Trang lá cải
Trang Lá cải 19 tháng 9 -2024:
****************
Bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm sẽ tiếp tục hầu tòa vụ Vạn Thịnh Phát
Trong giai đoạn 2 của vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm nguyên là lãnh đạo chủ chốt, nhân viên của Ngân hàng SCB và các pháp nhận thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát bị xét xử về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó nhiều bị cáo bị truy tố, xét xử từ 2-3 tội danh trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Theo cáo trạng, Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay.
Ngoài ra, thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần, bị cáo Trương Mỹ Lan là cổ đông có “quyền lực” lớn nhất tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Qua đó, Trương Mỹ Lan đã thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối toàn diện mọi hoạt động của các pháp nhân này và sử dụng như công cụ tài chính cho bản thân, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty liên quan.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu
Đối với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, Trương Mỹ Lan và 28 bị cáo đồng phạm đã đề ra chủ trương phát hành trái phiếu không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể từ năm 2018 - 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 pháp nhân là: Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”.
Nhóm bị cáo đã phát hành 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hơn 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Đối với tội “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, cáo trạng xác định, từ đầu năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu trái quy định.
Trong quá trình chiếm đoạt số tiền trên, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức hóa số tiền do phạm tội mà có.
Số tiền trên chủ yếu được dùng để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB, trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau và chuyển ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng "khống".
Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài. Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại với tổng số tiền là hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng). Trong đó, chuyển đi là hơn 1,5 tỷ USD, nhận về hơn 3 tỷ USD.
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã lắp mái che và trang bị màn hình Led cỡ lớn để phục vụ số lượng lớn bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo dõi phiên tòa. (Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Vụ án có 35.824 bị hại
Theo quyết định của Tòa án Nhân dân TP.HCM, phiên tòa dự kiến kéo dài 1 tháng, từ ngày 19/9 - 19/10 và được xét xử công khai
Hội đồng xét xử gồm: Thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh tòa Hình sự - Tòa án Nhân dân TP.HCM làm chủ tọa; Thẩm phán Vũ Hoài Nam cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa gồm: ông Vũ Tất Ba, ông Đào Lê Văn, ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Bùi Thanh Hằng, bà Lê Trương Hà Linh.
Tòa xác định vụ án này có 35.824 bị hại là những nhà đầu tư sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 doanh nghiệp: Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra. Ngoài ra có 534 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng quyết định không xem xét trách nhiệm hình sự đối với 45 nhân viên Ngân hàng SCB. Các cá nhân này có liên quan việc đi lệnh dòng tiền khống tại Chi nhánh Bến Thành và Sài Gòn thuộc Ngân hàng SCB. Tất cả đều thành khẩn khai báo, thừa nhận việc ký khống các chứng từ là trái luật nhưng kết quả điều tra xác định các cá nhân này không biết chủ trương phát hành trái phiếu, là người làm công ăn lương, bị lệ thuộc, thực hiện theo chỉ đạo, không được hưởng lợi.
Ngoài ra, bị can Nguyễn Phương Hồng - thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc SCB được xác định là đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan, do đã chết nên được đình chỉ điều tra.
Hai bị can quốc tịch nước ngoài: Chen Yi Chung, nguyên quyền Tổng Giám đốc SCB và Chiu Bing KeungKenneth là luật sư, quản lý các công ty ở nước ngoài của Trương Mỹ Lan cũng được xác định có vai trò giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan trong “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hiện 2 bị can này đã xuất cảnh, không rõ đang ở đâu nên cơ quan điều tra có quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra đối với 2 bị can.
Riêng ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và ông Nguyễn Ngọc Dương, nguyên Tổng Giám đốc Công ty SPG và Công ty VIPD được xác định đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu trái quy định. Tuy nhiên 2 cá nhân này đã chết nên không khởi tố bị can.
***********
Vẻ gợi cảm của vợ Charlie Puth
- Thứ tư, 18/9/2024 12:03 (GMT+7)
- 10 giờ trước
Charlie Puth kết hôn với Brooke Sansone từ ngày 7/9 nhưng đến nay mới chia sẻ tin vui. Vợ của nam ca sĩ không hoạt động trong ngành giải trí.
Cách đây ít ngày, nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ Charlie Puth được phát hiện đeo một chiếc nhẫn vàng ở ngón áp út bên trái khi đang dành thời gian trên thuyền ở Italy với Brooke Sansone. Việc này làm dấy lên suy đoán cặp đôi đã kết hôn và đang đi hưởng tuần trăng mật. |
Tới 17/9, People đưa tin Charlie Puth xác nhận đã kết hôn với Brooke Sansone tại nhà riêng ở Montecito, California (Mỹ) vào 7/9. Hai người có tiệc cưới ấm cúng với sự tham gia của người thân, bạn bè thân thiết. Chia sẻ hình ảnh trong lễ cưới lên trang cá nhân, Charlie Puth bày tỏ: “Anh yêu em Brooke. Với anh, em là người tuyệt vời nhất. Anh hứa yêu em mỗi ngày trong cuộc sống này và thậm chí nhiều hơn nữa khi chúng ta bước sang cột mốc mới. Brooke Ashley Sansone và giờ em sẽ là Brooke Ashley Puth. Cảm ơn em đã khiến anh trở thành người đàn ông hạnh phúc nhất trên đời. Luôn là em”. |
Brooke Sansone không hoạt động trong lĩnh vực giải trí mà làm việc ở mảng truyền thông. Hai người lần đầu vướng tin hẹn hò khi được phát hiện đi cùng nhau tại Lễ hội Công dân Toàn cầu ở Thành phố New York vào tháng 9/2022. Một tháng sau, nam ca sĩ See You Again xác nhận mối quan hệ thông qua chương trình The Howard Stern Show. |
Charlie Puth cho biết anh và Brooke Ashley quen nhau từ nhỏ. Họ cùng lớn lên tại Jersey. Bố của Brooke Sansone là bạn thân nhất thời cấp 3 với bố của giọng ca See You Again. Charlie Puth chia sẻ anh cảm thấy thật tuyệt khi được ở bên một người anh đã quen biết suốt thời gian dài. Điều đặc biệt hơn cả với Charlie Puth là họ biết nhau từ trước khi anh nổi tiếng. "Tôi cho rằng tương lai không thể tránh khỏi những giai đoạn khó khăn, nhưng dù lúc tụt bước hay ở đỉnh cao, cô ấy cũng sẽ ở đó vì tôi", anh chia sẻ. |
Puth đã bất ngờ cầu hôn bạn gái tại thành phố New York vào mùa thu năm ngoái. Thời điểm đó, nam ca sĩ bày tỏ niềm hạnh phúc: "Tôi đã bay đến New York để cầu hôn bạn thân của mình và cô ấy đồng ý. Tôi đang là phiên bản hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất của chính mình và tất cả là nhờ em. Anh yêu em vô tận, mãi mãi". |
Trở lại lễ cưới cách đây không lâu, cả 2 bước lên lễ đường trong giai điệu bài hát Can't Get Enough of Your Love, Babe của Barry White, sau đó cùng nhau khiêu vũ trên nền nhạc bài hát kinh điển Jersey Girl của Bruce Springsteen, theo tạp chí Vogue. Brooke chia sẻ toàn bộ cuối tuần đó "giống một giấc mơ". "Chúng tôi đã có một đêm tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Chúng tôi vui mừng khi có mọi người mà cả hai biết và yêu quý trong cùng một căn phòng", cô bày tỏ. |
Sách hay về tình yêu
Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.
Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.
************
Chỉ cần 4 phút mỗi ngày đẩy lùi nguy cơ ung thư
Mới đây, tạp chí Jama Oncology công bố kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Sydney ở Australia thực hiện trong gần 7 năm, theo dõi hoạt động hàng ngày của hơn 22.000 người không tập thể dục.
Ảnh: Canva
Các nhà khoa học đã loại trừ những người tham gia nghiên cứu mắc ung thư và đo chuyển động của họ thông qua thiết bị đeo tay. Họ cũng giới hạn nghiên cứu đối với những người không tập thể dục trong thời gian rảnh rỗi và đi bộ một lần hoặc ít hơn mỗi tuần. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 62. Những đợt hoạt động ngắn có thể bao gồm làm việc nhà cường độ cao, đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lợi ích tăng lên khi có nhiều đợt hoạt động thể chất, đặc biệt đối với các bệnh ung thư liên quan đến vận động. Hầu hết các đợt hoạt động ngắn kéo dài tới một phút. Trong số những người tham gia, có 2.356 trường hợp mắc ung thư mới. Một hạn chế của nghiên cứu này là mang tính quan sát, do đó không trực tiếp khám phá nguyên nhân và kết quả.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư. Nghiên cứu của Đại học Sydney đã xem xét các loại này cũng như mức giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung.
WHO khuyến nghị nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ mạnh. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tập thể dục giúp hạn chế tình trạng viêm, ngăn ngừa lượng đường trong máu cao, phòng tránh béo phì... do đó giảm nguy cơ ung thư.
Emmanuel Stamatakis, giáo sư tại Đại học Sydney và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ này thông qua các thử nghiệm mạnh mẽ, nhưng có vẻ như VILPA (hoạt động thể chất mạnh ngắt quãng) có thể là một cách miễn phí đầy hứa hẹn để giảm nguy cơ ung thư".
***********
Sức mạnh đoàn kết của người Nhật: Thiên tai vẫn xếp hàng, doanh nghiệp phát miễn phí lương thực, vay ngân hàng để tránh sa thải lao động
Thảm họa thiên nhiên hay các cuộc khủng hoảng vốn chẳng xa lạ gì với người dân Nhật Bản, từ những vụ động đất, sóng thần, ô nhiễm phóng xạ cho đến dịch bệnh.
Thế nhưng sự tin cậy vào hệ thống xã hội nói chung và đặc biệt là tin tưởng lẫn nhau đã giúp người Nhật có sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh vượt qua tất cả.
Đối với những người nước ngoài, hình ảnh người Nhật không tranh giành nhau dù mất đi người thân, nhà cửa là một điều đáng nể. Dù thiên tai tàn phá như người Nhật vẫn xếp hàng cứu tế, các cửa hàng không tăng giá còn doanh nghiệp dù thiệt hại vẫn quyên góp hay giúp đỡ người vùng bị nạn.
Trong trận sóng thần năm 2011, gần 16.000 người Nhật Bản đã thiệt mạng, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và hàng triệu công dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng bị phá hủy và tưởng chừng như người dân nơi đây không thể sống sót nổi qua trận thiên tai này.
Thế nhưng với sự đồng lòng của các doanh nghiệp, cư dân vùng thiên tai vẫn sống sót. Niềm tin vào cộng đồng cùng tầm nhìn dài hạn khiến các công ty Nhật Bản chung tay giúp đỡ đồng bào thay vì để ý quá nhiều đến lợi nhuận.
Theo các chuyên gia, chính nền tảng giáo dục ý thức cho người dân từ nhỏ đã giúp xã hội Nhật Bản hiểu được tầm quan trọng của đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thiên tai, khủng hoảng. Từ đó, tư tưởng hy sinh lợi ích cá nhân để đạt lợi ích cho tập thể và cộng đồng đã ngấm sâu và từng người dân xứ sở mặt trời mọc.
Thậm chí không riêng gì cá nhân, các doanh nghiệp cũng có quan điểm rất rõ ràng khi phải sống chung với thiên tai và khủng hoảng. Giáo sư Hirotaka Takeuchi của trường đại học Harvard đã có bài phân tích về các doanh nghiệp Nhật Bản khi họ sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho cộng đồng và đạt được mục tiêu dài hơi.
Doanh nghiệp thường đặt lợi ích lên hàng đầu, nhưng những công ty Nhật Bản lại có tầm nhìn rất xa khi không trục lợi từ người dân những lúc khó khăn bởi họ hiểu rằng hình ảnh của công ty đáng giá hơn rất nhiều những khoản lợi đó.
Bạn có nghĩ rằng một khi bị người dân ghét bỏ, khi hình ảnh của doanh nghiệp bị gắn với từ "trục lợi", "vô nhân tính", "không có đạo đức" thì có thể gột rửa được dễ dàng không? Liệu những khoản lợi nhuận ngắn hạn có bù đắp được cho điều đó không? Liệu việc hy sinh doanh thu để tạo nên uy tín trong người dân có đáng không?
"Rất nhiều công ty Nhật Bản không quen với phong cách chỉ nhắm đến lợi nhuận bất chấp, hy sinh mọi thứ vì cổ đông ở Phố Wall. Họ thường nghĩ đến tăng trưởng ổn định dài hạn, tạo nên những thay đổi tốt cho xã hội và người dân để rồi quay lại thúc đẩy lợi nhuận cho chính doanh nghiệp... Những lãnh đạo có tầm nhìn là người biết đoàn kết mọi người lại để cùng hành động và chiến thắng", giáo sư Takeuchi nhấn mạnh.
Sự giáo dục về tính đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau tại Nhật Bản khiến các doanh nghiệp coi trọng lợi ích cộng đồng và hình ảnh của công ty hơn nhiều so với doanh thu. Hệ quả là rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tồn tại lâu vì nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Trên thực tế, Nhật Bản có thể tự hào về số doanh nghiệp tồn tại lâu năm trên thị trường. Khoảng 40% số doanh nghiệp tại quốc gia này đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử, qua đó cho thấy tầm nhìn của các lãnh đạo doanh nghiệp về lợi ích cộng đồng.
"Rất nhiều công ty hiện nay chỉ nghĩ ngắn hạn vì lợi ích của cổ đông, các kế hoạch của họ chỉ trong vòng 5 năm. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có tầm nhìn đến 100-200 năm sau", giáo sư Takeuchi cho biết.
Nước mắt của Lawson
CEO Takeshi Niinami chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson tại Nhật Bản là một người có tầm nhìn xa như giáo sư Takeuchi từng nói. Chỉ vài phút trước khi sóng thần đổ bộ bờ biển Tohoku vào năm 2011 khiến 16.000 người thiệt mạng và 383.000 tòa nhà bị phá hủy, vị CEO này đã ra lệnh cho nhân viên tập trung vận chuyển lương thực đến vùng bị thiên tai trong vòng 7 ngày và phát miễn phí.
Trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đợt sóng thần 2011, Lawson Nhật Bản đã đưa 200.000 suất ăn đến cho những người bị nạn. Không dừng lại ở đó, công ty còn chăm sóc 13 nhân viên trong vùng bị thiên tai, bản thân CEO Niinami theo dõi sát sao việc bố trí chỗ ăn ở cũng như đảm bảo những người nay không phải lo về tài chính.
Mặc dù thủ đô Tokyo mới là thị trường lớn nhất của Lawson Nhật Bản nhưng CEO Niinami lại quyết định dồn hàng cho các siêu thị vùng thiên tai. Vị lãnh đạo này hiểu rằng không có nhiều xe tải muốn đi vào vùng dịch chuyển hàng và việc tiếp tục mở cửa các siêu thị Lawson tại đây sẽ giúp tạo nên hy vọng cho người dân hơn.
Bên cạnh đó, CEO Niinami cũng đề nghị giám đốc khu vực Etsuko Kato mở lại chi nhánh Lawson tại Soma, nơi chịu tác động trực tiếp của sóng thần, một cách nhanh nhất. Bản thân nữ giám đốc Etsuko Kato cũng mất nhà cửa trong trận sóng thần và đang phải sống trong trại cứu hộ, mẹ chồng thì bị mất tích còn 2/4 cửa hàng Lawson của cô bị thổi bay.
Bất chấp những khó khăn đó, Kato hiểu được mình cần phải làm gì khi đồng bào gặp khó khăn. Cô cố gắng kết nối nguồn cung ứng và mở cửa trở lại các chi nhánh chỉ 11 ngày sau trận sóng thần. Dần dần, người dân bắt đầu tràn vào các siêu thị của Lawson tại Soma bởi hình ảnh hãng bán lẻ này đã đem lại hy vọng cho họ vào lúc đen tối nhất.
Khi CEO Niinami nhận được bằng tuyên dương của trường tiểu học SomaCity vì Lawson đã phát miễn phí bữa ăn cho các cháu nhỏ trong 3 ngày cho đến lúc đội cứu trợ đến được đây, vị lãnh đạo này đã bật khóc bởi ông chưa hề ra lệnh này mà đó hoàn toàn là ý thức tự giác, quán triệt tư tưởng vì cộng đồng của những nhân viên nơi đây.
Ánh đèn của UNIQLO
Chuỗi bán lẻ quần áo UNIQLO tại Nhật Bản cũng chịu thiệt hại khi sóng thần phá hủy một số chi nhánh, thế nhưng thay vì than vãn hoặc chăm chú bảo vệ lợi nhuận, CEO Tadashi Yanai của hãng đã có những bước đi táo báo giúp đỡ cộng đồng dù chúng ảnh hưởng đến lợi ích công ty.
Ngay sau trận sóng thần, CEO Yanai đã yêu cầu tất cả các chi nhánh dù còn hoạt động hay không phải luôn thắp sáng biển hiệu. Đây không phải là chiêu trò để quảng cáo, thay vào đó CEO Yanai hướng tới mục tiêu an ủi những người dân Nhật Bản vốn đang chịu cảnh đau thương sau trận sóng thần.
Thật vậy, rất nhiều khách hàng đã cảm kích vì UNIQLO để biển hiệu sáng giữa một vùng tăm tối, nhất là trong các khu vực chịu thiên tai.
"Một số khách hàng đã đến những chi nhánh còn mở để khóc lóc cảm ơn vì chúng tôi luôn để đèn biển hiệu sáng", một giám đốc cửa hàng của UNIQLO cho biết.
Ngoài ra, CEO Yunai cũng là người giàu đầu tiên đóng góp tiền mặt cho quỹ từ thiện giúp đỡ nạn nhân thiên tai, qua đó làm tấm gương cho những đại gia khác. Ông cũng yêu cầu công ty đóng góp quần áo cho vùng chịu thiệt hại nhằm giúp đỡ những người sống sót.
"Một công ty chẳng những phải sống hòa mình với xã hội mà còn phải được mọi người chấp nhận. Để làm được điều đó thì họ phải có đóng góp cho cộng đồng. Những công ty nào thất bại thường không cân bằng được giữa lợi ích cộng đồng và doanh nghiệp. Bất cứ ai cũng là một thành viên xã hội trước khi là nhân viên doanh nghiệp và việc chỉ nghĩ đến lợi ích cho cổ đông sẽ không bền lâu được", CEO Yunai nhấn mạnh.
Yakult quyết không đuổi việc
CEO Hiromi Watanabe của hãng Yakult chuyên sản xuất sữa chua đã vô cùng đau đầu khi sóng thần tác động đến những nhà máy và thị trường của công ty. Trong khi các công nhân lo sợ ảnh hưởng rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân sau vụ thiên tai thì các chuyên gia cảnh báo Yakult có thể mất 30% thị phần vì sóng thần.
Các cố vấn khuyên CEO Watanabe cắt giảm nhân sự để đối phó với tình hình nhưng thay vào đó, vị lãnh đạo này lại quyết tâm giữ việc làm cho công nhân. Đích thân Watanabe đã cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo việc làm cho mọi người trong bối cảnh bất an, thậm chí nếu điều đó có làm hao tổn tiền bạc và tài chính dự trữ của công ty.
Vị lãnh đạo này đã phát cho mỗi nhân viên 300 USD vì ngân hàng đã đóng cửa sau vụ sóng thần, đồng thời tận dụng trung tâm giao hàng làm nơi trú ẩn tạm thời cho các công nhân trong vùng bị nạn. Công ty cũng cam kết giữ việc làm cho mọi người để có thời gian thu xếp, giải cứu người thân sau trận thiên tai.
Thậm chí, đội ngũ giao hàng của Yakult cũng bị trưng dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm miễn phí cho người dân trong vùng.
Động thái của Watanabe đã khiến các cố vấn bất ngờ bởi họ cho rằng nhà máy nên tạm đóng cửa nhằm giữ lợi nhuận cho công ty, còn công nhân thì đã có chính phủ lo. Thế nhưng vị CEO này vẫn muốn mở cửa nhà máy để giữ công việc cho mọi người, kể cả khi người tiêu dùng rời bỏ khu vực thiên tai do sợ rò rỉ phóng xạ.
"Tôi chắc chắn rằng công ty sẽ kiếm lại được lợi nhuận chỉ trong vòng 3 năm thôi. Thế nhưng nếu chúng tôi bỏ rơi mọi người lúc họ cần doanh nghiệp nhất, nếu doanh nghiệp đánh mất niềm tin của khách hàng lẫn nhân viên mà chúng tôi đã gầy công xây dựng bao năm qua thì chẳng bao giờ kiếm lại được", CEO Watanabe cho biết.
Khi tiền tiết kiệm của Yakult đã hết, Watanabe vay nợ ngân hàng để duy trì 80% lương cho công nhân. Nhờ sự cố gắng này mà khi nhà máy hoạt động trở lại, họ chỉ mất 5 tháng để doanh số trở lại như thời kỳ trước vụ thiên tai.
Những nhân viên giao hàng của Yakult thậm chí còn được người dân tặng quà bởi họ chưa bao giờ quên thời kỳ đen tối sau sóng thần khi công ty hy sinh rất nhiều cho cộng đồng và người dân.
Đối với những người công nhân của Yakult, họ không chỉ tự hào vì giúp đỡ cộng đồng mà còn biết ơn công ty khi chấp nhận mất thị phần và đối mặt nguy cơ phá sản để giữ sự ổn định cuộc sống cho nhân viên.
Theo giáo sư Hirotaka Takeuchi của trường đại học Harvard, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn là người biết xây dựng những giá trị lâu dài hàng trăm năm chứ không phải chú ý đến lợi nhuận ngắn hạn cho cổ đông. Tiền có thể kiếm lại, nhưng niềm tin đã mất thì không bao giờ có thể xây dựng lại.
*Nguồn: Tổng hợp
************
************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải 19 tháng 9 -2024:
****************
Bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm sẽ tiếp tục hầu tòa vụ Vạn Thịnh Phát
Trong giai đoạn 2 của vụ án này, bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm nguyên là lãnh đạo chủ chốt, nhân viên của Ngân hàng SCB và các pháp nhận thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát bị xét xử về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Trong đó nhiều bị cáo bị truy tố, xét xử từ 2-3 tội danh trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Theo cáo trạng, Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) được Trương Mỹ Lan thành lập, nắm giữ 60% cổ phần và làm Chủ tịch HĐQT từ năm 1992 đến nay.
Ngoài ra, thông qua người thân, pháp nhân và cá nhân khác đứng tên hộ để nắm giữ phần lớn cổ phần, bị cáo Trương Mỹ Lan là cổ đông có “quyền lực” lớn nhất tại Ngân hàng SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Qua đó, Trương Mỹ Lan đã thao túng, chỉ đạo, điều hành, chi phối toàn diện mọi hoạt động của các pháp nhân này và sử dụng như công cụ tài chính cho bản thân, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các công ty liên quan.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua phát hành trái phiếu
Đối với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng truy tố các bị cáo xác định, Trương Mỹ Lan và 28 bị cáo đồng phạm đã đề ra chủ trương phát hành trái phiếu không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể từ năm 2018 - 2020, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các bị cáo: Đinh Văn Thành, Chủ tịch HĐQT SCB; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Phương Hồng, Phó Tổng Giám đốc SCB; Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch, Tổng Giám đốc TVSI và Hồ Bửu Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng 4 pháp nhân là: Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra phát hành 25 mã trái phiếu “khống”.
Nhóm bị cáo đã phát hành 308 triệu trái phiếu để huy động vốn của 35.824 nhà đầu tư (nhà đầu tư thứ cấp), thu về tổng số tiền hơn 30.081 tỷ đồng, sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu.
Đối với tội “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, cáo trạng xác định, từ đầu năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt tổng số tiền 445.748 tỷ đồng thông qua tham ô tài sản và phát hành trái phiếu trái quy định.
Trong quá trình chiếm đoạt số tiền trên, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện các hành vi rút tiền, chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB nhằm che giấu nguồn gốc, hợp thức hóa số tiền do phạm tội mà có.
Số tiền trên chủ yếu được dùng để chi trả các khoản vay của các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại Ngân hàng SCB, trả nợ giữa các công ty, cá nhân trong Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay mượn nhau và chuyển ra nước ngoài thanh toán các hợp đồng "khống".
Từ tháng 10/2012 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập các hợp đồng "khống" mua bán cổ phần, vốn góp, tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam và công ty ở nước ngoài. Thông qua các hợp đồng này thực hiện chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại với tổng số tiền là hơn 4,5 tỷ USD (tương đương hơn 106.730 tỷ đồng). Trong đó, chuyển đi là hơn 1,5 tỷ USD, nhận về hơn 3 tỷ USD.
Tòa án Nhân dân TP.HCM đã lắp mái che và trang bị màn hình Led cỡ lớn để phục vụ số lượng lớn bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo dõi phiên tòa. (Ảnh_ Tỷ Huỳnh)
Vụ án có 35.824 bị hại
Theo quyết định của Tòa án Nhân dân TP.HCM, phiên tòa dự kiến kéo dài 1 tháng, từ ngày 19/9 - 19/10 và được xét xử công khai
Hội đồng xét xử gồm: Thẩm phán Nguyễn Thị Hà, Phó Chánh tòa Hình sự - Tòa án Nhân dân TP.HCM làm chủ tọa; Thẩm phán Vũ Hoài Nam cùng 3 Hội thẩm nhân dân. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa gồm: ông Vũ Tất Ba, ông Đào Lê Văn, ông Nguyễn Hồng Hiệp, bà Bùi Thanh Hằng, bà Lê Trương Hà Linh.
Tòa xác định vụ án này có 35.824 bị hại là những nhà đầu tư sở hữu 25 mã trái phiếu của 4 doanh nghiệp: Công ty An Đông, Quang Thuận, Sunny World và Setra. Ngoài ra có 534 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng quyết định không xem xét trách nhiệm hình sự đối với 45 nhân viên Ngân hàng SCB. Các cá nhân này có liên quan việc đi lệnh dòng tiền khống tại Chi nhánh Bến Thành và Sài Gòn thuộc Ngân hàng SCB. Tất cả đều thành khẩn khai báo, thừa nhận việc ký khống các chứng từ là trái luật nhưng kết quả điều tra xác định các cá nhân này không biết chủ trương phát hành trái phiếu, là người làm công ăn lương, bị lệ thuộc, thực hiện theo chỉ đạo, không được hưởng lợi.
Ngoài ra, bị can Nguyễn Phương Hồng - thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc SCB được xác định là đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan, do đã chết nên được đình chỉ điều tra.
Hai bị can quốc tịch nước ngoài: Chen Yi Chung, nguyên quyền Tổng Giám đốc SCB và Chiu Bing KeungKenneth là luật sư, quản lý các công ty ở nước ngoài của Trương Mỹ Lan cũng được xác định có vai trò giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan trong “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hiện 2 bị can này đã xuất cảnh, không rõ đang ở đâu nên cơ quan điều tra có quyết định truy nã và tạm đình chỉ điều tra đối với 2 bị can.
Riêng ông Nguyễn Tiến Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và ông Nguyễn Ngọc Dương, nguyên Tổng Giám đốc Công ty SPG và Công ty VIPD được xác định đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành trái phiếu trái quy định. Tuy nhiên 2 cá nhân này đã chết nên không khởi tố bị can.
***********
Vẻ gợi cảm của vợ Charlie Puth
- Thứ tư, 18/9/2024 12:03 (GMT+7)
- 10 giờ trước
Charlie Puth kết hôn với Brooke Sansone từ ngày 7/9 nhưng đến nay mới chia sẻ tin vui. Vợ của nam ca sĩ không hoạt động trong ngành giải trí.
Cách đây ít ngày, nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ Charlie Puth được phát hiện đeo một chiếc nhẫn vàng ở ngón áp út bên trái khi đang dành thời gian trên thuyền ở Italy với Brooke Sansone. Việc này làm dấy lên suy đoán cặp đôi đã kết hôn và đang đi hưởng tuần trăng mật. |
Tới 17/9, People đưa tin Charlie Puth xác nhận đã kết hôn với Brooke Sansone tại nhà riêng ở Montecito, California (Mỹ) vào 7/9. Hai người có tiệc cưới ấm cúng với sự tham gia của người thân, bạn bè thân thiết. Chia sẻ hình ảnh trong lễ cưới lên trang cá nhân, Charlie Puth bày tỏ: “Anh yêu em Brooke. Với anh, em là người tuyệt vời nhất. Anh hứa yêu em mỗi ngày trong cuộc sống này và thậm chí nhiều hơn nữa khi chúng ta bước sang cột mốc mới. Brooke Ashley Sansone và giờ em sẽ là Brooke Ashley Puth. Cảm ơn em đã khiến anh trở thành người đàn ông hạnh phúc nhất trên đời. Luôn là em”. |
Brooke Sansone không hoạt động trong lĩnh vực giải trí mà làm việc ở mảng truyền thông. Hai người lần đầu vướng tin hẹn hò khi được phát hiện đi cùng nhau tại Lễ hội Công dân Toàn cầu ở Thành phố New York vào tháng 9/2022. Một tháng sau, nam ca sĩ See You Again xác nhận mối quan hệ thông qua chương trình The Howard Stern Show. |
Charlie Puth cho biết anh và Brooke Ashley quen nhau từ nhỏ. Họ cùng lớn lên tại Jersey. Bố của Brooke Sansone là bạn thân nhất thời cấp 3 với bố của giọng ca See You Again. Charlie Puth chia sẻ anh cảm thấy thật tuyệt khi được ở bên một người anh đã quen biết suốt thời gian dài. Điều đặc biệt hơn cả với Charlie Puth là họ biết nhau từ trước khi anh nổi tiếng. "Tôi cho rằng tương lai không thể tránh khỏi những giai đoạn khó khăn, nhưng dù lúc tụt bước hay ở đỉnh cao, cô ấy cũng sẽ ở đó vì tôi", anh chia sẻ. |
Puth đã bất ngờ cầu hôn bạn gái tại thành phố New York vào mùa thu năm ngoái. Thời điểm đó, nam ca sĩ bày tỏ niềm hạnh phúc: "Tôi đã bay đến New York để cầu hôn bạn thân của mình và cô ấy đồng ý. Tôi đang là phiên bản hạnh phúc nhất, tuyệt vời nhất của chính mình và tất cả là nhờ em. Anh yêu em vô tận, mãi mãi". |
Trở lại lễ cưới cách đây không lâu, cả 2 bước lên lễ đường trong giai điệu bài hát Can't Get Enough of Your Love, Babe của Barry White, sau đó cùng nhau khiêu vũ trên nền nhạc bài hát kinh điển Jersey Girl của Bruce Springsteen, theo tạp chí Vogue. Brooke chia sẻ toàn bộ cuối tuần đó "giống một giấc mơ". "Chúng tôi đã có một đêm tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Chúng tôi vui mừng khi có mọi người mà cả hai biết và yêu quý trong cùng một căn phòng", cô bày tỏ. |
Sách hay về tình yêu
Đã có nhiều sách, tác phẩm viết về tình yêu - câu chuyện của trái tim ấm nóng, thứ tình cảm thường được cho là phức tạp. Dưới “cái đầu lạnh” của những lý thuyết triết học, góc nhìn tâm lý học, tình yêu hiện lên sáng rõ nhưng cũng không thiếu cảm xúc.
Nghệ thuật yêu của nhà phân tâm học Erich Fromm xuất bản năm 1957. Đến nay, cuốn sách được dịch ra 34 thứ tiếng với hàng triệu bản in. Nó vừa là công trình nghiên cứu lý thuyết, vừa là cuốn sách tâm tình, gợi mở bạn đọc hiểu về bản chất của yêu.
************
Chỉ cần 4 phút mỗi ngày đẩy lùi nguy cơ ung thư
Mới đây, tạp chí Jama Oncology công bố kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Sydney ở Australia thực hiện trong gần 7 năm, theo dõi hoạt động hàng ngày của hơn 22.000 người không tập thể dục.
Ảnh: Canva
Các nhà khoa học đã loại trừ những người tham gia nghiên cứu mắc ung thư và đo chuyển động của họ thông qua thiết bị đeo tay. Họ cũng giới hạn nghiên cứu đối với những người không tập thể dục trong thời gian rảnh rỗi và đi bộ một lần hoặc ít hơn mỗi tuần. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 62. Những đợt hoạt động ngắn có thể bao gồm làm việc nhà cường độ cao, đi bộ nhanh hoặc leo cầu thang.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lợi ích tăng lên khi có nhiều đợt hoạt động thể chất, đặc biệt đối với các bệnh ung thư liên quan đến vận động. Hầu hết các đợt hoạt động ngắn kéo dài tới một phút. Trong số những người tham gia, có 2.356 trường hợp mắc ung thư mới. Một hạn chế của nghiên cứu này là mang tính quan sát, do đó không trực tiếp khám phá nguyên nhân và kết quả.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoạt động thể chất có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư. Nghiên cứu của Đại học Sydney đã xem xét các loại này cũng như mức giảm nguy cơ mắc ung thư nói chung.
WHO khuyến nghị nên dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ vừa phải hoặc ít nhất 75 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ mạnh. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, tập thể dục giúp hạn chế tình trạng viêm, ngăn ngừa lượng đường trong máu cao, phòng tránh béo phì... do đó giảm nguy cơ ung thư.
Emmanuel Stamatakis, giáo sư tại Đại học Sydney và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ này thông qua các thử nghiệm mạnh mẽ, nhưng có vẻ như VILPA (hoạt động thể chất mạnh ngắt quãng) có thể là một cách miễn phí đầy hứa hẹn để giảm nguy cơ ung thư".
***********
Sức mạnh đoàn kết của người Nhật: Thiên tai vẫn xếp hàng, doanh nghiệp phát miễn phí lương thực, vay ngân hàng để tránh sa thải lao động
Thảm họa thiên nhiên hay các cuộc khủng hoảng vốn chẳng xa lạ gì với người dân Nhật Bản, từ những vụ động đất, sóng thần, ô nhiễm phóng xạ cho đến dịch bệnh.
Thế nhưng sự tin cậy vào hệ thống xã hội nói chung và đặc biệt là tin tưởng lẫn nhau đã giúp người Nhật có sự đoàn kết, tạo nên sức mạnh vượt qua tất cả.
Đối với những người nước ngoài, hình ảnh người Nhật không tranh giành nhau dù mất đi người thân, nhà cửa là một điều đáng nể. Dù thiên tai tàn phá như người Nhật vẫn xếp hàng cứu tế, các cửa hàng không tăng giá còn doanh nghiệp dù thiệt hại vẫn quyên góp hay giúp đỡ người vùng bị nạn.
Trong trận sóng thần năm 2011, gần 16.000 người Nhật Bản đã thiệt mạng, hàng trăm nghìn người mất nhà cửa và hàng triệu công dân sống trong cảnh màn trời chiếu đất. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng bị phá hủy và tưởng chừng như người dân nơi đây không thể sống sót nổi qua trận thiên tai này.
Thế nhưng với sự đồng lòng của các doanh nghiệp, cư dân vùng thiên tai vẫn sống sót. Niềm tin vào cộng đồng cùng tầm nhìn dài hạn khiến các công ty Nhật Bản chung tay giúp đỡ đồng bào thay vì để ý quá nhiều đến lợi nhuận.
Theo các chuyên gia, chính nền tảng giáo dục ý thức cho người dân từ nhỏ đã giúp xã hội Nhật Bản hiểu được tầm quan trọng của đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt qua thiên tai, khủng hoảng. Từ đó, tư tưởng hy sinh lợi ích cá nhân để đạt lợi ích cho tập thể và cộng đồng đã ngấm sâu và từng người dân xứ sở mặt trời mọc.
Thậm chí không riêng gì cá nhân, các doanh nghiệp cũng có quan điểm rất rõ ràng khi phải sống chung với thiên tai và khủng hoảng. Giáo sư Hirotaka Takeuchi của trường đại học Harvard đã có bài phân tích về các doanh nghiệp Nhật Bản khi họ sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để đầu tư cho cộng đồng và đạt được mục tiêu dài hơi.
Doanh nghiệp thường đặt lợi ích lên hàng đầu, nhưng những công ty Nhật Bản lại có tầm nhìn rất xa khi không trục lợi từ người dân những lúc khó khăn bởi họ hiểu rằng hình ảnh của công ty đáng giá hơn rất nhiều những khoản lợi đó.
Bạn có nghĩ rằng một khi bị người dân ghét bỏ, khi hình ảnh của doanh nghiệp bị gắn với từ "trục lợi", "vô nhân tính", "không có đạo đức" thì có thể gột rửa được dễ dàng không? Liệu những khoản lợi nhuận ngắn hạn có bù đắp được cho điều đó không? Liệu việc hy sinh doanh thu để tạo nên uy tín trong người dân có đáng không?
"Rất nhiều công ty Nhật Bản không quen với phong cách chỉ nhắm đến lợi nhuận bất chấp, hy sinh mọi thứ vì cổ đông ở Phố Wall. Họ thường nghĩ đến tăng trưởng ổn định dài hạn, tạo nên những thay đổi tốt cho xã hội và người dân để rồi quay lại thúc đẩy lợi nhuận cho chính doanh nghiệp... Những lãnh đạo có tầm nhìn là người biết đoàn kết mọi người lại để cùng hành động và chiến thắng", giáo sư Takeuchi nhấn mạnh.
Sự giáo dục về tính đoàn kết, tin tưởng lẫn nhau tại Nhật Bản khiến các doanh nghiệp coi trọng lợi ích cộng đồng và hình ảnh của công ty hơn nhiều so với doanh thu. Hệ quả là rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tồn tại lâu vì nhận được sự tín nhiệm của người tiêu dùng.
Trên thực tế, Nhật Bản có thể tự hào về số doanh nghiệp tồn tại lâu năm trên thị trường. Khoảng 40% số doanh nghiệp tại quốc gia này đã tồn tại hơn 300 năm lịch sử, qua đó cho thấy tầm nhìn của các lãnh đạo doanh nghiệp về lợi ích cộng đồng.
"Rất nhiều công ty hiện nay chỉ nghĩ ngắn hạn vì lợi ích của cổ đông, các kế hoạch của họ chỉ trong vòng 5 năm. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có tầm nhìn đến 100-200 năm sau", giáo sư Takeuchi cho biết.
Nước mắt của Lawson
CEO Takeshi Niinami chuỗi cửa hàng tiện lợi Lawson tại Nhật Bản là một người có tầm nhìn xa như giáo sư Takeuchi từng nói. Chỉ vài phút trước khi sóng thần đổ bộ bờ biển Tohoku vào năm 2011 khiến 16.000 người thiệt mạng và 383.000 tòa nhà bị phá hủy, vị CEO này đã ra lệnh cho nhân viên tập trung vận chuyển lương thực đến vùng bị thiên tai trong vòng 7 ngày và phát miễn phí.
Trong suốt giai đoạn khó khăn nhất của đợt sóng thần 2011, Lawson Nhật Bản đã đưa 200.000 suất ăn đến cho những người bị nạn. Không dừng lại ở đó, công ty còn chăm sóc 13 nhân viên trong vùng bị thiên tai, bản thân CEO Niinami theo dõi sát sao việc bố trí chỗ ăn ở cũng như đảm bảo những người nay không phải lo về tài chính.
Mặc dù thủ đô Tokyo mới là thị trường lớn nhất của Lawson Nhật Bản nhưng CEO Niinami lại quyết định dồn hàng cho các siêu thị vùng thiên tai. Vị lãnh đạo này hiểu rằng không có nhiều xe tải muốn đi vào vùng dịch chuyển hàng và việc tiếp tục mở cửa các siêu thị Lawson tại đây sẽ giúp tạo nên hy vọng cho người dân hơn.
Bên cạnh đó, CEO Niinami cũng đề nghị giám đốc khu vực Etsuko Kato mở lại chi nhánh Lawson tại Soma, nơi chịu tác động trực tiếp của sóng thần, một cách nhanh nhất. Bản thân nữ giám đốc Etsuko Kato cũng mất nhà cửa trong trận sóng thần và đang phải sống trong trại cứu hộ, mẹ chồng thì bị mất tích còn 2/4 cửa hàng Lawson của cô bị thổi bay.
Bất chấp những khó khăn đó, Kato hiểu được mình cần phải làm gì khi đồng bào gặp khó khăn. Cô cố gắng kết nối nguồn cung ứng và mở cửa trở lại các chi nhánh chỉ 11 ngày sau trận sóng thần. Dần dần, người dân bắt đầu tràn vào các siêu thị của Lawson tại Soma bởi hình ảnh hãng bán lẻ này đã đem lại hy vọng cho họ vào lúc đen tối nhất.
Khi CEO Niinami nhận được bằng tuyên dương của trường tiểu học SomaCity vì Lawson đã phát miễn phí bữa ăn cho các cháu nhỏ trong 3 ngày cho đến lúc đội cứu trợ đến được đây, vị lãnh đạo này đã bật khóc bởi ông chưa hề ra lệnh này mà đó hoàn toàn là ý thức tự giác, quán triệt tư tưởng vì cộng đồng của những nhân viên nơi đây.
Ánh đèn của UNIQLO
Chuỗi bán lẻ quần áo UNIQLO tại Nhật Bản cũng chịu thiệt hại khi sóng thần phá hủy một số chi nhánh, thế nhưng thay vì than vãn hoặc chăm chú bảo vệ lợi nhuận, CEO Tadashi Yanai của hãng đã có những bước đi táo báo giúp đỡ cộng đồng dù chúng ảnh hưởng đến lợi ích công ty.
Ngay sau trận sóng thần, CEO Yanai đã yêu cầu tất cả các chi nhánh dù còn hoạt động hay không phải luôn thắp sáng biển hiệu. Đây không phải là chiêu trò để quảng cáo, thay vào đó CEO Yanai hướng tới mục tiêu an ủi những người dân Nhật Bản vốn đang chịu cảnh đau thương sau trận sóng thần.
Thật vậy, rất nhiều khách hàng đã cảm kích vì UNIQLO để biển hiệu sáng giữa một vùng tăm tối, nhất là trong các khu vực chịu thiên tai.
"Một số khách hàng đã đến những chi nhánh còn mở để khóc lóc cảm ơn vì chúng tôi luôn để đèn biển hiệu sáng", một giám đốc cửa hàng của UNIQLO cho biết.
Ngoài ra, CEO Yunai cũng là người giàu đầu tiên đóng góp tiền mặt cho quỹ từ thiện giúp đỡ nạn nhân thiên tai, qua đó làm tấm gương cho những đại gia khác. Ông cũng yêu cầu công ty đóng góp quần áo cho vùng chịu thiệt hại nhằm giúp đỡ những người sống sót.
"Một công ty chẳng những phải sống hòa mình với xã hội mà còn phải được mọi người chấp nhận. Để làm được điều đó thì họ phải có đóng góp cho cộng đồng. Những công ty nào thất bại thường không cân bằng được giữa lợi ích cộng đồng và doanh nghiệp. Bất cứ ai cũng là một thành viên xã hội trước khi là nhân viên doanh nghiệp và việc chỉ nghĩ đến lợi ích cho cổ đông sẽ không bền lâu được", CEO Yunai nhấn mạnh.
Yakult quyết không đuổi việc
CEO Hiromi Watanabe của hãng Yakult chuyên sản xuất sữa chua đã vô cùng đau đầu khi sóng thần tác động đến những nhà máy và thị trường của công ty. Trong khi các công nhân lo sợ ảnh hưởng rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân sau vụ thiên tai thì các chuyên gia cảnh báo Yakult có thể mất 30% thị phần vì sóng thần.
Các cố vấn khuyên CEO Watanabe cắt giảm nhân sự để đối phó với tình hình nhưng thay vào đó, vị lãnh đạo này lại quyết tâm giữ việc làm cho công nhân. Đích thân Watanabe đã cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo việc làm cho mọi người trong bối cảnh bất an, thậm chí nếu điều đó có làm hao tổn tiền bạc và tài chính dự trữ của công ty.
Vị lãnh đạo này đã phát cho mỗi nhân viên 300 USD vì ngân hàng đã đóng cửa sau vụ sóng thần, đồng thời tận dụng trung tâm giao hàng làm nơi trú ẩn tạm thời cho các công nhân trong vùng bị nạn. Công ty cũng cam kết giữ việc làm cho mọi người để có thời gian thu xếp, giải cứu người thân sau trận thiên tai.
Thậm chí, đội ngũ giao hàng của Yakult cũng bị trưng dụng để vận chuyển nhu yếu phẩm miễn phí cho người dân trong vùng.
Động thái của Watanabe đã khiến các cố vấn bất ngờ bởi họ cho rằng nhà máy nên tạm đóng cửa nhằm giữ lợi nhuận cho công ty, còn công nhân thì đã có chính phủ lo. Thế nhưng vị CEO này vẫn muốn mở cửa nhà máy để giữ công việc cho mọi người, kể cả khi người tiêu dùng rời bỏ khu vực thiên tai do sợ rò rỉ phóng xạ.
"Tôi chắc chắn rằng công ty sẽ kiếm lại được lợi nhuận chỉ trong vòng 3 năm thôi. Thế nhưng nếu chúng tôi bỏ rơi mọi người lúc họ cần doanh nghiệp nhất, nếu doanh nghiệp đánh mất niềm tin của khách hàng lẫn nhân viên mà chúng tôi đã gầy công xây dựng bao năm qua thì chẳng bao giờ kiếm lại được", CEO Watanabe cho biết.
Khi tiền tiết kiệm của Yakult đã hết, Watanabe vay nợ ngân hàng để duy trì 80% lương cho công nhân. Nhờ sự cố gắng này mà khi nhà máy hoạt động trở lại, họ chỉ mất 5 tháng để doanh số trở lại như thời kỳ trước vụ thiên tai.
Những nhân viên giao hàng của Yakult thậm chí còn được người dân tặng quà bởi họ chưa bao giờ quên thời kỳ đen tối sau sóng thần khi công ty hy sinh rất nhiều cho cộng đồng và người dân.
Đối với những người công nhân của Yakult, họ không chỉ tự hào vì giúp đỡ cộng đồng mà còn biết ơn công ty khi chấp nhận mất thị phần và đối mặt nguy cơ phá sản để giữ sự ổn định cuộc sống cho nhân viên.
Theo giáo sư Hirotaka Takeuchi của trường đại học Harvard, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn là người biết xây dựng những giá trị lâu dài hàng trăm năm chứ không phải chú ý đến lợi nhuận ngắn hạn cho cổ đông. Tiền có thể kiếm lại, nhưng niềm tin đã mất thì không bao giờ có thể xây dựng lại.
*Nguồn: Tổng hợp
************
************