Tham Khảo
Trâu bò đang húc nhau - Lữ Giang
Hôm 2.10.2013 đài VOA cho phổ biến bài “Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc” trong đó thông tín viên Jim Malone tường trình rằng ở trung tâm
Hôm 2.10.2013 đài VOA cho phổ biến bài “Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc” trong đó thông tín viên Jim Malone tường trình rằng ở trung tâm của vụ tranh cãi tại Washington là cuộc xung đột giữa hai đảng chính trị lớn về vai trò của chính quyền trung ương trong đời sống người Mỹ và nguồn gốc của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Mỹ có từ ít nhất là 2 thập niên trước.
Giáo sư Larry Sabato thuộc Đại học Virginia nhận định: "Chắc chắn sự phân hóa lần đầu tiên tăng lên dưới thời Tổng thống Bush vì cuộc chiến Iraq và cách thức ông ta xử lý trận bão Katrina. Sự phân hóa này tăng nhanh khi Tổng thống Obama đắc cử."
Theo bài báo, sự chia rẽ đảng phái trở nên lớn hơn khi Tổng thống Barack Obama thúc đẩy Quốc Hội thông qua luật cải tổ chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt vào năm 2010 mà không có cuộc bỏ phiếu nào của phe Cộng Hòa. Sự kiện này góp phần làm nổi lên những nhóm bảo thủ TEA Party khắp nước, một nhóm bỏ phiếu quan trọng trong nội bộ Đảng Cộng Hòa. Một số sự chống đối của Cộng Hòa cũng bắt nguồn từ sự thù dai đối với Tổng thống Obama. Nhà phân tích Charlie Cook nói: "Có rất nhiều người trong phe Cộng hòa mà hễ Tổng thống Obama cứ lên tiếng là họ phản bác. Họ làm ngược lại hết bất kể là điều gì."
Trước đó, hãng thông tấn CNN đã phổ biến bài “Gặp người đứng đàng sau vụ chính phủ ngưng hoạt động” của Leigh Ann Caldwell nói rằng Dân Biểu Mark Meadows thuộc North Carolina được xem là tác nhân chủ yếu khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa. Câu chuyện này khá ly kỳ.
Nhưng có một điều quan trọng mà hai bài nhận định nói trên không đề cập đến, đó là Đảng Cộng Hòa còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của một số giới đại tư bản đứng đàng sau họ, đó là chống lại việc tăng thuế và chống làm mất các quyền lợi mà giới tư bản này đang được hưởng. Trước khi trình bày những mặt trái đàng sau của vấn đề, chúng tôi thấy cần nói qua về dự luật ngân sách liên bang năm 2014 và gánh nặng mà chính phủ Obama sắp gây ra cho một số giới đại tư bản.
NGÂN SÁCH 2014 VÀ VIỄN TƯỢNG
Ngày 10 tháng 4 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã đệ trình Quốc Hội dự luật ngân sách tài khóa 2014 bắt đầu từ 1.10.2013 với tổng số chi là 3.770 tỷ USD và tổng số thu là 3.030 tỷ USD, thâm hụt 744 tỷ USD, tương đương 4,4% GDP và đến năm 2023 sẽ được giảm xuống còn 1,7% GDP.
Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ năm 2009, năm đầu tiên ông Obama lên cầm quyền là 1.400 tỷ USD, đã giảm xuống còn 1.300 tỷ USD năm 2010, 1.170 tỷ USD năm 2011, 1.101 tỷ USD năm 2012, 901 tỷ USD năm 2013 và 744 tỷ USD năm 2014.
Chính số thâm hụt ngân sách do Tổng Tống Bush để lại đã làm tăng nợ quốc gia của Hoa Kỳ lên đến mức mức hiện tại là 16.700 tỷ USD. Mặc dầu có những khó khăn về kinh tế, chúng ta phải ghi nhận rằng ông Obama đã hạ thấp được số thâm hụt ngân sách xuống mức đáng kể: từ 1.400 USD tỷ USD năm 2009 xuống còn 744 USD tỷ năm tới. Sự giảm sụt này làm nhiều giới vui mừng nhưng các nhà đại tư bản quốc phòng không vui vì họ đang mất đi một số lợi tức lớn do các cuộc đấu thấu quốc phòng.
Cái gánh nặng mà một số giới đại tư bản thấy rằng họ sẽ phải gánh chịu là Tổng Thống Obama dự trù trong 10 năm tới, chính phủ sẽ cắt giảm thêm 1.800 tỷ USD thâm hụt ngân sách nữa. Để đạt mục tiêu này, chính phủ dự trù sẽ giảm chi tiêu 930 tỷ USD và tăng thuế thu nhập khoảng 580 tỷ USD, kết hợp với việc cắt giảm 290 tỷ USD ở một số chương trình phúc lợi.
Tổng thống Obama cũng đã từng đề xuất phương án "Thuế Buffett" lấy tên nhà tỷ phú đầu tư Warren Buffett, người ủng hộ việc tăng thuế thu nhập của những người giàu lên tối thiểu 30% đối với những cá nhân và cặp vợ chồng có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Với thuế suất mới này sẽ có khoảng 450.000 người giàu nhất nước Mỹ bị ảnh hưởng. Nó sẽ đem lại khoảng 1.500 tỷ USD để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng Hòa chống lại kế họach này và đưa đạo luật Obamacare ra làm chiêu bài đê tác chiến. Nếu phương án này được chấp nhận, ông Obama cũng chỉ lấy lại trên 2000 tỷ USD Tổng Thống Bush đã miễn cho nhà giàu trong 10 năm và sau đó cho thêm hai năm.
CUỘC CHIẾN VỀ NGÂN SÁCH
Ngày 20.9.2013, với 230 phiếu thuận và 189 phiếu chống, Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua ngân sách tạm thời 986 tỷ USD cho chính phủ xử dụng đến giữa tháng 12/2013, nhưng trong đó không có khoản ngân sách dành cho chương trình cải tổ y tế của Tổng Thống Obama, thường gọi là ObamaCare. Ðây không phải lần đầu tiên luật ObamaCare bị Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa tìm cách đánh hạ. Tính đến nay, các dân biểu Đảng Cộng Hòa đã 42 lần bỏ phiếu hủy bỏ luật này.
Tổng Thống Obama cáo buộc Đảng Cộng Hòa là chơi đòn chính trị với nền kinh tế đất nước. Ông nói:
“Điều mà tôi sẽ không làm là tạo ra một thói quen, một khuôn mẫu, trong đó lòng tin và uy tín của Hoa Kỳ cuối cùng trở thành một món hàng mặc cả để đặt ra chính sách. Như vậy là vô trách nhiệm.”
Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật ngân sách mà Hạ Viện vừa biểu quyết.
Hôm 27.9.2013 Thượng viện Mỹ với 54 phiếu thuận, 44 phiếu chống và 2 phiếu trằng, đã thông qua ngân khoảng 986 tỉ USD đủ cho chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 15/11, nhưng phục hồi luật chăm sóc sức khỏe vừa bị Đảng Cộng Hòa loại.
Hôm 28.9.2013, Hạ Viện lại thông qua dự luật ngân sách khác tạm thời cấp kinh phí 986 tỷ USD cho chính phủ liên bang tới ngày 15/12, nhưng trì hoãn một năm chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Obama, đồng thời hủy bỏ khoản thuế mới (2,3%) đánh trên các thiết bị y tế kể từ ngày 1/1/2015.
Ông Harry Reid, thủ lĩnh phe Dân Chủ đa số tại Thượng Viện, nhận định rằng cuộc bỏ phiếu của Hạ viện là vô ích bởi một dự luật như thế sẽ không được Thượng Viện chấp nhận. Ông đưa ra tối hậu thư đối với Hạ viện: “Hoặc là thông qua phiên bản dự luật của Thượng Viện hoặc là để chính phủ rơi vào cảnh ngừng hoạt động.” Không chịu thua, ông John Boehner, Chủ tịch Hạ Viện, lại cho rằng chuyện ngăn được chính phủ đóng cửa hay không hiện tùy thuộc vào Thượng Viện.
Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo: “Nếu Quốc hội không thông qua dự luật ngân sách trước thứ hai tới, thời điểm kết thúc năm tài khoá hiện tại, chính phủ sẽ phải đóng cửa, cùng với đó là nhiều dịch vụ thiết yếu mà người dân Mỹ phải phụ thuộc vào nó."
MỘT CON DÊ TẾ THẦN?
Ký giả Leigh Ann Caldwell của hãng thông tấn CNN cho biết rằng vào tháng 8/2013, khi các dân biểu và nghị sĩ chưa họp hành gì, Dân Biểu Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo phe Cộng Hòa, đề nghị bãi bỏ luật Obamacare và ghép yêu cầu này vào dự luật ngân sách liên bang năm tới. Bức thư có đoạn nói rằng "quyền lực đối với cái ví có thể được coi là vũ khí tối thượng và hiệu lực để tìm sự đền bù cho những oán giận bấy lâu nay". Meadows đã thuyết phục được 79 dân biểu khác ký tên vào bức thư đó.
Lúc đầu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa rất ngần ngại về kế hoạch của Meadows. Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và nhiều dân biểu Cộng hòa cho rằng chiến thuật này có thể khiến chính phủ phải đóng cửa và Thượng Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số sẽ không đời nào chấp nhận. Ngoài ra, họ cho rằng nếu làm vậy, phe Cộng hòa sẽ bị buộc tội đóng cửa chính phủ. Đó là một mạo hiểm chính trị mà các lãnh đạo phe Cộng Hòa không hề muốn thử.
Tuy nhiên, Dân Biểu Meadows có mối quan hệ rất chặt chẽ với Đảng TEA PARTY, một đảng rất có ảnh hưởng đối với Đảng Cộng Hòa. Ông đã thúc đẩy đảng này vận động cho đề nghị của ông. Kết quả như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNN, Dân Biểu Meadows giải thích cho hành động của nhóm ông như sau: "Mục đích của chúng tôi không bao giờ là đóng cửa chính phủ. Mục đích là ngừng luật chăm sóc sức khỏe".
Ông Meadows nói rằng nhiệm vụ của ông đầu tiên là đảm bảo rằng ông đại diện cho 749.000 người đã bầu ra ông và cử tri ở khu vực của ông muốn ông chống lại Obamacare "bất chấp hậu quả". Khi được hỏi kế hoạch này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của đảng Cộng Hòa hay không, ông Meadows khẳng định rằng đó là trách nhiệm của giới lãnh đạo, không phải là lo ngại của ông.
Nhiều người cho rằng Dân Biểu Meadows đang bị biến thành một con dê tế thần khi Đảng Cộng Hòa đang bị lên án ví đóng cửa chính phủ.
AI SẼ THẮNG AI?
Tính từ năm 1977 đến nay, chính phủ đã bị đóng cửa 17 lần. Lần gần đây nhất và lâu nhất xảy ra từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996 dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton, kéo dài 21 ngày.
Giới phân tích nói rằng các chính khách Đảng Cộng Hòa có thể mất đi phần nào sự ủng hộ của cử tri nếu tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài. Bà Rachel van Dongen, chủ biên của Politico, một cơ sở truyền thông chuyên tường trình về các hoạt động của chính phủ Mỹ, nói rằng giới lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa, Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và những người cộng sự của ông, luôn luôn quan tâm tới nguy cơ có thể đánh mất thế đa số tại Hạ Viện vào năm 2014 vì vụ đóng cửa, nhưng họ bị một thiểu số bảo thủ trong Hạ Viện hối thúc họ làm việc đó. Vẫn theo nhà phân tích này, một nhóm gồm từ 30 tới 40 thành viên của phong trào TEA Party mới thực sự là lực đẩy đưa tới việc chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động.
Kết quả một cuộc thăm dò do Đại học Quinnipiac thực hiện cho thấy 72% cử tri Mỹ phản đối việc đóng cửa chính phủ.
Luật Obamacare vẫn còn là một chủ đề phức tạp. Nhưng trước mắt, chúng ta thấy khoảng 30 triệu dân Mỹ không có bảo hiểm y tế đang ghi tên mua bảo hiểm này với giá rẽ. Những người đang được hưởng MSI đều được chuyển qua Medicaid hay Medical. Những người có lợi thức thấp (cá nhân có lợi tức dưới 15.000 USD/năm và vợ chồng dưới 24.000 USD/năm) có thể được cấp Medicaid hay Medical, không cần phải mua bảo hiểm, v.v. Chính phủ Obama đã mở cửa cho họ đi ghi danh kể tứ ngày 1.10.2013 và số đi ghi danh khá đông. Điều này cho thấy những người cần đến luật Obamacare không nhỏ. Ít ra với chương trình Obamcare, tình trạng ý tế của Mỹ có thể được xếp lên ngang hàng với các nước tiên tiến khác như Pháp hay Canada.
Chi phí để đài thọ cho các khoản nói trên được ước tính là 940 tỉ USD trong vòng 10 năm, mỗi năm 94 tỷ. Để đài thọ cho các chi phí này, chính phủ sẽ tăng thuế một số giới và cắt bớt phúc lợi của một số giới khác, trong đó có quyền lợi của những người cao niên, v.v.
Thượng Nghị Sĩ Harry Reid, Thủ Lãnh Khối Ða Số thuộc Đảng Dân Chủ ở Thượng Viện tuyên bố: “Tất cả những dự luật không cấp ngân khoản cho Obamacare đều bị bác bỏ. Chắc chắn sẽ bị bác bỏ” (Any bill that defunds Obamacare is dead. Dead.”
Cuộc chiến đang gay cấn. Chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.Ngày 3.10.2013
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trâu bò đang húc nhau - Lữ Giang
Hôm 2.10.2013 đài VOA cho phổ biến bài “Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc” trong đó thông tín viên Jim Malone tường trình rằng ở trung tâm
Hôm 2.10.2013 đài VOA cho phổ biến bài “Khủng hoảng chính trị Mỹ ngày càng sâu sắc” trong đó thông tín viên Jim Malone tường trình rằng ở trung tâm của vụ tranh cãi tại Washington là cuộc xung đột giữa hai đảng chính trị lớn về vai trò của chính quyền trung ương trong đời sống người Mỹ và nguồn gốc của cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Mỹ có từ ít nhất là 2 thập niên trước.
Giáo sư Larry Sabato thuộc Đại học Virginia nhận định: "Chắc chắn sự phân hóa lần đầu tiên tăng lên dưới thời Tổng thống Bush vì cuộc chiến Iraq và cách thức ông ta xử lý trận bão Katrina. Sự phân hóa này tăng nhanh khi Tổng thống Obama đắc cử."
Theo bài báo, sự chia rẽ đảng phái trở nên lớn hơn khi Tổng thống Barack Obama thúc đẩy Quốc Hội thông qua luật cải tổ chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt vào năm 2010 mà không có cuộc bỏ phiếu nào của phe Cộng Hòa. Sự kiện này góp phần làm nổi lên những nhóm bảo thủ TEA Party khắp nước, một nhóm bỏ phiếu quan trọng trong nội bộ Đảng Cộng Hòa. Một số sự chống đối của Cộng Hòa cũng bắt nguồn từ sự thù dai đối với Tổng thống Obama. Nhà phân tích Charlie Cook nói: "Có rất nhiều người trong phe Cộng hòa mà hễ Tổng thống Obama cứ lên tiếng là họ phản bác. Họ làm ngược lại hết bất kể là điều gì."
Trước đó, hãng thông tấn CNN đã phổ biến bài “Gặp người đứng đàng sau vụ chính phủ ngưng hoạt động” của Leigh Ann Caldwell nói rằng Dân Biểu Mark Meadows thuộc North Carolina được xem là tác nhân chủ yếu khiến chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa. Câu chuyện này khá ly kỳ.
Nhưng có một điều quan trọng mà hai bài nhận định nói trên không đề cập đến, đó là Đảng Cộng Hòa còn có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của một số giới đại tư bản đứng đàng sau họ, đó là chống lại việc tăng thuế và chống làm mất các quyền lợi mà giới tư bản này đang được hưởng. Trước khi trình bày những mặt trái đàng sau của vấn đề, chúng tôi thấy cần nói qua về dự luật ngân sách liên bang năm 2014 và gánh nặng mà chính phủ Obama sắp gây ra cho một số giới đại tư bản.
NGÂN SÁCH 2014 VÀ VIỄN TƯỢNG
Ngày 10 tháng 4 năm nay, Tổng thống Barack Obama đã đệ trình Quốc Hội dự luật ngân sách tài khóa 2014 bắt đầu từ 1.10.2013 với tổng số chi là 3.770 tỷ USD và tổng số thu là 3.030 tỷ USD, thâm hụt 744 tỷ USD, tương đương 4,4% GDP và đến năm 2023 sẽ được giảm xuống còn 1,7% GDP.
Thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ năm 2009, năm đầu tiên ông Obama lên cầm quyền là 1.400 tỷ USD, đã giảm xuống còn 1.300 tỷ USD năm 2010, 1.170 tỷ USD năm 2011, 1.101 tỷ USD năm 2012, 901 tỷ USD năm 2013 và 744 tỷ USD năm 2014.
Chính số thâm hụt ngân sách do Tổng Tống Bush để lại đã làm tăng nợ quốc gia của Hoa Kỳ lên đến mức mức hiện tại là 16.700 tỷ USD. Mặc dầu có những khó khăn về kinh tế, chúng ta phải ghi nhận rằng ông Obama đã hạ thấp được số thâm hụt ngân sách xuống mức đáng kể: từ 1.400 USD tỷ USD năm 2009 xuống còn 744 USD tỷ năm tới. Sự giảm sụt này làm nhiều giới vui mừng nhưng các nhà đại tư bản quốc phòng không vui vì họ đang mất đi một số lợi tức lớn do các cuộc đấu thấu quốc phòng.
Cái gánh nặng mà một số giới đại tư bản thấy rằng họ sẽ phải gánh chịu là Tổng Thống Obama dự trù trong 10 năm tới, chính phủ sẽ cắt giảm thêm 1.800 tỷ USD thâm hụt ngân sách nữa. Để đạt mục tiêu này, chính phủ dự trù sẽ giảm chi tiêu 930 tỷ USD và tăng thuế thu nhập khoảng 580 tỷ USD, kết hợp với việc cắt giảm 290 tỷ USD ở một số chương trình phúc lợi.
Tổng thống Obama cũng đã từng đề xuất phương án "Thuế Buffett" lấy tên nhà tỷ phú đầu tư Warren Buffett, người ủng hộ việc tăng thuế thu nhập của những người giàu lên tối thiểu 30% đối với những cá nhân và cặp vợ chồng có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Với thuế suất mới này sẽ có khoảng 450.000 người giàu nhất nước Mỹ bị ảnh hưởng. Nó sẽ đem lại khoảng 1.500 tỷ USD để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng Hòa chống lại kế họach này và đưa đạo luật Obamacare ra làm chiêu bài đê tác chiến. Nếu phương án này được chấp nhận, ông Obama cũng chỉ lấy lại trên 2000 tỷ USD Tổng Thống Bush đã miễn cho nhà giàu trong 10 năm và sau đó cho thêm hai năm.
CUỘC CHIẾN VỀ NGÂN SÁCH
Ngày 20.9.2013, với 230 phiếu thuận và 189 phiếu chống, Hạ Viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát đã thông qua ngân sách tạm thời 986 tỷ USD cho chính phủ xử dụng đến giữa tháng 12/2013, nhưng trong đó không có khoản ngân sách dành cho chương trình cải tổ y tế của Tổng Thống Obama, thường gọi là ObamaCare. Ðây không phải lần đầu tiên luật ObamaCare bị Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa tìm cách đánh hạ. Tính đến nay, các dân biểu Đảng Cộng Hòa đã 42 lần bỏ phiếu hủy bỏ luật này.
Tổng Thống Obama cáo buộc Đảng Cộng Hòa là chơi đòn chính trị với nền kinh tế đất nước. Ông nói:
“Điều mà tôi sẽ không làm là tạo ra một thói quen, một khuôn mẫu, trong đó lòng tin và uy tín của Hoa Kỳ cuối cùng trở thành một món hàng mặc cả để đặt ra chính sách. Như vậy là vô trách nhiệm.”
Tổng Thống Obama tuyên bố sẽ phủ quyết dự luật ngân sách mà Hạ Viện vừa biểu quyết.
Hôm 27.9.2013 Thượng viện Mỹ với 54 phiếu thuận, 44 phiếu chống và 2 phiếu trằng, đã thông qua ngân khoảng 986 tỉ USD đủ cho chính phủ Mỹ hoạt động đến ngày 15/11, nhưng phục hồi luật chăm sóc sức khỏe vừa bị Đảng Cộng Hòa loại.
Hôm 28.9.2013, Hạ Viện lại thông qua dự luật ngân sách khác tạm thời cấp kinh phí 986 tỷ USD cho chính phủ liên bang tới ngày 15/12, nhưng trì hoãn một năm chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Tổng thống Obama, đồng thời hủy bỏ khoản thuế mới (2,3%) đánh trên các thiết bị y tế kể từ ngày 1/1/2015.
Ông Harry Reid, thủ lĩnh phe Dân Chủ đa số tại Thượng Viện, nhận định rằng cuộc bỏ phiếu của Hạ viện là vô ích bởi một dự luật như thế sẽ không được Thượng Viện chấp nhận. Ông đưa ra tối hậu thư đối với Hạ viện: “Hoặc là thông qua phiên bản dự luật của Thượng Viện hoặc là để chính phủ rơi vào cảnh ngừng hoạt động.” Không chịu thua, ông John Boehner, Chủ tịch Hạ Viện, lại cho rằng chuyện ngăn được chính phủ đóng cửa hay không hiện tùy thuộc vào Thượng Viện.
Tổng thống Mỹ Obama cảnh báo: “Nếu Quốc hội không thông qua dự luật ngân sách trước thứ hai tới, thời điểm kết thúc năm tài khoá hiện tại, chính phủ sẽ phải đóng cửa, cùng với đó là nhiều dịch vụ thiết yếu mà người dân Mỹ phải phụ thuộc vào nó."
MỘT CON DÊ TẾ THẦN?
Ký giả Leigh Ann Caldwell của hãng thông tấn CNN cho biết rằng vào tháng 8/2013, khi các dân biểu và nghị sĩ chưa họp hành gì, Dân Biểu Meadows đã viết một bức thư cho các lãnh đạo phe Cộng Hòa, đề nghị bãi bỏ luật Obamacare và ghép yêu cầu này vào dự luật ngân sách liên bang năm tới. Bức thư có đoạn nói rằng "quyền lực đối với cái ví có thể được coi là vũ khí tối thượng và hiệu lực để tìm sự đền bù cho những oán giận bấy lâu nay". Meadows đã thuyết phục được 79 dân biểu khác ký tên vào bức thư đó.
Lúc đầu các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa rất ngần ngại về kế hoạch của Meadows. Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và nhiều dân biểu Cộng hòa cho rằng chiến thuật này có thể khiến chính phủ phải đóng cửa và Thượng Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số sẽ không đời nào chấp nhận. Ngoài ra, họ cho rằng nếu làm vậy, phe Cộng hòa sẽ bị buộc tội đóng cửa chính phủ. Đó là một mạo hiểm chính trị mà các lãnh đạo phe Cộng Hòa không hề muốn thử.
Tuy nhiên, Dân Biểu Meadows có mối quan hệ rất chặt chẽ với Đảng TEA PARTY, một đảng rất có ảnh hưởng đối với Đảng Cộng Hòa. Ông đã thúc đẩy đảng này vận động cho đề nghị của ông. Kết quả như chúng ta đã thấy ở trên.
Trong một cuộc phỏng vấn của CNN, Dân Biểu Meadows giải thích cho hành động của nhóm ông như sau: "Mục đích của chúng tôi không bao giờ là đóng cửa chính phủ. Mục đích là ngừng luật chăm sóc sức khỏe".
Ông Meadows nói rằng nhiệm vụ của ông đầu tiên là đảm bảo rằng ông đại diện cho 749.000 người đã bầu ra ông và cử tri ở khu vực của ông muốn ông chống lại Obamacare "bất chấp hậu quả". Khi được hỏi kế hoạch này có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của đảng Cộng Hòa hay không, ông Meadows khẳng định rằng đó là trách nhiệm của giới lãnh đạo, không phải là lo ngại của ông.
Nhiều người cho rằng Dân Biểu Meadows đang bị biến thành một con dê tế thần khi Đảng Cộng Hòa đang bị lên án ví đóng cửa chính phủ.
AI SẼ THẮNG AI?
Tính từ năm 1977 đến nay, chính phủ đã bị đóng cửa 17 lần. Lần gần đây nhất và lâu nhất xảy ra từ tháng 12 năm 1995 đến tháng 1 năm 1996 dưới thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton, kéo dài 21 ngày.
Giới phân tích nói rằng các chính khách Đảng Cộng Hòa có thể mất đi phần nào sự ủng hộ của cử tri nếu tình trạng đóng cửa tiếp tục kéo dài. Bà Rachel van Dongen, chủ biên của Politico, một cơ sở truyền thông chuyên tường trình về các hoạt động của chính phủ Mỹ, nói rằng giới lãnh đạo của Đảng Cộng Hòa, Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner và những người cộng sự của ông, luôn luôn quan tâm tới nguy cơ có thể đánh mất thế đa số tại Hạ Viện vào năm 2014 vì vụ đóng cửa, nhưng họ bị một thiểu số bảo thủ trong Hạ Viện hối thúc họ làm việc đó. Vẫn theo nhà phân tích này, một nhóm gồm từ 30 tới 40 thành viên của phong trào TEA Party mới thực sự là lực đẩy đưa tới việc chính phủ Mỹ đóng cửa hoạt động.
Kết quả một cuộc thăm dò do Đại học Quinnipiac thực hiện cho thấy 72% cử tri Mỹ phản đối việc đóng cửa chính phủ.
Luật Obamacare vẫn còn là một chủ đề phức tạp. Nhưng trước mắt, chúng ta thấy khoảng 30 triệu dân Mỹ không có bảo hiểm y tế đang ghi tên mua bảo hiểm này với giá rẽ. Những người đang được hưởng MSI đều được chuyển qua Medicaid hay Medical. Những người có lợi thức thấp (cá nhân có lợi tức dưới 15.000 USD/năm và vợ chồng dưới 24.000 USD/năm) có thể được cấp Medicaid hay Medical, không cần phải mua bảo hiểm, v.v. Chính phủ Obama đã mở cửa cho họ đi ghi danh kể tứ ngày 1.10.2013 và số đi ghi danh khá đông. Điều này cho thấy những người cần đến luật Obamacare không nhỏ. Ít ra với chương trình Obamcare, tình trạng ý tế của Mỹ có thể được xếp lên ngang hàng với các nước tiên tiến khác như Pháp hay Canada.
Chi phí để đài thọ cho các khoản nói trên được ước tính là 940 tỉ USD trong vòng 10 năm, mỗi năm 94 tỷ. Để đài thọ cho các chi phí này, chính phủ sẽ tăng thuế một số giới và cắt bớt phúc lợi của một số giới khác, trong đó có quyền lợi của những người cao niên, v.v.
Thượng Nghị Sĩ Harry Reid, Thủ Lãnh Khối Ða Số thuộc Đảng Dân Chủ ở Thượng Viện tuyên bố: “Tất cả những dự luật không cấp ngân khoản cho Obamacare đều bị bác bỏ. Chắc chắn sẽ bị bác bỏ” (Any bill that defunds Obamacare is dead. Dead.”
Cuộc chiến đang gay cấn. Chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác.Ngày 3.10.2013
Lữ Giang