Thị trấn Whittier (bang Alaska, Mỹ) có thể xem là một trong những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới, khi toàn bộ hơn 200 cư dân của thị trấn này đều sống chung trong một căn chung cư cao 14 tầng.
***********************
Kỳ lạ thị trấn nơi mọi người dân sống chung dưới một mái nhà
Thị trấn Whittier (bang Alaska, Mỹ) có thể
xem là một trong những thị trấn kỳ lạ nhất thế giới, khi toàn bộ hơn 200
cư dân của thị trấn này đều sống chung trong một căn chung cư cao 14
tầng.
Thị trấn Whittier (bang Alaska, Mỹ) có hơn 200 người dân,
tuy nhiên tất cả cư dân của thị trấn này đều sống chung trong một căn
chung cư cao 14 tầng, với tên gọi tháp Begich, nằm ở rìa thị trấn.
Điều
này đồng nghĩa rằng mọi tầng lớp của thị trấn, bao gồm nhà truyền giáo,
các thành viên hội đồng thành phố, cảnh sát và thậm chí những tay buôn
ma túy... cùng tồn tại chung bên trong một tòa nhà, sử dụng chung các
tiện ích công cộng và đi chung trong những chiếc thang máy...
Chung cư Begich, nơi những người dân thị trấn Whittier sống chung với nhau
Một
trong những nguyên nhân dẫn đến sự kỳ lạ của thị trấn này chính là diện
tích khá nhỏ và điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại thị trấn này.
Whittier là một thị trấn nhỏ dài 4,8km nằm giữa dãy núi và bờ biển.
Đường đến thị trấn Whitter cũng rất khó đi, chỉ có thể tiếp cận thị trấn
này thông qua đường biển hoặc lái xe nhiều giờ qua một đường hầm xuyên
núi, mà chỉ mở cửa vào ban ngày và đường hầm đóng cửa hoàn toàn vào ban
đêm. Tại Whittier thường xuyên xuất hiện những cơn gió với tốc độ lên
đến 96km/h và tuyết đôi khi rơi dày đến hơn 6m.
Do
vậy, người dân tại Whittier tập trung và sống chung dưới một mái nhà để
cùng nhau vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết. Người dân sống ở đây
có thể mặc đồ ngủ và mang dép gia đình khi đi ra ngoài và khi đi làm.
Thực phẩm và các vật dụng cũng có thể chia sẻ giữa các cư dân với nhau.
Đặc
biệt, bên trong tòa chung cư Begich còn có một khu vực dành cho khách
du lịch, những người ghé thăm thị trấn đặc biệt này. Căn phòng dành cho
khách du lịch được trang bị ống nhòm, cho phép các du khách có thể quan
sát cá voi bơi lội ở ngoài biển hay xem dê ăn cỏ trên các sườn núi.
Đồn
cảnh sát, trung tâm chăm sóc sức khỏe, cửa hàng tiện lơi, tiệm giặt ủi
và nhà thờ cũng nằm ngay bên trong tòa nhà này. Tuy nhiên, trường học
tại Whittier lại nằm ở một ngôi nhà phía sau cung cư Begich, và vì thời
tiết khắc nghiệt tại đây, nhứng đứa trẻ đến trường thông qua một đường
hầm bên dưới lòng đất.
Để đi đến thị trấn Whittier cần phải đi qua một đường hầm dài xuyên núi
Mặc
dù người dân trong chung cư Begich rất thân thiện và chia sẻ cùng nhau,
tuy nhiên nhiều người cho biết họ không muốn sống trong chung cư này
với mọi người vì họ cảm thấy sống ở đây như đang ở trong nhà tù. Một vài
người đã rời khỏi chung cư Begich để sống trên thuyền đánh cá hoặc
trong những căn lều.
“Rất nhiều người không
muốn sống ở đây vì họ nghĩ rằng nó như một nhà tù”, Terry Bender, một cư
dân của Whittier cho biết. “Tuy nhiên, tôi chỉ cười và nói với họ rằng
chúng ta đều sống trong một mái nhà và chúng tôi đều có phòng ngủ riêng
biệt”.
Thị trấn Whittier nhìn từ phía biển, với tòa tháp Begich nổi bật giữa thị trấn
Erika
Thompson, một giáo viên sống trong tòa tháp Begich 5 năm qua, cho biết
cuộc sống với sư dân Whittier là hoàn toàn bình thường. “Nhiều người yêu
thích cuộc sống này vì nó là một sống cộng đồng, tuy nhiên, nếu muốn
bạn vẫn có thể ẩn dật bên trong mái nhà chung này”.
“Với
tôi, nó như một gia đình, bạn sẽ biết được tất cả mọi người. Đó là một
xã hội bên dưới một mái nhà và có được mọi điều mà chúng tôi cần”,
Thompson cho biết thêm.
Được biết, ban đầu thị
trấn Whittier là một doanh trại quân đội. 9 năm sau khi quân đội chuyển
đi, thị trấn Whittier ra đời vào năm 1969 trên nền của doanh trại cũ và
được thành lập từ những người quyết định ở lại thị trấn này thay vì
chuyển đi cùng quân đội Mỹ.
Hiện người dân
Whittier tiếp tục duy trì hoạt động của các mỏ khai thác dầu, tuy nhiên
hiện tại không ít người dân tại Whittier đang muốn rời bỏ thị trấn này
để tìm kiếm một cuộc sống mới ở thế giới bên ngoài.
T Thuỷ
******************
Khi cún cưng làm đẹp
Kiểu tóc độc không ai có, cô nàng uốn dẻo đáng thán phục, hay trò chơi một thuở ấu thơ...
|
Thôi đừng chiêm bao.
|
|
Tóc độc.
|
|
Không biết là tỉnh hay ngủ nữa đây?
|
|
Chàng trai của năm.
|
|
Trình độ uốn dẻo thôi rồi.
|
|
Xinh xinh mà lại có đuôi mới buồn.
|
|
Ngó gì mà kỹ thế?
|
|
Để da được đẹp hơn nào.
|
|
Trò chơi một thuở.
|
|
Tranh thủ làm ván nào.
|
|
Cương thi cũng đi tàu điện ngầm nè.
|
|
Tai nạn kinh hoàng.
|
|
Thú cưng hàng khủng.
|
|
Heo cũng tranh thủ sơ múi tý sữa của chó.
|
Tưởng thế nào...
Ốc Sên
******************
Chú chó ở Đà Lạt treo biển "bán hoa nuôi thân" thu hút hàng vạn lượt like
Ngày hôm
qua trên một Fanpage lớn dành cho giới trẻ đã đăng tải loạt ảnh chú chó
đeo biển "bán hoa nuôi thân", thu hút gần 160 ngàn lượt like và hàng
ngàn chia sẻ, bình luận. Trong ảnh là chú chó giống Alaska cực dễ thương
ngồi trước xô đựng hoa hồng, trên cổ đeo biển "bán hoa nuôi thân,
10k/cành". Có vẻ như chẳng cần đến sự trợ giúp của chủ nhân, chú chó vẫn
làm rất tốt nhiệm vụ ngồi canh số hoa hồng cũng như thu hút nhiều khách
hàng bởi "người bán hàng" quá cute này.
Loạt ảnh nhận được gần 160 ngàn lượt like Facebook.
"Dễ
thương quá. Thế này là chủ bắt đầu được nhờ em í rồi. Giống chó Alaska
này vốn rất thông minh nên việc ngồi bán hàng thế này chắc cũng không
làm khó em í đâu" - một cư dân mạng nhận xét.
"Mua hoa xong, có được mua luôn cả em chó này về không nhỉ? Đáng yêu quá".
Theo
nhiều comment của các Facebooker thì chú chó dễ thương này ở Đà Lạt.
Chủ nhân của chú chó là một nữ sinh có tên là Miyu Chan, đang học cấp 3
tại Đà Lạt và rất yêu động vật.
Theo Trí Thức Trẻ
****************
Xếp hàng ăn bánh 'mắng', phở 'chửi' ở Sài Gòn
Khách hàng đến ăn phải chờ dài cổ, thậm chí còn bị chủ quán mắng chửi nhưng quán vẫn đông khách.
Nói đến “bún mắng, cháo
chửi, ốc lắm điều” người ta thường nghĩ ngay đến thái độ phục vụ của các
quán ăn ở Hà Nội. Nhưng nay tại TP HCM đã xuất hiện một số quán có thái
độ tương tự .
Xếp hàng chờ đến lượt
Quán
bánh đúc không bảng hiệu nằm trong một con hẻm nhỏ đường Phan Đăng Lưu
(quận Phú Nhuận), mở cửa từ 14 giờ đến 17 giờ, nhưng luôn chật ních
khách hàng. Người đến ăn phải chờ dài cổ, có khi không đủ ghế ngồi khách
phải vừa đứng vừa ăn. Nhiều người còn phải xếp hàng dài chờ đến lượt
mua bánh đúc.
|
Dù thái độ phục vụ khá “chảnh” nhưng quán bánh đúc luôn đông khách.
|
Tại quán bánh đúc này, chúng tôi chứng kiến 2 vị khách đã chờ hơn nửa
giờ mà vẫn chưa có bánh đúc để ăn. Thấy hai người này bày tỏ thái độ khó
chịu, nhân viên phục vụ nói ngay: “Từ từ đến lượt. Không ăn thì
thôi!”. Trong khi đó, một khách hàng lại nói nhỏ với chúng tôi: “Đến
quán này phải chuẩn bị tiền lẻ. Ai mà đưa tiền chẵn dễ bị chủ quán to
tiếng lắm đó!”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi biết được quán bánh đúc
này đã tồn tại hơn 40 năm, giá bán mỗi chén 17.000 đồng. Nhìn chén bánh
đúc khá bắt mắt, có màu vàng của tóp mỡ, màu đen của mộc nhĩ, thịt bằm,
hành phi… chúng tôi ăn thấy rất ngon. Có lẽ vì ngon và đắt hàng nên chủ
quán hách dịch với khách hàng chăng?
Trò chuyện với chúng tôi,
chủ quán bánh đúc cho biết: “Quán lúc nào cũng đông nghịt khách, nhiều
người không chịu xếp hàng cứ chen chân mua trước hoặc liên tục thúc giục
nhân viên phục vụ. Vì thế, tôi phải cáu lên để họ loại bớt những vị
khách bất lịch sự”.
Giá rẻ và ngon
Cứ đầu
giờ chiều mỗi ngày là quán bánh cuốn khu Hòa Hảo (quận 10, TPHCM) tấp
nập khách. Khách ăn phải đi bộ 100 mét để tìm chỗ gửi xe với giá 5.000
đồng/chiếc. Điều mà mọi người nhận thấy ở quán bánh cuốn nổi tiếng này
là chủ quán luôn miệng chửi mắng khách hàng.
|
Khách đến ăn không dám lớn tiếng vì sợ chủ quán nạt nộ
|
Anh Hùng nhà ở quận 5, TPHCM, kể: “Thấy quán này đông, tôi tò
mò đến ăn thử. Khi tôi xin thêm một ít giá trụng và ít ớt xay liền bị
chủ quán hét lớn: “Đui mù hay sao không thấy ớt xay để ở bàn kế bên”.
Còn
anh Lâm, một khách hàng “ruột” quán này cho rằng, bánh cuốn ở đây ngon
và giá rẻ, chỉ 17.000 đồng/đĩa. Nước chấm hết sức đặc biệt, chả lụa và
thịt bằm nhiều hơn so với chỗ khác. Còn chuyện chủ quán có “nói ra nói
vào” như chửi mắng thì mặc kệ miễn rẻ và ngon là được.
Một quán
phở gần chợ Thuận Kiều (quận 5) cũng có số lượng khách đến ăn luôn nhiều
hơn số ghế. Bà chủ quán này nổi tiếng với những lời nói xiên xỏ, bóng
gió để đuổi khéo những khách hàng ăn chậm. Chị Huỳnh Thị Liên - người
thường hay ăn quán phở trên cho biết: "Tuy chủ quán 'hơi chảnh', nhưng
do tô phở chỉ có giá 30.000 đồng, lượng thịt và bánh phở nhiều hơn quán
khác, nước lèo có hương vị đặc biệt” nên chị thường xuyên đến ăn phở
quán này.
Tâm lý đám đông
Theo Tiến sĩ Cù
Văn Lang, chuyên gia kinh tế (hiện đang làm việc tại London, Anh quốc),
người Việt Nam thích ăn ở quán đông khách vì nghĩ rằng chỗ nào đông
người chỗ đó sẽ ngon. Ngoài ra, họ muốn trải nghiệm một phong cách phục
vụ mới bằng cách dò xét hành động “kỳ cục” của những quán ăn có thái độ
“chảnh”.
Ông Lang cho rằng, thái độ phục vụ của các quán ăn theo
lối chửi mắng là hiện tượng kinh doanh thiếu văn hóa, mất nét đẹp trong
ẩm thực, không nên khuyến khích cách hành xử này với khách hàng.
*********************
Sát hại vợ đúng ngày 8/3 rồi uống thuốc sâu tự tử
Chiều
8/3, tại xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) xảy ra một vụ án
đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hiền đã bị chính chồng
mình là Phạm Hồng Nhật (cùng 26 tuổi) dùng dao bầu sát hại một cách dã
man.
Trước đó, do mâu thuẫn nên đôi
vợ chồng này đã quyết định sống ly thân. Chị Hiền đưa 2 con nhỏ về gia
đình bên ngoại ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng.
Ngày
8/3, nhớ con, Nhật đến đón 2 cháu nhỏ về chơi với bố. Chiều cùng ngày,
khi chị Hiền về nhà chồng để đưa con về thì giữa hai vợ chồng đã xảy ra
mâu thuẫn dẫn đến cãi vã. Trong lúc tức giận, Nhật dùng dao đâm 3 nhát
vào lưng vợ khiến chị Hiền thiệt mạng.
Ảnh minh họa.
Sau khi sát hại vợ, Nhật khóa trái cửa nhà, rồi ở bên trong uống hết chai thuốc sâu tự tử.
Lực
lượng công an cùng gia đình và quần chúng đã phá cửa xông vào đưa Nhật
đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hiện, hung thủ đã qua cơn nguy kịch.
Theo Người Lao Động
**************
Bé 18 tháng tuổi sống sót sau 13 giờ mắc kẹt trong tai nạn ô tô dưới sông băng
Em bé được cho là đang ở tình trạng "nghiêm
trọng nhưng ổn định" trong bệnh viện sau khi trải qua 13 tiếng đồng hồ
mắc kẹt với chiếc ô tô lao xuống sông băng ở Utah.
Em bé hiện chưa rõ tên sống sót sau tai nạn ô tô trong đêm được tìm thấy trên ghế bên cạnh người mẹ đã chết.
Chiếc
xe được cho là đã húc phải tường bê tông và rơi khỏi cầu xuống sông
Spanish Fork không lâu trước nửa đêm hôm thứ Sáu 7/3, bị nhấn chìm một
phần do rơi sát đê.
Đến gần trưa hôm sau chiếc
xe gặp nạn mới được phát hiện nhờ một người đi câu cá. Em bé ngay sau đó
được dịch vụ cứu hộ đưa ra khỏi xe bằng cầu cẩu và được chuyển tới bệnh
viện Salt Lake City.
Nước sông lạnh đến nỗi 3
nhân viên cảnh sát và 4 lính cứu hỏa - những người làm công việc cứu hộ -
đã phải đi điều trị do giảm thân nhiệt sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Cảnh
sát địa phương xác định người mẹ có tên Lynn Jennifer Groesbeck, 25
tuổi, sống tại Springville, Utah, vừa rời khỏi nhà tầm 10 giờ đêm sau
khi ghé thăm bố mẹ đẻ ở Salem, Utah. Gia đình không hề biết cô ấy chưa
về được đến nhà.
Báo địa phương đưa tin, một
người dân sống gần đó cho biết có nghe tiếng tai nạn lúc tầm 11 giờ đêm
và đã ra ngoài kiểm tra nhưng không tìm thấy gì cả.
Cảnh
sát đang tiếp tục điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn và cho biết em
bé kẹt trong ghế ngồi đằng sau, phía dành cho khách. Chiếc xe rơi cắm
đầu xuống sông nên vị trí em bé ngồi không bị chìm trong nước.
Cảnh sát cho biết em bé hiện đang trong tình trạng "nghiêm trọng nhưng ổn định" tại bệnh viện Primary Children, Utah.
*********************
Hoa mắt ngắm những kiệt tác nghệ thuật trên cơ thể con người
Nữ nghệ sĩ Natalie Fletcher là chuyên gia
trong biến hóa cơ thể người thành những ảo giác đánh lừa mắt. Các tác
phẩm nghệ thuật giống như đã qua chỉnh sửa photoshop cực kỳ khéo léo,
song thực tế, tất cả đều là tô vẽ trên da người.
Dự án của Natalie có tên "Chỉ là ảo giác" khắc họa con người
trên nền màu sáng như xanh lơ, vàng, xanh, hồng cánh sen...
Những
đường tạo khối thông minh màu đen có tác dụng đánh lừa thị giác, khiến
cơ thể người hiện lên trong những bức ảnh "tĩnh như động", có khi là
xoắn ốc hoặc hõm một hố sâu. Ảo giác được tạo ra nhờ các gam màu và cách
người nghệ sĩ sắp đặt đường nét.
Cùng ngắm nhìn những tác phẩm lạ lẫm mà nếu lần đầu chiêm ngưỡng có thể khiến bạn giật mình:
*****************
Rơi lệ trước tình yêu phi thường của cô gái 9X và người chồng khiếm thị
Một ngày
đầu năm mới 2015, những người dân ở một xóm nhỏ yên bình tại Yên Trung,
Thanh Hóa xôn xao vì một đám cưới đặc biệt. Đặc biệt không phải vì sự
hoành tráng, càng không phải vì sự xuất hiện của dàn siêu xe hay của hồi
môn kếch xù, mà bởi nghị lực phi thường vượt qua tất cả mọi rào cản của
cô dâu chú rể để có thể viết nên một cái kết đẹp cho tình yêu.
Chuyện tình cổ tích nhưng có thực
Nhân
vật chính của mối tình kỳ diệu trên chính là đôi bạn trẻ 9X, Tô Thị Hải
Yến – Vũ Văn Tuấn. Tuấn sinh năm 1990 quê ở Thanh Hóa. So với bạn bè
cùng trang lứa, Tuấn có một hoàn cảnh đặc biệt. Bố Tuấn là người khiếm
thị, mẹ Tuấn là người hoàn toàn khỏe mạnh, hai anh em Tuấn không may mắn
có được đôi mắt sáng nhưng bù lại đều học rất giỏi và chăm ngoan. Tuấn
từng là tấm gương sáng mà những người dân quanh xóm hay nhắc tới để con
noi theo.
Ảnh cưới của Hải Yến - Văn Tuấn.
Yến
kém Tuấn 1 tuổi, xinh xắn và hiền lành. Cô gái Quảng Trị nết na có nằm
mơ cũng không thể ngờ rằng ngôi trường Đại học lại là “bà mối” giúp cô
gặp được người đàn ông mà mình sẽ gắn bó suốt đời. Ngày ấy, Tuấn và Yến
tạm biệt quê hương, lên đường đến Huế nhập học. Mảnh đất hiền hòa và thơ
mộng giống như một môi trường tuyệt vời khiến tình yêu nảy nở, đơm hoa.
Tuấn và Yến là đôi bạn chung lớp, chung ký túc xá. Tuấn biết đến Yến
qua sự giới thiệu của bạn bè rồi tiến tới làm quen. Dần dần, hai người
trở thành đôi bạn thân, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui buồn trong cuộc
sống.
Qua những cuộc chuyện trò,
tình cảm giữa hai người ngày một lớn dần và trở thành tình yêu lúc nào
không hay. Để Yến hiểu hơn về hoàn cảnh của mình, trước khi ngỏ lời yêu,
Tuấn có đưa Yến về quê và giới thiệu với gia đình. Những tưởng cuộc gặp
gỡ này sẽ khiến Yến nản lòng, nhưng trái lại, càng tiếp xúc với những
người thân của Tuấn, cô gái Quảng Trị giàu tình cảm càng thêm đồng cảm
với bạn trai nhiều hơn.
Vượt qua
muôn vàn khó khăn và sự khác biệt, Tuấn và Yến chính thức trở thành một
đôi. Con đường từ ký túc xá đến trường đã ghi dấu biết bao kỷ niệm vui
buồn trong tình yêu của đôi trẻ, là “nhân chứng sống” về chuyện tình kỳ
diệu như cổ tích của Hải Yến – Văn Tuấn. Trong những tháng ngày xa gia
đình, đôi bạn trẻ coi nhau là chỗ dựa, mang đến cho nhau động lực để
vượt qua khó khăn, đạt những kết quả cao trong học tập.
Trong đám cưới, Yến luôn bên cạnh dẫn đường cho Tuấn.
Cái kết đẹp cho nỗ lực phi thường
Đến
với nhau đã khó, nhưng để có thể gắn bó với nhau và được mọi người công
nhận lại là cả một chặng đường gian truân gấp trăm nghìn lần. Ít ai
biết rằng, để có được hạnh phúc tròn vẹn như ngày hôm nay, đôi trẻ đã
phải vượt qua đủ mọi khó khăn, nỗi buồn trong suốt 4 năm đằng đẵng.
4
năm yêu nhau, tình yêu của Tuấn và Yến đã trải qua đủ thác ghềnh, đặc
biệt là những lời bàn tán và ánh mắt dị nghị của người xung quanh. “Ai
gặp cũng hỏi tại sao lại yêu người như thế rồi đủ thứ chuyện nọ kia. Lúc
đó, em chỉ biết cười và im lặng thôi”, Yến cười buồn. Yêu Tuấn, không
hiếm khi Yến phải rơi nước mắt, vì tủi thân, vì không nhận được sự đồng
cảm của mọi người.
Không những vậy,
Yến còn gặp phải sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình. Điều đó càng
khiến Yến thêm hiểu rằng việc xây dựng tình cảm với một người khiếm thị
như Tuấn vốn không phải là chuyện dễ dàng. “Em hiểu, bố mẹ nào cũng
thương và chỉ mong cho con được hạnh phúc”, cô gái bé nhỏ tâm sự. Mỗi
lúc như vậy, Yến chỉ biết lấy người yêu làm động lực để bước tiếp.
Thấu
hiểu tình thương của gia đình, đôi trẻ chỉ biết cố gắng thật nhiều,
dùng chiêu “mưa lâu thấm dần” để thuyết phục. Trời không phụ lòng người,
sau những ngày kiên trì, nỗ lực phi thường của cả hai đã khiến gia đình
Yến cảm động, quyết định “cấp phép” cho đôi bạn trẻ được ở bên nhau.
Ngày
cưới, Yến xinh tươi trong bộ váy màu trắng, khuôn mặt và ánh mắt lấp
lánh nụ cười. Cô ở bên chú rể mọi nơi mọi lúc, không quên níu chặt tay
Tuấn để dẫn đường. Tuấn và cả nhà trai không giấu được sự tự hào, đón
nhận lời chúc phúc của bà con hàng xóm khi kén được nàng dâu “vàng 10”.
Thông cảm với hoàn cảnh của Tuấn, gia đình Yến còn tạo điều kiện hết sức
để hôn lễ diễn ra tốt đẹp, không quản đường sá xa xôi, đoàn đại diện
nhà gái đã chủ động ra Thanh Hóa trước để tiện cho nhà trai đến đón dâu.
Trong đám cưới, tất cả mọi khách mời đều không ngớt lời thán phục cho
tình yêu kỳ diệu của hai nhân vật chính, cũng như nghị lực đáng nể của
cô dâu chú rể.
Khách mời, ai cũng vui mừng chúc phúc cho cặp tân lang tân nương.
Vậy
là, trải qua đủ mọi thử thách, phép màu cuối cùng đã đến. Đến giờ, khi
đã được chung sống bên người vợ yêu quý, chàng trai khiếm thị dũng cảm
vẫn không thể tin rằng hạnh phúc thực sự đã đến với mình. Niềm vui đến
đột ngột khiến Tuấn có cảm giác như đang ở một thiên đường không có
thật. “Chuyện tình của chúng em, giống như một giấc mơ vậy!”, Vũ Văn
Tuấn tâm sự.
Sau khi tốt nghiệp Đại
học, Tuấn vào làm việc tại Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai vợ
chồng quyết định ở lại Huế lập nghiệp và xây dựng cuộc sống. Căn nhà trọ
nhỏ bé nhưng lúc nào cũng ngập tràn niềm vui và tiếng cười rộn rã. Phép
màu vẫn chưa dừng lại, khi hai vợ chồng biết tin Yến đang mang thai đứa
con đầu lòng. Nghĩ đến cảnh gia đình vui vầy có cha, có mẹ, có con, đôi
vợ chồng trẻ lại như được tiếp thêm rất nhiều sức lực.
Với
Tuấn, Yến là người yêu, là vợ nhưng trên tất cả, Yến còn là ánh mặt
trời rực rỡ giúp Tuấn có thêm niềm tin vào cuộc sống. Vợ con, là hai
động lực to lớn để Tuấn vươn lên và tự tin trở thành chỗ dựa vững chắc
trong gia đình nhỏ.
Hiện tại, cuộc
sống mới chỉ tạm ổn. Trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn vì Yến chưa có
công việc ổn định, mọi sinh hoạt trong nhà đều trông chờ vào đồng lương
eo hẹp của Tuấn. Nhưng với sự cố gắng và rất nhiều tình yêu, đôi vợ
chồng 9X này vẫn không ngừng hi vọng và tin tưởng vào một tương lai tươi
sáng sẽ đến.