Trang lá cải

Trang Lá Cải 13 -10 -2021: Cuộc trốn chạy của hàng vạn lao động

Ba thanh niên hiếp dâm bé gái cùng thôn


684x


********************

Cuộc trốn chạy của hàng vạn lao động

Lần đầu sau 13 năm tha hương, Bảo thấy mình không còn ràng buộc với thành phố. Anh xếp nốt mấy bộ quần áo cũ rồi giục vợ, con gái lên xe máy về Kiên Giang.

Người lao động đưa con nhỏ về quê sau khi TP HCM và các tỉnh nới lỏng giãn cách. Ảnh: Phạm Chiểu, Võ Thạnh, Nguyễn Đông

Sáng 3/10, Nguyễn Văn Bảo, 31 tuổi, trọ ở huyện Hóc Môn, nhận được 3 triệu đồng chính quyền hỗ trợ. Anh dùng luôn trả tiền thuê phòng mấy tháng nay. Dù đã được chủ nhà giảm đến 70% trong 3 tháng nghỉ dịch, nay có khoản trợ cấp anh mới đủ tiền trả số còn lại. Đây cũng là khoản trợ cấp duy nhất Bảo nhận được khi thất nghiệp, vì công việc trước đó là thời vụ, không có bảo hiểm.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Bảo và con gái đã về tới quê sau 13 giờ chạy xe máy. Ảnh nhân vật cung cấp

Hiện xưởng sản xuất đế giày nơi hai vợ chồng làm công nhân chưa có kế hoạch hoạt động trở lại. Chuyến về quê này anh đi với tâm thế về hẳn vì vợ gần sinh, con gái sắp vào lớp 1. Những món đồ không mang theo được, anh mang sang cho hàng xóm. Tha hương từ năm 18 tuổi, 13 năm nay, lần đầu tiên anh thấy bản thân không còn ràng buộc gì với thành phố.

Cũng giống Bảo, Trần Văn Dũng, 36 tuổi, quê Quảng Bình, vào Đồng Nai mưu sinh nay cạn tiền. Sợ dịch, nên dù tỉnh bắt đầu nới lỏng giãn cách, gia đình anh vẫn quyết định tha lôi nhau đi cả nghìn km về quê. Dũng chạy xe ôm gần chục năm nay, còn vợ làm công nhân may. Mỗi tháng hai người kiếm được chục triệu đồng, đủ cho cuộc sống tối thiểu. Nhìn hai đứa con mặc áo mưa đùa nhau cạnh mấy chiếc xe máy bám đầy bùn đất cùng chằng chịt túi xách, bao tải, anh chỉ thở dài.

Đoàn người về quê đi qua địa phận Thừa Thiên Huế hồi tháng 8. Ảnh: Võ Thạnh

Giàng A Páo, một người Mông 25 tuổi ở biên giới phía Bắc, cũng vừa quyết định cùng vợ Ly Thị Giống rời Bình Dương về quê. "Chị không hiểu được cái cảm giác một ngày vợ chồng ăn hai gói mì tôm thôi đâu. Không cảm thấy no gì hết. Nhưng mình vẫn phải cố ăn để sống". Ký ức hơn 60 ngày chống chọi với dịch khiến Páo "chỉ muốn rơi nước mắt".

Hai vợ chồng họ vào Bình Dương đầu tháng 5, thử tìm việc ở Bắc Ninh nhưng không ổn vì công ty điện tử chỉ nhận công nhân nữ theo thời vụ, chỉ Ly Thị Giống có việc. Vì muốn được cùng nhận vào làm nên cả hai lại dắt díu nhau về Lào Cai.

Páo kể, đi làm công nhân cũng chỉ vì dịch. Hai năm Covid-19 khiến đường mòn, lối mở sang biên giới làm thuê không còn, và cùng với nỗi lo nhiễm bệnh, Páo đành ở nhà. Bình Dương thực tế là lựa chọn cuối cùng, xa nhất mà anh nhìn thấy có thể kiếm ra tiền cho đứa con đi học và xây nhà. "Ở quê không đói, nhưng không có tiền", Páo nói.

Nhưng chỉ mới kiếm được số tiền mà Páo nhẩm là "hai lần 20 triệu", đủ mua một chiếc xe máy để đi làm, gửi tiền cho bố mẹ mua phân bón, ngô giống thì dịch bùng lên. Hồi Covid-19 mới bùng phát, vợ chồng Páo nấn ná thêm hai tuần để xem thế nào, cuối cùng, kéo dài cả 2-3 tháng.

Đoàn người rời TP HCM

Đoàn người rời TP HCM và các tỉnh phía Nam để về quê trong những ngày qua. Video: Nhóm phóng viên

Đêm 5/10, vợ chồng Páo và gần 300 người Mông quê Lào Cai, Sơn La đã có mặt ở chốt kiểm dịch trên cầu Trung Hà (Tam Nông, Phú Thọ) sau 3 ngày, 4 đêm chạy xe máy gần 2.000 km. Những người đàn ông mặt cháy nắng, mắt đỏ ngầu vì mưa, bụi, nằm vật ra vệ đường tranh thủ ngủ trước khi cảnh sát giao thông dẫn đi tiếp. Dưới ánh đèn cao áp, chiếc váy xoè hoa của những người vợ không nhìn rõ màu vì bụi đất bám chặt. Đoàn người mang về những gì có thể mang, móc quần áo, chiếc chổi đót quét đường lấy chỗ rải mảnh chiếu đơn ngả lưng.

Gia đình của Bảo, Dũng, hay Páo là một vài trong số hàng vạn lao động đã trở về nhà bằng đủ mọi cách, từ xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ, kể từ khi các tỉnh miền Nam bắt đầu nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10.

Theo tính toán của các địa phương, đến ngày 6/10, số lượng người về Đồng Tháp là 26.000 người, An Giang 40.000 người, Sóc Trăng là 50.000 người, Cà Mau gần 20.000 người, Kiên Giang đến ngày 10/10 đón 40.000 người. Nghệ An và Huế lần lượt đón 87.000 và 40.000 người lao động trên cả nước hồi hương... Với các tỉnh miền núi phía Bắc, thống kê ngày 5-9/10, Hà Giang có hơn 2.000 người về, Sơn La hơn 2.500 người, Lào Cai gần 600 người, Lai Châu hơn 300 người.

Trước đó, khoảng 1,3 triệu người lao động đã về quê tránh dịch tính từ tháng 7 đến 15/9 theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 12/10.

Nhưng những con số này có thể vẫn chưa đầy đủ, nhất là với nhóm người lao động trong khu vực phi chính thức – nhóm nguy cơ bị đứng ngoài các cuộc thống kê chính thức.

TP HCM, qua các tính toán của những cơ quan thống kê, hiện có khoảng 10 triệu dân. Nhưng trong những ước tính gần đây của UBND TP HCM và Bộ Công an để lên phương án hỗ trợ vì Covid-19, tổng dân số TP HCM là 13 triệu người, tức có khoảng 3 triệu người là tạm trú.

Một báo cáo của Oxfam về lao động di cư cuối năm 2015 cũng chỉ ra, phần lớn người di cư lên thành phố là những lao động không có kỹ năng nghề nghiệp hoặc có kỹ năng ở mức thấp. Họ chỉ có việc làm giản đơn trong khu vực phi chính thức như lao động tự do trong các ngành xây dựng, dịch vụ. Còn lao động di cư trong khu vực chính thức thì cũng chủ yếu làm công nhân trong các nhà máy ở các khu công nghiệp như giày da, dệt may. Và đây cũng chính là những đối tượng chủ yếu rời thành phố về quê trong đợt vừa qua.

Các nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội – Social Life (TP HCM) và cộng sự thực hiện với người lao động di cư làm việc các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP HCM và Bình Dương cũng phần nào phác hoạ được nhóm người này. Theo đó, lao động di cư thường khá trẻ, đa phần học hết cấp 2, cấp 3. Như tại TP HCM, độ tuổi trung bình là 26,4 tuổi, tại Bình Dương là 18-27.

Hơn một nửa công nhân tại TP HCM đến từ Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp), một phần ba đến từ khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung (Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An).

Tại Bình Dương cũng có sự tương đồng. Điều này hiện trùng khớp với kết quả Điều tra di cư mới nhất khi vùng xuất cư nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (29,57%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (44,8%).

Người dân đi xe máy rời thành phố về quê. Ảnh: Quỳnh Trần, Nguyễn Đông, Hồng Chiêu

Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, vừa rồi được xem là làn sóng hồi hương lần hai của người lao động trong Covid-19. Đợt một diễn ra vào tháng 7, ngay trước khi TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó có nhiều lao động tự do thời vụ, đặc biệt là người miền Tây đã trở về quê khi nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa.

Với làn sóng thứ hai bắt đầu từ 1/10, những người về phần đông là công nhân nhà máy, công xưởng. Qua hai lần khảo sát hơn 250 nhà máy và 300 công nhân trong lĩnh vực dệt may, da giày, bà Chi cho biết trên 60% người di cư muốn về quê hoặc đã về quê.

"Họ là nhóm lao động tương đối trẻ, dưới 40 tuổi, có áp lực tài chính hoặc gánh nặng về gia đình như có con nhỏ, hoặc độc thân nhưng có cha mẹ già ở quê. Họ sẽ ưu tiên về quê đợt này", bà nhận xét. Những người này, theo bà đã kiệt quệ cả về tâm lý, sức khoẻ và kinh tế trong thời gian giãn cách.

Covid-19 đã biến các tỉnh miền Nam, nơi vốn được xem là thuận lợi cho việc mưu sinh, trở nên khắc nghiệt và tù túng, càng thôi thúc người lao động đang khó khăn muốn "về quê" hơn.

Khảo sát của Social Life trong tháng 6-7 tại Bình Dương, TP HCM với quy mô 457 người cho thấy khoảng 30% người bị mất việc hoặc nợ lương, chậm lương. Tổ chức này cũng dẫn lại một ước tính dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê từ năm 2017 cho thấy, trong điều kiện bình thường không có dịch bệnh, trung bình hộ nghèo chỉ tiết kiệm khoảng 7 triệu mỗi năm, chỉ "ăn nhắt hà tiện" được nhiều nhất trong 2-3 tháng.

Trong khi đó, khảo sát trực tuyến trên VnExpress thực hiện cùng Ban IV hồi tháng 8 với hơn 69.000 người lao động, đa phần đến từ khu vực phía Nam cho thấy, 62% người đã mất việc vì dịch bệnh. Nguồn tài chính tích luỹ không dư dả khiến 50% lao động mất việc chỉ đủ tiền trang trải cuộc sống trong 1 tháng. 37% và 8,6% người cho biết đủ tiền sống trong 3-6 tháng, chỉ 4,4% người dư tiền tích luỹ trên 6 tháng.

Páo là một trong số ấy. Páo kể, trong những ngày ở lại Bình Dương, vợ chồng có khăn gói vào công ty thực hiện "ba tại chỗ". Tuy nhiên, thời gian cũng chỉ được gần chục ngày. Nhà máy có ca nhiễm, họ phải trở về phòng tự cách ly. Những căn phòng trọ vốn chỉ để "ngủ vài tiếng mỗi ngày" trở thành nơi ở 24/24. Không ai dám ra khỏi ngõ, ở đâu cũng chỉ thấy F0.

Vợ chồng Páo dừng chân, chia nhau bánh mỳ trên đường về quê. Ảnh: Gia Chính

Hơn hai tháng, họ nhận được 800.000 đồng mỗi người hỗ trợ từ nhà nước. Số tiền đủ để đóng trọ, tiền nước một tháng. Phòng trọ sát lề đường, thi thoảng Páo nhận được vài cân gạo, thùng mì từ nhà hảo tâm. "Họ cho gì mình ăn cái nấy, không đòi hỏi", Páo nói.

Nhưng lúc này, tâm tư của vợ chồng chỉ thèm về nhà. Về quê dù không có tiền, không chết đói được. "Rau ăn rau, muối ăn muối, cả nhà không bệnh là hạnh phúc", anh nói.

Dòng người đổ về quê đã khiến cho không ít doanh nghiệp lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may bày tỏ: "Có không ít người bỏ về quê là công nhân dệt may, da giày. Một lần nữa chuỗi cung ứng hai ngành này đứng trước nguy cơ đứt gãy", ông nói.

Khảo sát một số nhà trọ ở tại Bình Dương, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) nhận thấy, số lao động đổ xô về quê, trước hết thường rơi vào nhóm nhân công của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ mô nhỏ, lẻ.

"Những người làm cho nhà máy, khu công nghiệp lớn được bảo vệ bằng hợp đồng lao động nên phần đông vẫn ở lại", ông nói. Theo đó, tại các doanh nghiệp có năng lực lãnh đạo tốt, họ đã chăm sóc cả công nhân tham gia "ba tại chỗ" và "công nhân tạm nghỉ ở nhà". "Tuy nhiên, những nhà máy được tổ chức tốt như vậy theo tôi nghĩ không có nhiều", ông nói.

Lĩnh vực dịch vụ cũng đang đứng trước bài toán thiếu lao động. Một chủ nhà hàng lớn tại TP HCM bày tỏ lo ngại khi cấu trúc lao động của hệ thống nhà hàng đang mất đi khi người lao động bỏ về quê.

"Nếu tìm vài người bưng bê, chạy bàn thì còn dễ, đâu cũng kiếm được, nhưng những người có tay nghề cao như đầu bếp, phụ bếp thì khó. Nhiều người giờ quyết định ở lại quê luôn không ra vì sợ dịch", người này chia sẻ. Điều này khiến cho việc tái hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nhạc Phan Linh, Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, khi tiếp xúc trực tiếp với những "lao động di cư" từ Nam ra Bắc vừa qua, nhiều người lao động tâm sự họ tự chủ động bỏ việc vì sợ bị lây bệnh khi cho rằng mô hình sản xuất "3 tại chỗ" áp lực lớn, nguy cơ nhiễm bệnh cao. Với Nhóm lao động có gia đình khi di cư về quê, họ cho biết không muốn trở lại miền Nam làm việc. Họ trở về quê tìm việc để ổn định cuộc sống, tiện chăm sóc gia đình, con cái.

Tuy nhiên, làn sóng hàng vạn người lao động nhập cư về quê lần này, theo giới phân tích, vẫn có những điểm tích cực.

Bà Đỗ Quỳnh Chi nhìn nhận đợt về quê này của người lao động là một cuộc nghỉ ngơi sau quãng thời gian họ quá mệt mỏi ở thành phố. Kết quả khảo sát của bà cũng cho thấy, 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn quay lại công việc và công ty cũ. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực nào để trở lại, người lao động cho biết họ sẽ cần 3-5 tháng để hồi phục trước khi trở lại thành phố làm việc.

Ông Lộc cũng nhìn nhận việc cho người lao động về quê giống như xả van cho nồi áp suất đang căng. Ông đánh giá, những người lao động di cư có thể không phải tự phát mà đã tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định ở hay về. "Họ có những nhóm Zalo, Facebook để trao đổi thông tin với nhau", ông nói. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra, người di cư có tính cộng đồng, vùng miền rất lớn, họ cũng có xu hướng tụ tập, chọn nơi làm việc và sinh sống cùng với những người đồng hương.

"Ghi nhận của chúng tôi hồi tháng 6-7 cho thấy, hơn 90% người lao động di cư cho biết sẽ quay lại để làm việc, cho thấy mức độ gắn bó của họ với các thành phố rất cao", ông chia sẻ. Theo ông, TP HCM, Bình Dương với người lao động đã trở thành "một chốn hai quê".

Do vậy, việc các địa phương chủ động trong việc hỗ trợ người lao động di cư hồi hương có thể giúp họ phục hồi, có nhiều năng lượng hơn khi hoạt động sản xuất trở lại công suất ban đầu, đồng thời, cũng giảm tải áp lực cho thành phố trong sắp xếp lại các không gian cư trú, chính sách phúc lợi.

Người lao động tìm cách rời TP HCM hồi giữa tháng 8. Ảnh: Quỳnh Trần

"Đừng tạo cho người lao động một cú sốc, một dấu hằn sâu là đô thị khắc nghiệt, bệnh tật, không lối thoát. Nếu để họ tiếp tục bị tổn thương bởi dấu hằn này, họ mới cân nhắc về nơi mưu sinh", ông nói.

Ông Nguyễn Duy Minh cũng cho rằng, bài toán lao động thực chất là câu chuyện lo xa của các doanh nghiệp. Bởi lẽ họ đang hoạt động dưới 50% công suất và cần thời gian để phục hồi dần. "Vấn đề lao động sẽ là của 3-6 tháng tới, còn giờ họ vẫn đang nắm giữ được lao động, đặc biệt là với các doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt", ông nói.

Anh Dũng hay Páo đến giờ vẫn bảo, về quê chỉ là tạm, gia đình họ sẽ trở lại khi dịch được kiểm soát tốt trên cả nước, hoặc là "sau Tết".

"Sau Tết" trở thành cái mốc đánh dấu dự tính của nhiều lao động hồi hương. So với đám nương trồng được một vụ lúa, một mùa ngô, hay đi sang bên kia biên giới "là sai", Páo vẫn thích công việc kiếm ra tiền ở xưởng gỗ Bình Dương.

"Qua Tết nếu hết dịch có khi lại vào. Mình cũng không thể nói trước sẽ không quay lại nơi có thể kiếm được tiền", Páo nói về một tương lai không chắc chắn.

Còn Ly Thị Giống, vợ Páo, chắc chắn sẽ đi cùng chồng.


*************

Ba thanh niên hiếp dâm bé gái cùng thôn

Hà NộiNguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Đông khai ảnh hưởng bởi xem phim khiêu dâm nên 13 lần lạm dụng tình dục bé gái 9 tuổi gần nhà.

Sau phiên xét xử kín ngày 13/10, Khánh, 18 tuổi, Bình, 17 tuổi và Đông, 16 tuổi, cùng trú xã tân Minh, huyện Sóc Sơn, bị TAND Hà Nội tuyên phạt lần lượt 5, 4 và 3 năm tù về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, theo điểm c, khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.

Ba bị cáo tại phiên xét xử ngày 13/10. Ảnh: Danh Lam

Ba bị cáo tại phiên xét xử ngày 13/10. Ảnh: Danh Lam

Cáo trạng xác định, các bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm bé Linh, 9 tuổi, sinh sống cùng thôn, từ tháng 5/2019 đến 1/2020.

Các bị cáo khai lợi dụng Linh sang chơi, hoặc không có người lớn ở nhà đã dụ bé vào buồng xem phim hoạt hình, xem điện thoại sau đó chốt cửa... Khi bị người nghi ngờ, tra hỏi, các bị cáo nói đang "chơi trốn tìm".


Khi biết sự tình, ngày 31/1/2020, mẹ Linh đến cơ quan điều tra trình báo.

Trong giai đoạn điều tra, gia đình của mỗi bị cáo bồi thường cho bị hại 2 triệu đồng.

* Tên nạn nhân đã thay đổi


**************

Giữa ồn ào cát xê Hồ Văn Cường, MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề gây phẫn nộ


MC Tuyền Mập gây phẫn nộ khi bóng gió ai đó: "Mặt cầm cuốn sổ tiết kiệm là thấy bất hảo". MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề để nhận xét về ai? Đó có phải là mẹ ruột HofVawn Cường?

Mới đây, MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề để bóng gió ai đó như: "Cái mặt cầm cuốn sổ tiết kiệm là thấy bất hảo rồi. Cả cặp luôn chứ không phải riêng người đàn bà tóc tai bù xù, lưỡng quyền cao, mắt xếch, miệng hô... còn người đàn ông trán cao rộng, mặt gầm gầm hướng xuống dưới, mắt lấm lét nhìn ngược lên...". Bài đăng của nữ MC khiến netizen vô cùng phẫn nộ.




MC Tuyền Mập dùng nhiều từ ngữ nặng nề để bóng gió ai đó


Ngoài ra, nữ MC còn một bài đăng khác nói về chuyện nuôi 1 người trong vòng 1 năm tốn kém rất nhiều

Bài đăng được chụp lại và lan truyền trên các group, page giải trí. Ngay sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, MC Tuyền Mập đã lập tức xóa bài đăng gây tranh cãi. Cô cũng có động thái chuyển tất cả bài đăng trên trang cá nhân từ chế độ công khai sang chế độ bạn bè.


MC Tuyền Mập hiện đang khiến netizen vô cùng phẫn nộ


***************

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý


Vừa qua, tại phần ba chương trình Gõ cửa thăm nhà, ca sĩ Lynda Trang Đài đã hé lộ về cơ duyên gặp mặt giữa mình với chồng kém tuổi Tommy Ngô để tạo nên một cặp đôi đẹp trên sân khấu. Cô nói:

"Về cơ duyên gặp chồng tôi là Tommy Ngô, tôi nhớ tết năm đó có đến nhà chị Kỳ Duyên đánh bầu cua thì lần đầu tiên gặp anh ấy. Tommy lúc đó còn là sinh viên đang đi học.

Tôi thấy Tommy Ngô đánh thua nên thương, nghĩ cậu này sinh viên làm gì có tiền nên cố tình nhường cho thắng. Từ lúc đó, Tommy Ngô mới để ý tôi, nghĩ sao cô này chơi đẹp thế.

Sau đó, tôi tới vũ trường hát thì tình cờ gặp lại Tommy. Hóa ra Tommy được thuê làm ca sĩ độc quyền cho vũ trường. Từ đó, chúng tôi bắt đầu quen nhau.

Trong nhiều lần đi chơi với anh chị em nghệ sĩ, mọi người thấy chúng tôi thân thiết nên bắt đầu gán ghép, hùn vào. Tới giờ tôi nghĩ, mọi thứ đều là cái duyên hết".

Sau đó, Lynda Trang Đài tâm sự thêm về sự nghiệp của mình: "Tôi sang Mỹ từ năm 7 tuổi nhưng vì gia đình là người Huế nên đời sống rất truyền thống Việt Nam. Ở nhà, bố mẹ tôi luôn nói tiếng Việt.

Chính vì thế nên tới ngày hôm nay tôi vẫn nói được tiếng Việt và có một cuộc sống rất thuần Việt, không hề Tây hóa.

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý - Ảnh 2.

Đây là một điều rất may mắn với tôi vì dù học giỏi cỡ nào cũng phải biết tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ đất nước mình. Đối với tôi, quên tiếng Việt là vô dụng, cái gì là nguồn gốc thì phải biết.

Quan trọng hơn cả, nói tiếng Việt thì sẽ gần gũi với gia đình, người Việt mình hơn. Khi tôi đi hát, tôi cũng may mắn gặp được các đàn anh đàn chị như Khánh Ly, Hương Lan, Elvis Phương… nhờ đó mà tôi được học hỏi tiếng Việt từ các anh chị rất nhiều.

Nhờ đó mà đến ngày hôm nay tôi mới viết và nói được tiếng Việt. Đây là điều tôi rất trân quý.

Lúc đi hát, tôi vẫn lo cho gia đình nên bố mẹ tin tưởng tôi, biết tôi không phải đứa con hư. Ông bà cũng chỉ nghĩ tôi đi hát cho vui thôi, không nghĩ tôi sẽ thành ca sĩ chuyên nghiệp rồi có một ngày lại nổi tiếng.

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý - Ảnh 3.

Mọi người thường thắc mắc vì sao gia đình tôi truyền thống như thế mà lại đồng ý cho tôi ăn mặc hở hang, táo bạo và bốc lửa. Thực ra, bố mẹ tôi trông thế mà đầu óc cởi mở lắm.

Bản thân tôi cũng giải thích cho bố mẹ rằng đó chỉ là phong cách trình diễn trên sân khấu, không liên quan tới con người. Bố mẹ tôi thấy thế cũng cho qua vì nghĩ chỉ là vẻ bề ngoài. Nhờ đó mà tôi nổi tiếng, có được ngày hôm nay.

Ngày đó, phong cách biểu diễn của tôi khá mới lạ với khán giả Việt, ăn mặc hở hang, rồi bò trườn trên sân khấu. Đơn giản vì tôi lớn lên ở  Mỹ, lại có máu nghệ sĩ nên cứ hứng sao diễn vậy.

Hơn nữa, tôi ảnh hưởng trực tiếp từ thần tượng mình là Madonna nên học theo cách trình diễn của cô ấy khá nhiều".


*************

Sau khi ly hôn, Cuộc sống của Hoa hậu Anh nhận 476 triệu USD ra sao?


Cuộc sống của Hoa hậu Anh nhận 476 triệu USD sau khi ly hôn. Kirsty Bertarelli trở thành người phụ nữ ly dị giàu có nhất nước Anh sau khi ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ và nhận số tiền đền bù 476 triệu USD.

Theo SCMP, khi ca sĩ, Hoa hậu Anh Kirsty Bertarelli kết hôn với tỷ phú người Thụy Sỹ Ernesto Bertarelli vào năm 2000, cô chính thức vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất nước Anh và xếp vị trí đầu bảng.

Trước khi ly hôn, vợ chồng nhà Bertarelli có khối tài sản ròng lên đến 9,2 tỷ USD (tương đương 12 tỷ USD). Họ nổi tiếng với lối sống xa hoa, biệt thự sang trọng và du thuyền đắt đỏ.

Sau 21 năm chung sống, cựu hoa hậu Anh ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ. Cô nhận được biệt thự, tiền mặt trị giá 476 triệu USD. Cuộc ly hôn đưa Kirsty Bertarelli thành người phụ nữ giàu có nhất nước Anh sau ly hôn.

Cuộc sống sau khi ly hôn tỷ phú USD
Trong thời gian chung sống, hai người sở hữu nhiều nhà ở hạng sang, nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới. Loạt bất động sản đáng chú ý là biệt thự 13,6 triệu USD ở Geneva, khu đất trị giá 10,9 triệu USD ở Gstaad và căn nhà ở Belgravia, London, Anh trị giá 7,5 triệu USD. Cựu hoa hậu Anh đã cải tạo căn nhà với tầng hầm rộng lớn, theo Insider.


Cựu Hoa hậu Kirsty Bertarelli chung sống cùng tỷ phú người Thụy Sỹ hơn 20 năm. Ảnh: The Times.
Sau khi ly hôn, tỷ phú USD giao Kirsty Bertarelli hai căn biệt thự lớn ở Thụy Sỹ. Cô được chồng ủy quyền đứng tên biệt thự hiện đại bên hồ Geneva trị giá 71 triệu USD và căn nhà gỗ giá 10,9 triệu USD ở Gstaad, theo Independent.

Theo Telegraph, Kirsty Bertarelli vẫn tiếp tục tận hưởng cuộc sống giàu có, dành khối tài sản khổng lồ để giúp đỡ các tổ chức từ thiện.

Hoa hậu Anh 1988 lãnh đạo Stoke-on-Trend, quỹ từ thiện do gia đình cô thành lập, chuyên hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Đại học Staffordshire. Kirsty cũng được ủy thác cho Quỹ Bertarelli, tổ chức tập trung bảo tồn sinh vật biển.

"Dù tương lai ra sao, Bertarelli chắc chắn không quá lo lắng về cuộc sống. Cô ấy vẫn giàu có hơn nữ hoàng Anh sau khi ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ", Telegraph bình luận.

Lối sống xa hoa
Từ khi lấy chồng tài phiệt, cựu hoa hậu Anh tận hưởng cuộc sống giàu có. Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph, Kirsty mô tả bản thân có cuộc sống tuyệt vời. Cựu nữ hoàng sắc đẹp giàu có hơn cả nữ hoàng Anh và bất kỳ ngôi sao hạng A nào hoạt động trong giới giải trí.

"Cuộc sống hoàn hảo của Kirsty Bertarelli trải dài từ những bãi biển bất tận ở Hawaii cho đến Belgravia. Cô xuất hiện ở mọi bữa tiệc xa hoa, có phi cơ riêng, trang sức vô giá và quần áo hàng hiệu", Telegraph bình luận.

Năm 2011, Kirsty đón sinh nhật lần thứ 40 ở bãi biển Miami. Bữa tiệc xa hoa quy tụ nhiều tỷ phú thế giới thu hút truyền thông quốc tế.

New York Times đưa tin nhà Bertarelli mời hơn 200 khách. Họ bay từ châu Âu sang Los Angeles, Mỹ để dự sinh nhật của vợ tỷ phú. Các khách mời được đưa đón tận nơi bằng đoàn xe limousine. Tỷ phú đã chi số tiền lên đến 3 triệu USD để chiều lòng vợ (chỉ tính riêng bữa tiệc).


Vợ chồng nhà Bertarelli trên du thuyền trị giá 136 triệu USD. Ảnh: Tatler.
Theo Metro, tỷ phú người Thụy Sỹ tặng Kirsty Bertarelli siêu du thuyền dài 96 m mang tên cô dịp sinh nhật. Du thuyền được 200 thợ chế tác, có giá khoảng 136 triệu USD. Số tiền để tiếp nhiên liệu trong bữa tiệc sinh nhật lên đến 340.000 USD.

Đầu tháng 7, Bertarelli đăng ảnh cô và chồng trên xe thể thao mui trần nhân dịp kỷ niệm 21 năm ngày cưới. "Hơn 20 năm bên nhau. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình tuyệt vời. Cảm ơn vì chúng ta luôn bên nhau. Em yêu anh rất nhiều", cô viết trên trang cá nhân. Tuy nhiên, hai người chia tay ít lâu sau đó. Đôi bên không nói rõ lý do.

Trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald, Kirsty cho biết cô thích tự tay nuôi dạy con. Ba người con của cô và Ernesto hoàn toàn do cô chăm sóc.

Triệu phú người Anh từ chối thuê bảo mẫu vì muốn dành nhiều thời gian bên con. “Tôi chuẩn bị bữa sáng và làm mọi thứ cho con. Tôi biết điều đó có vẻ điên rồ nhưng tôi vẫn muốn làm”, triệu phú người Anh nói.

Theo Daily Mirror, Kirsty Bertarelli muốn dành những điều tốt nhất cho con. Cô ghi danh tên con vào trường tư thục danh tiếng Institut Le Rosey ở Rolle, Thụy Sỹ.

Theo SCMP, ngôi trường được biết đến với cái tên hoa mỹ là “trường học của các vị vua”. Đây là một trong những cơ sở đào tạo có học phí đắt nhất thế giới. Cựu quốc vương Iran, hoàng tử Rainier III của Monaco và Vua Farouk của Ai Cập từng theo học tại trường.

Sự nghiệp âm nhạc ít tiếng vang
Theo SCMP, khối tài sản hiện tại của Kirsty Bertarelli chủ yếu đến từ chồng cũ. Song, trước đó Hoa hậu Anh 1988 có tiếng trong giới thượng lưu vì được sinh ra trong gia đình giàu có.

Kirsty Bertarelli sinh ra và lớn lên ở Stone, Staffordshire, Anh. Gia đình cô là chủ sở hữu của Churchill China, một trong những nhà sản xuất gốm sứ lớn nhất thế giới.


Kirsty Bertarelli giàu hơn Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Reuters.
Theo Sydney Morning Herald, Bertarelli từ nhỏ được học tại trường tư thục đắt đỏ dành riêng cho nữ sinh ở North Wales, Anh. Cô sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, thường xuyên làm thơ, xuất hiện trong các vở nhạc kịch trình diễn ở địa phương.

“Tôi là đứa trẻ nhạy cảm và dễ xúc động. Tôi có niềm đam mê với âm nhạc và muốn có sự nghiệp thành công”, Bertarelli nói với Sydney Morning Herald.

Năm 17 tuổi, Kirsty gia nhập một công ty người mẫu. Cô sau đó được cử tham gia cuộc thi Hoa hậu Anh và đoạt vương miện. Một năm sau, cô đại diện nước Anh tham gia Hoa hậu Thế giới 1988 và giành vị trí Á hậu 2.

Theo Insider, ngôi vị hoa hậu Anh là bàn đạp vững chắc đưa Kirsty đến với sự nghiệp âm nhạc. Người đẹp Anh được công ty Warner Record ký hợp đồng. Cô tự sáng tác, thể hiện nhiều ca khúc, trong đó có Black Coffee. Ngoài ra, cô phát hành một số album và hợp tác cùng ca sĩ nổi tiếng Ronan Keating.

Có xuất phát điểm là là ngôi sao trong lĩnh vực giải trí, thực tế Kirsty Bertarelli có sự nghiệp âm nhạc ít tiếng vang và chỉ được truyền thông quốc tế biết đến nhiều với danh tiếng “vợ của tài phiệt, tỷ phú Ernesto Bertarelli”.

Trong suốt sự nghiệp âm nhạc, cô ra mắt tổng cộng 3 album. Kirsty ra mắt album phòng thu thứ ba vào năm 2018 mang tên Sweet Summer Rain nhưng không gây tiếng vang.


*************

Những hình ảnh hài hước chỉ có ở châu Á (6)

'Bàn tay chưởng' của 'gấu' nhà em dã man quá; Cuối cùng chị ấy cũng tìm được chỗ dựa..
bay1-7403-1432698777.jpg

Bay lên nào, đưa ta đến nhà nàng ở bên kia đại dương :))

bay2-6288-1432698777.jpg

Cố lên em, nhích nhích người tí nữa là được.

bay3-2990-1432698777.jpg

Cuối cùng cô ấy cũng tìm thấy điểm tựa cho mình.

bay4-3355-1432698777.jpg

Máy ảnh tự chế nhà trồng được.

bay5-2902-1432698778.jpg

Dạo này các thanh niên ra đường điệu đà phết.

bay6-8602-1432698778.jpg

Chàng ấy có vẻ kết xì tai nữ tính.

bay7-9602-1432698778.jpg

Chân cứ gọi là dài miên man.

bay8-3241-1432698778.jpg

Phục quá, phục quá cơ.

bay9-8476-1432698778.jpg

Hợ, xe cũ đến mức nào vẫn chạy được mới ghê.

bay10-5522-1432698779.jpg

Trời ơi, troll nhau hả, nhiều đèn thế này biết rẽ hướng nao.


bay11.jpg

Không gì có thể cản trở anh đến với tình yêu.

bay12.jpg

Thôi được rồi, thả tớ ra đi mà. 

bay13.jpg

Vắt sữa trúng phóc mồm, cả một nghệ thuật đấy.

bay14.jpg

Ký túc xá ngày nắng nóng.

bay15.jpg

Đây là chiếc xe bicyle-car.

bay16.jpg

Bảo vệ còn mải đánh pikachu thì trông nom cái gì.

bay17.jpg

Quả "bàn tay chưởng" của gấu nhà tớ dã man thật.

bay18.jpg

Mẹ con chị ấy lạc vào mê cung trận. ^^

bay19.jpg

Đi đâu cũng phải dắt em này đi cùng mới đỡ lo, dạo này bụng dạ kém lắm.

bay20.jpg

May quá, may mình phanh kịp :))

Zon zon



******************

Chúng mình nhìn giống nhau phết

Dép tổ ong nguyên bản 100%; 'Người sắt' bị Captain America gửi hình nóng bỏng...
b1-8900-1432626916.jpg

Đây mới đúng là dép tổ ong xịn 100% nhá :))

b2-6577-1432626916.jpg

Còn ai nhớ điệu lác mắt và điệu cười rung đất trời của Vân Navy trong 5s online.

b3-7391-1432626916.jpg

Say thẳng cẳng chả biết cái gì.

b4-3657-1432626916.jpg

Hơ hơ, trông cứ như bản sao thật í nhỉ. Mabư bé bự mừ.

b5-8145-1432626916.jpg

Chụp ảnh kỷ yếu phải thế này mới chất.

b6-4116-1432626917.jpg

=)), đắng lòng người sắt bị troll bởi Captain America.

b7-6389-1432626917.jpg

Có tí kinh nghiệm từ bé :))

b8-6978-1432626917.jpg

Thà xích cổ cho con ngồi chơi game còn hơn nó ra ngoài kia đánh nhau suốt ngày.

b9-7840-1432626917.jpg

Trời ơi, tôi phải làm sao đây. "Gấu" thì cứ bắt 5 phút phải nhắn tin một lần không là giận mấy ngày luôn :((

b10-1593-1432626918.jpg

Sơn cánh quạt ngày hè quay cho nó mát mắt :))


b11.jpg

Đã nằm dài chiếm mấy chỗ lại còn ngoắc chân lung tung.

b12.jpg

Xe Attila mới ra phiên bản hàng trăm mét :))

b13.jpg

Sau bức hình này chiếc xe kia sẽ ra sao.

b14.jpg

Nhà em cũng trang trí cửa bằng hoa quần áo chứ bộ.

b15.jpg

Khóa xe bằng bình ga thế này chả thằng trộm nào chẳng dám đụng tới.

b16.jpg

Phiên bản Đức phật nghìn bia ^^.

bo1.gif

Bái phục nàng ấy vì chiếc lưỡi siêu siêu dài. Phải nhìn hình ảnh chứ nói qua chả ai tin.

bo4.gif

Sao em cứ chạy là nó lại quay tít mù thế. Huhu, cho em xuống với ạ.

bo3.gif

Hix, khổ thân cô bé.

bo5.gif

Đã bảo em không thích hơn cơ mà.

Zon zon


**************

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 1

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 2

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 3

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 4

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 5

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 6

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 7

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 8

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 9

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 10

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 11


****************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải 13 -10 -2021: Cuộc trốn chạy của hàng vạn lao động

Ba thanh niên hiếp dâm bé gái cùng thôn


684x


********************

Cuộc trốn chạy của hàng vạn lao động

Lần đầu sau 13 năm tha hương, Bảo thấy mình không còn ràng buộc với thành phố. Anh xếp nốt mấy bộ quần áo cũ rồi giục vợ, con gái lên xe máy về Kiên Giang.

Người lao động đưa con nhỏ về quê sau khi TP HCM và các tỉnh nới lỏng giãn cách. Ảnh: Phạm Chiểu, Võ Thạnh, Nguyễn Đông

Sáng 3/10, Nguyễn Văn Bảo, 31 tuổi, trọ ở huyện Hóc Môn, nhận được 3 triệu đồng chính quyền hỗ trợ. Anh dùng luôn trả tiền thuê phòng mấy tháng nay. Dù đã được chủ nhà giảm đến 70% trong 3 tháng nghỉ dịch, nay có khoản trợ cấp anh mới đủ tiền trả số còn lại. Đây cũng là khoản trợ cấp duy nhất Bảo nhận được khi thất nghiệp, vì công việc trước đó là thời vụ, không có bảo hiểm.

Vợ chồng anh Nguyễn Văn Bảo và con gái đã về tới quê sau 13 giờ chạy xe máy. Ảnh nhân vật cung cấp

Hiện xưởng sản xuất đế giày nơi hai vợ chồng làm công nhân chưa có kế hoạch hoạt động trở lại. Chuyến về quê này anh đi với tâm thế về hẳn vì vợ gần sinh, con gái sắp vào lớp 1. Những món đồ không mang theo được, anh mang sang cho hàng xóm. Tha hương từ năm 18 tuổi, 13 năm nay, lần đầu tiên anh thấy bản thân không còn ràng buộc gì với thành phố.

Cũng giống Bảo, Trần Văn Dũng, 36 tuổi, quê Quảng Bình, vào Đồng Nai mưu sinh nay cạn tiền. Sợ dịch, nên dù tỉnh bắt đầu nới lỏng giãn cách, gia đình anh vẫn quyết định tha lôi nhau đi cả nghìn km về quê. Dũng chạy xe ôm gần chục năm nay, còn vợ làm công nhân may. Mỗi tháng hai người kiếm được chục triệu đồng, đủ cho cuộc sống tối thiểu. Nhìn hai đứa con mặc áo mưa đùa nhau cạnh mấy chiếc xe máy bám đầy bùn đất cùng chằng chịt túi xách, bao tải, anh chỉ thở dài.

Đoàn người về quê đi qua địa phận Thừa Thiên Huế hồi tháng 8. Ảnh: Võ Thạnh

Giàng A Páo, một người Mông 25 tuổi ở biên giới phía Bắc, cũng vừa quyết định cùng vợ Ly Thị Giống rời Bình Dương về quê. "Chị không hiểu được cái cảm giác một ngày vợ chồng ăn hai gói mì tôm thôi đâu. Không cảm thấy no gì hết. Nhưng mình vẫn phải cố ăn để sống". Ký ức hơn 60 ngày chống chọi với dịch khiến Páo "chỉ muốn rơi nước mắt".

Hai vợ chồng họ vào Bình Dương đầu tháng 5, thử tìm việc ở Bắc Ninh nhưng không ổn vì công ty điện tử chỉ nhận công nhân nữ theo thời vụ, chỉ Ly Thị Giống có việc. Vì muốn được cùng nhận vào làm nên cả hai lại dắt díu nhau về Lào Cai.

Páo kể, đi làm công nhân cũng chỉ vì dịch. Hai năm Covid-19 khiến đường mòn, lối mở sang biên giới làm thuê không còn, và cùng với nỗi lo nhiễm bệnh, Páo đành ở nhà. Bình Dương thực tế là lựa chọn cuối cùng, xa nhất mà anh nhìn thấy có thể kiếm ra tiền cho đứa con đi học và xây nhà. "Ở quê không đói, nhưng không có tiền", Páo nói.

Nhưng chỉ mới kiếm được số tiền mà Páo nhẩm là "hai lần 20 triệu", đủ mua một chiếc xe máy để đi làm, gửi tiền cho bố mẹ mua phân bón, ngô giống thì dịch bùng lên. Hồi Covid-19 mới bùng phát, vợ chồng Páo nấn ná thêm hai tuần để xem thế nào, cuối cùng, kéo dài cả 2-3 tháng.

Đoàn người rời TP HCM

Đoàn người rời TP HCM và các tỉnh phía Nam để về quê trong những ngày qua. Video: Nhóm phóng viên

Đêm 5/10, vợ chồng Páo và gần 300 người Mông quê Lào Cai, Sơn La đã có mặt ở chốt kiểm dịch trên cầu Trung Hà (Tam Nông, Phú Thọ) sau 3 ngày, 4 đêm chạy xe máy gần 2.000 km. Những người đàn ông mặt cháy nắng, mắt đỏ ngầu vì mưa, bụi, nằm vật ra vệ đường tranh thủ ngủ trước khi cảnh sát giao thông dẫn đi tiếp. Dưới ánh đèn cao áp, chiếc váy xoè hoa của những người vợ không nhìn rõ màu vì bụi đất bám chặt. Đoàn người mang về những gì có thể mang, móc quần áo, chiếc chổi đót quét đường lấy chỗ rải mảnh chiếu đơn ngả lưng.

Gia đình của Bảo, Dũng, hay Páo là một vài trong số hàng vạn lao động đã trở về nhà bằng đủ mọi cách, từ xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ, kể từ khi các tỉnh miền Nam bắt đầu nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10.

Theo tính toán của các địa phương, đến ngày 6/10, số lượng người về Đồng Tháp là 26.000 người, An Giang 40.000 người, Sóc Trăng là 50.000 người, Cà Mau gần 20.000 người, Kiên Giang đến ngày 10/10 đón 40.000 người. Nghệ An và Huế lần lượt đón 87.000 và 40.000 người lao động trên cả nước hồi hương... Với các tỉnh miền núi phía Bắc, thống kê ngày 5-9/10, Hà Giang có hơn 2.000 người về, Sơn La hơn 2.500 người, Lào Cai gần 600 người, Lai Châu hơn 300 người.

Trước đó, khoảng 1,3 triệu người lao động đã về quê tránh dịch tính từ tháng 7 đến 15/9 theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 12/10.

Nhưng những con số này có thể vẫn chưa đầy đủ, nhất là với nhóm người lao động trong khu vực phi chính thức – nhóm nguy cơ bị đứng ngoài các cuộc thống kê chính thức.

TP HCM, qua các tính toán của những cơ quan thống kê, hiện có khoảng 10 triệu dân. Nhưng trong những ước tính gần đây của UBND TP HCM và Bộ Công an để lên phương án hỗ trợ vì Covid-19, tổng dân số TP HCM là 13 triệu người, tức có khoảng 3 triệu người là tạm trú.

Một báo cáo của Oxfam về lao động di cư cuối năm 2015 cũng chỉ ra, phần lớn người di cư lên thành phố là những lao động không có kỹ năng nghề nghiệp hoặc có kỹ năng ở mức thấp. Họ chỉ có việc làm giản đơn trong khu vực phi chính thức như lao động tự do trong các ngành xây dựng, dịch vụ. Còn lao động di cư trong khu vực chính thức thì cũng chủ yếu làm công nhân trong các nhà máy ở các khu công nghiệp như giày da, dệt may. Và đây cũng chính là những đối tượng chủ yếu rời thành phố về quê trong đợt vừa qua.

Các nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội – Social Life (TP HCM) và cộng sự thực hiện với người lao động di cư làm việc các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP HCM và Bình Dương cũng phần nào phác hoạ được nhóm người này. Theo đó, lao động di cư thường khá trẻ, đa phần học hết cấp 2, cấp 3. Như tại TP HCM, độ tuổi trung bình là 26,4 tuổi, tại Bình Dương là 18-27.

Hơn một nửa công nhân tại TP HCM đến từ Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp), một phần ba đến từ khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung (Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An).

Tại Bình Dương cũng có sự tương đồng. Điều này hiện trùng khớp với kết quả Điều tra di cư mới nhất khi vùng xuất cư nhiều nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (29,57%) và Đồng bằng Sông Cửu Long (44,8%).

Người dân đi xe máy rời thành phố về quê. Ảnh: Quỳnh Trần, Nguyễn Đông, Hồng Chiêu

Bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quan hệ lao động cho biết, vừa rồi được xem là làn sóng hồi hương lần hai của người lao động trong Covid-19. Đợt một diễn ra vào tháng 7, ngay trước khi TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện giãn cách xã hội. Trong đó có nhiều lao động tự do thời vụ, đặc biệt là người miền Tây đã trở về quê khi nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa.

Với làn sóng thứ hai bắt đầu từ 1/10, những người về phần đông là công nhân nhà máy, công xưởng. Qua hai lần khảo sát hơn 250 nhà máy và 300 công nhân trong lĩnh vực dệt may, da giày, bà Chi cho biết trên 60% người di cư muốn về quê hoặc đã về quê.

"Họ là nhóm lao động tương đối trẻ, dưới 40 tuổi, có áp lực tài chính hoặc gánh nặng về gia đình như có con nhỏ, hoặc độc thân nhưng có cha mẹ già ở quê. Họ sẽ ưu tiên về quê đợt này", bà nhận xét. Những người này, theo bà đã kiệt quệ cả về tâm lý, sức khoẻ và kinh tế trong thời gian giãn cách.

Covid-19 đã biến các tỉnh miền Nam, nơi vốn được xem là thuận lợi cho việc mưu sinh, trở nên khắc nghiệt và tù túng, càng thôi thúc người lao động đang khó khăn muốn "về quê" hơn.

Khảo sát của Social Life trong tháng 6-7 tại Bình Dương, TP HCM với quy mô 457 người cho thấy khoảng 30% người bị mất việc hoặc nợ lương, chậm lương. Tổ chức này cũng dẫn lại một ước tính dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê từ năm 2017 cho thấy, trong điều kiện bình thường không có dịch bệnh, trung bình hộ nghèo chỉ tiết kiệm khoảng 7 triệu mỗi năm, chỉ "ăn nhắt hà tiện" được nhiều nhất trong 2-3 tháng.

Trong khi đó, khảo sát trực tuyến trên VnExpress thực hiện cùng Ban IV hồi tháng 8 với hơn 69.000 người lao động, đa phần đến từ khu vực phía Nam cho thấy, 62% người đã mất việc vì dịch bệnh. Nguồn tài chính tích luỹ không dư dả khiến 50% lao động mất việc chỉ đủ tiền trang trải cuộc sống trong 1 tháng. 37% và 8,6% người cho biết đủ tiền sống trong 3-6 tháng, chỉ 4,4% người dư tiền tích luỹ trên 6 tháng.

Páo là một trong số ấy. Páo kể, trong những ngày ở lại Bình Dương, vợ chồng có khăn gói vào công ty thực hiện "ba tại chỗ". Tuy nhiên, thời gian cũng chỉ được gần chục ngày. Nhà máy có ca nhiễm, họ phải trở về phòng tự cách ly. Những căn phòng trọ vốn chỉ để "ngủ vài tiếng mỗi ngày" trở thành nơi ở 24/24. Không ai dám ra khỏi ngõ, ở đâu cũng chỉ thấy F0.

Vợ chồng Páo dừng chân, chia nhau bánh mỳ trên đường về quê. Ảnh: Gia Chính

Hơn hai tháng, họ nhận được 800.000 đồng mỗi người hỗ trợ từ nhà nước. Số tiền đủ để đóng trọ, tiền nước một tháng. Phòng trọ sát lề đường, thi thoảng Páo nhận được vài cân gạo, thùng mì từ nhà hảo tâm. "Họ cho gì mình ăn cái nấy, không đòi hỏi", Páo nói.

Nhưng lúc này, tâm tư của vợ chồng chỉ thèm về nhà. Về quê dù không có tiền, không chết đói được. "Rau ăn rau, muối ăn muối, cả nhà không bệnh là hạnh phúc", anh nói.

Dòng người đổ về quê đã khiến cho không ít doanh nghiệp lo ngại về tình trạng thiếu hụt lao động. Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may bày tỏ: "Có không ít người bỏ về quê là công nhân dệt may, da giày. Một lần nữa chuỗi cung ứng hai ngành này đứng trước nguy cơ đứt gãy", ông nói.

Khảo sát một số nhà trọ ở tại Bình Dương, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) nhận thấy, số lao động đổ xô về quê, trước hết thường rơi vào nhóm nhân công của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ mô nhỏ, lẻ.

"Những người làm cho nhà máy, khu công nghiệp lớn được bảo vệ bằng hợp đồng lao động nên phần đông vẫn ở lại", ông nói. Theo đó, tại các doanh nghiệp có năng lực lãnh đạo tốt, họ đã chăm sóc cả công nhân tham gia "ba tại chỗ" và "công nhân tạm nghỉ ở nhà". "Tuy nhiên, những nhà máy được tổ chức tốt như vậy theo tôi nghĩ không có nhiều", ông nói.

Lĩnh vực dịch vụ cũng đang đứng trước bài toán thiếu lao động. Một chủ nhà hàng lớn tại TP HCM bày tỏ lo ngại khi cấu trúc lao động của hệ thống nhà hàng đang mất đi khi người lao động bỏ về quê.

"Nếu tìm vài người bưng bê, chạy bàn thì còn dễ, đâu cũng kiếm được, nhưng những người có tay nghề cao như đầu bếp, phụ bếp thì khó. Nhiều người giờ quyết định ở lại quê luôn không ra vì sợ dịch", người này chia sẻ. Điều này khiến cho việc tái hoạt động của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nhạc Phan Linh, Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, khi tiếp xúc trực tiếp với những "lao động di cư" từ Nam ra Bắc vừa qua, nhiều người lao động tâm sự họ tự chủ động bỏ việc vì sợ bị lây bệnh khi cho rằng mô hình sản xuất "3 tại chỗ" áp lực lớn, nguy cơ nhiễm bệnh cao. Với Nhóm lao động có gia đình khi di cư về quê, họ cho biết không muốn trở lại miền Nam làm việc. Họ trở về quê tìm việc để ổn định cuộc sống, tiện chăm sóc gia đình, con cái.

Tuy nhiên, làn sóng hàng vạn người lao động nhập cư về quê lần này, theo giới phân tích, vẫn có những điểm tích cực.

Bà Đỗ Quỳnh Chi nhìn nhận đợt về quê này của người lao động là một cuộc nghỉ ngơi sau quãng thời gian họ quá mệt mỏi ở thành phố. Kết quả khảo sát của bà cũng cho thấy, 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn quay lại công việc và công ty cũ. Nếu không có sự hỗ trợ tích cực nào để trở lại, người lao động cho biết họ sẽ cần 3-5 tháng để hồi phục trước khi trở lại thành phố làm việc.

Ông Lộc cũng nhìn nhận việc cho người lao động về quê giống như xả van cho nồi áp suất đang căng. Ông đánh giá, những người lao động di cư có thể không phải tự phát mà đã tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra quyết định ở hay về. "Họ có những nhóm Zalo, Facebook để trao đổi thông tin với nhau", ông nói. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra, người di cư có tính cộng đồng, vùng miền rất lớn, họ cũng có xu hướng tụ tập, chọn nơi làm việc và sinh sống cùng với những người đồng hương.

"Ghi nhận của chúng tôi hồi tháng 6-7 cho thấy, hơn 90% người lao động di cư cho biết sẽ quay lại để làm việc, cho thấy mức độ gắn bó của họ với các thành phố rất cao", ông chia sẻ. Theo ông, TP HCM, Bình Dương với người lao động đã trở thành "một chốn hai quê".

Do vậy, việc các địa phương chủ động trong việc hỗ trợ người lao động di cư hồi hương có thể giúp họ phục hồi, có nhiều năng lượng hơn khi hoạt động sản xuất trở lại công suất ban đầu, đồng thời, cũng giảm tải áp lực cho thành phố trong sắp xếp lại các không gian cư trú, chính sách phúc lợi.

Người lao động tìm cách rời TP HCM hồi giữa tháng 8. Ảnh: Quỳnh Trần

"Đừng tạo cho người lao động một cú sốc, một dấu hằn sâu là đô thị khắc nghiệt, bệnh tật, không lối thoát. Nếu để họ tiếp tục bị tổn thương bởi dấu hằn này, họ mới cân nhắc về nơi mưu sinh", ông nói.

Ông Nguyễn Duy Minh cũng cho rằng, bài toán lao động thực chất là câu chuyện lo xa của các doanh nghiệp. Bởi lẽ họ đang hoạt động dưới 50% công suất và cần thời gian để phục hồi dần. "Vấn đề lao động sẽ là của 3-6 tháng tới, còn giờ họ vẫn đang nắm giữ được lao động, đặc biệt là với các doanh nghiệp có khả năng quản trị tốt", ông nói.

Anh Dũng hay Páo đến giờ vẫn bảo, về quê chỉ là tạm, gia đình họ sẽ trở lại khi dịch được kiểm soát tốt trên cả nước, hoặc là "sau Tết".

"Sau Tết" trở thành cái mốc đánh dấu dự tính của nhiều lao động hồi hương. So với đám nương trồng được một vụ lúa, một mùa ngô, hay đi sang bên kia biên giới "là sai", Páo vẫn thích công việc kiếm ra tiền ở xưởng gỗ Bình Dương.

"Qua Tết nếu hết dịch có khi lại vào. Mình cũng không thể nói trước sẽ không quay lại nơi có thể kiếm được tiền", Páo nói về một tương lai không chắc chắn.

Còn Ly Thị Giống, vợ Páo, chắc chắn sẽ đi cùng chồng.


*************

Ba thanh niên hiếp dâm bé gái cùng thôn

Hà NộiNguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Trung Đông khai ảnh hưởng bởi xem phim khiêu dâm nên 13 lần lạm dụng tình dục bé gái 9 tuổi gần nhà.

Sau phiên xét xử kín ngày 13/10, Khánh, 18 tuổi, Bình, 17 tuổi và Đông, 16 tuổi, cùng trú xã tân Minh, huyện Sóc Sơn, bị TAND Hà Nội tuyên phạt lần lượt 5, 4 và 3 năm tù về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, theo điểm c, khoản 3, Điều 142 Bộ luật Hình sự.

Ba bị cáo tại phiên xét xử ngày 13/10. Ảnh: Danh Lam

Ba bị cáo tại phiên xét xử ngày 13/10. Ảnh: Danh Lam

Cáo trạng xác định, các bị cáo thực hiện hành vi hiếp dâm bé Linh, 9 tuổi, sinh sống cùng thôn, từ tháng 5/2019 đến 1/2020.

Các bị cáo khai lợi dụng Linh sang chơi, hoặc không có người lớn ở nhà đã dụ bé vào buồng xem phim hoạt hình, xem điện thoại sau đó chốt cửa... Khi bị người nghi ngờ, tra hỏi, các bị cáo nói đang "chơi trốn tìm".


Khi biết sự tình, ngày 31/1/2020, mẹ Linh đến cơ quan điều tra trình báo.

Trong giai đoạn điều tra, gia đình của mỗi bị cáo bồi thường cho bị hại 2 triệu đồng.

* Tên nạn nhân đã thay đổi


**************

Giữa ồn ào cát xê Hồ Văn Cường, MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề gây phẫn nộ


MC Tuyền Mập gây phẫn nộ khi bóng gió ai đó: "Mặt cầm cuốn sổ tiết kiệm là thấy bất hảo". MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề để nhận xét về ai? Đó có phải là mẹ ruột HofVawn Cường?

Mới đây, MC Tuyền Mập bất ngờ dùng nhiều từ ngữ nặng nề để bóng gió ai đó như: "Cái mặt cầm cuốn sổ tiết kiệm là thấy bất hảo rồi. Cả cặp luôn chứ không phải riêng người đàn bà tóc tai bù xù, lưỡng quyền cao, mắt xếch, miệng hô... còn người đàn ông trán cao rộng, mặt gầm gầm hướng xuống dưới, mắt lấm lét nhìn ngược lên...". Bài đăng của nữ MC khiến netizen vô cùng phẫn nộ.




MC Tuyền Mập dùng nhiều từ ngữ nặng nề để bóng gió ai đó


Ngoài ra, nữ MC còn một bài đăng khác nói về chuyện nuôi 1 người trong vòng 1 năm tốn kém rất nhiều

Bài đăng được chụp lại và lan truyền trên các group, page giải trí. Ngay sau khi nhận được nhiều ý kiến trái chiều, MC Tuyền Mập đã lập tức xóa bài đăng gây tranh cãi. Cô cũng có động thái chuyển tất cả bài đăng trên trang cá nhân từ chế độ công khai sang chế độ bạn bè.


MC Tuyền Mập hiện đang khiến netizen vô cùng phẫn nộ


***************

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý


Vừa qua, tại phần ba chương trình Gõ cửa thăm nhà, ca sĩ Lynda Trang Đài đã hé lộ về cơ duyên gặp mặt giữa mình với chồng kém tuổi Tommy Ngô để tạo nên một cặp đôi đẹp trên sân khấu. Cô nói:

"Về cơ duyên gặp chồng tôi là Tommy Ngô, tôi nhớ tết năm đó có đến nhà chị Kỳ Duyên đánh bầu cua thì lần đầu tiên gặp anh ấy. Tommy lúc đó còn là sinh viên đang đi học.

Tôi thấy Tommy Ngô đánh thua nên thương, nghĩ cậu này sinh viên làm gì có tiền nên cố tình nhường cho thắng. Từ lúc đó, Tommy Ngô mới để ý tôi, nghĩ sao cô này chơi đẹp thế.

Sau đó, tôi tới vũ trường hát thì tình cờ gặp lại Tommy. Hóa ra Tommy được thuê làm ca sĩ độc quyền cho vũ trường. Từ đó, chúng tôi bắt đầu quen nhau.

Trong nhiều lần đi chơi với anh chị em nghệ sĩ, mọi người thấy chúng tôi thân thiết nên bắt đầu gán ghép, hùn vào. Tới giờ tôi nghĩ, mọi thứ đều là cái duyên hết".

Sau đó, Lynda Trang Đài tâm sự thêm về sự nghiệp của mình: "Tôi sang Mỹ từ năm 7 tuổi nhưng vì gia đình là người Huế nên đời sống rất truyền thống Việt Nam. Ở nhà, bố mẹ tôi luôn nói tiếng Việt.

Chính vì thế nên tới ngày hôm nay tôi vẫn nói được tiếng Việt và có một cuộc sống rất thuần Việt, không hề Tây hóa.

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý - Ảnh 2.

Đây là một điều rất may mắn với tôi vì dù học giỏi cỡ nào cũng phải biết tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ đất nước mình. Đối với tôi, quên tiếng Việt là vô dụng, cái gì là nguồn gốc thì phải biết.

Quan trọng hơn cả, nói tiếng Việt thì sẽ gần gũi với gia đình, người Việt mình hơn. Khi tôi đi hát, tôi cũng may mắn gặp được các đàn anh đàn chị như Khánh Ly, Hương Lan, Elvis Phương… nhờ đó mà tôi được học hỏi tiếng Việt từ các anh chị rất nhiều.

Nhờ đó mà đến ngày hôm nay tôi mới viết và nói được tiếng Việt. Đây là điều tôi rất trân quý.

Lúc đi hát, tôi vẫn lo cho gia đình nên bố mẹ tin tưởng tôi, biết tôi không phải đứa con hư. Ông bà cũng chỉ nghĩ tôi đi hát cho vui thôi, không nghĩ tôi sẽ thành ca sĩ chuyên nghiệp rồi có một ngày lại nổi tiếng.

Lynda Trang Đài và lần đầu gặp chồng trẻ tại nhà Kỳ Duyên: Chồng thấy tôi chơi đẹp nên để ý - Ảnh 3.

Mọi người thường thắc mắc vì sao gia đình tôi truyền thống như thế mà lại đồng ý cho tôi ăn mặc hở hang, táo bạo và bốc lửa. Thực ra, bố mẹ tôi trông thế mà đầu óc cởi mở lắm.

Bản thân tôi cũng giải thích cho bố mẹ rằng đó chỉ là phong cách trình diễn trên sân khấu, không liên quan tới con người. Bố mẹ tôi thấy thế cũng cho qua vì nghĩ chỉ là vẻ bề ngoài. Nhờ đó mà tôi nổi tiếng, có được ngày hôm nay.

Ngày đó, phong cách biểu diễn của tôi khá mới lạ với khán giả Việt, ăn mặc hở hang, rồi bò trườn trên sân khấu. Đơn giản vì tôi lớn lên ở  Mỹ, lại có máu nghệ sĩ nên cứ hứng sao diễn vậy.

Hơn nữa, tôi ảnh hưởng trực tiếp từ thần tượng mình là Madonna nên học theo cách trình diễn của cô ấy khá nhiều".


*************

Sau khi ly hôn, Cuộc sống của Hoa hậu Anh nhận 476 triệu USD ra sao?


Cuộc sống của Hoa hậu Anh nhận 476 triệu USD sau khi ly hôn. Kirsty Bertarelli trở thành người phụ nữ ly dị giàu có nhất nước Anh sau khi ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ và nhận số tiền đền bù 476 triệu USD.

Theo SCMP, khi ca sĩ, Hoa hậu Anh Kirsty Bertarelli kết hôn với tỷ phú người Thụy Sỹ Ernesto Bertarelli vào năm 2000, cô chính thức vào danh sách những người phụ nữ giàu nhất nước Anh và xếp vị trí đầu bảng.

Trước khi ly hôn, vợ chồng nhà Bertarelli có khối tài sản ròng lên đến 9,2 tỷ USD (tương đương 12 tỷ USD). Họ nổi tiếng với lối sống xa hoa, biệt thự sang trọng và du thuyền đắt đỏ.

Sau 21 năm chung sống, cựu hoa hậu Anh ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ. Cô nhận được biệt thự, tiền mặt trị giá 476 triệu USD. Cuộc ly hôn đưa Kirsty Bertarelli thành người phụ nữ giàu có nhất nước Anh sau ly hôn.

Cuộc sống sau khi ly hôn tỷ phú USD
Trong thời gian chung sống, hai người sở hữu nhiều nhà ở hạng sang, nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới. Loạt bất động sản đáng chú ý là biệt thự 13,6 triệu USD ở Geneva, khu đất trị giá 10,9 triệu USD ở Gstaad và căn nhà ở Belgravia, London, Anh trị giá 7,5 triệu USD. Cựu hoa hậu Anh đã cải tạo căn nhà với tầng hầm rộng lớn, theo Insider.


Cựu Hoa hậu Kirsty Bertarelli chung sống cùng tỷ phú người Thụy Sỹ hơn 20 năm. Ảnh: The Times.
Sau khi ly hôn, tỷ phú USD giao Kirsty Bertarelli hai căn biệt thự lớn ở Thụy Sỹ. Cô được chồng ủy quyền đứng tên biệt thự hiện đại bên hồ Geneva trị giá 71 triệu USD và căn nhà gỗ giá 10,9 triệu USD ở Gstaad, theo Independent.

Theo Telegraph, Kirsty Bertarelli vẫn tiếp tục tận hưởng cuộc sống giàu có, dành khối tài sản khổng lồ để giúp đỡ các tổ chức từ thiện.

Hoa hậu Anh 1988 lãnh đạo Stoke-on-Trend, quỹ từ thiện do gia đình cô thành lập, chuyên hỗ trợ các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Đại học Staffordshire. Kirsty cũng được ủy thác cho Quỹ Bertarelli, tổ chức tập trung bảo tồn sinh vật biển.

"Dù tương lai ra sao, Bertarelli chắc chắn không quá lo lắng về cuộc sống. Cô ấy vẫn giàu có hơn nữ hoàng Anh sau khi ly hôn tỷ phú người Thụy Sỹ", Telegraph bình luận.

Lối sống xa hoa
Từ khi lấy chồng tài phiệt, cựu hoa hậu Anh tận hưởng cuộc sống giàu có. Trong cuộc phỏng vấn với Telegraph, Kirsty mô tả bản thân có cuộc sống tuyệt vời. Cựu nữ hoàng sắc đẹp giàu có hơn cả nữ hoàng Anh và bất kỳ ngôi sao hạng A nào hoạt động trong giới giải trí.

"Cuộc sống hoàn hảo của Kirsty Bertarelli trải dài từ những bãi biển bất tận ở Hawaii cho đến Belgravia. Cô xuất hiện ở mọi bữa tiệc xa hoa, có phi cơ riêng, trang sức vô giá và quần áo hàng hiệu", Telegraph bình luận.

Năm 2011, Kirsty đón sinh nhật lần thứ 40 ở bãi biển Miami. Bữa tiệc xa hoa quy tụ nhiều tỷ phú thế giới thu hút truyền thông quốc tế.

New York Times đưa tin nhà Bertarelli mời hơn 200 khách. Họ bay từ châu Âu sang Los Angeles, Mỹ để dự sinh nhật của vợ tỷ phú. Các khách mời được đưa đón tận nơi bằng đoàn xe limousine. Tỷ phú đã chi số tiền lên đến 3 triệu USD để chiều lòng vợ (chỉ tính riêng bữa tiệc).


Vợ chồng nhà Bertarelli trên du thuyền trị giá 136 triệu USD. Ảnh: Tatler.
Theo Metro, tỷ phú người Thụy Sỹ tặng Kirsty Bertarelli siêu du thuyền dài 96 m mang tên cô dịp sinh nhật. Du thuyền được 200 thợ chế tác, có giá khoảng 136 triệu USD. Số tiền để tiếp nhiên liệu trong bữa tiệc sinh nhật lên đến 340.000 USD.

Đầu tháng 7, Bertarelli đăng ảnh cô và chồng trên xe thể thao mui trần nhân dịp kỷ niệm 21 năm ngày cưới. "Hơn 20 năm bên nhau. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình tuyệt vời. Cảm ơn vì chúng ta luôn bên nhau. Em yêu anh rất nhiều", cô viết trên trang cá nhân. Tuy nhiên, hai người chia tay ít lâu sau đó. Đôi bên không nói rõ lý do.

Trong cuộc phỏng vấn với Sydney Morning Herald, Kirsty cho biết cô thích tự tay nuôi dạy con. Ba người con của cô và Ernesto hoàn toàn do cô chăm sóc.

Triệu phú người Anh từ chối thuê bảo mẫu vì muốn dành nhiều thời gian bên con. “Tôi chuẩn bị bữa sáng và làm mọi thứ cho con. Tôi biết điều đó có vẻ điên rồ nhưng tôi vẫn muốn làm”, triệu phú người Anh nói.

Theo Daily Mirror, Kirsty Bertarelli muốn dành những điều tốt nhất cho con. Cô ghi danh tên con vào trường tư thục danh tiếng Institut Le Rosey ở Rolle, Thụy Sỹ.

Theo SCMP, ngôi trường được biết đến với cái tên hoa mỹ là “trường học của các vị vua”. Đây là một trong những cơ sở đào tạo có học phí đắt nhất thế giới. Cựu quốc vương Iran, hoàng tử Rainier III của Monaco và Vua Farouk của Ai Cập từng theo học tại trường.

Sự nghiệp âm nhạc ít tiếng vang
Theo SCMP, khối tài sản hiện tại của Kirsty Bertarelli chủ yếu đến từ chồng cũ. Song, trước đó Hoa hậu Anh 1988 có tiếng trong giới thượng lưu vì được sinh ra trong gia đình giàu có.

Kirsty Bertarelli sinh ra và lớn lên ở Stone, Staffordshire, Anh. Gia đình cô là chủ sở hữu của Churchill China, một trong những nhà sản xuất gốm sứ lớn nhất thế giới.


Kirsty Bertarelli giàu hơn Nữ hoàng Elizabeth II. Ảnh: Reuters.
Theo Sydney Morning Herald, Bertarelli từ nhỏ được học tại trường tư thục đắt đỏ dành riêng cho nữ sinh ở North Wales, Anh. Cô sớm bộc lộ năng khiếu nghệ thuật, thường xuyên làm thơ, xuất hiện trong các vở nhạc kịch trình diễn ở địa phương.

“Tôi là đứa trẻ nhạy cảm và dễ xúc động. Tôi có niềm đam mê với âm nhạc và muốn có sự nghiệp thành công”, Bertarelli nói với Sydney Morning Herald.

Năm 17 tuổi, Kirsty gia nhập một công ty người mẫu. Cô sau đó được cử tham gia cuộc thi Hoa hậu Anh và đoạt vương miện. Một năm sau, cô đại diện nước Anh tham gia Hoa hậu Thế giới 1988 và giành vị trí Á hậu 2.

Theo Insider, ngôi vị hoa hậu Anh là bàn đạp vững chắc đưa Kirsty đến với sự nghiệp âm nhạc. Người đẹp Anh được công ty Warner Record ký hợp đồng. Cô tự sáng tác, thể hiện nhiều ca khúc, trong đó có Black Coffee. Ngoài ra, cô phát hành một số album và hợp tác cùng ca sĩ nổi tiếng Ronan Keating.

Có xuất phát điểm là là ngôi sao trong lĩnh vực giải trí, thực tế Kirsty Bertarelli có sự nghiệp âm nhạc ít tiếng vang và chỉ được truyền thông quốc tế biết đến nhiều với danh tiếng “vợ của tài phiệt, tỷ phú Ernesto Bertarelli”.

Trong suốt sự nghiệp âm nhạc, cô ra mắt tổng cộng 3 album. Kirsty ra mắt album phòng thu thứ ba vào năm 2018 mang tên Sweet Summer Rain nhưng không gây tiếng vang.


*************

Những hình ảnh hài hước chỉ có ở châu Á (6)

'Bàn tay chưởng' của 'gấu' nhà em dã man quá; Cuối cùng chị ấy cũng tìm được chỗ dựa..
bay1-7403-1432698777.jpg

Bay lên nào, đưa ta đến nhà nàng ở bên kia đại dương :))

bay2-6288-1432698777.jpg

Cố lên em, nhích nhích người tí nữa là được.

bay3-2990-1432698777.jpg

Cuối cùng cô ấy cũng tìm thấy điểm tựa cho mình.

bay4-3355-1432698777.jpg

Máy ảnh tự chế nhà trồng được.

bay5-2902-1432698778.jpg

Dạo này các thanh niên ra đường điệu đà phết.

bay6-8602-1432698778.jpg

Chàng ấy có vẻ kết xì tai nữ tính.

bay7-9602-1432698778.jpg

Chân cứ gọi là dài miên man.

bay8-3241-1432698778.jpg

Phục quá, phục quá cơ.

bay9-8476-1432698778.jpg

Hợ, xe cũ đến mức nào vẫn chạy được mới ghê.

bay10-5522-1432698779.jpg

Trời ơi, troll nhau hả, nhiều đèn thế này biết rẽ hướng nao.


bay11.jpg

Không gì có thể cản trở anh đến với tình yêu.

bay12.jpg

Thôi được rồi, thả tớ ra đi mà. 

bay13.jpg

Vắt sữa trúng phóc mồm, cả một nghệ thuật đấy.

bay14.jpg

Ký túc xá ngày nắng nóng.

bay15.jpg

Đây là chiếc xe bicyle-car.

bay16.jpg

Bảo vệ còn mải đánh pikachu thì trông nom cái gì.

bay17.jpg

Quả "bàn tay chưởng" của gấu nhà tớ dã man thật.

bay18.jpg

Mẹ con chị ấy lạc vào mê cung trận. ^^

bay19.jpg

Đi đâu cũng phải dắt em này đi cùng mới đỡ lo, dạo này bụng dạ kém lắm.

bay20.jpg

May quá, may mình phanh kịp :))

Zon zon



******************

Chúng mình nhìn giống nhau phết

Dép tổ ong nguyên bản 100%; 'Người sắt' bị Captain America gửi hình nóng bỏng...
b1-8900-1432626916.jpg

Đây mới đúng là dép tổ ong xịn 100% nhá :))

b2-6577-1432626916.jpg

Còn ai nhớ điệu lác mắt và điệu cười rung đất trời của Vân Navy trong 5s online.

b3-7391-1432626916.jpg

Say thẳng cẳng chả biết cái gì.

b4-3657-1432626916.jpg

Hơ hơ, trông cứ như bản sao thật í nhỉ. Mabư bé bự mừ.

b5-8145-1432626916.jpg

Chụp ảnh kỷ yếu phải thế này mới chất.

b6-4116-1432626917.jpg

=)), đắng lòng người sắt bị troll bởi Captain America.

b7-6389-1432626917.jpg

Có tí kinh nghiệm từ bé :))

b8-6978-1432626917.jpg

Thà xích cổ cho con ngồi chơi game còn hơn nó ra ngoài kia đánh nhau suốt ngày.

b9-7840-1432626917.jpg

Trời ơi, tôi phải làm sao đây. "Gấu" thì cứ bắt 5 phút phải nhắn tin một lần không là giận mấy ngày luôn :((

b10-1593-1432626918.jpg

Sơn cánh quạt ngày hè quay cho nó mát mắt :))


b11.jpg

Đã nằm dài chiếm mấy chỗ lại còn ngoắc chân lung tung.

b12.jpg

Xe Attila mới ra phiên bản hàng trăm mét :))

b13.jpg

Sau bức hình này chiếc xe kia sẽ ra sao.

b14.jpg

Nhà em cũng trang trí cửa bằng hoa quần áo chứ bộ.

b15.jpg

Khóa xe bằng bình ga thế này chả thằng trộm nào chẳng dám đụng tới.

b16.jpg

Phiên bản Đức phật nghìn bia ^^.

bo1.gif

Bái phục nàng ấy vì chiếc lưỡi siêu siêu dài. Phải nhìn hình ảnh chứ nói qua chả ai tin.

bo4.gif

Sao em cứ chạy là nó lại quay tít mù thế. Huhu, cho em xuống với ạ.

bo3.gif

Hix, khổ thân cô bé.

bo5.gif

Đã bảo em không thích hơn cơ mà.

Zon zon


**************

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 1

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 2

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 3

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 4

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 5

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 6

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 7

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 8

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 9

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 10

Người mẫu Nhật Bản Ameri Ichinose 11


****************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm