Trang Lá cải ngày 07 -02 -2022 : Việt kiều đạp xe người va quẹt khiến 2 nạn nhân tử vong
Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu, 64 năm sau mới biết bí mật bên trong
*****************
Điều tra vụ mẹ và con gái 7 tháng tuổi tử vong trong nhà trọ ở TP.HCM
Sáng 6-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online
xác nhận Công an quận Bình Tân (TP.HCM) đang phối hợp với các đơn vị
chức năng liên quan điều tra vụ hai mẹ con tử vong tại căn nhà trọ trong
hẻm đường Lê Đình Cẩn (thuộc phường Tân Tạo, quận Bình Tân).
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online,
lãnh đạo UBND phường Tân Tạo cho biết hai mẹ con tử vong nói trên là
chị C. (34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và bé gái khoảng 7 tháng tuổi (sinh
vào tháng 6-2021, con chị C.).
Trước đó, tối 5-2, chồng
chị C. đi về nhà trọ thì phát hiện chị C. tử vong trong tư thế treo cổ
và con gái tử vong trong máy giặt.
Liên quan đến vụ
việc, UBND phường đã tiếp xúc, tìm hiểu và chia sẻ với gia đình. Được
biết, chị C. là công nhân tại một công ty ở quận Bình Tân và chồng chị
làm nghề chạy xe ba gác.
"Hiện chồng của chị C.
thông tin hai vợ chồng không có mâu thuẫn với nhau. Vụ việc đang được cơ
quan công an điều tra làm rõ", lãnh đạo UBND phường Tân Tạo thông tin.
*****************
Anh: Một người trúng số độc đắc hơn 3.300 tỷ đồng
Một
người Anh đã giành giải độc đắc 109,9 triệu bảng Anh (hơn 3.360 tỷ
đồng) trong đợt quay số ngày 4/2 của giải xổ số EuroMillions.
Theo Mirror, dãy số trúng giải độc đắc ngày 4/2 là 3, 25, 38, 43, 49 và số Ngôi sao may mắn 03, 07.
"Quả
là một đêm khó quên với người trúng giải. Mọi người hãy kiểm tra vé số
của mình và sớm liên hệ với chúng tôi", Andy Carter - đại diện công ty
Xổ số Quốc gia Anh nói.
Đây là giải thưởng lớn thứ 11 trong lịch sử hoạt động của EuroMillions. Giải xổ số này được mở vào năm 2004 ở một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Anh. Sau đó có thêm Áo, Bỉ, Ireland, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ…
Theo
quy định, người trúng giải phải đến nhận thưởng trong vòng 180 ngày kể
từ ngày quay số. Chủ nhân giải thưởng có quyền giữ bí mật danh tính.
**************
Anh bắn đại bác kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth trị vì
Pháo binh Anh bắn 41 phát đại bác gần cung điện Buckingham và 62 phát ở Tháp London để kỷ niệm ngày Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi.
Tiếng đại bác vang vọng tại thủ đô London của Anh
từ 12h hôm nay (19h giờ Hà Nội), khi khẩu đội pháo binh hoàng gia bắn
41 loạt đạn ở công viên Green Park, gần cung điện Buckingham. Một giờ
sau, 62 loạt đại bác tiếp tục vang lên từ Tháp London, nơi lưu giữ các
vương miện của Vương quốc Anh.
Đây
là màn khởi đầu cho loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh
Elizabeth II. "Với tôi, đây là sự kiện mở đầu đại lễ bạch kim, nơi tất
cả mọi thứ bắt đầu với người dân và đất nước", trung tá James Shaw, sĩ
quan giám sát các sự kiện kỷ niệm của quân đội Anh, cho hay.
Ngày
6/2/1952, Nữ hoàng Anh Elizabeth II trở thành người kế vị sau khi vua
cha George VI qua đời. Một năm sau tang lễ của vua cha, Nữ hoàng
Elizabeth II tổ chức lễ đăng quang tại Tu viện Westminster ở thủ đô
London khi mới 27 tuổi. Bà trở thành quốc vương Anh đầu tiên nắm quyền
suốt 7 thập kỷ và cũng là người nắm giữ ngai vàng lâu nhất thế giới.
Nữ
hoàng Elizabeth hôm 5/2 ra tuyên bố đánh dấu dịp kỷ niệm. Bà cho biết
đại lễ bạch kim cho bà thời gian suy ngẫm về thiện chí của người dân
thuộc mọi dân tộc, tín ngưỡng, lứa tuổi ở Anh và trên toàn thế giới.
"Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn vì đã ủng hộ tôi. Tôi mãi
mãi biết ơn sự trung thành, tình cảm mà các bạn đã dành cho tôi", bà
nhấn mạnh.
***************
Việt kiều đạp xe người va quẹt khiến 2 nạn nhân tử vong
TP HCMSau
va quẹt trên đường, Nguyễn Thanh Huy, 25 tuổi, tức giận đuổi theo đạp
đổ xe thanh niên chở bé trai khiến cả 2 nạn nhân tử vong.
Ngày 7/2, Huy bị Công an quận Bình Tân bàn giao cho Công an TP HCM để điều tra hành vi Giết người.
Theo
điều tra, tối 3/2 (mùng 3 Tết), Huy đi xe máy ở quận Bình Tân, va quẹt
xe rồi cãi vã với thanh niên 21 tuổi chở bé trai 13 tuổi. Khi nam thanh
niên bỏ đi, Huy tăng ga đuổi theo.
Đến đường Tân Kỳ
Tân Quý (phường Bình Hưng Hoà A, Bình Tân), Huy vượt lên đạp vào xe nam
thanh niên khiến anh này tông vào cột đèn. Thanh niên cầm lái tử vong
tại chỗ, bé trai được đưa đi cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.Cảnh sát
trích xuất camera trên đường, ghi nhận toàn bộ diễn biến, xác định Huy
là nghi can gây ra sự việc. Tuy nhiên, anh ta đã bỏ trốn.
Quá trình điều tra, trinh sát phát hiện Huy ở nhà tại Thị xã Tân Châu (An Giang) nên phối hợp với địa phương bắt giữ.
Bước
đầu, Huy khai là Việt kiều ở Úc và thừa nhận hành vi nhưng cho biết
không cố ý giết người. Hôm đó, anh ta vừa nhậu xong, sẵn hơi men trong
người nên không kìm chế được bản thân khi xảy ra mâu thuẫn với nam thanh
niên.
************** Ông gốc Việt tại Houston giết vợ bằng súng bắn đinh
Theo
như tin của đài truyền hình Click2Houston / NBC vừa tường thuật một án
mạng kinh hoàng xảy ra trong tháng Giêng vừa qua, khi các viên chức
khuyên người dân nên cảnh giác và hãy báo cảnh sát khi biết có trường
hợp bạo hành trong gia đình, trước khi quá trễ.
Trần Ngọc Lâm
Bản tin khởi đầu với một dữ kiện do Trung Tâm Bảo Vệ Phụ Nữ Vùng
Houston (Houston Area Women’s Center) cung cấp, nói rằng trong năm vừa
qua đã có ít nhất 81 án mạng liên quan đến bạo hành trong gia đình trong
vùng Houston.
Con số này chưa kể một án mạng mới xảy ra trong
năm nay tại Hạt Harris. Theo đó, một người chồng đã giết vợ rất dã man
trong nhà của họ tại thị xã Cypress.
Những người hàng xóm nói
với đài truyền hình rằng họ đã không ngờ ông Trần Ngọc Lâm, 63 tuổi, lại
có thể sát hại bà Đặng Thái Mỹ trong nhà của họ ở đường Peralta Springs
Lane back vào ngày 10 tháng Giêng, 2022.
Họ thường nghe hai vợ
chồng cãi nhau nhưng vẫn không tin ông Lâm có thể giết bà Mỹ. Họ không
ngờ cách thức giết vợ lại quá tàn bạo.
Công Tố Viên Michael
Hanover của Phòng Biện Lý Harris County cho biết, “Vụ án này có liên
quan đến cây súng Numatic dùng để bắn đinh mà chúng tôi nhận thấy phù
hợn với những thương tích xảy ra cho nạn nhân.”
Ông Hanover nói
rằng sau khi giết vợ thì ông Lâm toan tính tự sát cũng bằng cây súng
bắn đinh đó. Thế nhưng ông ta sống sót và rồi gọi điện thoại báo cảnh
sát. Khi đến nhà thì cảnh sát khám phá một cảnh tượng hãi hùng của một
án mạng đẫm máu.
Công Tố Viên Hanover cho biết trước đây cảnh
sát từng được gọi đến nhà. Ông nói rằng hồ sơ cho thấy bà Đặng Thái Mỹ
đã làm đơn ly dị chồng mấy tháng trước và được tòa cho ngày hẹn về đơn
xin được bảo vệ trước ông chồng vũ phu. Ngày hẹn đó chính là ngày bà Mỹ
bị chồng sát hại.
Bà Châu Nguyễn, Trưởng Ban Chiến Lược Công
Chúng của Trung Tâm Bảo Vệ Phụ Nữ Houston, có nói với đài Click2Houston,
“Bốn trong năm án mạng liên quan đến bạo hành trong gia đình xảy ra
trong khoảng thời gian từ sáu đến 18 tháng khi nạn nhân quyết định ‘Vậy
là đủ rồi, tôi phải rời cuộc hôn nhân này.’”
Bà Châu Nguyễn đưa
ra lời khuyên 3R (Recognize the signs of abuse, Respond appropriately,
and Refer) để giúp nạn nhân tránh bị hãm hại trước khi quá trễ. Lời
khuyên 3R này có nghĩa là hãy nhận ra tình trạng bạo hành trong gia
đình, hãy phản ứng mau chóng, và hãy báo nhà chức trách.
Bà
Châu Nguyễn cũng khuyên phụ nữ nên có một kế hoạch bảo vệ tính mạng của
mình trước khi rời một hôn nhân hay quan hệ mà trong đó có bạo lực.
Về trường hợp của Trần Ngọc Lâm, ông ta đã bị giam tại Harris County
Jail với tiền thế chân được ấn định là nửa triệu Mỹ kim. Nếu bị kết tội
giết vợ, ông có thể lãnh án chung thân. Bản tin không cho biết cặp vợ
chồng này có con hay không.
****************
"Minh tinh đẹp nhất Nhật Bản" vẫn bảo vệ chồng sau nỗi đau bị "cắm sừng"
Nozomi
Sasaki, minh tinh vốn được xem là niềm mơ ước của đàn ông Nhật Bản và
châu Á, chấp nhận tha thứ cho chồng và tiếp tục gìn giữ hôn nhân sau khi
"ông xã" bị tẩy chay vì ngoại tình.
Nozomi Sasaki, minh tinh vốn
được xem là niềm mơ ước của đàn ông Nhật Bản và châu Á, vừa lên tiếng
khẳng định tha thứ cho chồng và tiếp tục gìn giữ hôn nhân sau khi "ông
xã" bị tẩy chay vì ngoại tình từ năm 2020.
Ngày
5/2, Nozomi Sasaki thông báo, chồng cô, nam diễn viên hài Ken Watabe
trở lại công việc ở làng giải trí sau gần hai năm tạm nghỉ bởi bê bối
ngoại tình chấn động làng giải trí Nhật Bản. Cô viết: "Tôi muốn bảo vệ,
ủng hộ chồng nỗ lực làm lại từ đầu. Tôi sẽ cùng người thân tiến về phía
trước".
Nozomi
Sasaki cũng mong giới săn tin dừng phỏng vấn, khai thác những nguồn tin
không chính xác về cuộc sống của hai vợ chồng. Cô muốn khép lại những
chuyện không hay trong quá khứ để bảo vệ gia đình, đặc biệt là cậu con
trai gần 5 tuổi của hai người.
Mỹ nhân xinh đẹp Nhật Bản cũng gửi
lời cảm ơn khán giả đã động viên, khích lệ tinh thần của hai năm qua.
Được biết, Ken Watabe sẽ xuất hiện trong một chương trình truyền hình
vào ngày 15/2 với vai trò MC. Đây là sự kiện đầu tiên anh tham gia sau hai năm "ở ẩn".
Sự
trở lại của Ken Watabe đang vướng phải sự phản đối của người hâm mộ tại
Nhật Bản. Nam diễn viên bị phát hiện ngoại tình với 182 phụ nữ, phản
bội vợ trong thời điểm cô bận rộn mang thai, chăm sóc con trai mới chào
đời.
Sau vụ việc, Ken đã bị khán giả quay lưng dù trước đó anh là
MC và nam diễn viên hài được yêu thích tại Nhật Bản. Nhiều ý kiến khẳng
định, họ không hoan nghênh những nghệ sĩ vi phạm đạo đức.
Ken
Watabe rơi vào cảnh thất nghiệp từ năm 2020. Nam diễn viên chấp nhận
sống kín tiếng và kiếm sống bằng cách làm thuê tại các chợ hải sản.
Song, công việc này cũng không thuận lợi khi khán giả nhận ra Ken và tẩy
chay nhà hàng anh làm việc.
Trong hai năm qua, vợ chồng Ken và
Nozomi không xuất hiện cùng nhau, làm rộ lên nghi vấn họ đã chia tay.
Song, lời khẳng định mới nhất của mỹ nhân Nhật Bản đã gián tiếp phủ nhận
những đồn thổi thời gian qua.
Nói về quyết định tiếp tục chung
sống với Ken Watabe sau khi bị cắm sừng, mỹ nhân đẹp nhất showbiz Nhật
Bản cho biết: "Tôi thành thật xin lỗi vì những việc làm không hay mà
chồng tôi gây ra, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Chúng tôi đã có
một cuộc trao đổi thẳng thắn về chuyện này.
Trong
tương lai, tôi vẫn muốn được tiếp tục công việc của mình. Vì vậy, tôi
hi vọng vẫn nhận được sự ủng hộ của mọi người. Cuối cùng, xin hãy giúp
tôi. Chúng tôi có một con trai nhỏ, những người họ hàng thân thiết, vì
thế xin vui lòng không đến nhà để hỏi han, phỏng vấn gia đình, người
liên quan của chúng tôi".
Nozomi gia nhập làng giải trí năm 2007
với vai trò người mẫu. Cô thực sự là một trong những người mẫu nội y đắt
giá của xứ sở mặt trời mọc. Sau khi thành công ở lĩnh vực người mẫu,
Nozomi nhanh chóng lấn sân sang diễn xuất và ca hát.
Nozomi Sasaki tham gia các bộ phim như Thiên
sứ tình yêu, Lời nguyền bóng ma, Thầy giáo bất đắc dĩ, Lời nguyền, Số
phận, Thiên thần, Sự dịu dàng của anh khi trời đổ mưa...
Sở
hữu nhan sắc ngọt ngào, trong sáng nhưng không kém phần gợi cảm, Nozomi
Sasaki được coi là biểu tượng sắc đẹp của Nhật Bản. Nữ diễn viên sinh
năm 1988 luôn có mặt trong danh sách những nữ diễn viên hàng đầu Nhật
Bản nhiều năm qua.
Cô từng có mặt trong danh sách "100 gương mặt
đẹp nhất thế giới" của website điện ảnh TC Candler (Mỹ). Trong nhiều
năm, cô được xem là "người tình trong mộng" của đàn ông tại đất nước mặt
trời mọc.
Nozomi gây sốc khi lựa chọn Ken Watabe, một nam diễn
viên có vẻ ngoài trung bình và danh tiếng kém xa cô để kết hôn vào năm
2017. Ken hơn vợ 16 tuổi. Năm 2018, cô sinh cho chồng một cậu con trai
kháu khỉnh và tạm rút lui khỏi làng giải trí để chăm sóc gia đình.
Mỹ
nhân hàng đầu Nhật Bản cũng quyết định thay đổi hình tượng sau khi kết
hôn. Cô từ chối thực hiện những bộ sách ảnh nóng bỏng, lựa chọn trang
phục thanh lịch và kín đáo.
Trong lần tổ chức họp báo xin lỗi vợ,
Ken Watabe thú nhận mắc chứng tâm lý liên quan đến quan hệ tình dục và
đã tiến hành điều trị dứt điểm. Nam diễn viên cho biết không có tình cảm
với những cô gái này và luôn yêu vợ. Anh hứa tận tâm với gia đình và
chung thủy với vợ. Song, vụ scandal khiến anh nhận cả rổ "gạch đá" từ
công chúng và bị đuổi khỏi làng giải trí.
Về phần Nozomi, cô chấp
nhận tha thứ cho chồng ngay sau khi nam diễn viên bị phát hiện lăng
nhăng. Trong hai năm qua, khi chồng bị khán giả tẩy chay, Nozomi trở
thành trụ cột kinh tế gia đình. Nam diễn viên thường trông con khi
Nozomi Sasaki bận rộn với công việc. Mỹ nhân đẹp nhất Nhật Bản nhận được
sự cảm thông của người hâm mộ.
Đầu năm 2022, Nozomi Sasaki thông báo tham gia bộ phim Tôi không cho con gái cưới Youtuber nhưng hiện, phim phải tạm hoãn ghi hình vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
*************
Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu, 64 năm sau mới biết bí mật bên trong
Từ
Hi Thái hậu là người phụ nữ nắm giữ quyền lực cuối cùng của nhà Thanh.
Bên cạnh trí thông minh và quyền uy hơn người, bà nổi tiếng trong lịch
sử bởi độ "chịu chơi" và thói quen sống xa xỉ tột bậc. Mọi đồ vật của Từ
Hi Thái hậu đều được thiết kế đặc biệt, giá trị đắt đỏ và đôi khi ẩn
chứa nhiều điều kỳ bí.
Theo sử sách ghi lại, một trong số
những bảo vật được Từ Hi rất yêu thích và dùng mỗi ngày chính là chiếc
gối ngủ của mình. Tất nhiên nó không thể đơn giản như gối của người bình
thường mà có ruột đặc được làm từ hoa cúc phơi khô và thảo dược quý
hiếm. Bên ngoài chiếc gối được thêu hoa văn tinh xảo. Nhờ loại ruột cao
cấp làm từ hoa cúc mà tương truyền chiếc gối này có mùi thơm rất dễ
chịu, có tác dụng an thần, trị khó ngủ và làm người nằm tỉnh táo, sáng
mắt, lưu thông khí huyết.
Hình ảnh Từ Hi Thái hậu trong lịch sử
Vào
năm 1900, khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, thủ đô Bắc Kinh có bạo loạn.
Lúc này, Thái hậu đã phải cùng Hoàng đế Quang Tự chạy trốn khỏi Tử Cấm
Thành. Trong quá trình sơ tán, bà không thể kịp đem theo hết kho báu
ngọc ngà của mình, trong đó có chiếc gối hoa cúc yêu thích. Không ai ngờ
rằng sau đó, chiếc gối của Thái hậu đã có hành trình loạn lạc giang hồ
thú vị.
Theo Từ Hi mật sử ghi chép lại, lúc
bấy giờ có một cung nữ thân thiết của Từ Hi Thái hậu tên Lý Hồng Chương
đã không đi hầu theo chủ nhân mà nhân lúc trong cung hỗn loạn đã bỏ
trốn, tự tìm được thoát thân và tự do. Mãi về sau người ta mới biết, vị
cung nữ này không muốn bỏ đi "tay không" mà đã đem theo chiếc gối mà Từ
Hi thường nằm. Các nhà sử học lập luận rằng có lẽ mục đích của bà là để
sau này đem bán kiếm tiền bắt đầu cuộc sống mới. Một chiếc gối thì cũng
không phải là vật quá mức giá trị nếu so với bao trân bảo khác trong
cung nên dù có lấy cắp mà bị phát hiện cũng sẽ không bị truy tìm.
Chiếc gối của Từ Hi được phục chế lại
Về
sau, cung nữ Lý Hồng Chương đã thành công trốn được ra ngoài, trở về
quê nhà ở tỉnh Tây An và bắt đầu một cuộc sống mới. Sau khi Thái hậu trở
về cung, việc bà mất một chiếc gối đã không bị truy cứu.
Đến
năm 1964, sau khi nhà Thanh đã sụp đổ và thời phong kiến qua đi, số
phận của chiếc gối hoa cúc bị thất lạc năm xưa đột nhiên lại xuất hiện
lại. Một gia đình cho biết mình là con cháu của cung nữ của Từ Hi Thái
hậu và muốn giao nộp chiếc gối cổ lại cho nhà nước.
Vào lúc cung
nữ họ Lý hấp hối trên giường bệnh, bà mới kể lại về lai lịch chiếc gối
cho người nhà biết. Tuy nhiên, con cháu bà ban đầu cũng không quá để tâm
đến việc này bởi chiếc gối trông đã khá cũ, xuống cấp. Thế nhưng trong
một lần tình cờ, con của bà quyết định đem gối của mẹ đi giặt vệ sinh.
Khi lột vỏ gối ra, họ phát hiện sâu bên trong có giấu không phải một mà
bốn vật kỳ lạ, đó là 4 viên ngọc vô cùng đẹp, có thể phát sáng.
Vì
nghĩ rằng đây có thể là ngọc quý, con cháu của cung nữ đã nộp cho
chuyên gia thẩm định. Kết quả còn đáng kinh ngạc hơn cả tưởng tượng của
mọi người: chúng không chỉ là ngọc quý mà còn là 4 viên dạ minh châu
được Từ Hi Thái hậu trân quý bậc nhất trong số vô vàn của cải ngọc ngà
của mình. Tương truyền rằng sau khi qua đời, bà cũng đã ngậm một viên
ngọc dạ minh châu tương tự như thế này trong miệng. Bên cạnh giá trị vật
chất, chúng có giá trị lịch sử không thể đong đếm được.
Ngọc dạ minh châu có thể phát sáng trong bóng tối, những viên lớn có thể quy đổi ra hàng ngàn tỷ đồng theo tỷ giá thời nay
Sau
đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra đều nghị thưởng cặp vợ chồng
100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) cho phát hiện này nhưng hai
người đã nhất quyết không nhận và sẵn sàng trao trả lại cổ vật cho nhà
nước.
Sử gia cho rằng 4 viên dạ minh châu này từng được gắn trên vương miện phượng hoàng của Từ Hi
Việc tại sao ngọc dạ minh châu được giấu vào trong ruột gối có rất nhiều giả thiết. Có chuyên gia cho rằng
Từ Hi đã cố tình giấu báu vật của mình vào trong để đem đi sơ tán cho
dễ. Cũng có người suy luận cung nữ Lý Hồng Chương không phải bỏ trốn mà
nhận mệnh lệnh của Thái hậu đem gối giấu ngọc ra ngoài, có nhiệm vụ bảo
toàn báu vật nhưng về sau bà đã nảy lòng tham hoặc vì lý do gì đó mà
không hồi cung. Sau khi trở về Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu tuổi đã già,
thần trí không còn minh mẫn và phải đối mặt với nhiều loạn lạc chính sự
hơn nên cũng không kịp truy cứu, đi tìm lại cung nữ và ngọc quý yêu
thích của mình.
Nguồn: 163
**************
Hiện tượng mạng nổi tiếng Hàn Quốc tự vẫn ở tuổi 27
Jo
Jang Mi, hiện tượng mạng nổi tiếng của làng giải trí Hàn Quốc, vừa qua
đời ở tuổi 27. Nguyên nhân là do chứng bệnh trầm cảm và những áp lực từ
sự nổi tiếng, bình luận trên mạng xã hội.
Ngày 6/2, tờ Korea
JoongAng Daily của Hàn Quốc đưa tin Jo Jang Mi - một hiện tượng mạng nổi
tiếng của Hàn Quốc đã qua đời ở tuổi 27. Nguyên nhân cái chết của Jo
Jang Mi không được công ty quản lý tiết lộ nhưng thông qua bài đăng của
người thân Jo Jang Mi, cô gái trẻ đã tự vẫn.
Một người nhận là
chú của Jo Jang Mi thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi chia sẻ
trên trang cá nhân: "Tôi là chú của Jang Mi. Tôi viết thư này để thông
báo với mọi người rằng, BJ Jammi (Tên tài khoản mạng xã hội của Jang Mi)
đã tự kết liễu cuộc đời. Con bé bị trầm cảm và lý do chính là những
bình luận và tin đồn tiêu cực về mình".
Jo Jang Mi ra mắt vào năm
2019 và có hơn 160.000 người theo dõi trên YouTube. Cô gái trẻ nổi tiếng
tại Hàn Quốc nhờ việc tự ghi hình những video nói chuyện, ca hát, nhảy
múa, ăn uống, chơi trò chơi rồi chia sẻ trên các mạng xã hội. Tháng
5/2020, Jo Jang Mi thừa nhận cô bị trầm cảm sau khi gặp sự cố vào năm
2019 và bị tấn công trên mạng xã hội.
Trong
một chương trình phát sóng năm 2019, Jo Jang Mi bị khán giả "ném đá" vì
một hành động. Họ cho rằng, hành động của cô gái trẻ thể hiện sự ủng hộ
chủ nghĩa nữ quyền và căm ghét đàn ông. Dù Jo Jang Mi đã lên tiếng xin
lỗi nhưng cô vẫn phải chịu những bình luận thù ghét.
Sau khi Jo
Jang Mi qua đời, người hâm mộ xứ Hàn đã gửi một bản kiến nghị lên Nhà
Xanh Hàn Quốc yêu cầu chính phủ trừng phạt những người đưa ra những bình
luận tiêu cực. Bản kiến nghị nhận được sự ủng hộ từ 30.000 người chỉ
trong một ngày.
Trước Jo Jang Mi, nữ ca sĩ thần tượng xứ Hàn Sulli
cũng qua đời khi chưa đầy 30 tuổi vì căn bệnh trầm cảm và những áp lực
từ các bình luận trên mạng xã hội vào năm 2019. Nữ diễn viên quá cố
thường xuyên nhận được nhiều bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như
"bệnh hoạn", "thác loạn", "ngu xuẩn", "vô học"… ngay trên các bài viết
cá nhân của cô.
Sau khi cô tự kết liễu cuộc đời mình, một đạo
luật mang tên Sulli đã được ban hành và nhận được sự ủng hộ của dư luận
xứ Hàn. Đây là một đạo luật nhằm tìm kiếm một môi trường mạng xã hội văn
minh, lịch sự, ngăn chặn sự công kích của đám đông với cá nhân.
************ Ông gốc Việt con lính VNCH tại Thụy Sĩ 13 năm làm thị trưởng!
Thời
chính quyền VNCH đã có rất nhiều người tài giỏi đi các nước tư bản. Đến
bây giờ dù không còn trẻ nhưng đa phần họ đều được những chức cao hoặc
được lương cao, lương hưu cai tại các nước này. Dưới đây là một trong
những trường hợp như vậy.
13 năm làm thị trưởng và đưa thị tứ
Confignon thành điển hình phát triển bền vững của châu Âu, ông Uông Đình
Mạnh nhớ nhất là lần tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm tìm hiểu
mô hình nhà nước Thụy Sĩ. Đoàn 5 người của Quốc hội Việt Nam được
chính quyền liên bang ở thủ đô Bern giới thiệu xuống thị tứ Confignon
gặp ông thị trưởng người Việt để có thể thoải mái trò chuyện, tìm hiểu
về cách thức vận hành bộ máy nhà nước các cấp của nền “dân chủ trực
tiếp” chẳng giống ai. “Điều mà các vị ấy hỏi tôi nhiều lần là làm sao
các anh có thể làm việc được trong bộ máy có 3 người thì thuộc 3 đảng
chính trị khác nhau”, người thị trưởng về hưu chưa lâu kể lại với nụ
cười hiền hậu.
Bài về ông Mạnh trên báo Tribune de Genève ngày 3.8.2020 CHỤP LẠI TỪ NHẬT BÁO Vừa làm thị trưởng, vừa làm chuyên viên máy tính
Cuộc viếng thăm diễn ra vào đầu năm 2010. Khi đó, ông Mạnh mới vô
“ngạch thị trưởng” được hơn 2 năm. Confignon là một trong 45 commune của
bang Genève. Commune có thể là thành phố Genève với hơn 200.000 dân,
cũng có thể là một hạt bé như Gy chưa tới 500 người. Confignon của ông
Mạnh có diện tích chưa đầy 3 km², dân số chỉ hơn 2.000 người khi ông mới
chuyển về.
Cũng giống mô hình Chính phủ Liên bang gồm 7 bộ
trưởng luân phiên giữ ghế Tổng thống, 3 ủy viên hành pháp của Confignon
luân phiên làm thị trưởng mỗi năm. “Thành phố Genève lớn thì có đến 5 ủy
viên làm việc toàn thời gian với mức lương 200.000 franc (5 tỉ
đồng)/người/năm. Confignon nhỏ, ngân sách hạn chế, nên cả 3 chúng tôi
chỉ làm việc bán thời gian, trong khi ai cũng có công việc chuyên môn
khác”, ông Mạnh nói.
Ông làm việc cho commune 30% thời gian,
70% còn lại làm kỹ sư IT, quản lý hệ thống máy tính của chính quyền bang
Genève. Mô hình công dân vừa làm việc chuyên môn, vừa tham gia quản lý
chính quyền ở Thụy Sĩ được gọi là Milice.
Tưởng Genève là thủ đô
Tháng 2.1975, sinh viên 19 tuổi Uông Đình Mạnh ngưng chương trình cử
nhân sư phạm năm nhất để đi Thụy Sĩ du học. Sinh trưởng trong gia đình
người Bắc di cư vào Sài Gòn, bố đi lính, mẹ nội trợ với 5 đứa con, Mạnh
đến Thụy Sĩ “với hai bàn tay trắng”. “Thời điểm đó, nhà cầm quyền miền
Nam chỉ cho phép thanh niên đi du học ở Anh, Bỉ và Thụy Sĩ. Tôi không đi
đâu khác được nên đành tới Thụy Sĩ, chứ thật sự lúc đó chẳng biết gì về
đất nước này, cứ tưởng Genève là thủ đô”, ông hóm hỉnh kể.
Qua sắp xếp của người anh ruột đang học tại Đức, Mạnh được một người Thụy Sĩ ở thành phố Basel bảo lãnh việc du học.
Sang đến nơi, Mạnh chỉ nhận hỗ trợ từ tiền làm thêm của người anh để
chi tiêu mấy tháng đầu, sau đó tự kiếm sống bằng đủ thứ việc ngoài giờ
học. Sau nửa năm ôn thi, Mạnh trúng tuyển vào ngành Khoa học kinh tế và
xã hội tại Đại học Fribourg. Nhờ học giỏi và dễ mến, Mạnh được nhà dòng
Foyer St. Justin gần trường cấp học bổng cho ở miễn phí suốt thời gian
học. May mắn hơn, cũng tại mái ấm này, Mạnh gặp Xuân Hường, nữ sinh Việt
Nam sang trước anh một năm và cũng học ngành kinh tế tại Đại học
Fribourg, để sau đó nên vợ nên chồng trên đất khách.
Xong cử
nhân kinh tế, Mạnh học tiếp 2 năm lấy bằng thạc sĩ công nghệ thông tin
cũng ở Đại học Fribourg, rồi đi làm cho một người Việt mở công ty phát
triển quảng cáo trên máy tính ở Genève được 3 năm. Sau đó, Mạnh ứng
tuyển vào làm quản lý hệ thống máy tính của Văn phòng đòi nợ và giải
quyết phá sản, thuộc Sở Tư pháp và An ninh của bang Genève.
Thị trưởng, kỹ sư IT nghỉ hưu Uông Đình Mạnh tại Genève tháng 11.2021 THỤC MINH Cơ duyên với chiếc ghế thị trưởng
Từ Văn phòng đòi nợ, Mạnh chuyển qua quản lý máy tính của vài sở khác
trước khi bang Genève quy tập toàn bộ máy tính về một đầu mối. Tại đầu
mối này, kỹ sư trung niên Uông Đình Mạnh thân với sếp của mình là
Gabriel Praz, đảng viên Dân chủ Thiên Chúa giáo (PDC) và là thị trưởng
Confignon. Khi ông Mạnh chuyển về sống ở Confignon, vị sếp đã rủ ông
tham gia chính trị. “Người
Á Đông, nhất là người Việt
mình, ở nước ngoài rất giỏi về chuyên môn, nhưng ngại tham chính. Tuy
nhiên, ông Praz nói một câu khiến tôi thay đổi: Nếu anh muốn hòa nhập
vào đời sống tại địa phương, cách tốt nhất là tham gia vào hoạt động
chính trị tại đó”, ông Mạnh kể. Là người theo đạo Thiên Chúa, ông Mạnh
ghi danh vào đảng PDC và ứng cử vào Hội đồng lập pháp Confignon năm
2003. Năm 2007, Praz đề cử Mạnh đại diện PDC tranh cử vào Ủy ban Hành
pháp để thay thế mình. “Tôi tranh cử chỉ mong được vào ủy ban, không ngờ
lại được số phiếu cao nhất”. Hỏi nhờ đâu, ông Mạnh trả lời có lẽ nhờ cử
tri đã biết ông qua 4 năm ở hội đồng. “Với cả, chắc họ cũng muốn thử
xem sao”, ông nói vui.
Nhưng cử tri Confignon đã không chọn một
ứng viên gốc châu Á để “thử xem sao”, mà họ đã tái bầu ông với số phiếu
cao nhất cho hai nhiệm kỳ nữa. Tổng cộng, ông Mạnh “ngồi” ghế ủy viên
và luân phiên làm thị trưởng Confignon đến 13 năm, trọn 3 nhiệm kỳ liên
tục cho tới ngày nghỉ hưu ở tuổi 65.
Dung hòa và thỏa hiệp
Suốt thời gian làm ủy viên, ông Mạnh phụ trách mảng quy hoạch, tài chính và phát triển bền vững của Confignon.
Từ số dân hơn 2.000 vào những năm 2000, đến cuối 2019 Confignon có hơn
4.600 người, và dự kiến có 12.000 người năm 2035; từ chỗ chỉ có 1 ngôi
trường đến nhu cầu phải xây thêm 2 trường và nhiều nhà trẻ; từ một thị
tứ chỉ có người giàu sống nhà biệt thự hoặc nông dân trồng nho,
Confignon đang hướng thành một đô thị vệ tinh có khu công nghiệp liên
thông với thị trấn Plan-les-Ouates nổi tiếng nhờ ngành chế tạo đồng hồ…
Tất cả là những thử thách lớn và cũng là thành công của ông Mạnh.
Ông cũng là người có công chính trong việc đem về cho Confignon giải
vàng “Cité de l’énergie” (Thành phố tiết kiệm năng lượng) của Cộng đồng
châu Âu năm 2018 bằng việc thúc đẩy giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng
và phát thải carbon trên mỗi đầu người.
Những công dân nổi tiếng của Confignon
Ông Uông Đình Mạnh luôn tự hào vì thị tứ nhỏ xíu của ông có 2 người rất
nổi tiếng. Thứ nhất là đồng khôi nguyên giải Nobel vật lý năm 2019
Didier Queloz. Ông Queloz từng tham gia Hội đồng lập pháp Confignon và
thường trao đổi với ông Mạnh về vấn đề phát triển bền vững của địa
phương. Thứ hai là cô Tim Aline Rebeaud, người đã đến Việt Nam du lịch
năm 1993 và ở lại lập cơ sở thiện nguyện Ngôi nhà May mắn Việt Nam được
thế giới biết đến hiện nay.
Tưởng cũng cần biết, thể chế “dân
chủ trực tiếp” của Thụy Sĩ cho phép cử tri nước này có thể lật ngược mọi
quyết định của chính quyền liên bang lẫn địa phương qua các cuộc trưng
cầu dân ý (referendum) và kiến nghị (initiative). Trong khi đó, bộ máy
lãnh đạo tại ủy ban lại mỗi người một đảng phái.
Đó là những
thách thức không hề nhỏ đối với bất cứ ủy viên nào, đặc biệt là người
nắm khâu quy hoạch và tài chính như ông Mạnh. Thế nhưng, ông đã nhẹ
nhàng vượt qua hết.
Có năng lực, quyết đoán, khả năng thuyết
phục, đồng thời biết lắng nghe, dung hòa và thỏa hiệp khi cần thiết
chính là chìa khóa thành công của ông Mạnh. Và đó cũng là câu trả lời
của ông với các đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Ngày ông về nghỉ
hưu, tháng 8.2020, tờ Tribune de Genève đăng bài về ông với tựa đề chơi
chữ từ chính cái tên ông: Sức mạnh âm thầm của Confignon (La force
tranquille de Confignon).
************ Đi Mỹ được rồi, về làm gì?
Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi
muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: ‘Đi đi, đừng về!’ Bố mẹ
tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư
tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại
bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc ‘đừng về Việt Nam’ bắt nguồn từ 20
năm sống trong bức xúc của mẹ: ‘Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên
chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng
từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với ‘quyền
lực mềm’ của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào
không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính
quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào
cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có
‘quyền lực mềm’ giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm.
Về làm gì hả con?’ Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến
dì. Dì bảo: ‘Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi
này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi.
Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!’ Không
chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy. Lăng kính Mỹ: ‘Lý do nào để quay về quê hương?’
Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì
rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn
lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: ‘Sẽ về!’ Tôi có một cô bạn
thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: ‘Ngành mình học, về
nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở
về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!’ Một người bạn khác
chia sẻ: ‘Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã
biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.’ Một chị theo học kinh
tế thì bảo: ‘Đơn giản chị không muốn!’ Chị đang đi thực tập rất nhiều
nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa
apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học,
Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.” Những thằng Mỹ
thì hỏi thẳng vào mặt tôi: ‘Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng
văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng
đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với
tụi tao hay không?’ Giữa dòng ý kiến ‘Đi đi, đừng về!’ dữ dằn như
thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do
cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách
giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự
ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: ‘Nước ta rừng vàng biển bạc.’
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về ‘trách nhiệm công dân’. Chúng tôi
chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi
xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với
Việt Nam, mà chỉ nói: ‘Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này,
người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” Việt Nam
ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?’ Đỗ Thanh Lam
Trang Lá cải ngày 07 -02 -2022 : Việt kiều đạp xe người va quẹt khiến 2 nạn nhân tử vong
Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu, 64 năm sau mới biết bí mật bên trong
*****************
Điều tra vụ mẹ và con gái 7 tháng tuổi tử vong trong nhà trọ ở TP.HCM
Sáng 6-2, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online
xác nhận Công an quận Bình Tân (TP.HCM) đang phối hợp với các đơn vị
chức năng liên quan điều tra vụ hai mẹ con tử vong tại căn nhà trọ trong
hẻm đường Lê Đình Cẩn (thuộc phường Tân Tạo, quận Bình Tân).
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online,
lãnh đạo UBND phường Tân Tạo cho biết hai mẹ con tử vong nói trên là
chị C. (34 tuổi, quê tỉnh Sóc Trăng) và bé gái khoảng 7 tháng tuổi (sinh
vào tháng 6-2021, con chị C.).
Trước đó, tối 5-2, chồng
chị C. đi về nhà trọ thì phát hiện chị C. tử vong trong tư thế treo cổ
và con gái tử vong trong máy giặt.
Liên quan đến vụ
việc, UBND phường đã tiếp xúc, tìm hiểu và chia sẻ với gia đình. Được
biết, chị C. là công nhân tại một công ty ở quận Bình Tân và chồng chị
làm nghề chạy xe ba gác.
"Hiện chồng của chị C.
thông tin hai vợ chồng không có mâu thuẫn với nhau. Vụ việc đang được cơ
quan công an điều tra làm rõ", lãnh đạo UBND phường Tân Tạo thông tin.
*****************
Anh: Một người trúng số độc đắc hơn 3.300 tỷ đồng
Một
người Anh đã giành giải độc đắc 109,9 triệu bảng Anh (hơn 3.360 tỷ
đồng) trong đợt quay số ngày 4/2 của giải xổ số EuroMillions.
Theo Mirror, dãy số trúng giải độc đắc ngày 4/2 là 3, 25, 38, 43, 49 và số Ngôi sao may mắn 03, 07.
"Quả
là một đêm khó quên với người trúng giải. Mọi người hãy kiểm tra vé số
của mình và sớm liên hệ với chúng tôi", Andy Carter - đại diện công ty
Xổ số Quốc gia Anh nói.
Đây là giải thưởng lớn thứ 11 trong lịch sử hoạt động của EuroMillions. Giải xổ số này được mở vào năm 2004 ở một số nước châu Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Anh. Sau đó có thêm Áo, Bỉ, Ireland, Bồ Đào Nha, Thuỵ Sĩ…
Theo
quy định, người trúng giải phải đến nhận thưởng trong vòng 180 ngày kể
từ ngày quay số. Chủ nhân giải thưởng có quyền giữ bí mật danh tính.
**************
Anh bắn đại bác kỷ niệm 70 năm Nữ hoàng Elizabeth trị vì
Pháo binh Anh bắn 41 phát đại bác gần cung điện Buckingham và 62 phát ở Tháp London để kỷ niệm ngày Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi.
Tiếng đại bác vang vọng tại thủ đô London của Anh
từ 12h hôm nay (19h giờ Hà Nội), khi khẩu đội pháo binh hoàng gia bắn
41 loạt đạn ở công viên Green Park, gần cung điện Buckingham. Một giờ
sau, 62 loạt đại bác tiếp tục vang lên từ Tháp London, nơi lưu giữ các
vương miện của Vương quốc Anh.
Đây
là màn khởi đầu cho loạt sự kiện kỷ niệm 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh
Elizabeth II. "Với tôi, đây là sự kiện mở đầu đại lễ bạch kim, nơi tất
cả mọi thứ bắt đầu với người dân và đất nước", trung tá James Shaw, sĩ
quan giám sát các sự kiện kỷ niệm của quân đội Anh, cho hay.
Ngày
6/2/1952, Nữ hoàng Anh Elizabeth II trở thành người kế vị sau khi vua
cha George VI qua đời. Một năm sau tang lễ của vua cha, Nữ hoàng
Elizabeth II tổ chức lễ đăng quang tại Tu viện Westminster ở thủ đô
London khi mới 27 tuổi. Bà trở thành quốc vương Anh đầu tiên nắm quyền
suốt 7 thập kỷ và cũng là người nắm giữ ngai vàng lâu nhất thế giới.
Nữ
hoàng Elizabeth hôm 5/2 ra tuyên bố đánh dấu dịp kỷ niệm. Bà cho biết
đại lễ bạch kim cho bà thời gian suy ngẫm về thiện chí của người dân
thuộc mọi dân tộc, tín ngưỡng, lứa tuổi ở Anh và trên toàn thế giới.
"Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn vì đã ủng hộ tôi. Tôi mãi
mãi biết ơn sự trung thành, tình cảm mà các bạn đã dành cho tôi", bà
nhấn mạnh.
***************
Việt kiều đạp xe người va quẹt khiến 2 nạn nhân tử vong
TP HCMSau
va quẹt trên đường, Nguyễn Thanh Huy, 25 tuổi, tức giận đuổi theo đạp
đổ xe thanh niên chở bé trai khiến cả 2 nạn nhân tử vong.
Ngày 7/2, Huy bị Công an quận Bình Tân bàn giao cho Công an TP HCM để điều tra hành vi Giết người.
Theo
điều tra, tối 3/2 (mùng 3 Tết), Huy đi xe máy ở quận Bình Tân, va quẹt
xe rồi cãi vã với thanh niên 21 tuổi chở bé trai 13 tuổi. Khi nam thanh
niên bỏ đi, Huy tăng ga đuổi theo.
Đến đường Tân Kỳ
Tân Quý (phường Bình Hưng Hoà A, Bình Tân), Huy vượt lên đạp vào xe nam
thanh niên khiến anh này tông vào cột đèn. Thanh niên cầm lái tử vong
tại chỗ, bé trai được đưa đi cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.Cảnh sát
trích xuất camera trên đường, ghi nhận toàn bộ diễn biến, xác định Huy
là nghi can gây ra sự việc. Tuy nhiên, anh ta đã bỏ trốn.
Quá trình điều tra, trinh sát phát hiện Huy ở nhà tại Thị xã Tân Châu (An Giang) nên phối hợp với địa phương bắt giữ.
Bước
đầu, Huy khai là Việt kiều ở Úc và thừa nhận hành vi nhưng cho biết
không cố ý giết người. Hôm đó, anh ta vừa nhậu xong, sẵn hơi men trong
người nên không kìm chế được bản thân khi xảy ra mâu thuẫn với nam thanh
niên.
************** Ông gốc Việt tại Houston giết vợ bằng súng bắn đinh
Theo
như tin của đài truyền hình Click2Houston / NBC vừa tường thuật một án
mạng kinh hoàng xảy ra trong tháng Giêng vừa qua, khi các viên chức
khuyên người dân nên cảnh giác và hãy báo cảnh sát khi biết có trường
hợp bạo hành trong gia đình, trước khi quá trễ.
Trần Ngọc Lâm
Bản tin khởi đầu với một dữ kiện do Trung Tâm Bảo Vệ Phụ Nữ Vùng
Houston (Houston Area Women’s Center) cung cấp, nói rằng trong năm vừa
qua đã có ít nhất 81 án mạng liên quan đến bạo hành trong gia đình trong
vùng Houston.
Con số này chưa kể một án mạng mới xảy ra trong
năm nay tại Hạt Harris. Theo đó, một người chồng đã giết vợ rất dã man
trong nhà của họ tại thị xã Cypress.
Những người hàng xóm nói
với đài truyền hình rằng họ đã không ngờ ông Trần Ngọc Lâm, 63 tuổi, lại
có thể sát hại bà Đặng Thái Mỹ trong nhà của họ ở đường Peralta Springs
Lane back vào ngày 10 tháng Giêng, 2022.
Họ thường nghe hai vợ
chồng cãi nhau nhưng vẫn không tin ông Lâm có thể giết bà Mỹ. Họ không
ngờ cách thức giết vợ lại quá tàn bạo.
Công Tố Viên Michael
Hanover của Phòng Biện Lý Harris County cho biết, “Vụ án này có liên
quan đến cây súng Numatic dùng để bắn đinh mà chúng tôi nhận thấy phù
hợn với những thương tích xảy ra cho nạn nhân.”
Ông Hanover nói
rằng sau khi giết vợ thì ông Lâm toan tính tự sát cũng bằng cây súng
bắn đinh đó. Thế nhưng ông ta sống sót và rồi gọi điện thoại báo cảnh
sát. Khi đến nhà thì cảnh sát khám phá một cảnh tượng hãi hùng của một
án mạng đẫm máu.
Công Tố Viên Hanover cho biết trước đây cảnh
sát từng được gọi đến nhà. Ông nói rằng hồ sơ cho thấy bà Đặng Thái Mỹ
đã làm đơn ly dị chồng mấy tháng trước và được tòa cho ngày hẹn về đơn
xin được bảo vệ trước ông chồng vũ phu. Ngày hẹn đó chính là ngày bà Mỹ
bị chồng sát hại.
Bà Châu Nguyễn, Trưởng Ban Chiến Lược Công
Chúng của Trung Tâm Bảo Vệ Phụ Nữ Houston, có nói với đài Click2Houston,
“Bốn trong năm án mạng liên quan đến bạo hành trong gia đình xảy ra
trong khoảng thời gian từ sáu đến 18 tháng khi nạn nhân quyết định ‘Vậy
là đủ rồi, tôi phải rời cuộc hôn nhân này.’”
Bà Châu Nguyễn đưa
ra lời khuyên 3R (Recognize the signs of abuse, Respond appropriately,
and Refer) để giúp nạn nhân tránh bị hãm hại trước khi quá trễ. Lời
khuyên 3R này có nghĩa là hãy nhận ra tình trạng bạo hành trong gia
đình, hãy phản ứng mau chóng, và hãy báo nhà chức trách.
Bà
Châu Nguyễn cũng khuyên phụ nữ nên có một kế hoạch bảo vệ tính mạng của
mình trước khi rời một hôn nhân hay quan hệ mà trong đó có bạo lực.
Về trường hợp của Trần Ngọc Lâm, ông ta đã bị giam tại Harris County
Jail với tiền thế chân được ấn định là nửa triệu Mỹ kim. Nếu bị kết tội
giết vợ, ông có thể lãnh án chung thân. Bản tin không cho biết cặp vợ
chồng này có con hay không.
****************
"Minh tinh đẹp nhất Nhật Bản" vẫn bảo vệ chồng sau nỗi đau bị "cắm sừng"
Nozomi
Sasaki, minh tinh vốn được xem là niềm mơ ước của đàn ông Nhật Bản và
châu Á, chấp nhận tha thứ cho chồng và tiếp tục gìn giữ hôn nhân sau khi
"ông xã" bị tẩy chay vì ngoại tình.
Nozomi Sasaki, minh tinh vốn
được xem là niềm mơ ước của đàn ông Nhật Bản và châu Á, vừa lên tiếng
khẳng định tha thứ cho chồng và tiếp tục gìn giữ hôn nhân sau khi "ông
xã" bị tẩy chay vì ngoại tình từ năm 2020.
Ngày
5/2, Nozomi Sasaki thông báo, chồng cô, nam diễn viên hài Ken Watabe
trở lại công việc ở làng giải trí sau gần hai năm tạm nghỉ bởi bê bối
ngoại tình chấn động làng giải trí Nhật Bản. Cô viết: "Tôi muốn bảo vệ,
ủng hộ chồng nỗ lực làm lại từ đầu. Tôi sẽ cùng người thân tiến về phía
trước".
Nozomi
Sasaki cũng mong giới săn tin dừng phỏng vấn, khai thác những nguồn tin
không chính xác về cuộc sống của hai vợ chồng. Cô muốn khép lại những
chuyện không hay trong quá khứ để bảo vệ gia đình, đặc biệt là cậu con
trai gần 5 tuổi của hai người.
Mỹ nhân xinh đẹp Nhật Bản cũng gửi
lời cảm ơn khán giả đã động viên, khích lệ tinh thần của hai năm qua.
Được biết, Ken Watabe sẽ xuất hiện trong một chương trình truyền hình
vào ngày 15/2 với vai trò MC. Đây là sự kiện đầu tiên anh tham gia sau hai năm "ở ẩn".
Sự
trở lại của Ken Watabe đang vướng phải sự phản đối của người hâm mộ tại
Nhật Bản. Nam diễn viên bị phát hiện ngoại tình với 182 phụ nữ, phản
bội vợ trong thời điểm cô bận rộn mang thai, chăm sóc con trai mới chào
đời.
Sau vụ việc, Ken đã bị khán giả quay lưng dù trước đó anh là
MC và nam diễn viên hài được yêu thích tại Nhật Bản. Nhiều ý kiến khẳng
định, họ không hoan nghênh những nghệ sĩ vi phạm đạo đức.
Ken
Watabe rơi vào cảnh thất nghiệp từ năm 2020. Nam diễn viên chấp nhận
sống kín tiếng và kiếm sống bằng cách làm thuê tại các chợ hải sản.
Song, công việc này cũng không thuận lợi khi khán giả nhận ra Ken và tẩy
chay nhà hàng anh làm việc.
Trong hai năm qua, vợ chồng Ken và
Nozomi không xuất hiện cùng nhau, làm rộ lên nghi vấn họ đã chia tay.
Song, lời khẳng định mới nhất của mỹ nhân Nhật Bản đã gián tiếp phủ nhận
những đồn thổi thời gian qua.
Nói về quyết định tiếp tục chung
sống với Ken Watabe sau khi bị cắm sừng, mỹ nhân đẹp nhất showbiz Nhật
Bản cho biết: "Tôi thành thật xin lỗi vì những việc làm không hay mà
chồng tôi gây ra, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Chúng tôi đã có
một cuộc trao đổi thẳng thắn về chuyện này.
Trong
tương lai, tôi vẫn muốn được tiếp tục công việc của mình. Vì vậy, tôi
hi vọng vẫn nhận được sự ủng hộ của mọi người. Cuối cùng, xin hãy giúp
tôi. Chúng tôi có một con trai nhỏ, những người họ hàng thân thiết, vì
thế xin vui lòng không đến nhà để hỏi han, phỏng vấn gia đình, người
liên quan của chúng tôi".
Nozomi gia nhập làng giải trí năm 2007
với vai trò người mẫu. Cô thực sự là một trong những người mẫu nội y đắt
giá của xứ sở mặt trời mọc. Sau khi thành công ở lĩnh vực người mẫu,
Nozomi nhanh chóng lấn sân sang diễn xuất và ca hát.
Nozomi Sasaki tham gia các bộ phim như Thiên
sứ tình yêu, Lời nguyền bóng ma, Thầy giáo bất đắc dĩ, Lời nguyền, Số
phận, Thiên thần, Sự dịu dàng của anh khi trời đổ mưa...
Sở
hữu nhan sắc ngọt ngào, trong sáng nhưng không kém phần gợi cảm, Nozomi
Sasaki được coi là biểu tượng sắc đẹp của Nhật Bản. Nữ diễn viên sinh
năm 1988 luôn có mặt trong danh sách những nữ diễn viên hàng đầu Nhật
Bản nhiều năm qua.
Cô từng có mặt trong danh sách "100 gương mặt
đẹp nhất thế giới" của website điện ảnh TC Candler (Mỹ). Trong nhiều
năm, cô được xem là "người tình trong mộng" của đàn ông tại đất nước mặt
trời mọc.
Nozomi gây sốc khi lựa chọn Ken Watabe, một nam diễn
viên có vẻ ngoài trung bình và danh tiếng kém xa cô để kết hôn vào năm
2017. Ken hơn vợ 16 tuổi. Năm 2018, cô sinh cho chồng một cậu con trai
kháu khỉnh và tạm rút lui khỏi làng giải trí để chăm sóc gia đình.
Mỹ
nhân hàng đầu Nhật Bản cũng quyết định thay đổi hình tượng sau khi kết
hôn. Cô từ chối thực hiện những bộ sách ảnh nóng bỏng, lựa chọn trang
phục thanh lịch và kín đáo.
Trong lần tổ chức họp báo xin lỗi vợ,
Ken Watabe thú nhận mắc chứng tâm lý liên quan đến quan hệ tình dục và
đã tiến hành điều trị dứt điểm. Nam diễn viên cho biết không có tình cảm
với những cô gái này và luôn yêu vợ. Anh hứa tận tâm với gia đình và
chung thủy với vợ. Song, vụ scandal khiến anh nhận cả rổ "gạch đá" từ
công chúng và bị đuổi khỏi làng giải trí.
Về phần Nozomi, cô chấp
nhận tha thứ cho chồng ngay sau khi nam diễn viên bị phát hiện lăng
nhăng. Trong hai năm qua, khi chồng bị khán giả tẩy chay, Nozomi trở
thành trụ cột kinh tế gia đình. Nam diễn viên thường trông con khi
Nozomi Sasaki bận rộn với công việc. Mỹ nhân đẹp nhất Nhật Bản nhận được
sự cảm thông của người hâm mộ.
Đầu năm 2022, Nozomi Sasaki thông báo tham gia bộ phim Tôi không cho con gái cưới Youtuber nhưng hiện, phim phải tạm hoãn ghi hình vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
*************
Cung nữ trộm gối của Từ Hi Thái hậu, 64 năm sau mới biết bí mật bên trong
Từ
Hi Thái hậu là người phụ nữ nắm giữ quyền lực cuối cùng của nhà Thanh.
Bên cạnh trí thông minh và quyền uy hơn người, bà nổi tiếng trong lịch
sử bởi độ "chịu chơi" và thói quen sống xa xỉ tột bậc. Mọi đồ vật của Từ
Hi Thái hậu đều được thiết kế đặc biệt, giá trị đắt đỏ và đôi khi ẩn
chứa nhiều điều kỳ bí.
Theo sử sách ghi lại, một trong số
những bảo vật được Từ Hi rất yêu thích và dùng mỗi ngày chính là chiếc
gối ngủ của mình. Tất nhiên nó không thể đơn giản như gối của người bình
thường mà có ruột đặc được làm từ hoa cúc phơi khô và thảo dược quý
hiếm. Bên ngoài chiếc gối được thêu hoa văn tinh xảo. Nhờ loại ruột cao
cấp làm từ hoa cúc mà tương truyền chiếc gối này có mùi thơm rất dễ
chịu, có tác dụng an thần, trị khó ngủ và làm người nằm tỉnh táo, sáng
mắt, lưu thông khí huyết.
Hình ảnh Từ Hi Thái hậu trong lịch sử
Vào
năm 1900, khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, thủ đô Bắc Kinh có bạo loạn.
Lúc này, Thái hậu đã phải cùng Hoàng đế Quang Tự chạy trốn khỏi Tử Cấm
Thành. Trong quá trình sơ tán, bà không thể kịp đem theo hết kho báu
ngọc ngà của mình, trong đó có chiếc gối hoa cúc yêu thích. Không ai ngờ
rằng sau đó, chiếc gối của Thái hậu đã có hành trình loạn lạc giang hồ
thú vị.
Theo Từ Hi mật sử ghi chép lại, lúc
bấy giờ có một cung nữ thân thiết của Từ Hi Thái hậu tên Lý Hồng Chương
đã không đi hầu theo chủ nhân mà nhân lúc trong cung hỗn loạn đã bỏ
trốn, tự tìm được thoát thân và tự do. Mãi về sau người ta mới biết, vị
cung nữ này không muốn bỏ đi "tay không" mà đã đem theo chiếc gối mà Từ
Hi thường nằm. Các nhà sử học lập luận rằng có lẽ mục đích của bà là để
sau này đem bán kiếm tiền bắt đầu cuộc sống mới. Một chiếc gối thì cũng
không phải là vật quá mức giá trị nếu so với bao trân bảo khác trong
cung nên dù có lấy cắp mà bị phát hiện cũng sẽ không bị truy tìm.
Chiếc gối của Từ Hi được phục chế lại
Về
sau, cung nữ Lý Hồng Chương đã thành công trốn được ra ngoài, trở về
quê nhà ở tỉnh Tây An và bắt đầu một cuộc sống mới. Sau khi Thái hậu trở
về cung, việc bà mất một chiếc gối đã không bị truy cứu.
Đến
năm 1964, sau khi nhà Thanh đã sụp đổ và thời phong kiến qua đi, số
phận của chiếc gối hoa cúc bị thất lạc năm xưa đột nhiên lại xuất hiện
lại. Một gia đình cho biết mình là con cháu của cung nữ của Từ Hi Thái
hậu và muốn giao nộp chiếc gối cổ lại cho nhà nước.
Vào lúc cung
nữ họ Lý hấp hối trên giường bệnh, bà mới kể lại về lai lịch chiếc gối
cho người nhà biết. Tuy nhiên, con cháu bà ban đầu cũng không quá để tâm
đến việc này bởi chiếc gối trông đã khá cũ, xuống cấp. Thế nhưng trong
một lần tình cờ, con của bà quyết định đem gối của mẹ đi giặt vệ sinh.
Khi lột vỏ gối ra, họ phát hiện sâu bên trong có giấu không phải một mà
bốn vật kỳ lạ, đó là 4 viên ngọc vô cùng đẹp, có thể phát sáng.
Vì
nghĩ rằng đây có thể là ngọc quý, con cháu của cung nữ đã nộp cho
chuyên gia thẩm định. Kết quả còn đáng kinh ngạc hơn cả tưởng tượng của
mọi người: chúng không chỉ là ngọc quý mà còn là 4 viên dạ minh châu
được Từ Hi Thái hậu trân quý bậc nhất trong số vô vàn của cải ngọc ngà
của mình. Tương truyền rằng sau khi qua đời, bà cũng đã ngậm một viên
ngọc dạ minh châu tương tự như thế này trong miệng. Bên cạnh giá trị vật
chất, chúng có giá trị lịch sử không thể đong đếm được.
Ngọc dạ minh châu có thể phát sáng trong bóng tối, những viên lớn có thể quy đổi ra hàng ngàn tỷ đồng theo tỷ giá thời nay
Sau
đó, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra đều nghị thưởng cặp vợ chồng
100.000 nhân dân tệ (khoảng 350 triệu đồng) cho phát hiện này nhưng hai
người đã nhất quyết không nhận và sẵn sàng trao trả lại cổ vật cho nhà
nước.
Sử gia cho rằng 4 viên dạ minh châu này từng được gắn trên vương miện phượng hoàng của Từ Hi
Việc tại sao ngọc dạ minh châu được giấu vào trong ruột gối có rất nhiều giả thiết. Có chuyên gia cho rằng
Từ Hi đã cố tình giấu báu vật của mình vào trong để đem đi sơ tán cho
dễ. Cũng có người suy luận cung nữ Lý Hồng Chương không phải bỏ trốn mà
nhận mệnh lệnh của Thái hậu đem gối giấu ngọc ra ngoài, có nhiệm vụ bảo
toàn báu vật nhưng về sau bà đã nảy lòng tham hoặc vì lý do gì đó mà
không hồi cung. Sau khi trở về Tử Cấm Thành, Từ Hi Thái hậu tuổi đã già,
thần trí không còn minh mẫn và phải đối mặt với nhiều loạn lạc chính sự
hơn nên cũng không kịp truy cứu, đi tìm lại cung nữ và ngọc quý yêu
thích của mình.
Nguồn: 163
**************
Hiện tượng mạng nổi tiếng Hàn Quốc tự vẫn ở tuổi 27
Jo
Jang Mi, hiện tượng mạng nổi tiếng của làng giải trí Hàn Quốc, vừa qua
đời ở tuổi 27. Nguyên nhân là do chứng bệnh trầm cảm và những áp lực từ
sự nổi tiếng, bình luận trên mạng xã hội.
Ngày 6/2, tờ Korea
JoongAng Daily của Hàn Quốc đưa tin Jo Jang Mi - một hiện tượng mạng nổi
tiếng của Hàn Quốc đã qua đời ở tuổi 27. Nguyên nhân cái chết của Jo
Jang Mi không được công ty quản lý tiết lộ nhưng thông qua bài đăng của
người thân Jo Jang Mi, cô gái trẻ đã tự vẫn.
Một người nhận là
chú của Jo Jang Mi thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi chia sẻ
trên trang cá nhân: "Tôi là chú của Jang Mi. Tôi viết thư này để thông
báo với mọi người rằng, BJ Jammi (Tên tài khoản mạng xã hội của Jang Mi)
đã tự kết liễu cuộc đời. Con bé bị trầm cảm và lý do chính là những
bình luận và tin đồn tiêu cực về mình".
Jo Jang Mi ra mắt vào năm
2019 và có hơn 160.000 người theo dõi trên YouTube. Cô gái trẻ nổi tiếng
tại Hàn Quốc nhờ việc tự ghi hình những video nói chuyện, ca hát, nhảy
múa, ăn uống, chơi trò chơi rồi chia sẻ trên các mạng xã hội. Tháng
5/2020, Jo Jang Mi thừa nhận cô bị trầm cảm sau khi gặp sự cố vào năm
2019 và bị tấn công trên mạng xã hội.
Trong
một chương trình phát sóng năm 2019, Jo Jang Mi bị khán giả "ném đá" vì
một hành động. Họ cho rằng, hành động của cô gái trẻ thể hiện sự ủng hộ
chủ nghĩa nữ quyền và căm ghét đàn ông. Dù Jo Jang Mi đã lên tiếng xin
lỗi nhưng cô vẫn phải chịu những bình luận thù ghét.
Sau khi Jo
Jang Mi qua đời, người hâm mộ xứ Hàn đã gửi một bản kiến nghị lên Nhà
Xanh Hàn Quốc yêu cầu chính phủ trừng phạt những người đưa ra những bình
luận tiêu cực. Bản kiến nghị nhận được sự ủng hộ từ 30.000 người chỉ
trong một ngày.
Trước Jo Jang Mi, nữ ca sĩ thần tượng xứ Hàn Sulli
cũng qua đời khi chưa đầy 30 tuổi vì căn bệnh trầm cảm và những áp lực
từ các bình luận trên mạng xã hội vào năm 2019. Nữ diễn viên quá cố
thường xuyên nhận được nhiều bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như
"bệnh hoạn", "thác loạn", "ngu xuẩn", "vô học"… ngay trên các bài viết
cá nhân của cô.
Sau khi cô tự kết liễu cuộc đời mình, một đạo
luật mang tên Sulli đã được ban hành và nhận được sự ủng hộ của dư luận
xứ Hàn. Đây là một đạo luật nhằm tìm kiếm một môi trường mạng xã hội văn
minh, lịch sự, ngăn chặn sự công kích của đám đông với cá nhân.
************ Ông gốc Việt con lính VNCH tại Thụy Sĩ 13 năm làm thị trưởng!
Thời
chính quyền VNCH đã có rất nhiều người tài giỏi đi các nước tư bản. Đến
bây giờ dù không còn trẻ nhưng đa phần họ đều được những chức cao hoặc
được lương cao, lương hưu cai tại các nước này. Dưới đây là một trong
những trường hợp như vậy.
13 năm làm thị trưởng và đưa thị tứ
Confignon thành điển hình phát triển bền vững của châu Âu, ông Uông Đình
Mạnh nhớ nhất là lần tiếp đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm tìm hiểu
mô hình nhà nước Thụy Sĩ. Đoàn 5 người của Quốc hội Việt Nam được
chính quyền liên bang ở thủ đô Bern giới thiệu xuống thị tứ Confignon
gặp ông thị trưởng người Việt để có thể thoải mái trò chuyện, tìm hiểu
về cách thức vận hành bộ máy nhà nước các cấp của nền “dân chủ trực
tiếp” chẳng giống ai. “Điều mà các vị ấy hỏi tôi nhiều lần là làm sao
các anh có thể làm việc được trong bộ máy có 3 người thì thuộc 3 đảng
chính trị khác nhau”, người thị trưởng về hưu chưa lâu kể lại với nụ
cười hiền hậu.
Bài về ông Mạnh trên báo Tribune de Genève ngày 3.8.2020 CHỤP LẠI TỪ NHẬT BÁO Vừa làm thị trưởng, vừa làm chuyên viên máy tính
Cuộc viếng thăm diễn ra vào đầu năm 2010. Khi đó, ông Mạnh mới vô
“ngạch thị trưởng” được hơn 2 năm. Confignon là một trong 45 commune của
bang Genève. Commune có thể là thành phố Genève với hơn 200.000 dân,
cũng có thể là một hạt bé như Gy chưa tới 500 người. Confignon của ông
Mạnh có diện tích chưa đầy 3 km², dân số chỉ hơn 2.000 người khi ông mới
chuyển về.
Cũng giống mô hình Chính phủ Liên bang gồm 7 bộ
trưởng luân phiên giữ ghế Tổng thống, 3 ủy viên hành pháp của Confignon
luân phiên làm thị trưởng mỗi năm. “Thành phố Genève lớn thì có đến 5 ủy
viên làm việc toàn thời gian với mức lương 200.000 franc (5 tỉ
đồng)/người/năm. Confignon nhỏ, ngân sách hạn chế, nên cả 3 chúng tôi
chỉ làm việc bán thời gian, trong khi ai cũng có công việc chuyên môn
khác”, ông Mạnh nói.
Ông làm việc cho commune 30% thời gian,
70% còn lại làm kỹ sư IT, quản lý hệ thống máy tính của chính quyền bang
Genève. Mô hình công dân vừa làm việc chuyên môn, vừa tham gia quản lý
chính quyền ở Thụy Sĩ được gọi là Milice.
Tưởng Genève là thủ đô
Tháng 2.1975, sinh viên 19 tuổi Uông Đình Mạnh ngưng chương trình cử
nhân sư phạm năm nhất để đi Thụy Sĩ du học. Sinh trưởng trong gia đình
người Bắc di cư vào Sài Gòn, bố đi lính, mẹ nội trợ với 5 đứa con, Mạnh
đến Thụy Sĩ “với hai bàn tay trắng”. “Thời điểm đó, nhà cầm quyền miền
Nam chỉ cho phép thanh niên đi du học ở Anh, Bỉ và Thụy Sĩ. Tôi không đi
đâu khác được nên đành tới Thụy Sĩ, chứ thật sự lúc đó chẳng biết gì về
đất nước này, cứ tưởng Genève là thủ đô”, ông hóm hỉnh kể.
Qua sắp xếp của người anh ruột đang học tại Đức, Mạnh được một người Thụy Sĩ ở thành phố Basel bảo lãnh việc du học.
Sang đến nơi, Mạnh chỉ nhận hỗ trợ từ tiền làm thêm của người anh để
chi tiêu mấy tháng đầu, sau đó tự kiếm sống bằng đủ thứ việc ngoài giờ
học. Sau nửa năm ôn thi, Mạnh trúng tuyển vào ngành Khoa học kinh tế và
xã hội tại Đại học Fribourg. Nhờ học giỏi và dễ mến, Mạnh được nhà dòng
Foyer St. Justin gần trường cấp học bổng cho ở miễn phí suốt thời gian
học. May mắn hơn, cũng tại mái ấm này, Mạnh gặp Xuân Hường, nữ sinh Việt
Nam sang trước anh một năm và cũng học ngành kinh tế tại Đại học
Fribourg, để sau đó nên vợ nên chồng trên đất khách.
Xong cử
nhân kinh tế, Mạnh học tiếp 2 năm lấy bằng thạc sĩ công nghệ thông tin
cũng ở Đại học Fribourg, rồi đi làm cho một người Việt mở công ty phát
triển quảng cáo trên máy tính ở Genève được 3 năm. Sau đó, Mạnh ứng
tuyển vào làm quản lý hệ thống máy tính của Văn phòng đòi nợ và giải
quyết phá sản, thuộc Sở Tư pháp và An ninh của bang Genève.
Thị trưởng, kỹ sư IT nghỉ hưu Uông Đình Mạnh tại Genève tháng 11.2021 THỤC MINH Cơ duyên với chiếc ghế thị trưởng
Từ Văn phòng đòi nợ, Mạnh chuyển qua quản lý máy tính của vài sở khác
trước khi bang Genève quy tập toàn bộ máy tính về một đầu mối. Tại đầu
mối này, kỹ sư trung niên Uông Đình Mạnh thân với sếp của mình là
Gabriel Praz, đảng viên Dân chủ Thiên Chúa giáo (PDC) và là thị trưởng
Confignon. Khi ông Mạnh chuyển về sống ở Confignon, vị sếp đã rủ ông
tham gia chính trị. “Người
Á Đông, nhất là người Việt
mình, ở nước ngoài rất giỏi về chuyên môn, nhưng ngại tham chính. Tuy
nhiên, ông Praz nói một câu khiến tôi thay đổi: Nếu anh muốn hòa nhập
vào đời sống tại địa phương, cách tốt nhất là tham gia vào hoạt động
chính trị tại đó”, ông Mạnh kể. Là người theo đạo Thiên Chúa, ông Mạnh
ghi danh vào đảng PDC và ứng cử vào Hội đồng lập pháp Confignon năm
2003. Năm 2007, Praz đề cử Mạnh đại diện PDC tranh cử vào Ủy ban Hành
pháp để thay thế mình. “Tôi tranh cử chỉ mong được vào ủy ban, không ngờ
lại được số phiếu cao nhất”. Hỏi nhờ đâu, ông Mạnh trả lời có lẽ nhờ cử
tri đã biết ông qua 4 năm ở hội đồng. “Với cả, chắc họ cũng muốn thử
xem sao”, ông nói vui.
Nhưng cử tri Confignon đã không chọn một
ứng viên gốc châu Á để “thử xem sao”, mà họ đã tái bầu ông với số phiếu
cao nhất cho hai nhiệm kỳ nữa. Tổng cộng, ông Mạnh “ngồi” ghế ủy viên
và luân phiên làm thị trưởng Confignon đến 13 năm, trọn 3 nhiệm kỳ liên
tục cho tới ngày nghỉ hưu ở tuổi 65.
Dung hòa và thỏa hiệp
Suốt thời gian làm ủy viên, ông Mạnh phụ trách mảng quy hoạch, tài chính và phát triển bền vững của Confignon.
Từ số dân hơn 2.000 vào những năm 2000, đến cuối 2019 Confignon có hơn
4.600 người, và dự kiến có 12.000 người năm 2035; từ chỗ chỉ có 1 ngôi
trường đến nhu cầu phải xây thêm 2 trường và nhiều nhà trẻ; từ một thị
tứ chỉ có người giàu sống nhà biệt thự hoặc nông dân trồng nho,
Confignon đang hướng thành một đô thị vệ tinh có khu công nghiệp liên
thông với thị trấn Plan-les-Ouates nổi tiếng nhờ ngành chế tạo đồng hồ…
Tất cả là những thử thách lớn và cũng là thành công của ông Mạnh.
Ông cũng là người có công chính trong việc đem về cho Confignon giải
vàng “Cité de l’énergie” (Thành phố tiết kiệm năng lượng) của Cộng đồng
châu Âu năm 2018 bằng việc thúc đẩy giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng
và phát thải carbon trên mỗi đầu người.
Những công dân nổi tiếng của Confignon
Ông Uông Đình Mạnh luôn tự hào vì thị tứ nhỏ xíu của ông có 2 người rất
nổi tiếng. Thứ nhất là đồng khôi nguyên giải Nobel vật lý năm 2019
Didier Queloz. Ông Queloz từng tham gia Hội đồng lập pháp Confignon và
thường trao đổi với ông Mạnh về vấn đề phát triển bền vững của địa
phương. Thứ hai là cô Tim Aline Rebeaud, người đã đến Việt Nam du lịch
năm 1993 và ở lại lập cơ sở thiện nguyện Ngôi nhà May mắn Việt Nam được
thế giới biết đến hiện nay.
Tưởng cũng cần biết, thể chế “dân
chủ trực tiếp” của Thụy Sĩ cho phép cử tri nước này có thể lật ngược mọi
quyết định của chính quyền liên bang lẫn địa phương qua các cuộc trưng
cầu dân ý (referendum) và kiến nghị (initiative). Trong khi đó, bộ máy
lãnh đạo tại ủy ban lại mỗi người một đảng phái.
Đó là những
thách thức không hề nhỏ đối với bất cứ ủy viên nào, đặc biệt là người
nắm khâu quy hoạch và tài chính như ông Mạnh. Thế nhưng, ông đã nhẹ
nhàng vượt qua hết.
Có năng lực, quyết đoán, khả năng thuyết
phục, đồng thời biết lắng nghe, dung hòa và thỏa hiệp khi cần thiết
chính là chìa khóa thành công của ông Mạnh. Và đó cũng là câu trả lời
của ông với các đại biểu Quốc hội Việt Nam.
Ngày ông về nghỉ
hưu, tháng 8.2020, tờ Tribune de Genève đăng bài về ông với tựa đề chơi
chữ từ chính cái tên ông: Sức mạnh âm thầm của Confignon (La force
tranquille de Confignon).
************ Đi Mỹ được rồi, về làm gì?
Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi
muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: ‘Đi đi, đừng về!’ Bố mẹ
tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư
tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại
bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc ‘đừng về Việt Nam’ bắt nguồn từ 20
năm sống trong bức xúc của mẹ: ‘Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên
chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng
từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với ‘quyền
lực mềm’ của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào
không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính
quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào
cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có
‘quyền lực mềm’ giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm.
Về làm gì hả con?’ Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến
dì. Dì bảo: ‘Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi
này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi.
Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!’ Không
chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy. Lăng kính Mỹ: ‘Lý do nào để quay về quê hương?’
Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì
rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn
lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: ‘Sẽ về!’ Tôi có một cô bạn
thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: ‘Ngành mình học, về
nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở
về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!’ Một người bạn khác
chia sẻ: ‘Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã
biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.’ Một chị theo học kinh
tế thì bảo: ‘Đơn giản chị không muốn!’ Chị đang đi thực tập rất nhiều
nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa
apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học,
Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể.” Những thằng Mỹ
thì hỏi thẳng vào mặt tôi: ‘Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng
văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng
đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với
tụi tao hay không?’ Giữa dòng ý kiến ‘Đi đi, đừng về!’ dữ dằn như
thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do
cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách
giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự
ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: ‘Nước ta rừng vàng biển bạc.’
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về ‘trách nhiệm công dân’. Chúng tôi
chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi
xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với
Việt Nam, mà chỉ nói: ‘Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này,
người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!” Việt Nam
ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?’ Đỗ Thanh Lam
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .