Tham Khảo

Tổng Thống Donald Trump Xa Luân Chiến

Danh bất hư truyền, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức có ba ngày đã tuyên chiến khắp nơi!

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 170123 

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Những bước gian truân của một cuộc cách mạng….


* Tổng thống Donald Trump: mọi sự chỉ là số không? hay mọi chuyện sẽ tuyệt vời?  *

Danh bất hư truyền, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức có ba ngày đã tuyên chiến khắp nơi! Chỉ riêng trong trận tuyến kinh tế, ông đã hiên ngang tự chuốc lấy họa mà chọn những con đường chông gai nhất.

Trưa Thứ Hai 23, Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp chẳng có ảnh hưởng gì trước mắt mà vẫn là tự quàng cái gông lên cổ, là triệt thoái khỏi một hiệp ước tự do mậu dịch chưa được Quốc hội phê chuẩn, ít ra trong hai năm tới: Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP. Cùng lúc quyết định sẽ thương thuyết lại với từng nước của Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA là Canada và Mexico, ông Trump thông báo là sẽ đàm phán riêng với 12 thành viên của Hiệp ước TPP. Tức là ứng cử viên Donald Trump hứa hẹn những gì thì Tổng thống Trump làm đúng như vậy.

Đây là người chẳng sợ ai và tự tin là sẽ đạt kết quả khả quan cho nước Mỹ hơn các vị Tổng thống tiền nhiệm, từ Bill Clinton với NAFTA đến Barack Obama với TPP.

Donald Trump tuyên chiến với các cựu Tổng thống và đả phá phương pháp đàm phán đa phương để chọn giải pháp song phương, nhưng lập tức được các lãnh tụ nghiệp đoàn ca tụng khi rút khỏi TPP. Chúng ta đang sống trong thời đảo điên khi các nghiệp đoàn lại ủng hộ một Tổng thống Cộng Hòa, người nhậm chức với tỷ lệ tin tưởng thấp nhất, chỉ có 37%! Người ta khó biết rằng nếu đắc cử thì bà Hillary Clinton có được tỷ lệ tín nhiệm cao hơn chăng. E là khó, mà cũng là chuyện thừa, nhắc lại thì nhiều bà lắm cô lại thêm hậm hực sau khi đi biểu tình chống Trump!

Donald Trump biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ không thể lãnh đạo một mình mà phải thỏa hiệp với Lập pháp, Tư pháp và cả Ngân hàng Trung ương. Với Lập pháp, ông sẵn sàng đối đầu phe thiểu số Dân Chủ, chỉ có 46 trong 100 Nghị sĩ Thượng viện và 194 trong 435 Dân biểu Hạ viện và không tỏ vẻ sẽ thỏa hiệp với phe Cộng Hòa đa số. Như khẳng định trong bài diễn văn nhậm chức, ông vượt qua chính trường thủ đô mà trả lại quyền hạn cho người dân.

Nhưng chính trường tại thủ đô cũng là chiến trường, nơi mà chỉ cần ba Nghị sĩ Cộng Hòa trong số 52 Nghị sĩ phản đối là Hành pháp của Trump cũng mệt! Đấy là chính trị, khiến Tổng thống và Phó Tổng thống trong vai trò Chủ tịch Thượng viện phải ngó vào lịch bầu cử 2018 để dùng quần chúng địa phương gây áp lực với các Nghị sĩ Cộng Hòa phải ra tái tranh cử năm tới.

Cũng nên nhắc lại là nhờ sự chủ quan của đảng Dân Chủ khi họ chiếm đa số tại Thượng viện, nhu cầu nắm được 60 ghế đa số để vượt qua thủ tục câu giờ “filibuster” bị hủy bỏ cuối năm 2013 nên Tổng thống chỉ cần đa số 51 Nghị sĩ cũng có thể được Thượng viện phê chuẩn các chức vụ trong nội các và các chánh án, trừ vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện. Ông Trump phải sớm chỉ định vị thẩm phán thay thế ông Antonin Scalia tạ thế năm ngoái để có được năm phiếu bảo thủ trong chín thẩm phán của Pháp viện và mong là  được sự đồng ý của nhiều Nghị sĩ Dân Chủ trong sự chọn lựa này. Nghĩa là trận đánh với Thượng viện trong tay Cộng Hòa vẫn chưa ngã ngũ!

Với Hạ viện, tình hình gay go không kém vì viện dưới có rất nhiều quyền hạn về ngân sách và nội chính nên chi phối chánh sách cải cách kinh tế của Hành pháp.

Trước tiên, và về kinh tế, Hạ viện Cộng Hòa đã có một dự luật cải tổ thuế khóa từ Tháng Sáu năm ngoái, bên trong có rất nhiều chi tiết rắc rối về “điều chỉnh mậu biên”, border adjustment, là đánh thuế trên hàng nhập cảng và giảm thuế trên hàng xuất cảng. Dù dự luật này chia sẻ quan điểm của Tổng thống và ngày nay đảng Cộng Hòa có đa số dầy hơn, ông Trump vẫn cho là phần mậu biên (mậu dịch qua biên giới) và chế độ thuế khóa xuất nhập khẩu là quá phức tạp nên Nội các Trump phải thuyết phục được các Dân biểu Cộng Hòa thì mới hy vọng hoàn thành kế hoạch cải tổ thuế khóa đầy tham vọng của Hành pháp.

Khi ấy, ta thấy thêm một vài chi tiết ly kỳ về Donald Trump.

Trước khi nhân sự cho Nội các và Ban tham mưu được Thượng viện phê chuẩn đầy đủ – với sự trì hoãn dễ hiểu của phe Dân Chủ - thì ủy ban đặc trách việc chuyển quyền từ Tổng thống Obama đã có sẵn cẩm nang chi tiết cho khoảng 30 phủ bộ và các cơ quan hữu trách theo đó thực hiện việc “lấy lại chính quyền” mà có người bên Dân Chủ gọi là cướp chính quyền bất chánh.

Việc chuẩn bị một lộ trình gian nan và đa diện trong những tháng năm tới như vậy không thể được gần 600 nhân viên của Donald Trump hoàn thành sau khi ông thắng cử ngày chín Tháng 11. Cũng vậy, việc tuyển chọn nhân sự cho Nội các và Ban tham mưu không thể khởi sự từ hôm đó. Nhiều người trong cuộc tiết lộ rằng Donald Trump và các cộng sự viên thân tín đã mất nhiều năm, và tin rằng nếu trong năm năm tới mà họ hoàn thành được phân nửa mục tiêu thì cũng là đạt một bước cải cách lớn.

Những chi tiết ấy cho thấy Donald Trump không là kẻ bốc đồng nói nhảm mà đã dự tính từ lâu. Vì vậy, ông cũng chuẩn bị lâm chiến “toàn phương vị”, ở mọi nơi, với mọi thành phần: từ các chính khách, đại tổ hợp đến các quốc gia xưa nay đã hưởng lợi nhờ Hoa Kỳ, cho tới các chế độ hung đồ, lực lượng khủng bố, hay các tổ chức đa phương, quốc tế, từ NATO tới Liên Hiệp Quốc.

Nhưng kinh tế cũng có những quy luật cứng đầu chẳng kém gì Trump!

Hoa Kỳ cần đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho dân Mỹ với lợi tức khả quan hơn trước trong khi cũng phải tăng chi ngân sách quốc phòng để bảo vệ hòa bình với sức mạnh. Ai cũng có thể mơ chuyện ấy, nhưng khó vượt qua một trở ngại là dân số bị lão hóa với năng suất thấp hơn trong khi khu vực chế biến đã lên tới trình độ cao nhất nên dùng ít nhân công hơn trước.

Từ mươi năm nay, đà tăng trưởng thuần của Hoa Kỳ hết còn ở mức khả quan của cả trăm năm là 3,3% một năm, mà chỉ èo uột ở số trung bình là 1,4%. Lý do sa sút là dân số, khoảng 40% trách nhiệm, và năng suất trong tám năm phục hồi quá chậm, khoảng 60%. Nguyên nhân một phần là chánh sách bao cấp của Chính quyền Obama và chế độ kiểm soát quá ngột ngạt sau vụ khủng hoảng 2008 từ đạo luật Dodd-Frank.

Nhưng muốn tìm lại sự huy hoàng xưa thì việc giảm thuế và giản lược hóa việc kiểm soát cho các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cũng chưa đủ. Hoa Kỳ cần nhập cảng di dân có tuổi lao động trẻ với tay nghề cao hơn, yêu cầu không đơn giản khi đảng Dân Chủ cần di dân để bỏ phiếu!

Chuyện thứ hai, cũng từ dân số bị lão hóa và lực lượng lao động bị co cụm là áp lực về lương cao bổng hậu sẽ gây lạm phát và đánh sụt lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc năng lượng sụt giá từ hai năm qua chỉ giúp được một phần cho bài toán nan giải này. Vì vậy, chân trời kinh tế của Donald Trump trong một hai năm tới là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đồng Mỹ kim càng lên giá khiến hàng Mỹ đắt hơn và khó cạnh tranh hơn. Trong giai đoạn hiểm nghèo ấy, cơ chế hữu trách sẽ là Ngân hàng Trung ương với đòn bẩy là lãi suất.

Để tránh lạm phát, Chủ tịch hệ thống độc lập này là Janet Yellen sẽ phải nâng lãi suất sau khi bị ứng cử viên Donald Trump than phiền là ghìm lãi suất quá thấp trong quá lâu. Nhiệm kỳ của vị nữ lưu bên đảng Dân Chủ chỉ chấm dứt vào cuối năm 2018 và bà không ngỏ ý muốn từ chức sớm, lại còn công khai đòi bảo vệ đạo luật Dodd-Frank!

Kinh tế cũng là Chính trị, chúng ta còn thời giờ theo dõi xem Tổng thống Donald Trump sẽ xoay trở thế nào với các trận xa luân chiến muôn mặt của mình. Ít ra, ông có thể tự an ủi rằng Janet Yellen không đội mũ hồng đi biểu tình chống Trump mà vẫn suy nghĩ bằng bộ phận nằm giữa hai tai, chứ không thấp hơn như nhiều kiều nữ khác!

May quá….
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2017/01/blog-post_24.html


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tổng Thống Donald Trump Xa Luân Chiến

Danh bất hư truyền, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức có ba ngày đã tuyên chiến khắp nơi!

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người-Việt ngày 170123 

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Những bước gian truân của một cuộc cách mạng….


* Tổng thống Donald Trump: mọi sự chỉ là số không? hay mọi chuyện sẽ tuyệt vời?  *

Danh bất hư truyền, vị Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ mới tuyên thệ nhậm chức có ba ngày đã tuyên chiến khắp nơi! Chỉ riêng trong trận tuyến kinh tế, ông đã hiên ngang tự chuốc lấy họa mà chọn những con đường chông gai nhất.

Trưa Thứ Hai 23, Tổng thống Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp chẳng có ảnh hưởng gì trước mắt mà vẫn là tự quàng cái gông lên cổ, là triệt thoái khỏi một hiệp ước tự do mậu dịch chưa được Quốc hội phê chuẩn, ít ra trong hai năm tới: Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP. Cùng lúc quyết định sẽ thương thuyết lại với từng nước của Hiệp ước Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA là Canada và Mexico, ông Trump thông báo là sẽ đàm phán riêng với 12 thành viên của Hiệp ước TPP. Tức là ứng cử viên Donald Trump hứa hẹn những gì thì Tổng thống Trump làm đúng như vậy.

Đây là người chẳng sợ ai và tự tin là sẽ đạt kết quả khả quan cho nước Mỹ hơn các vị Tổng thống tiền nhiệm, từ Bill Clinton với NAFTA đến Barack Obama với TPP.

Donald Trump tuyên chiến với các cựu Tổng thống và đả phá phương pháp đàm phán đa phương để chọn giải pháp song phương, nhưng lập tức được các lãnh tụ nghiệp đoàn ca tụng khi rút khỏi TPP. Chúng ta đang sống trong thời đảo điên khi các nghiệp đoàn lại ủng hộ một Tổng thống Cộng Hòa, người nhậm chức với tỷ lệ tin tưởng thấp nhất, chỉ có 37%! Người ta khó biết rằng nếu đắc cử thì bà Hillary Clinton có được tỷ lệ tín nhiệm cao hơn chăng. E là khó, mà cũng là chuyện thừa, nhắc lại thì nhiều bà lắm cô lại thêm hậm hực sau khi đi biểu tình chống Trump!

Donald Trump biết rằng Tổng thống Hoa Kỳ không thể lãnh đạo một mình mà phải thỏa hiệp với Lập pháp, Tư pháp và cả Ngân hàng Trung ương. Với Lập pháp, ông sẵn sàng đối đầu phe thiểu số Dân Chủ, chỉ có 46 trong 100 Nghị sĩ Thượng viện và 194 trong 435 Dân biểu Hạ viện và không tỏ vẻ sẽ thỏa hiệp với phe Cộng Hòa đa số. Như khẳng định trong bài diễn văn nhậm chức, ông vượt qua chính trường thủ đô mà trả lại quyền hạn cho người dân.

Nhưng chính trường tại thủ đô cũng là chiến trường, nơi mà chỉ cần ba Nghị sĩ Cộng Hòa trong số 52 Nghị sĩ phản đối là Hành pháp của Trump cũng mệt! Đấy là chính trị, khiến Tổng thống và Phó Tổng thống trong vai trò Chủ tịch Thượng viện phải ngó vào lịch bầu cử 2018 để dùng quần chúng địa phương gây áp lực với các Nghị sĩ Cộng Hòa phải ra tái tranh cử năm tới.

Cũng nên nhắc lại là nhờ sự chủ quan của đảng Dân Chủ khi họ chiếm đa số tại Thượng viện, nhu cầu nắm được 60 ghế đa số để vượt qua thủ tục câu giờ “filibuster” bị hủy bỏ cuối năm 2013 nên Tổng thống chỉ cần đa số 51 Nghị sĩ cũng có thể được Thượng viện phê chuẩn các chức vụ trong nội các và các chánh án, trừ vị thẩm phán của Tối cao Pháp viện. Ông Trump phải sớm chỉ định vị thẩm phán thay thế ông Antonin Scalia tạ thế năm ngoái để có được năm phiếu bảo thủ trong chín thẩm phán của Pháp viện và mong là  được sự đồng ý của nhiều Nghị sĩ Dân Chủ trong sự chọn lựa này. Nghĩa là trận đánh với Thượng viện trong tay Cộng Hòa vẫn chưa ngã ngũ!

Với Hạ viện, tình hình gay go không kém vì viện dưới có rất nhiều quyền hạn về ngân sách và nội chính nên chi phối chánh sách cải cách kinh tế của Hành pháp.

Trước tiên, và về kinh tế, Hạ viện Cộng Hòa đã có một dự luật cải tổ thuế khóa từ Tháng Sáu năm ngoái, bên trong có rất nhiều chi tiết rắc rối về “điều chỉnh mậu biên”, border adjustment, là đánh thuế trên hàng nhập cảng và giảm thuế trên hàng xuất cảng. Dù dự luật này chia sẻ quan điểm của Tổng thống và ngày nay đảng Cộng Hòa có đa số dầy hơn, ông Trump vẫn cho là phần mậu biên (mậu dịch qua biên giới) và chế độ thuế khóa xuất nhập khẩu là quá phức tạp nên Nội các Trump phải thuyết phục được các Dân biểu Cộng Hòa thì mới hy vọng hoàn thành kế hoạch cải tổ thuế khóa đầy tham vọng của Hành pháp.

Khi ấy, ta thấy thêm một vài chi tiết ly kỳ về Donald Trump.

Trước khi nhân sự cho Nội các và Ban tham mưu được Thượng viện phê chuẩn đầy đủ – với sự trì hoãn dễ hiểu của phe Dân Chủ - thì ủy ban đặc trách việc chuyển quyền từ Tổng thống Obama đã có sẵn cẩm nang chi tiết cho khoảng 30 phủ bộ và các cơ quan hữu trách theo đó thực hiện việc “lấy lại chính quyền” mà có người bên Dân Chủ gọi là cướp chính quyền bất chánh.

Việc chuẩn bị một lộ trình gian nan và đa diện trong những tháng năm tới như vậy không thể được gần 600 nhân viên của Donald Trump hoàn thành sau khi ông thắng cử ngày chín Tháng 11. Cũng vậy, việc tuyển chọn nhân sự cho Nội các và Ban tham mưu không thể khởi sự từ hôm đó. Nhiều người trong cuộc tiết lộ rằng Donald Trump và các cộng sự viên thân tín đã mất nhiều năm, và tin rằng nếu trong năm năm tới mà họ hoàn thành được phân nửa mục tiêu thì cũng là đạt một bước cải cách lớn.

Những chi tiết ấy cho thấy Donald Trump không là kẻ bốc đồng nói nhảm mà đã dự tính từ lâu. Vì vậy, ông cũng chuẩn bị lâm chiến “toàn phương vị”, ở mọi nơi, với mọi thành phần: từ các chính khách, đại tổ hợp đến các quốc gia xưa nay đã hưởng lợi nhờ Hoa Kỳ, cho tới các chế độ hung đồ, lực lượng khủng bố, hay các tổ chức đa phương, quốc tế, từ NATO tới Liên Hiệp Quốc.

Nhưng kinh tế cũng có những quy luật cứng đầu chẳng kém gì Trump!

Hoa Kỳ cần đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và tạo thêm việc làm cho dân Mỹ với lợi tức khả quan hơn trước trong khi cũng phải tăng chi ngân sách quốc phòng để bảo vệ hòa bình với sức mạnh. Ai cũng có thể mơ chuyện ấy, nhưng khó vượt qua một trở ngại là dân số bị lão hóa với năng suất thấp hơn trong khi khu vực chế biến đã lên tới trình độ cao nhất nên dùng ít nhân công hơn trước.

Từ mươi năm nay, đà tăng trưởng thuần của Hoa Kỳ hết còn ở mức khả quan của cả trăm năm là 3,3% một năm, mà chỉ èo uột ở số trung bình là 1,4%. Lý do sa sút là dân số, khoảng 40% trách nhiệm, và năng suất trong tám năm phục hồi quá chậm, khoảng 60%. Nguyên nhân một phần là chánh sách bao cấp của Chính quyền Obama và chế độ kiểm soát quá ngột ngạt sau vụ khủng hoảng 2008 từ đạo luật Dodd-Frank.

Nhưng muốn tìm lại sự huy hoàng xưa thì việc giảm thuế và giản lược hóa việc kiểm soát cho các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cũng chưa đủ. Hoa Kỳ cần nhập cảng di dân có tuổi lao động trẻ với tay nghề cao hơn, yêu cầu không đơn giản khi đảng Dân Chủ cần di dân để bỏ phiếu!

Chuyện thứ hai, cũng từ dân số bị lão hóa và lực lượng lao động bị co cụm là áp lực về lương cao bổng hậu sẽ gây lạm phát và đánh sụt lợi nhuận của các doanh nghiệp. Việc năng lượng sụt giá từ hai năm qua chỉ giúp được một phần cho bài toán nan giải này. Vì vậy, chân trời kinh tế của Donald Trump trong một hai năm tới là lãi suất tại Mỹ sẽ tăng, đồng Mỹ kim càng lên giá khiến hàng Mỹ đắt hơn và khó cạnh tranh hơn. Trong giai đoạn hiểm nghèo ấy, cơ chế hữu trách sẽ là Ngân hàng Trung ương với đòn bẩy là lãi suất.

Để tránh lạm phát, Chủ tịch hệ thống độc lập này là Janet Yellen sẽ phải nâng lãi suất sau khi bị ứng cử viên Donald Trump than phiền là ghìm lãi suất quá thấp trong quá lâu. Nhiệm kỳ của vị nữ lưu bên đảng Dân Chủ chỉ chấm dứt vào cuối năm 2018 và bà không ngỏ ý muốn từ chức sớm, lại còn công khai đòi bảo vệ đạo luật Dodd-Frank!

Kinh tế cũng là Chính trị, chúng ta còn thời giờ theo dõi xem Tổng thống Donald Trump sẽ xoay trở thế nào với các trận xa luân chiến muôn mặt của mình. Ít ra, ông có thể tự an ủi rằng Janet Yellen không đội mũ hồng đi biểu tình chống Trump mà vẫn suy nghĩ bằng bộ phận nằm giữa hai tai, chứ không thấp hơn như nhiều kiều nữ khác!

May quá….
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2017/01/blog-post_24.html


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm