Nhân Vật

Tổng trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Vỹ trong vụ “Quỹ Tương trợ và Tiết Kiệm Quân nhân”1967-1972

Như đã trình bày, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tiếp nhận chính quyền từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.Nội các đầu tiên của Đệ nhị VNC do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộ


Tuớng Nguyễn Văn Vỹ (ảnh chụp 1955 khi ông giữ chức Tổng thanh tra Quân đội Quốc gia VN họp cùng một số sĩ quan thân tín để chống lại
Thủ tướng Ngô Đình Diệm-ông lưu vong vào tháng 5/1955 và trở về VN cuối năm 1963 tiếp tục phục vụ trong quân đội
)


Như đã trình bày, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tiếp nhận chính quyền từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.Nội các đầu tiên của Đệ nhị VNC do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc nhậm chức ngày 9 Tháng Mười Một 1967, với thành phần như sau: Thủ tướng Luật sư Nguyễn Văn Lộc;Tổng trưởng Ngoại giao Bác sĩ Trần Văn Đỗ ;Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ ;Tổng trưởng Nội vụ Trung tướng Linh Quang Viên ;Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn: Nguyễn Bảo Trị ;Tổng trưởng Tài chánh Lưu Văn Tính; Tổng trưởng Kinh tế Trương Thái Tôn; Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông; Tổng trưởng Canh nông và Điền địa Tôn Thất Trình;Tổng trưởng Chiêu hồi Nguyễn Xuân Phong; Tổng trưởng Giao thông và Vận tải Lương Thế Siêu; Tổng trưởng Công chánh Bửu Đôn; Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Lữ Y ;Tổng trưởng Xã hội và Tỵ nạn Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế ;Tổng trưởng Cựu Chiến binh Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng ;Tổng trưởng Lao động Giáo sư Phó Bá Long ;Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur ; Tổng trưởng Tư pháp Huỳnh Đức Bửu.Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới với địa vị chính quyền pháp lý của miền Nam và thêm sáu quốc gia khác nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa chính quyền hiện hữu .Hoa Kỳ là một đồng minh tối quan trọng đối với chính phủ Đệ nhị Cộng hòa vì là nguồn viện trợ quân sự lớn cũng như sự giúp đỡ kinh tế. Nguồn tài trợ của Hoa Kỳ tăng đáng kể nếu lấy năm 1966 làm mốc giữa thời kỳ trước và sau khi thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.

*Diễn tiến chương trình “Qũy Tương trợ và Tiết kiệm Quân nhân”

Cũng trong năm 1967, Chính phủ VNCH quyết định tăng lương đồng đều cho tất cả quân nhân các cấp thuộc chủ lực quân, mỗi quân nhân 100 đồng. Lúc bấy giờ, quân số chủ lực quân khoảng 450.000 người (chưa kể quân số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân). Chỉ 100 đồng thôi vì ngân sách không thể chi trả nhiều hơn nữa, mà 100 đồng thời điểm ấy cũng chẳng mua sắm được gì. Cũng không rõ là Chính phủ có chấp thuận cho Bộ Quốc Phòng hay không, về việc sử dụng 100 đồng đó để thành lập một quỹ gọi là "Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân", và chỉ áp dụng cho quân nhân chủ lực quân mà thôi. Mục đích của quỹ như tên gọi là "vừa tiết kiệm vừa tương trợ quân nhân và gia đình". Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng Trưởng Quốc Phòng, giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Trong số các vị thành viên trong Hội Đồng Quản Trị, chỉ nhớ là có vị Tổng Giám Đốc Tài Chánh Thanh Tra Quân Phí/Bộ Quốc Phòng, và Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên (cấp bậc lúc bấy giờ) Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đây là những ghi nhận về diễn tiến về sự việc này theo hồi kýcủa Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.

Đại tá Hoa không rõ vị nào đã đưa ra đề nghị này, nhưng có điều là Quỹ này có hợp lệ hay không thì nhiều dư luận trái ngược nhau, mặc dù Quỹ đã được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép hoạt động. Vì Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia quyết định tăng lương là trách nhiệm của cấp lãnh đạo đối với quân nhân, nhưng Bộ Quốc Phòng đã thay mặt quân nhân quyết định thành lập Quỹ. Ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu, các quân nhân cũng phàn nàn quyết định này không ít, vì Họ là thành viên đương nhiên nhưng không hề được hỏi ý kiến về việc nên hay không nên thành lập Quỹ.


-Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tiếp vận
(từ năm 1974 kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân


Với lại trên nguyên tắc, Quỹ này không phải của quân đội mà lại do vị Tổng Trưởng Quốc Phòng nắm chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Các thành viên trong Hội Đồng đều được lãnh phụ cấp. Các vị khác thì Đại tá Hoa không rõ, nhưng riêng Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên lãnh xong là ông hoàn vào quỹ. Chính mắt Đại tá Hoa thì không thấy, nhưng Thiếu Tướng Khuyên nói điều này trong những buổi họp tham mưu của Tổng Cục Tiếp Vận.

Trở lại Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân. Khi quân số chủ lực quân gia tăng thì số vốn hằng tháng cũng theo đó mà gia tăng. Khi quân lực lên đến hơn 1 triệu quân thì chủ lực quân xấp xỉ con số 600,000 người, và như vậy có nghĩa là số vốn hằng tháng của quỹ ngoài các khoản lời khác, được tăng thêm đến 60 triệu. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, lúc bấy giờ chưa có cơ sở tài chánh nào tại Việt Nam mà số vốn gia tăng nhiều đến như vậy cả. Điều này ít nhất cũng là một trong hai nguyên nhân dẫn đến việc Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân "bị đánh sập" sau 51 tháng hoạt động.

Trong thời gian thành lập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, Đại tá Hoa đang phục vụ tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) nên không trực tiếp thấu hiểu, nhưng năm sau đó (1968) ông thuyên chuyển về Tổng Cục Tiếp vận mới có cơ hội nghe Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên cho biết thêm về tổ chức và hoạt động của Quỹ này. Theo ông, số vốn ngày càng gia tăng nhanh chóng và Hội Đồng Quản Trị quyết định thành lập một số cơ sở dịch vụ và kinh doanh, song song với gia tăng số vốn đầu tư vào các công ty dệt sợi, đặc biệt là Vimytex (Việt Mỹ Dệt Sợi Công Ty). Đây là công ty dệt sợi lớn nhất lúc bấy giờ. Hằng năm, công ty này trúng thầu khoảng 50% đến 70% trong số 30 tỷ đồng (Việt Nam Cộng Hòa) cung cấp vải treillis thường và treillis ngụy trang dùng may quần áo trận cho quân nhân. Ngoài ra còn các nhu cầu vải sợi khác, như: vải may quân phục Không Quân, Hải Quân, vải may mùng, may võng, may mũ, vải che mưa, vải dùng lau chùi vũ khí, vải may quân phục đại lễ, quân phục mùa đông cho sinh viên Trường Võ Bị Quốc Gia, quân phục cho sinh viên Trường Bộ Binh Thủ Đức, vải may quân phục cho quân nhân công du hoặc du học ngoại quốc, ..v..v.. Theo thời gian, các cơ sở sau đây được thành lập:

- Kỹ thương ngân hàng

- Công ty bốc dỡ hàng hoá tại cảng Sài Gòn

- Công ty vận tải.

- ông ty sản xuất vật liệu xây dựng.

- Xây cất tòa nhà nhiều tầng tại số 8 đại lộ Nguyễn Huệ khu trung tâm thủ đô, dự trù sử dụng cho văn phòng ngân hàng, cho các công ty do Quỹ thành lập, và cho thuê. Tòa nhà này thường được gọi là "cao ốc Nguyễn Huệ". Quan điểm táo bạo nhất là Hội Đồng Quản Trị sẽ tiến đến xây dựng nhà máy sản xuất đạn bắn thẳng mà khởi đầu là tân trang.

Quan điểm này càng trở nên mạnh mẽ khi Trung Tướng (đã được thăng cấp) Đồng Văn Khuyên được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà tôi vừa nói ở trên. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ, vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong nghiên cứu chiến lược lắm khi người ta chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng, một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định. Nhưng điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử nghiệm. Và theo Đại tá Hoa, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!

Tác giả bài viết: Đặng Quang

Nguồn tin: Vietstaronline.com

Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tổng trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Vỹ trong vụ “Quỹ Tương trợ và Tiết Kiệm Quân nhân”1967-1972

Như đã trình bày, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tiếp nhận chính quyền từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.Nội các đầu tiên của Đệ nhị VNC do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộ


Tuớng Nguyễn Văn Vỹ (ảnh chụp 1955 khi ông giữ chức Tổng thanh tra Quân đội Quốc gia VN họp cùng một số sĩ quan thân tín để chống lại
Thủ tướng Ngô Đình Diệm-ông lưu vong vào tháng 5/1955 và trở về VN cuối năm 1963 tiếp tục phục vụ trong quân đội
)


Như đã trình bày, Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa tiếp nhận chính quyền từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu.Nội các đầu tiên của Đệ nhị VNC do Thủ tướng Nguyễn Văn Lộc nhậm chức ngày 9 Tháng Mười Một 1967, với thành phần như sau: Thủ tướng Luật sư Nguyễn Văn Lộc;Tổng trưởng Ngoại giao Bác sĩ Trần Văn Đỗ ;Tổng trưởng Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ ;Tổng trưởng Nội vụ Trung tướng Linh Quang Viên ;Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn: Nguyễn Bảo Trị ;Tổng trưởng Tài chánh Lưu Văn Tính; Tổng trưởng Kinh tế Trương Thái Tôn; Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Giáo sư Tăng Kim Đông; Tổng trưởng Canh nông và Điền địa Tôn Thất Trình;Tổng trưởng Chiêu hồi Nguyễn Xuân Phong; Tổng trưởng Giao thông và Vận tải Lương Thế Siêu; Tổng trưởng Công chánh Bửu Đôn; Tổng trưởng Y tế Bác sĩ Trần Lữ Y ;Tổng trưởng Xã hội và Tỵ nạn Bác sĩ Nguyễn Phúc Quế ;Tổng trưởng Cựu Chiến binh Bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng ;Tổng trưởng Lao động Giáo sư Phó Bá Long ;Tổng trưởng Phát triển Sắc tộc Paul Nur ; Tổng trưởng Tư pháp Huỳnh Đức Bửu.Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới với địa vị chính quyền pháp lý của miền Nam và thêm sáu quốc gia khác nhìn nhận Việt Nam Cộng hòa chính quyền hiện hữu .Hoa Kỳ là một đồng minh tối quan trọng đối với chính phủ Đệ nhị Cộng hòa vì là nguồn viện trợ quân sự lớn cũng như sự giúp đỡ kinh tế. Nguồn tài trợ của Hoa Kỳ tăng đáng kể nếu lấy năm 1966 làm mốc giữa thời kỳ trước và sau khi thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa.

*Diễn tiến chương trình “Qũy Tương trợ và Tiết kiệm Quân nhân”

Cũng trong năm 1967, Chính phủ VNCH quyết định tăng lương đồng đều cho tất cả quân nhân các cấp thuộc chủ lực quân, mỗi quân nhân 100 đồng. Lúc bấy giờ, quân số chủ lực quân khoảng 450.000 người (chưa kể quân số Địa Phương Quân và Nghĩa Quân). Chỉ 100 đồng thôi vì ngân sách không thể chi trả nhiều hơn nữa, mà 100 đồng thời điểm ấy cũng chẳng mua sắm được gì. Cũng không rõ là Chính phủ có chấp thuận cho Bộ Quốc Phòng hay không, về việc sử dụng 100 đồng đó để thành lập một quỹ gọi là "Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân", và chỉ áp dụng cho quân nhân chủ lực quân mà thôi. Mục đích của quỹ như tên gọi là "vừa tiết kiệm vừa tương trợ quân nhân và gia đình". Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Tổng Trưởng Quốc Phòng, giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Trong số các vị thành viên trong Hội Đồng Quản Trị, chỉ nhớ là có vị Tổng Giám Đốc Tài Chánh Thanh Tra Quân Phí/Bộ Quốc Phòng, và Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên (cấp bậc lúc bấy giờ) Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đây là những ghi nhận về diễn tiến về sự việc này theo hồi kýcủa Đại tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng Tổng Tư lệnh, Tổng tham mưu trưởng qua các thời kỳ Tướng Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Trần Văn Minh, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên. Chức vụ cuối cùng là Tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp Vận.

Đại tá Hoa không rõ vị nào đã đưa ra đề nghị này, nhưng có điều là Quỹ này có hợp lệ hay không thì nhiều dư luận trái ngược nhau, mặc dù Quỹ đã được Bộ Nội Vụ cấp giấy phép hoạt động. Vì Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia quyết định tăng lương là trách nhiệm của cấp lãnh đạo đối với quân nhân, nhưng Bộ Quốc Phòng đã thay mặt quân nhân quyết định thành lập Quỹ. Ngay trong Bộ Tổng Tham Mưu, các quân nhân cũng phàn nàn quyết định này không ít, vì Họ là thành viên đương nhiên nhưng không hề được hỏi ý kiến về việc nên hay không nên thành lập Quỹ.


-Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tiếp vận
(từ năm 1974 kiêm nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân


Với lại trên nguyên tắc, Quỹ này không phải của quân đội mà lại do vị Tổng Trưởng Quốc Phòng nắm chức Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Các thành viên trong Hội Đồng đều được lãnh phụ cấp. Các vị khác thì Đại tá Hoa không rõ, nhưng riêng Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên lãnh xong là ông hoàn vào quỹ. Chính mắt Đại tá Hoa thì không thấy, nhưng Thiếu Tướng Khuyên nói điều này trong những buổi họp tham mưu của Tổng Cục Tiếp Vận.

Trở lại Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân. Khi quân số chủ lực quân gia tăng thì số vốn hằng tháng cũng theo đó mà gia tăng. Khi quân lực lên đến hơn 1 triệu quân thì chủ lực quân xấp xỉ con số 600,000 người, và như vậy có nghĩa là số vốn hằng tháng của quỹ ngoài các khoản lời khác, được tăng thêm đến 60 triệu. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, lúc bấy giờ chưa có cơ sở tài chánh nào tại Việt Nam mà số vốn gia tăng nhiều đến như vậy cả. Điều này ít nhất cũng là một trong hai nguyên nhân dẫn đến việc Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân "bị đánh sập" sau 51 tháng hoạt động.

Trong thời gian thành lập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, Đại tá Hoa đang phục vụ tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ) nên không trực tiếp thấu hiểu, nhưng năm sau đó (1968) ông thuyên chuyển về Tổng Cục Tiếp vận mới có cơ hội nghe Thiếu Tướng Đồng Văn Khuyên cho biết thêm về tổ chức và hoạt động của Quỹ này. Theo ông, số vốn ngày càng gia tăng nhanh chóng và Hội Đồng Quản Trị quyết định thành lập một số cơ sở dịch vụ và kinh doanh, song song với gia tăng số vốn đầu tư vào các công ty dệt sợi, đặc biệt là Vimytex (Việt Mỹ Dệt Sợi Công Ty). Đây là công ty dệt sợi lớn nhất lúc bấy giờ. Hằng năm, công ty này trúng thầu khoảng 50% đến 70% trong số 30 tỷ đồng (Việt Nam Cộng Hòa) cung cấp vải treillis thường và treillis ngụy trang dùng may quần áo trận cho quân nhân. Ngoài ra còn các nhu cầu vải sợi khác, như: vải may quân phục Không Quân, Hải Quân, vải may mùng, may võng, may mũ, vải che mưa, vải dùng lau chùi vũ khí, vải may quân phục đại lễ, quân phục mùa đông cho sinh viên Trường Võ Bị Quốc Gia, quân phục cho sinh viên Trường Bộ Binh Thủ Đức, vải may quân phục cho quân nhân công du hoặc du học ngoại quốc, ..v..v.. Theo thời gian, các cơ sở sau đây được thành lập:

- Kỹ thương ngân hàng

- Công ty bốc dỡ hàng hoá tại cảng Sài Gòn

- Công ty vận tải.

- ông ty sản xuất vật liệu xây dựng.

- Xây cất tòa nhà nhiều tầng tại số 8 đại lộ Nguyễn Huệ khu trung tâm thủ đô, dự trù sử dụng cho văn phòng ngân hàng, cho các công ty do Quỹ thành lập, và cho thuê. Tòa nhà này thường được gọi là "cao ốc Nguyễn Huệ". Quan điểm táo bạo nhất là Hội Đồng Quản Trị sẽ tiến đến xây dựng nhà máy sản xuất đạn bắn thẳng mà khởi đầu là tân trang.

Quan điểm này càng trở nên mạnh mẽ khi Trung Tướng (đã được thăng cấp) Đồng Văn Khuyên được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Không biết do đâu mà quan điểm này lọt ra ngoài, và phía Hoa Kỳ bắn tiếng xa gần là sẽ không hỗ trợ mục tiêu này nếu như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thực hiện. Rất có thể đây là nguyên nhân thứ hai mà tôi vừa nói ở trên. Hoa Kỳ cho rằng, họ sẽ cung cấp đầy đủ đạn dược với phí tổn nhẹ hơn so với giá thành sản xuất tại Việt Nam. Đúng hay không thì chưa rõ, vì phải nắm được giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ mới so sánh được, với lại trong nghiên cứu chiến lược lắm khi người ta chấp nhận phí tổn cao về kinh tế để đạt được mục đích khác cao hơn như mục đích chính trị chẳng hạn. Giả thuyết rằng, một viên đạn sản xuất tại Việt Nam cùng phẩm chất mà giá thành cao hơn giá thành sản xuất tại Hoa Kỳ, chánh phủ vẫn chấp nhận được vì cái cốt lõi của mục đích là khả năng tự lực, còn giá thành không phải là yếu tố quyết định. Nhưng điều đó cho phép ta nhận định là Hoa Kỳ không muốn Việt Nam Cộng Hòa dần dần ra khỏi tầm kiểm soát của họ, mà đây là bước đầu Hội Đồng Quản Trị muốn thử nghiệm. Và theo Đại tá Hoa, đây là nguyên nhân thứ hai góp phần dẫn đến quyết định đánh sập Quỹ Tương Trợ và Tiết Kiệm Quân Nhân, mà lại là quyết định từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu!

Tác giả bài viết: Đặng Quang

Nguồn tin: Vietstaronline.com

Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm