Trang lá cải
Trang Lá cải ngày 14-10 -2023
**************
Bắt gặp xe đẩy em bé trên đường vắng, người phụ nữ định lại xem thì hốt hoảng bỏ chạy, lý do nghe “ớn lạnh”
Người phụ nữ cảnh báo mọi người rằng không nên xuống xe để kiểm tra chiếc xe đẩy em bé, mà thay vào đó hãy báo cảnh sát.
Không phải lúc nào việc thể hiện lòng tốt cũng là cần thiết và câu
chuyện dưới đây là một ví dụ. Theo trang 7 News đưa tin, mới đây một
người phụ nữ tên Nancy Walsh, một đại lý bất động sản sống tại bang Nam
Carolina, Mỹ, đã gặp phải một tình huống kỳ lạ.
Hôm đó, cô Nancy đang lái xe trên đường một mình lúc nửa đêm thì bất ngờ bắt gặp một chiếc xe đẩy em bé bị bỏ lại bên vệ đường. Theo phản xạ tự nhiên, cô Nancy đã dừng xe lại và định xuống để kiểm tra, bởi cô đã nghĩ đến trường hợp là có một em bé bị bố mẹ bỏ rơi giữa đêm trên con đường vắng vẻ thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên ngay sau đó, cô Nancy đã thay đổi quyết định, phớt lờ chuyện này. Sau đó, cô đã đăng tải một bài viết cảnh báo lên mạng xã hội Facebook và nhận được sự đồng tình lớn của cư dân mạng.
Cô Nancy chia sẻ: “Nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe đẩy, ghế ô tô hoặc bất kỳ tình huống trẻ em nào khác ở nơi hoang vắng, đừng ra ngoài kiểm tra. Tôi xin nhắc lại là đừng bao giờ ra khỏi xe của bạn. Hãy gọi cho cảnh sát hoặc chính quyền để họ tới kiểm tra. Hãy hết sức cẩn thận”.
Cô Nancy cho biết, lý do của lời cảnh báo này là bởi ở một nơi hoang vắng và vào ban đêm như vậy, việc xuất hiện một chiếc xe đẩy trẻ em là hết sức khó hiểu. Rất có thể những kẻ xấu hoặc những tên cướp đang trốn trong bụi cây gần đó để rình rập và phục kích, chỉ chờ những tài xế nhẹ dạ cả tin xuống xe kiểm tra, sau đó xông đến cướp xe hoặc cướp tài sản của họ. Khi ấy, lòng tốt của họ sẽ bị lợi dụng, thậm chí để lại hậu quả khó lường.
Bài đăng của cô Nancy nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt thích và bình luận. Hầu hết mọi người đều đồng tình với lời cảnh báo của cô Nancy, ngoài ra cũng có một số người cho rằng nếu họ rơi vào tình huống đó, họ gần như chắc chắn sẽ xuống xe kiểm tra mà không lường tới trường hợp nguy hiểm:
“Thú thực nếu là tôi, với tư cách một người mẹ, tôi chắc chắn sẽ lao ra khỏi xe để kiểm tra xem có đứa trẻ nào ở đó không. Cảm ơn bạn, tôi sẽ phải ghi nhớ điều này”.
“Tôi đồng ý, đây chính là một cái bẫy. Đừng bao giờ ra khỏi xe. Hãy đóng chặt cửa và đợi cảnh sát đến. Đừng tự làm hại mình bằng cách cố gắng trở thành an hùng”.
“Chính xác là như vậy. Tôi sống ở Nigeria và đây là một phương pháp lừa đảo phổ biến của những kẻ xấu”…
Bắt gặp xe đẩy em bé trên đường vắng, người phụ nữ định lại xem thì hốt hoảng bỏ chạy, lý do nghe “ớn lạnh”
Có thể nói, giúp đỡ người khác là chuyện nên làm, thế nhưng không phải lúc nào việc giúp đỡ và thể hiện lòng tốt cũng là cần thiết và câu chuyện của người phụ nữ dưới đây là một ví dụ điển hình. Chị Nancy Walsh, một phụ nữ Mỹ đã gặp phải tình huống khó xử trên đường khiến nhiều người phải thốt lên người tử tế còn nhiều, nhưng không phải tự nhiên mà ai cũng nói “người tốt khó làm”.
Cụ thể, tờ báo 7News đưa tin, Nancy đang lái xe trên đường một mình lúc nửa đêm thì bất ngờ bắt gặp một chiếc xe đẩy em bé bị bỏ lại sát đường. Vì là người mẹ, theo bản năng chị đã dừng xe lại và định mở cửa xe bước xuống kiểm tra, theo người phụ nữ có thể đây là trường hợp một em bé bị bố mẹ bỏ quên hoặc có sự cố gì giữa ban đêm trên con đường, nếu không ai phát hiện thì nguy hiểm đến tính mạng em bé.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Nancy bỗng nhớ lại từng nghe qua internet, đài báo, ti vi đưa tin những vụ cướp của, giết người, hiếp dâm,…khiến cô người hoang mang. Mặc khác, cô sợ nếu có chuyện gì xảy ra với em bé nhưng nếu đây là một cái bẫy thì cô mới chính là người nguy hiểm. Theo người phụ nữ phân tích, ở một nơi vắng vẻ vào ban đêm như vậy, việc xuất hiện một chiếc xe đẩy trẻ em là hết sức khó hiểu. Rất có thể những kẻ xấu hoặc những tên cướp đang trốn trong bụi cây gần đó để rình rập và phục kích, chỉ chờ những tài xế nhẹ dạ cả tin xuống xe kiểm tra, sau đó xông đến cướp xe hoặc cướp tài sản của họ. Khi ấy, lòng tốt của họ sẽ bị lợi dụng, thậm chí để lại hậu quả khó lường.
Bất chợt chị Nancy thay đổi quyết định và đã gọi điện báo cảnh sát, sau đó cô đăng bài viết cảnh báo lên mạng xã hội và nhận được câu trả lời: “Đừng giúp”. Nancy hoang mang viết: “Nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe đẩy, ghế ô tô hoặc bất kỳ tình huống trẻ em nào khác ở nơi hoang vắng, đừng ra ngoài kiểm tra. Bạn hãy nên báo cảnh sát trong trường hợp này, vì không biết chuyện gì phía sau chiếc xe đẩy ấy”
Ngay khi được chia sẻ, bài đăng Nancy đã nhanh chóng được CĐM quan tâm và để lại nhiều bình luận. Đa phần mọi người đều đồng tình với cách xử lý của người phụ nữ. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng nếu họ rơi vào tình huống đó, họ gần như chắc chắn sẽ xuống xe kiểm tra mà không lường tới trường hợp “ớn lạnh” rất có thể gặp nguy hiểm:
Phản ứng của dân tình như: “Với tư cách một người mẹ, tôi chắc chắn sẽ lao ra khỏi xe để kiểm tra xem có đứa trẻ nào ở đó không. Cảm ơn bạn, tôi sẽ phải ghi nhớ điều này”, “Tôi đồng ý, đây chính là một cái bẫy. Đừng bao giờ ra khỏi xe. Hãy đóng chặt cửa và đợi cảnh sát đến. Đừng tự làm hại mình bằng cách cố gắng trở thành an hùng”. “Chính xác là như vậy. Tôi sống ở Nigeria và đây là một phương pháp lừa đảo phổ biến của những kẻ xấu”…
***********
41 tuổi mới “chập chững” làm giàu, 33 năm sau cụ bà thành triệu ...
Với những tín đồ thời trang, cái tên Vera Wang có lẽ không có gì xa lạ. Đây là 1 trong những người đóng góp mạnh mẽ cho nền thời trang thế giới bằng cách tạo nên những “bộ cánh” bắt mắt cho cô dâu vào ngày cưới.
Không chỉ gây ấn tượng bởi tài năng trong lĩnh vực này, bà Vera Wang còn được nhiều người ngưỡng mộ vì lúc nào cũng dồn mọi tâm huyết vào nghề nghiệp của mình. Bà cũng là 1 “biểu tượng” thời trang, dù ngoài 70 tuổi nhưng vẫn hết sức sành điệu, sang trọng.
41 tuổi mới bắt đầu làm giàu, tạo nên “tiếng vang” lớn
Trước khi bắt đầu với công việc thiết kế váy cưới, bà Vera Wang từng theo đuổi rất nhiều công việc khác nhau. Hồi còn trẻ, bà là 1 người theo đuổi trượt băng nghệ thuật. Sau đó, “bà tiên váy cưới” gắn bó với Vogue 17 năm ở vị trí BTV. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải ngã rẽ cuối cùng trong sự nghiệp của bà Vera Wang. Người phụ nữ này còn ứng tuyển vào vị trí giám đốc sáng tạo tại Ralph Lauren.
Tới tận khi 41 tuổi, bà Vera Wang mới bắt đầu sự nghiệp thiết kế váy cưới của mình. Ý tưởng bắt nguồn khi bà Vera Wang kết hôn nhưng không tìm được chiếc váy cưới nào ưng ý. Từ đó, bà mong muốn sẽ tự làm ra chiếc váy đặc biệt, phù hợp với sở thích của mình. Sau đó, thương hiệu váy cưới của người phụ nữ này đã được ra đời, phục vụ rất nhiều cô dâu trên thế giới.
Váy cưới của Vera Wang đặc biệt ở chỗ, bà khéo đưa yếu tố gợi cảm, phóng khoáng vào từng thiết kế. Bà không bó buộc, rập khuôn tư tưởng váy cưới là phải truyền thống, kín đáo và theo 1 mô típ chung. Có lẽ nhờ tư tưởng mới ấy mà váy cưới của bà Vera Wang được rất nhiều người sử dụng, kể cả các ngôi sao đình đám Hollywood như Victoria Beckham, Hailey Baldwin, Mariah Carey…
Suốt hơn 30 năm qua, tên tuổi của bà Vera Wang ngày càng ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường. Sau khi khẳng định được tên tuổi bằng thương hiệu váy cưới, người phụ nữ này tiếp tục mở rộng kinh doanh, lấn sân sang cả lĩnh vực quần áo, giày dép, nước hoa, kính mắt…
Tới năm 2020, theo thống kê của Forbes, khối tài sản của “bà tiên váy cưới” đã rơi vào khoảng 270 triệu USD. Nhờ sự nghiêm túc với đam mê, người phụ nữ 74 tuổi ngày càng thành công trong sự nghiệp của mình. Tới nay, bà vẫn là người “thổi hồn” cho thời trang váy cưới trên toàn thế giới.
Ngoài 70 tuổi vẫn trẻ trung, gu thời trang bắt mắt
Là người theo đuổi lĩnh vực thời trang nên bản thân “bà tiên váy cưới” cũng có gu ăn mặc vô cùng ấn tượng. Khi xuất hiện trên thảm đỏ, sự kiện, bà Vera Wang thường khiến giới mộ điệu ấn tượng vì những thiết kế lộng lẫy, “bất chấp” tuổi tác. Dù đã ở ngưỡng tuổi ngoài 70 nhưng bà vẫn không lộ sự già yếu. Ngược lại, cụ bà này còn được khen ăn mặc thời thượng, phong thái trẻ trung, tự tin.
Dù trên gương mặt bà Vera Wang lộ khá nhiều nếp nhăn nhưng không ai có thể phủ nhận vóc dáng thon gọn, cách ăn mặc trẻ trung, ấn tượng của bà. Để níu giữ thanh xuân, người phụ nữ này đã chú trọng vào giấc ngủ.
Mỗi ngày, bà đều ưu tiên cho việc ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ngoài ra, bà thường uống 1 ly cocktail vào cuối ngày để cơ thể được chìm vào cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái. Bà không khắt khe về việc tập thể dục mà chỉ tranh thủ thời gian rảnh để vận động nâng cao sức khỏe.
Yếu tố quan trọng nhất giúp bà Vera Wang giữ được nguồn năng lượng tuyệt vời có lẽ là công việc. Đây là người phụ nữ luôn cháy hết mình với đam mê, bà không nghĩ quá nhiều tới tuổi tác mà dành nhiều thời gian cho công việc. Đối với cụ bà U80 này, con người luôn phải phát triển, phải tốt lên mỗi ngày dù ở tuổi nào đi chăng nữa.
Nguồn: Toutiao
************
"Người phụ nữ hiện đại nhất" thời nhà Thanh: Chu du thế giới, biết nhiều thứ ...
Ít ai biết rằng, thời nhà Thanh vẫn có một người phụ nữ đã chu du thế giới, mặc cho các tư tưởng phong kiến gò bó đôi chân của nữ giới lúc bấy giờ. Bà cũng là người đầu tiên giới thiệu thần thoại Hy Lạp vào Trung Quốc và sử dụng lịch phương Tây.
Bà chính là Thiện Sĩ Ly, "mẹ chồng hiện đại nhất" thời nhà Thanh.
Vào thời đại đó, Thiện Sĩ Ly có thể du lịch đến Nhật Bản và Châu Âu, viết nhiều nhật ký du lịch, thậm chí còn dẫn con dâu đi cùng, quả thực không hề dễ dàng.
Nhìn vào cặp mẹ chồng nàng dâu này, nhiều người ca thán: Khi tầm nhìn đã đủ rộng, làm sao có thời gian tạo ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu?
Kết hôn muộn
Vào thời Hàm Phong đế, Thiện Sĩ Ly sinh ra trong một gia đình trí thức. Các cô gái cùng tuổi đọc "Nữ giới" (những bài học về công dung ngôn hạnh), nhưng bà lại thích đọc "Tam quốc".
10 tuổi, bà thích tìm hiểu các câu chuyện về những người phụ nữ tài năng.
Tuy nhiên, vào thời nhà Thanh, phụ nữ hiếm khi được đề cao tài năng học vấn, quan niệm con gái đủ tuổi nên lấy chồng và không nên có ước mơ văn chương cao xa. Thiện Sĩ Ly lại quyết tâm tạo ra tác phẩm của riêng mình.
Thiện Sĩ Ly kết hôn ở tuổi 29 với Tiền Tuân, một nhà ngoại giao cuối thời nhà Thanh. Bạn phải biết rằng đây là thời nhà Thanh, việc kết hôn ở độ tuổi này thực sự quá trễ. Qua đó có thể hiểu bà đã phải chịu đựng bao nhiêu áp lực.
Tiền Tuân có kinh nghiệm du lịch đến Anh, Pháp, Bỉ và các nước khác, sau khi trở về Trung Quốc, ông đã giúp đỡ triều đình trong công việc đối ngoại. Vì vậy, ông có lối suy nghĩ đặc biệt cởi mở và không hề đặt nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ông đã tiên phong mở kênh du học Nhật Bản và cũng nhờ kênh này mà Lỗ Tấn đã rời quê hương.
Tiền Tuân thường kể cho Thiện Sĩ Ly nghe về những trải nghiệm của ông ở châu Âu. Lúc này bà mới nhận ra phụ nữ ngoại quốc ở cách xa hàng nghìn dặm, họ có tinh thần phóng khoáng, trong sáng và tự tin, khác hẳn với phụ nữ xung quanh mình.
Vì vậy, bà cũng muốn ra nước ngoài để mở rộng tầm mắt.
Ý tưởng này đã gây náo động trong gia đình. May mắn thay, chồng đã đứng về phía bà, và đã đưa vợ đi cùng chuyến công tác ở Nhật Bản.
Khi đó Thiện Sĩ Ly theo chồng sang Nhật Bản với tư cách là vợ của một đại sứ ngoại giao, sau đó đi du lịch nhiều nước châu Âu, mở ra cánh cửa đến thế giới mới. Bà trở thành một trong những người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên khám phá thế giới bên ngoài.
Chu du thế giới
Trong thời gian ở Nhật Bản, Thiện Sĩ Ly đã đến thăm nhiều danh lam thắng cảnh, viết nhiều bài thơ và tiểu luận ghi lại phong tục, văn hóa của đất nước này.
Một ngày nọ ở Osaka, bà dẫn con dâu đội mưa đi dự triển lãm. Khi đó người phụ nữ nội trợ truyền thống Trung Quốc rất ít khi ra ngoài và hầu như không bao giờ ra khỏi nhà, càng không có chuyện đội mưa để chen chúc vào một nơi nào đó. Nên con dâu của bà cảm thấy không được tự nhiên lắm.
Thiện Sĩ Ly nhìn thấy vẻ mặt của con dâu, an ủi nói: "Chuyến đi hôm nay là để mở mang kiến thức. Dù đi dưới mưa nhưng cũng không phải là thiếu lịch sự".
Bằng cách này, họ đã trở thành những người tiên phong đưa phụ nữ Trung Quốc đến thăm triển lãm thế giới.
Bà từng viết bài thơ "Nghe trẻ hát trong xe hơi":
"Âm thanh của thiên nhiên trong trẻo và tự do, trẻ con cũng có thể nghe thấy những âm thanh trong trẻo này. Tại sao trẻ em Trung Quốc sinh ra lại gặp khó khăn như vậy? Chúng vùi đầu vào đọc thơ cổ sau cửa sổ kín mít" (tạm dịch).
Bà tràn ngập cảm xúc về sự khác biệt trong nền giáo dục giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Khi rời Tokyo, Nhật Bản, hai vợ chồng lên đường sang Nga, chuẩn bị tiếp tục chu du vòng quanh thế giới. Sau hơn một tháng, họ đến Vladivostok. Thiện Sĩ Ly đã mô tả địa điểm này trong ghi chú du lịch của mình:
“Hòn đảo đứng một mình và ngọn hải đăng cao sừng sững”, vừa đẹp vừa gần gũi.
Dừng lại bên hồ Baikal, điều hiện lên trong đầu bà là câu chuyện về người chăn cừu kinh điển từng đọc trong sách. Bà cũng đi qua sông Selenge chảy qua Mông Cổ, miền Trung và miền Đông nước Nga.
Bà cũng đã đến thăm Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ và các quốc gia khác, cũng như các thủ đô cổ xưa của Ai Cập, Hy Lạp. Bà ấn tượng nhất với Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tọa lạc tại Vatican.
Khi đó Thiện Sĩ Ly đã bước vào tuổi già, với con cháu nô đùa xung quanh, bà vẫn đầy tò mò về thế giới, thường dắt cháu đứng ngoài cửa nhà thờ nghe ca đoàn hát.
Tiền Đạo Tôn, con trai của Thiện Sĩ Ly, ông là một nhà văn và thông dịch viên Trung Quốc, cũng là bạn thân của nhà văn Lỗ Tấn nổi tiếng
Thiện Sĩ Ly là một phụ nữ tài năng với khả năng ngôn ngữ cực kỳ mạnh mẽ. Bà nhanh chóng thông thạo ngôn ngữ của những nơi mình đến thăm nên gần như không gặp rào cản ngôn ngữ trong suốt chuyến chu du.
Sau khi đến Nhật Bản, bà nhanh chóng tự học tiếng Nhật và trở thành phiên dịch viên cho chồng. Từ Nga đến Tây Ban Nha rồi đến Ý, bà học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ.
Đồng thời, bà còn cho con dâu đi du học, điều này gây chấn động lớn vào cuối thời nhà Thanh, nhưng bà không mấy quan tâm, bà nhận thức thế giới bằng đôi chân của mình, tầm nhìn đã vượt xa thời nhà Thanh.
Sau chuyến chu du thế giới, bà đã viết cuốn du ký "Quy tiềm ký", giới thiệu thần thoại Hy Lạp và Tolstoy về Trung Quốc.
Khai sáng phụ nữ
Sau khi trở về Trung Quốc, Thiện Sĩ Ly bắt đầu chuyên tâm viết sách, ghi lại mọi điều mình thấy và nghe, đi tiên phong trong việc viết nhật ký du lịch nước ngoài của phụ nữ Trung Quốc.
"Quý Mão du hành ký" được xuất bản chính thức vào năm 1903 và được chia thành ba tập, tập đầu tiên mô tả những trải nghiệm của Thiện Sĩ Ly ở Tokyo, Osaka, Nhật Bản, tập giữa và tập thứ hai mô tả những gì ông đã thấy ở Vladivostok , Siberia, Petersburg và những nơi khác.
"Quy tiềm ký" ghi lại trải nghiệm của vợ chồng Thiện Sĩ Ly ở Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý và những nơi khác. Trong đó có hai bài phân loại một cách có hệ thống các vị thần của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Ngoài ghi chép về du lịch, bà còn viết các tác phẩm mô tả suy nghĩ và cảm xúc của mình về quan niệm giáo dục nước ngoài.
Sau hơn 10 năm chu du, Thiện Sĩ Ly trở về Trung Quốc và tự hỏi, ngoài việc viết sách, bà còn có thể làm gì khác cho người dân?
Bà quyết định bắt đầu với phụ nữ.
Trong những năm ở Nhật Bản, bà có rất nhiều người bạn. Có người làm trường Tokyo, có người làm hiệu trưởng trường nữ sinh… Họ đều có sự nghiệp độc lập, địa vị xã hội cao, được tiếp nhận nền giáo dục mới tương đối có hệ thống, quan điểm tư tưởng của họ cũng ảnh hưởng tinh tế đến hành động và suy nghĩ của Thiện Sĩ Ly.
Sau đó, bà mới nhận ra rằng phụ nữ thực sự có thể kêu gọi quyền lợi của mình và nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.
Vì vậy, trong những năm cuối đời, Thiện Sĩ Ly bắt đầu hoạt động vì nữ quyền. Bà nhấn mạnh trong lý thuyết của mình, mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, vì vậy nền giáo dục của phụ nữ quyết định trực tiếp đến tương lai của đất nước.
Ngoài ra, bà còn là người đầu tiên vào cuối thời nhà Thanh sử dụng lịch dương và khuyến khích lịch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Người phụ nữ đi trước thời đại này đã sống đến 81 tuổi.
Thiện Sĩ Ly dành cả đời để đọc hàng ngàn cuốn sách và khám phá nhiều nơi, rồi mang những gì thấy, nghe và cảm nhận về Trung Quốc, truyền bá những ý tưởng tiên tiến của mình đến phụ nữ.
Người phụ nữ hiện đại này chưa bao giờ để ý đến chuyện gia đình tầm thường một chút nào nhưng xung quanh bà vẫn có con cháu, gia đình hòa thuận, có con dâu đi du học, và mang những khái niệm tiên tiến được truyền lại cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong lịch sử lâu dài, luôn có nhiều người phụ nữ có bản chất tiến bộ. Dù thời thế có bắt buộc họ phải bó chân, chăm chồng nuôi con trong những cánh cửa đóng kín, họ vẫn muốn ra ngoài, khám phá thế giới, học hỏi những điều mới.
Mặc dù chỉ là thiểu số trong thời đại nhưng họ là những người lèo lái tương lai.
Nguồn: Zhihu
************
Ông lão mang di vật của Tào Tháo đi thẩm định, còn hỏi “biết ...
Trong một tập của chương trình "Hoa sơn luận giám" của Truyền hình vệ tinh Thiểm Tây, một người đàn ông hơn 60 tuổi đã đến tham gia. Ông mang theo con dấu của triều đại Đông Hán và khẳng định nó có tuổi đời không dưới 1.800 năm.
Người đàn ông này tên là Hạ Bảo Ngọc, năm nay đã 63 tuổi. Ông mang theo một mảnh ngọc bích và khẳng định: "Đây là con dấu bảo vật của tổ tiên nhà tôi!".
Nghe xong phần giới thiệu, khán giả không khỏi bàn tán, bởi vì hình dáng con dấu rất độc đáo. Món đồ này dài khoảng 25 đến 30 cm, trên đó vẫn còn có hai ký tự lớn màu đỏ tươi, thoạt nhìn có vẻ giống triện thư (một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ)!
Ông Hạ cho biết con dấu này thực ra là do tổ tiên truyền lại, có tuổi đời hơn 1.800 năm. Trước đó, ông đã mang con dấu này đến một số chợ đồ cổ, đồng thời liên lạc với một số nhà sưu tập tư nhân. Họ đều đồng ý rằng món đồ này phải có giá trị rất lớn. Thậm chí có người trả 1 triệu NDT (tương đương 3,34 tỷ đồng) nhưng ông Hạ vẫn chưa đồng ý bán.
Lý do là vì sau khi tra cứu gia phả, ông tin rằng con dấu này hẳn là ấn của Tào Tháo, vị anh hùng cuối thời Đông Hán! Vì vậy, giá trị của món đồ này chắc chắn phải vượt qua con số 1 triệu NDT.
Khi được hỏi lý do tham gia chương trình, ông cho biết: “Mặc dù tôi chắc chắn rằng con dấu này có giá trị nhưng lại không rõ nó trị giá bao nhiêu nên. Tôi hy vọng các chuyên gia xem qua và đưa ra một con số chính xác nhất”.
Lúc này, vị chuyên gia của chương trình cầm chiếc kính lúp ở bên cạnh lên và bắt đầu quan sát. Khoảng mười phút trôi qua, chuyên gia mới trả lại con dấu cho chủ. Mọi người đều hồi hộp chờ đợi kết quả giám định.
Không ngờ, kết quả từ phía chuyên gia khiến cả trường quay sửng sốt. Ông nói: “Sau khi nhận dạng cẩn thận, tôi có thể kết luận rằng con dấu này là giả!”. Ông Hạ Bảo Ngọc đương nhiên không đồng ý với kết quả này.
Chuyên gia giải đáp: “Trước hết, chúng ta có thể khẳng định hình dáng của con ấn này quả thực là của Đông Hán. Quả thực nó có khắc chữ “Tào Tháo” bằng chữ triện lớn nên gọi là “Đại ấn của Tào Tháo” cũng được”.
Theo tôi, đây là một sản phẩm thủ công được các thế hệ sau bắt chước, và nó chỉ có giá nhiều nhất là 5 NDT (tương đương hơn 16 nghìn đồng)!
Những người chứng kiến cảnh tượng đó dường như vẫn chưa kịp hiểu nên chuyên gia này tiếp tục giải thích: “Thời Đông Hán kết thúc đã hơn 1.800 năm nên nếu có di tích văn hóa được lưu truyền thì phải thô.
Đây là điều tất yếu do. Nhưng khi nhìn vào con dấu này, tôi thấy nó trong suốt như pha lê và không hề có cảm giác “thô” chút nào, nên đây là điều không thể! Vì vậy, tôi kết luận rằng đây là một nghề thủ công được các thế hệ sau bắt chước”.
Ông Hạ lập luận: “Tổ tiên của tôi là tướng quân của Tào Tháo – Hạ Hầu Đôn!” (công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc). Tuy nhiên bằng chứng này chưa đủ thuyết phục. Dù là con cháu của Hạ Hầu Đôn thì ông cũng không thể chắc chắn rằng con dấu này không phải là đồ giả.
Vì ông Hạ nhất quyết khẳng định con dấu là thật, các chuyên gia gợi ý một hướng giải quyết khác. Một người nói: “Nếu bác muốn biết con dấu này được lưu truyền từ thời Đông Hán hay được các thế hệ sau bắt chước, tôi khuyên nên hãy mang đến cơ quan chuyên môn. Người ta chỉ cần thực hiện kiểm tra nhiệt phát quang trên con dấu là có thể xác định nó có phải là đồ vật từ thời Đông Hán hay không”.
Khi chuyên gia lên tiếng, ông Hạ không thể nói thêm điều gì nữa. Ông giận dữ cầm con dấu rời khỏi hiện trường. Hiện, con dấu này có thực sự là di vật của Tào Tháo hay không vẫn còn là vấn đề bị bỏ ngỏ.
Theo Sohu
Một ông tử vong vì giải quyết mâu thuẫn bằng dao và gậy
Giải quyết mâu thuẫn bằng dao và gậy, 1 người đàn ông bị đâm tử vong. Vụ việc mới xảy ra tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong lúc giằng co, Thanh đã cướp được con dao trên tay ông H. và cảnh cáo ông H. không được xông đến đánh Thanh nữa. Tuy nhiên, ông H. vẫn tiếp tục lao vào nên bị Thanh dùng dao đâm trúng người.
Ngày 13/10, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đang lấy lời khai đối với Trương Văn Thanh (53 tuổi, ngụ huyện Long Điền) để tiếp tục điều tra làm rõ vụ án mạng khiến 1 người chết xảy ra tại TP.Vũng Tàu.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h chiều 11/10, Thanh đi xe đạp đến trước phòng trọ của ông T.Q.H. (61 tuổi, ngụ phường 12, TP.Vũng Tàu) để nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn xảy ra trước đó.
Đối tượng Trương Văn Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: VKS Bà Rịa-Vũng Tàu
Tuy nhiên, trong quá trình nói chuyện, giữa 2 người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Lúc này, ông H. cầm gậy sắt và 1 con dao Thái Lan để tấn công Thanh nên Thanh chạy ra ngoài lấy sợi dây xích dùng để chống trộm đánh nhau với ông H.
Trong lúc giằng co, Thanh đã cướp được con dao trên tay ông H. và cảnh cáo ông H. không được xông đến đánh Thanh nữa. Tuy nhiên, ông H. vẫn tiếp tục lao vào nên bị Thanh dùng dao đâm trúng người.
Sau khi bị đâm, ông H. bỏ chạy vào sân vườn nhà gần đó, do chảy nhiều máu nên đã gục xuống và tử vong.
Đến chiều tối cùng ngày, Thanh nhận được tin ông H. đã tử vong nên đã đến trụ sở Công an thị trấn Long Hải (huyện Long Điền) để tự thú.
Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
***********
************
Bàn ra tán vào (0)
Trang Lá cải ngày 14-10 -2023
**************
Bắt gặp xe đẩy em bé trên đường vắng, người phụ nữ định lại xem thì hốt hoảng bỏ chạy, lý do nghe “ớn lạnh”
Người phụ nữ cảnh báo mọi người rằng không nên xuống xe để kiểm tra chiếc xe đẩy em bé, mà thay vào đó hãy báo cảnh sát.
Không phải lúc nào việc thể hiện lòng tốt cũng là cần thiết và câu
chuyện dưới đây là một ví dụ. Theo trang 7 News đưa tin, mới đây một
người phụ nữ tên Nancy Walsh, một đại lý bất động sản sống tại bang Nam
Carolina, Mỹ, đã gặp phải một tình huống kỳ lạ.
Hôm đó, cô Nancy đang lái xe trên đường một mình lúc nửa đêm thì bất ngờ bắt gặp một chiếc xe đẩy em bé bị bỏ lại bên vệ đường. Theo phản xạ tự nhiên, cô Nancy đã dừng xe lại và định xuống để kiểm tra, bởi cô đã nghĩ đến trường hợp là có một em bé bị bố mẹ bỏ rơi giữa đêm trên con đường vắng vẻ thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên ngay sau đó, cô Nancy đã thay đổi quyết định, phớt lờ chuyện này. Sau đó, cô đã đăng tải một bài viết cảnh báo lên mạng xã hội Facebook và nhận được sự đồng tình lớn của cư dân mạng.
Cô Nancy chia sẻ: “Nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe đẩy, ghế ô tô hoặc bất kỳ tình huống trẻ em nào khác ở nơi hoang vắng, đừng ra ngoài kiểm tra. Tôi xin nhắc lại là đừng bao giờ ra khỏi xe của bạn. Hãy gọi cho cảnh sát hoặc chính quyền để họ tới kiểm tra. Hãy hết sức cẩn thận”.
Cô Nancy cho biết, lý do của lời cảnh báo này là bởi ở một nơi hoang vắng và vào ban đêm như vậy, việc xuất hiện một chiếc xe đẩy trẻ em là hết sức khó hiểu. Rất có thể những kẻ xấu hoặc những tên cướp đang trốn trong bụi cây gần đó để rình rập và phục kích, chỉ chờ những tài xế nhẹ dạ cả tin xuống xe kiểm tra, sau đó xông đến cướp xe hoặc cướp tài sản của họ. Khi ấy, lòng tốt của họ sẽ bị lợi dụng, thậm chí để lại hậu quả khó lường.
Bài đăng của cô Nancy nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt thích và bình luận. Hầu hết mọi người đều đồng tình với lời cảnh báo của cô Nancy, ngoài ra cũng có một số người cho rằng nếu họ rơi vào tình huống đó, họ gần như chắc chắn sẽ xuống xe kiểm tra mà không lường tới trường hợp nguy hiểm:
“Thú thực nếu là tôi, với tư cách một người mẹ, tôi chắc chắn sẽ lao ra khỏi xe để kiểm tra xem có đứa trẻ nào ở đó không. Cảm ơn bạn, tôi sẽ phải ghi nhớ điều này”.
“Tôi đồng ý, đây chính là một cái bẫy. Đừng bao giờ ra khỏi xe. Hãy đóng chặt cửa và đợi cảnh sát đến. Đừng tự làm hại mình bằng cách cố gắng trở thành an hùng”.
“Chính xác là như vậy. Tôi sống ở Nigeria và đây là một phương pháp lừa đảo phổ biến của những kẻ xấu”…
Bắt gặp xe đẩy em bé trên đường vắng, người phụ nữ định lại xem thì hốt hoảng bỏ chạy, lý do nghe “ớn lạnh”
Có thể nói, giúp đỡ người khác là chuyện nên làm, thế nhưng không phải lúc nào việc giúp đỡ và thể hiện lòng tốt cũng là cần thiết và câu chuyện của người phụ nữ dưới đây là một ví dụ điển hình. Chị Nancy Walsh, một phụ nữ Mỹ đã gặp phải tình huống khó xử trên đường khiến nhiều người phải thốt lên người tử tế còn nhiều, nhưng không phải tự nhiên mà ai cũng nói “người tốt khó làm”.
Cụ thể, tờ báo 7News đưa tin, Nancy đang lái xe trên đường một mình lúc nửa đêm thì bất ngờ bắt gặp một chiếc xe đẩy em bé bị bỏ lại sát đường. Vì là người mẹ, theo bản năng chị đã dừng xe lại và định mở cửa xe bước xuống kiểm tra, theo người phụ nữ có thể đây là trường hợp một em bé bị bố mẹ bỏ quên hoặc có sự cố gì giữa ban đêm trên con đường, nếu không ai phát hiện thì nguy hiểm đến tính mạng em bé.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Nancy bỗng nhớ lại từng nghe qua internet, đài báo, ti vi đưa tin những vụ cướp của, giết người, hiếp dâm,…khiến cô người hoang mang. Mặc khác, cô sợ nếu có chuyện gì xảy ra với em bé nhưng nếu đây là một cái bẫy thì cô mới chính là người nguy hiểm. Theo người phụ nữ phân tích, ở một nơi vắng vẻ vào ban đêm như vậy, việc xuất hiện một chiếc xe đẩy trẻ em là hết sức khó hiểu. Rất có thể những kẻ xấu hoặc những tên cướp đang trốn trong bụi cây gần đó để rình rập và phục kích, chỉ chờ những tài xế nhẹ dạ cả tin xuống xe kiểm tra, sau đó xông đến cướp xe hoặc cướp tài sản của họ. Khi ấy, lòng tốt của họ sẽ bị lợi dụng, thậm chí để lại hậu quả khó lường.
Bất chợt chị Nancy thay đổi quyết định và đã gọi điện báo cảnh sát, sau đó cô đăng bài viết cảnh báo lên mạng xã hội và nhận được câu trả lời: “Đừng giúp”. Nancy hoang mang viết: “Nếu bạn nhìn thấy một chiếc xe đẩy, ghế ô tô hoặc bất kỳ tình huống trẻ em nào khác ở nơi hoang vắng, đừng ra ngoài kiểm tra. Bạn hãy nên báo cảnh sát trong trường hợp này, vì không biết chuyện gì phía sau chiếc xe đẩy ấy”
Ngay khi được chia sẻ, bài đăng Nancy đã nhanh chóng được CĐM quan tâm và để lại nhiều bình luận. Đa phần mọi người đều đồng tình với cách xử lý của người phụ nữ. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng nếu họ rơi vào tình huống đó, họ gần như chắc chắn sẽ xuống xe kiểm tra mà không lường tới trường hợp “ớn lạnh” rất có thể gặp nguy hiểm:
Phản ứng của dân tình như: “Với tư cách một người mẹ, tôi chắc chắn sẽ lao ra khỏi xe để kiểm tra xem có đứa trẻ nào ở đó không. Cảm ơn bạn, tôi sẽ phải ghi nhớ điều này”, “Tôi đồng ý, đây chính là một cái bẫy. Đừng bao giờ ra khỏi xe. Hãy đóng chặt cửa và đợi cảnh sát đến. Đừng tự làm hại mình bằng cách cố gắng trở thành an hùng”. “Chính xác là như vậy. Tôi sống ở Nigeria và đây là một phương pháp lừa đảo phổ biến của những kẻ xấu”…
***********
41 tuổi mới “chập chững” làm giàu, 33 năm sau cụ bà thành triệu ...
Với những tín đồ thời trang, cái tên Vera Wang có lẽ không có gì xa lạ. Đây là 1 trong những người đóng góp mạnh mẽ cho nền thời trang thế giới bằng cách tạo nên những “bộ cánh” bắt mắt cho cô dâu vào ngày cưới.
Không chỉ gây ấn tượng bởi tài năng trong lĩnh vực này, bà Vera Wang còn được nhiều người ngưỡng mộ vì lúc nào cũng dồn mọi tâm huyết vào nghề nghiệp của mình. Bà cũng là 1 “biểu tượng” thời trang, dù ngoài 70 tuổi nhưng vẫn hết sức sành điệu, sang trọng.
41 tuổi mới bắt đầu làm giàu, tạo nên “tiếng vang” lớn
Trước khi bắt đầu với công việc thiết kế váy cưới, bà Vera Wang từng theo đuổi rất nhiều công việc khác nhau. Hồi còn trẻ, bà là 1 người theo đuổi trượt băng nghệ thuật. Sau đó, “bà tiên váy cưới” gắn bó với Vogue 17 năm ở vị trí BTV. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải ngã rẽ cuối cùng trong sự nghiệp của bà Vera Wang. Người phụ nữ này còn ứng tuyển vào vị trí giám đốc sáng tạo tại Ralph Lauren.
Tới tận khi 41 tuổi, bà Vera Wang mới bắt đầu sự nghiệp thiết kế váy cưới của mình. Ý tưởng bắt nguồn khi bà Vera Wang kết hôn nhưng không tìm được chiếc váy cưới nào ưng ý. Từ đó, bà mong muốn sẽ tự làm ra chiếc váy đặc biệt, phù hợp với sở thích của mình. Sau đó, thương hiệu váy cưới của người phụ nữ này đã được ra đời, phục vụ rất nhiều cô dâu trên thế giới.
Váy cưới của Vera Wang đặc biệt ở chỗ, bà khéo đưa yếu tố gợi cảm, phóng khoáng vào từng thiết kế. Bà không bó buộc, rập khuôn tư tưởng váy cưới là phải truyền thống, kín đáo và theo 1 mô típ chung. Có lẽ nhờ tư tưởng mới ấy mà váy cưới của bà Vera Wang được rất nhiều người sử dụng, kể cả các ngôi sao đình đám Hollywood như Victoria Beckham, Hailey Baldwin, Mariah Carey…
Suốt hơn 30 năm qua, tên tuổi của bà Vera Wang ngày càng ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường. Sau khi khẳng định được tên tuổi bằng thương hiệu váy cưới, người phụ nữ này tiếp tục mở rộng kinh doanh, lấn sân sang cả lĩnh vực quần áo, giày dép, nước hoa, kính mắt…
Tới năm 2020, theo thống kê của Forbes, khối tài sản của “bà tiên váy cưới” đã rơi vào khoảng 270 triệu USD. Nhờ sự nghiêm túc với đam mê, người phụ nữ 74 tuổi ngày càng thành công trong sự nghiệp của mình. Tới nay, bà vẫn là người “thổi hồn” cho thời trang váy cưới trên toàn thế giới.
Ngoài 70 tuổi vẫn trẻ trung, gu thời trang bắt mắt
Là người theo đuổi lĩnh vực thời trang nên bản thân “bà tiên váy cưới” cũng có gu ăn mặc vô cùng ấn tượng. Khi xuất hiện trên thảm đỏ, sự kiện, bà Vera Wang thường khiến giới mộ điệu ấn tượng vì những thiết kế lộng lẫy, “bất chấp” tuổi tác. Dù đã ở ngưỡng tuổi ngoài 70 nhưng bà vẫn không lộ sự già yếu. Ngược lại, cụ bà này còn được khen ăn mặc thời thượng, phong thái trẻ trung, tự tin.
Dù trên gương mặt bà Vera Wang lộ khá nhiều nếp nhăn nhưng không ai có thể phủ nhận vóc dáng thon gọn, cách ăn mặc trẻ trung, ấn tượng của bà. Để níu giữ thanh xuân, người phụ nữ này đã chú trọng vào giấc ngủ.
Mỗi ngày, bà đều ưu tiên cho việc ngủ đúng giờ và đủ giấc. Ngoài ra, bà thường uống 1 ly cocktail vào cuối ngày để cơ thể được chìm vào cảm giác thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái. Bà không khắt khe về việc tập thể dục mà chỉ tranh thủ thời gian rảnh để vận động nâng cao sức khỏe.
Yếu tố quan trọng nhất giúp bà Vera Wang giữ được nguồn năng lượng tuyệt vời có lẽ là công việc. Đây là người phụ nữ luôn cháy hết mình với đam mê, bà không nghĩ quá nhiều tới tuổi tác mà dành nhiều thời gian cho công việc. Đối với cụ bà U80 này, con người luôn phải phát triển, phải tốt lên mỗi ngày dù ở tuổi nào đi chăng nữa.
Nguồn: Toutiao
************
"Người phụ nữ hiện đại nhất" thời nhà Thanh: Chu du thế giới, biết nhiều thứ ...
Ít ai biết rằng, thời nhà Thanh vẫn có một người phụ nữ đã chu du thế giới, mặc cho các tư tưởng phong kiến gò bó đôi chân của nữ giới lúc bấy giờ. Bà cũng là người đầu tiên giới thiệu thần thoại Hy Lạp vào Trung Quốc và sử dụng lịch phương Tây.
Bà chính là Thiện Sĩ Ly, "mẹ chồng hiện đại nhất" thời nhà Thanh.
Vào thời đại đó, Thiện Sĩ Ly có thể du lịch đến Nhật Bản và Châu Âu, viết nhiều nhật ký du lịch, thậm chí còn dẫn con dâu đi cùng, quả thực không hề dễ dàng.
Nhìn vào cặp mẹ chồng nàng dâu này, nhiều người ca thán: Khi tầm nhìn đã đủ rộng, làm sao có thời gian tạo ra mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu?
Kết hôn muộn
Vào thời Hàm Phong đế, Thiện Sĩ Ly sinh ra trong một gia đình trí thức. Các cô gái cùng tuổi đọc "Nữ giới" (những bài học về công dung ngôn hạnh), nhưng bà lại thích đọc "Tam quốc".
10 tuổi, bà thích tìm hiểu các câu chuyện về những người phụ nữ tài năng.
Tuy nhiên, vào thời nhà Thanh, phụ nữ hiếm khi được đề cao tài năng học vấn, quan niệm con gái đủ tuổi nên lấy chồng và không nên có ước mơ văn chương cao xa. Thiện Sĩ Ly lại quyết tâm tạo ra tác phẩm của riêng mình.
Thiện Sĩ Ly kết hôn ở tuổi 29 với Tiền Tuân, một nhà ngoại giao cuối thời nhà Thanh. Bạn phải biết rằng đây là thời nhà Thanh, việc kết hôn ở độ tuổi này thực sự quá trễ. Qua đó có thể hiểu bà đã phải chịu đựng bao nhiêu áp lực.
Tiền Tuân có kinh nghiệm du lịch đến Anh, Pháp, Bỉ và các nước khác, sau khi trở về Trung Quốc, ông đã giúp đỡ triều đình trong công việc đối ngoại. Vì vậy, ông có lối suy nghĩ đặc biệt cởi mở và không hề đặt nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Ông đã tiên phong mở kênh du học Nhật Bản và cũng nhờ kênh này mà Lỗ Tấn đã rời quê hương.
Tiền Tuân thường kể cho Thiện Sĩ Ly nghe về những trải nghiệm của ông ở châu Âu. Lúc này bà mới nhận ra phụ nữ ngoại quốc ở cách xa hàng nghìn dặm, họ có tinh thần phóng khoáng, trong sáng và tự tin, khác hẳn với phụ nữ xung quanh mình.
Vì vậy, bà cũng muốn ra nước ngoài để mở rộng tầm mắt.
Ý tưởng này đã gây náo động trong gia đình. May mắn thay, chồng đã đứng về phía bà, và đã đưa vợ đi cùng chuyến công tác ở Nhật Bản.
Khi đó Thiện Sĩ Ly theo chồng sang Nhật Bản với tư cách là vợ của một đại sứ ngoại giao, sau đó đi du lịch nhiều nước châu Âu, mở ra cánh cửa đến thế giới mới. Bà trở thành một trong những người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên khám phá thế giới bên ngoài.
Chu du thế giới
Trong thời gian ở Nhật Bản, Thiện Sĩ Ly đã đến thăm nhiều danh lam thắng cảnh, viết nhiều bài thơ và tiểu luận ghi lại phong tục, văn hóa của đất nước này.
Một ngày nọ ở Osaka, bà dẫn con dâu đội mưa đi dự triển lãm. Khi đó người phụ nữ nội trợ truyền thống Trung Quốc rất ít khi ra ngoài và hầu như không bao giờ ra khỏi nhà, càng không có chuyện đội mưa để chen chúc vào một nơi nào đó. Nên con dâu của bà cảm thấy không được tự nhiên lắm.
Thiện Sĩ Ly nhìn thấy vẻ mặt của con dâu, an ủi nói: "Chuyến đi hôm nay là để mở mang kiến thức. Dù đi dưới mưa nhưng cũng không phải là thiếu lịch sự".
Bằng cách này, họ đã trở thành những người tiên phong đưa phụ nữ Trung Quốc đến thăm triển lãm thế giới.
Bà từng viết bài thơ "Nghe trẻ hát trong xe hơi":
"Âm thanh của thiên nhiên trong trẻo và tự do, trẻ con cũng có thể nghe thấy những âm thanh trong trẻo này. Tại sao trẻ em Trung Quốc sinh ra lại gặp khó khăn như vậy? Chúng vùi đầu vào đọc thơ cổ sau cửa sổ kín mít" (tạm dịch).
Bà tràn ngập cảm xúc về sự khác biệt trong nền giáo dục giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Khi rời Tokyo, Nhật Bản, hai vợ chồng lên đường sang Nga, chuẩn bị tiếp tục chu du vòng quanh thế giới. Sau hơn một tháng, họ đến Vladivostok. Thiện Sĩ Ly đã mô tả địa điểm này trong ghi chú du lịch của mình:
“Hòn đảo đứng một mình và ngọn hải đăng cao sừng sững”, vừa đẹp vừa gần gũi.
Dừng lại bên hồ Baikal, điều hiện lên trong đầu bà là câu chuyện về người chăn cừu kinh điển từng đọc trong sách. Bà cũng đi qua sông Selenge chảy qua Mông Cổ, miền Trung và miền Đông nước Nga.
Bà cũng đã đến thăm Đức, Pháp, Anh, Ý, Bỉ và các quốc gia khác, cũng như các thủ đô cổ xưa của Ai Cập, Hy Lạp. Bà ấn tượng nhất với Vương cung thánh đường Thánh Phêrô tọa lạc tại Vatican.
Khi đó Thiện Sĩ Ly đã bước vào tuổi già, với con cháu nô đùa xung quanh, bà vẫn đầy tò mò về thế giới, thường dắt cháu đứng ngoài cửa nhà thờ nghe ca đoàn hát.
Tiền Đạo Tôn, con trai của Thiện Sĩ Ly, ông là một nhà văn và thông dịch viên Trung Quốc, cũng là bạn thân của nhà văn Lỗ Tấn nổi tiếng
Thiện Sĩ Ly là một phụ nữ tài năng với khả năng ngôn ngữ cực kỳ mạnh mẽ. Bà nhanh chóng thông thạo ngôn ngữ của những nơi mình đến thăm nên gần như không gặp rào cản ngôn ngữ trong suốt chuyến chu du.
Sau khi đến Nhật Bản, bà nhanh chóng tự học tiếng Nhật và trở thành phiên dịch viên cho chồng. Từ Nga đến Tây Ban Nha rồi đến Ý, bà học tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ.
Đồng thời, bà còn cho con dâu đi du học, điều này gây chấn động lớn vào cuối thời nhà Thanh, nhưng bà không mấy quan tâm, bà nhận thức thế giới bằng đôi chân của mình, tầm nhìn đã vượt xa thời nhà Thanh.
Sau chuyến chu du thế giới, bà đã viết cuốn du ký "Quy tiềm ký", giới thiệu thần thoại Hy Lạp và Tolstoy về Trung Quốc.
Khai sáng phụ nữ
Sau khi trở về Trung Quốc, Thiện Sĩ Ly bắt đầu chuyên tâm viết sách, ghi lại mọi điều mình thấy và nghe, đi tiên phong trong việc viết nhật ký du lịch nước ngoài của phụ nữ Trung Quốc.
"Quý Mão du hành ký" được xuất bản chính thức vào năm 1903 và được chia thành ba tập, tập đầu tiên mô tả những trải nghiệm của Thiện Sĩ Ly ở Tokyo, Osaka, Nhật Bản, tập giữa và tập thứ hai mô tả những gì ông đã thấy ở Vladivostok , Siberia, Petersburg và những nơi khác.
"Quy tiềm ký" ghi lại trải nghiệm của vợ chồng Thiện Sĩ Ly ở Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ý và những nơi khác. Trong đó có hai bài phân loại một cách có hệ thống các vị thần của Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.
Ngoài ghi chép về du lịch, bà còn viết các tác phẩm mô tả suy nghĩ và cảm xúc của mình về quan niệm giáo dục nước ngoài.
Sau hơn 10 năm chu du, Thiện Sĩ Ly trở về Trung Quốc và tự hỏi, ngoài việc viết sách, bà còn có thể làm gì khác cho người dân?
Bà quyết định bắt đầu với phụ nữ.
Trong những năm ở Nhật Bản, bà có rất nhiều người bạn. Có người làm trường Tokyo, có người làm hiệu trưởng trường nữ sinh… Họ đều có sự nghiệp độc lập, địa vị xã hội cao, được tiếp nhận nền giáo dục mới tương đối có hệ thống, quan điểm tư tưởng của họ cũng ảnh hưởng tinh tế đến hành động và suy nghĩ của Thiện Sĩ Ly.
Sau đó, bà mới nhận ra rằng phụ nữ thực sự có thể kêu gọi quyền lợi của mình và nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.
Vì vậy, trong những năm cuối đời, Thiện Sĩ Ly bắt đầu hoạt động vì nữ quyền. Bà nhấn mạnh trong lý thuyết của mình, mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, vì vậy nền giáo dục của phụ nữ quyết định trực tiếp đến tương lai của đất nước.
Ngoài ra, bà còn là người đầu tiên vào cuối thời nhà Thanh sử dụng lịch dương và khuyến khích lịch phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Người phụ nữ đi trước thời đại này đã sống đến 81 tuổi.
Thiện Sĩ Ly dành cả đời để đọc hàng ngàn cuốn sách và khám phá nhiều nơi, rồi mang những gì thấy, nghe và cảm nhận về Trung Quốc, truyền bá những ý tưởng tiên tiến của mình đến phụ nữ.
Người phụ nữ hiện đại này chưa bao giờ để ý đến chuyện gia đình tầm thường một chút nào nhưng xung quanh bà vẫn có con cháu, gia đình hòa thuận, có con dâu đi du học, và mang những khái niệm tiên tiến được truyền lại cho mọi thành viên trong gia đình.
Trong lịch sử lâu dài, luôn có nhiều người phụ nữ có bản chất tiến bộ. Dù thời thế có bắt buộc họ phải bó chân, chăm chồng nuôi con trong những cánh cửa đóng kín, họ vẫn muốn ra ngoài, khám phá thế giới, học hỏi những điều mới.
Mặc dù chỉ là thiểu số trong thời đại nhưng họ là những người lèo lái tương lai.
Nguồn: Zhihu
************
Ông lão mang di vật của Tào Tháo đi thẩm định, còn hỏi “biết ...
Trong một tập của chương trình "Hoa sơn luận giám" của Truyền hình vệ tinh Thiểm Tây, một người đàn ông hơn 60 tuổi đã đến tham gia. Ông mang theo con dấu của triều đại Đông Hán và khẳng định nó có tuổi đời không dưới 1.800 năm.
Người đàn ông này tên là Hạ Bảo Ngọc, năm nay đã 63 tuổi. Ông mang theo một mảnh ngọc bích và khẳng định: "Đây là con dấu bảo vật của tổ tiên nhà tôi!".
Nghe xong phần giới thiệu, khán giả không khỏi bàn tán, bởi vì hình dáng con dấu rất độc đáo. Món đồ này dài khoảng 25 đến 30 cm, trên đó vẫn còn có hai ký tự lớn màu đỏ tươi, thoạt nhìn có vẻ giống triện thư (một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ)!
Ông Hạ cho biết con dấu này thực ra là do tổ tiên truyền lại, có tuổi đời hơn 1.800 năm. Trước đó, ông đã mang con dấu này đến một số chợ đồ cổ, đồng thời liên lạc với một số nhà sưu tập tư nhân. Họ đều đồng ý rằng món đồ này phải có giá trị rất lớn. Thậm chí có người trả 1 triệu NDT (tương đương 3,34 tỷ đồng) nhưng ông Hạ vẫn chưa đồng ý bán.
Lý do là vì sau khi tra cứu gia phả, ông tin rằng con dấu này hẳn là ấn của Tào Tháo, vị anh hùng cuối thời Đông Hán! Vì vậy, giá trị của món đồ này chắc chắn phải vượt qua con số 1 triệu NDT.
Khi được hỏi lý do tham gia chương trình, ông cho biết: “Mặc dù tôi chắc chắn rằng con dấu này có giá trị nhưng lại không rõ nó trị giá bao nhiêu nên. Tôi hy vọng các chuyên gia xem qua và đưa ra một con số chính xác nhất”.
Lúc này, vị chuyên gia của chương trình cầm chiếc kính lúp ở bên cạnh lên và bắt đầu quan sát. Khoảng mười phút trôi qua, chuyên gia mới trả lại con dấu cho chủ. Mọi người đều hồi hộp chờ đợi kết quả giám định.
Không ngờ, kết quả từ phía chuyên gia khiến cả trường quay sửng sốt. Ông nói: “Sau khi nhận dạng cẩn thận, tôi có thể kết luận rằng con dấu này là giả!”. Ông Hạ Bảo Ngọc đương nhiên không đồng ý với kết quả này.
Chuyên gia giải đáp: “Trước hết, chúng ta có thể khẳng định hình dáng của con ấn này quả thực là của Đông Hán. Quả thực nó có khắc chữ “Tào Tháo” bằng chữ triện lớn nên gọi là “Đại ấn của Tào Tháo” cũng được”.
Theo tôi, đây là một sản phẩm thủ công được các thế hệ sau bắt chước, và nó chỉ có giá nhiều nhất là 5 NDT (tương đương hơn 16 nghìn đồng)!
Những người chứng kiến cảnh tượng đó dường như vẫn chưa kịp hiểu nên chuyên gia này tiếp tục giải thích: “Thời Đông Hán kết thúc đã hơn 1.800 năm nên nếu có di tích văn hóa được lưu truyền thì phải thô.
Đây là điều tất yếu do. Nhưng khi nhìn vào con dấu này, tôi thấy nó trong suốt như pha lê và không hề có cảm giác “thô” chút nào, nên đây là điều không thể! Vì vậy, tôi kết luận rằng đây là một nghề thủ công được các thế hệ sau bắt chước”.
Ông Hạ lập luận: “Tổ tiên của tôi là tướng quân của Tào Tháo – Hạ Hầu Đôn!” (công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc). Tuy nhiên bằng chứng này chưa đủ thuyết phục. Dù là con cháu của Hạ Hầu Đôn thì ông cũng không thể chắc chắn rằng con dấu này không phải là đồ giả.
Vì ông Hạ nhất quyết khẳng định con dấu là thật, các chuyên gia gợi ý một hướng giải quyết khác. Một người nói: “Nếu bác muốn biết con dấu này được lưu truyền từ thời Đông Hán hay được các thế hệ sau bắt chước, tôi khuyên nên hãy mang đến cơ quan chuyên môn. Người ta chỉ cần thực hiện kiểm tra nhiệt phát quang trên con dấu là có thể xác định nó có phải là đồ vật từ thời Đông Hán hay không”.
Khi chuyên gia lên tiếng, ông Hạ không thể nói thêm điều gì nữa. Ông giận dữ cầm con dấu rời khỏi hiện trường. Hiện, con dấu này có thực sự là di vật của Tào Tháo hay không vẫn còn là vấn đề bị bỏ ngỏ.
Theo Sohu
Một ông tử vong vì giải quyết mâu thuẫn bằng dao và gậy
Giải quyết mâu thuẫn bằng dao và gậy, 1 người đàn ông bị đâm tử vong. Vụ việc mới xảy ra tại Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong lúc giằng co, Thanh đã cướp được con dao trên tay ông H. và cảnh cáo ông H. không được xông đến đánh Thanh nữa. Tuy nhiên, ông H. vẫn tiếp tục lao vào nên bị Thanh dùng dao đâm trúng người.
Ngày 13/10, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết đang lấy lời khai đối với Trương Văn Thanh (53 tuổi, ngụ huyện Long Điền) để tiếp tục điều tra làm rõ vụ án mạng khiến 1 người chết xảy ra tại TP.Vũng Tàu.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 15h chiều 11/10, Thanh đi xe đạp đến trước phòng trọ của ông T.Q.H. (61 tuổi, ngụ phường 12, TP.Vũng Tàu) để nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn xảy ra trước đó.
Đối tượng Trương Văn Thanh tại cơ quan công an. Ảnh: VKS Bà Rịa-Vũng Tàu
Tuy nhiên, trong quá trình nói chuyện, giữa 2 người xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Lúc này, ông H. cầm gậy sắt và 1 con dao Thái Lan để tấn công Thanh nên Thanh chạy ra ngoài lấy sợi dây xích dùng để chống trộm đánh nhau với ông H.
Trong lúc giằng co, Thanh đã cướp được con dao trên tay ông H. và cảnh cáo ông H. không được xông đến đánh Thanh nữa. Tuy nhiên, ông H. vẫn tiếp tục lao vào nên bị Thanh dùng dao đâm trúng người.
Sau khi bị đâm, ông H. bỏ chạy vào sân vườn nhà gần đó, do chảy nhiều máu nên đã gục xuống và tử vong.
Đến chiều tối cùng ngày, Thanh nhận được tin ông H. đã tử vong nên đã đến trụ sở Công an thị trấn Long Hải (huyện Long Điền) để tự thú.
Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
***********
************