nhiệm kỳ của mình đã từng đưa đến những hành động lạm quyền trong quá khứ. Việc lạm quyền này cũng đã xảy ra từ ngay thời kỳ đầu khi Hoa Kỳ mới lập quốc.
Năm 1801, trong những ngày cuối cùng trước khi mãn nhiệm, Tổng thống John Adams và quốc hội khoá 6 của đảng Liên bang (Federalist – tập trung quyền hành vào tay chính phủ liên bang) đã gấp rút cho thông qua một đạo luật có tên là Ðạo luật Tư pháp 1801 (Judiciary Act of 1801 – còn được gọi là đạo luật “Các chánh án được bổ nhiệm lúc nửa đêm” – Midnight Judges). Với đạo luật này, John Adams được quyền bổ nhiệm thêm nhiều ghế chánh án liên bang trước khi vị tổng thống kế nhiệm Thomas Jefferson thuộc đảng Dân chủ-Cộng hoà (Democratic-Republican – tiền thân của đảng Dân chủ hiện nay nhưng với tư tưởng lúc đó là chấp nhận chia quyền cho các tiểu bang) tuyên thệ nhậm chức và trước khi quốc hội khoá 7 với đa số thuộc đảng của ông Jefferson nhóm họp. Hành động này cố tình đặt Jefferson và quốc hội khoá 7 vào vị thế đối diện với một sự thể đã rồi cũng như cho thêm ngành tư pháp liên bang thêm nhiều quyền hạn.
Việc lạm dụng quyền hành của vị tổng thống sắp mãn nhiệm gần đây nhất là Tổng thống Bill Clinton đã gặp nhiều chỉ trích sau khi ông Clinton dùng quyền tổng thống cho ân xá nhiều trọng phạm ngay trong ngày cuối cùng của ông tại văn phòng phủ tổng thống, trong đó có nhiều người thân thích bao gồm hai cựu đồng nghiệp, một số thành viên thuộc đảng Dân chủ và kể cả một người em trai cùng cha khác mẹ của ông. Nhưng việc làm của ông Clinton bị chỉ trích nặng nề nhất là khi ông cựu tổng thống này cho ân xá nhà tỉ phú Marc Rich, là một người phạm tội trốn thuế và lúc đó đang lẩn trốn tại Âu châu, mà bà vợ của Marc Rich lại là một trong những người ủng hộ vào quỹ tranh cử của Bill Clinton nhiều nhất.
Ðể gọi những vị tổng thống sắp mãn nhiệm, người Mỹ có cụm từ “tổng thống vịt què” (lame duck president). Con vịt bị què thì chắc là yếu lắm, còn tổng thống vịt què thì ắt hẳn không còn bao nhiêu quyền hành, mà tiếng nói cũng không còn được nhiều người lắng nghe như trước đây.
Cụm từ “vịt què” được dùng đầu tiên vào thế kỷ 18 tại thị trường hối đoái chứng khoán London để chỉ những tay đầu tư chứng khoán gặp thất bại và vỡ nợ, ý nói con vịt què đã không đủ sức bay cùng với bầy đàn của nó và trở thành mồi ngon cho những con thú khác đang chờ để ăn thịt.
Ðến thế kỷ 19, cụm từ này được chuyển qua để chỉ những chính trị gia sắp mãn nhiệm, đầu tiên là ở Mỹ và sau đó được nhiều nước phương Tây, nhất là những nước nói tiếng Anh, bắt chước theo.
Riêng ở Mỹ, thời gian giữa cuộc bầu cử tổng thống vào đầu Tháng 11 và ngày tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm sau đó cũng thường gọi là “thời gian vịt què” (lame duck period). Trong khoảng thời gian này, tổng thống sắp mãn nhiệm và tổng thống kế vị sẽ phải cùng chung lo công việc chuyển giao quyền hành cho được êm thấm. Tuy nhiên, công việc chuyển quyền lần này có thể nói là không mấy suôn sẻ, hơn nữa, đã có những lúc gây nên căng thẳng. Như khi phía ông Obama nói một đằng thì phía ông Donald Trump lại nói một đằng khác, nhiều khi đối nghịch nhau, nhất là trong chính sách đối ngoại. Ðến nỗi báo chí Mỹ trong thời gian qua lên tiếng cho rằng nước Mỹ đang có hai tổng thống với hai chính sách khác biệt, không biết đâu ra đâu.
Ðiển hình cho chính sách khác biệt này hiện rõ nhất là mới đây vào ngày 23/12, chính quyền Barack Obama, đi ngược lại với chính sách của Hoa Kỳ trong suốt nhiều thập niên qua, là đã không dùng quyền phủ quyết của mình và để hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết lên án chính sách xây dựng nhà cửa của Israel để cho dân tái định cư trong những khu vực thuộc phía tây ngạn sông Jordan (West Bank) và Ðông Jerusalem là trái phép. Ðây là vùng đất Israel chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1967. Tất nhiên, quyết định này đã gặp nhiều sự chỉ trích, nhất là từ phía Israel và những người ủng hộ Israel.
Ngay sau đó, ông Donald Trump đã gửi một tin nhắn lên trang Twitter nói rằng: “Ðối với Liên Hiệp Quốc, mọi việc sẽ đổi khác sau ngày 20 Tháng 1.” Sau đó gửi thêm một tin nhắn khác: “Hãy vững tâm Israel, ngày 20 Tháng 1 sắp đến rồi!” Ý nói ngày 20 Tháng 1 là ngày ông tuyên thệ nhậm chức và chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel cũng như đối với Liên Hiệp Quốc sẽ khác.
Nhưng để làm rõ hơn tình trạng “vịt què”, chỉ ít ngày sau nghị quyết lên án Israel thông qua tại Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng John Kerry đã đọc một bài diễn văn dài hôm Thứ Tư vừa qua nhằm bào chữa cho quyết định bỏ phiếu trống của Hoa Kỳ cũng như một lần nữa lên án chính sách xây thêm nhà của Israel, thì cùng ngày hôm đó, Thủ tướng Theresa May của Anh đã lập tức lên tiếng lên án bài diễn văn này, cho rằng hành động tấn công vào chính sách của một quốc gia đồng minh của mình như vậy là không đúng, mặc dù Anh Quốc đã bỏ phiếu thuận về nghị quyết. Ðương nhiên, đây là một bất ngờ đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. “Sự cố” ngoại giao có tính toán như vừa nói rất hiếm khi xảy ra giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc từ trước đến nay, nhưng nó nói lên một sự thật là ảnh hưởng của chính quyền, hay nói rõ hơn, của một tổng thống “vịt què” chẳng còn bao nhiêu. Hành động khác thường này còn là tín hiệu cho thấy Thủ tướng May của Anh sẵn sàng hợp tác và tạo mối quan hệ gần gũi hơn với chính quyền Trump trong bốn năm tới thay vì giữ im lặng đồng tình nhưng lại không có lợi cho họ.
Tuy nhiên, câu chuyện “vịt què” vẫn chưa chấm dứt. Cũng trong tuần qua, Tổng thống Barack Obama đã ra lệnh trừng phạt Nga vì đã cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử vừa rồi qua việc tấn công tin tặc vào một số hệ thống máy điện toán của đảng Dân chủ. Quyết định này được sự ủng hộ từ nhiều phía, tuy có hơi muộn màng và có lẽ cũng gây bao nhiêu tác động. Lệnh trừng phạt này bao gồm việc trục xuất 35 nhân viên ngoại giao của Nga. Thay vì thông thường Nga sẽ trục xuất 35 nhân viên ngoại giao của Mỹ để trả đũa, nhưng Tổng thống Putin tuyên bố là Nga sẽ không trục xuất bất cứ ai. Nhưng ngay sau đó đã để Tòa đại sứ Nga tại Anh đăng lên trang Twitter tin nhắn với nguyên văn như sau: “Tổng thống Obama vừa cho trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga y như trong thời chiến tranh lạnh. Cũng như tất cả mọi người dân, trong đó có người dân Mỹ, sẽ hân hoan chứng kiến những ngày cuối cùng của một nội các xui xẻo.” Trong bản tin nhắn còn gắn thêm bức hình con vịt với chữ “què” đè lên trên như một cách để chọc quê ông Obama vậy.
Hầu hết các câu chuyện thời sự chính trị là những bản tin làm nặng đầu óc, nhưng đôi lúc vẫn có một vài bản tin vui vui như câu chuyện về ông tổng thống “vịt què” trong tuần qua để độc giả có dịp mỉm cười cho bớt ưu tư.
Vu Hien
( Báo Trẻ )