Tham Khảo

Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ

Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá.


Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá. Nhưng văn chương của chị Thụy Vũ thì chẳng băng giá một tí nào mà nó sinh động, hấp dẫn, hết sức tự nhiên, gần như… hơi can đảm vì dám nói thẳng ra những gì mình nghĩ, không sợ phái nữ phiền lòng.

Năm 28 tuổi, chán không muốn làm cô giáo làng và không chịu nổi không khí bí bách, ngột ngạt ở nơi tỉnh nhỏ, Thụy Vũ bỏ Vĩnh Long tìm lên Sài Gòn để sống và viết. Khởi nghiệp từ năm 1965, chị viết truyện ngắn gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ và nhanh chóng được chú ý nhờ lối viết sắc sảo, mạnh bạo, có duyên, nhất là với các đề tài riêng biệt khác hẳn các cây viết nữ cùng thời lúc đó.

Từ khi rời Vĩnh Long lên Sài Gòn cho tới 30/4/1975, Thụy Vũ đã viết được 10 tác phẩm, trong đó có 7 truyện dài và 3 tập truyện ngắn.

– 7 truyện dài gồm: Ngọn Pháo Bông, Thú Hoang, Khung Rêu (đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1971), Như Thiên Đường Lạnh, Nhang Tàn Thắp Khuya, Chiều Xuống Êm Đềm, Cho Trận Gió Kinh Thiên.

– 3 tập truyện ngắn gồm: 1. Mèo Đêm (gồm 6 truyện: “Một Buổi Chiều”, “Đợi Chuyến Đi Xa”, “Mèo Đêm”, “Nắng Chiều Vàng”, “Bóng Mát Trên Đường” và “Miền Ngoại Ô Tỉnh Lẻ”); 2. Lao Vào Lửa (gồm 3 truyện: “Chiếc Giường”, “Lao Vào Lửa”, “Đêm Nổi Lửa” – Truyện “Chiếc Giường” và truyện “Lao Vào Lửa” lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn. Còn truyện “Đêm Nổi Lửa” lấy bối cảnh ở nhà thương khám bệnh hoa liễu mà thời đó thường gọi là Nhà Thương Bạc Hà); 3. Chiều Mênh Mông (gồm 6 truyện: “Chiều Mênh Mông”, “Tiếng Hát”, “Lìa Sông”, “Cây Độc Không Trái”, “Trôi Sông” và “Đêm Tối Bao La”.

Gần đây trong nước cho in lại cả 10 cuốn sách của Nguyễn Thị Thụy Vũ và tổ chức một cuộc trò chuyện giữa độc giả và nhà văn. Sau đây là bài của nhà báo Ngô Thị Kim Cúc về cuộc gặp mặt và trò chuyện này.

NGUYỄN & BẠN HỮU

 

Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ

Cuộc “Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ” diễn ra vào lúc 17 giờ, chiều Chủ Nhật 19 tháng 3/2017, ở Bookcafe Phương Nam – Đường Sách Sài Gòn.

Trời lắc rắc mưa vào lúc sắp bắt đầu nhưng sau đó, không rõ do tốt bụng hay vì cũng ưng hóng chuyện văn chương, mà ông trời bỗng dưng ngưng hột.

Ngay từ lúc xuất hiện, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ đã phải đảm đương một trọng trách mà không ai có thể làm thay chị: ký trên các bản sách mà độc giả mua ngay tại bookcafe.

Ðiều rất vui là không chỉ có người lớn tuổi, độc giả trung thành của chị từ trước 1975, mà rất nhiều các em tuổi hai mươi cũng có mặt, cũng ôm cả chồng sách xếp hàng xin chữ ký. Tất cả sách đều đã được độc giả “dọn” sạch, và chị Thụy Vũ, trừ thời gian dùng để “đối thoại”, thì tay chị không lúc nào được ngưng nghỉ… Ai cũng muốn có chữ ký tác giả trên những bản sách đáng quý này…

Nguyễn Thị Thụy Vũ ký sách. Chung quanh là các nhà văn, nhà báo, học giả. Ngô Thị Kim Cúc đứng ở bìa phải.
Nguyễn Thị Thụy Vũ ký sách. Chung quanh là các nhà văn, nhà báo, học giả. Ngô Thị Kim Cúc đứng ở bìa phải.

Sáu đầu sách tái bản đợt này (Cho trận gió kinh thiên, Chiều xuống êm đềm, Ngọn pháo bông, Mèo đêm, Chiều mênh mông, Như thiên đường lạnh) và bốn đầu sách đã tái bản đợt trước (Khung rêu, Nhang tàn thắp khuya, Thú hoang, Lao vào lửa) đều được độc giả “chiếu cố” nồng nhiệt…

Có khá đông nhà văn và giảng viên đại học ngồi lẫn vào các hàng ghế. Và trong những bạn đọc bình thường, có những người khá đặc biệt.

Một phụ nữ gầy, tóc bạc trắng, tự giới thiệu mình chỉ kém chị Thụy Vũ hai tuổi, từ Miền Bắc vào Sài Gòn sau 1975, nhưng đã đọc rất nhiều tác phẩm các nhà văn Miền Nam mà theo chị, đó là những tác giả cực kỳ tài năng với những cách viết khác nhau, tạo nên một thế giới văn chương đa dạng. Thụy Vũ là một trong những nhà văn mà chị hâm mộ.

Vào cuối buổi trò chuyện, một người đàn ông trên sáu mươi tuổi tự giới thiệu mình từ Bến Tre lên, do đọc được bài trên báo Tuổi Trẻ về cuộc gặp gỡ này. Ông kể, khi còn là học sinh tú tài, đã đọc truyện của chị Thụy Vũ, và rất yêu những nhân vật của chị. Không chỉ vậy, ông còn yêu luôn tác giả, cho dù tuổi tác rất chênh lệch. Với hy vọng lần đầu được diện kiến “người trong mộng” của mình, ông đã mua vé xe đò đi từ Bến Tre lên Sài Gòn để được thỏa nguyện…

Một bạn đọc tuổi hai mươi kể rằng, thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi đọc truyện ngắn Lòng Trần của Nguyễn Thị Thụy Vũ (một trong những truyện ngắn hay nhứt của chị), đã nói, nếu ông là tác giả, ông sẽ cho nhân vật ni cô ấy uống muỗng nước mắm rất “bí ẩn” kia… Và bạn trẻ đã đặt câu hỏi cho nhà văn: “Bà nghĩ gì về ý kiến ấy? Giờ đây, sau rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống, bà có sẽ cho nhân vật ni cô ấy uống muỗng nước mắm như ý kiến thầy Nhất Hạnh hay không?”… Và câu trả lời của chị Thụy Vũ là: “Không, không có gì thay đổi cả…”.

Một bạn nữ trẻ, lại đặt câu hỏi: “Nhà văn có ý định đề cao nữ quyền hay không, khi viết về những nhân vật nữ rất đặc biệt như vậy?”. Chị Thụy Vũ đã trả lời: “Tôi không có chủ ý đó. Tôi chỉ viết theo những gì mình nghĩ, một cách tự nhiên”.

Nhiều bạn tôi, trong giới viết văn viết báo, khi cuộc chuyện trò đã chấm dứt, tới bảo nhỏ với tôi rằng: “Cảm động quá. Ðẹp quá…”.

Tôi có thể đoán được vì sao…

Ðó là, cuộc hội ngộ giữa một nhà văn đã ở tuổi tám mươi, sau hơn bốn mươi năm buộc phải xa rời văn đàn do những biến động xã hội, trong cuộc trùng phùng với những bạn đọc của mình, đã khiến cho thời gian như ngưng lại, như quay lại.

Tình yêu thương không thay đổi. Sự quý trọng không thay đổi. Giá trị của văn chương đích thực không thay đổi.

Tất cả vẫn tồn tại nguyên vẹn, không hề suy suyển…

Và tôi nghĩ, việc tái bản mười đầu sách trước 1975 của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, có thể xem như một báo hiệu tốt đẹp cho dù muộn màng, về việc cần thiết để văn chương được tự đến với người đọc, và để người đọc được quyền chọn lựa, đánh giá cái hay dở lẫn tình cảm yêu ghét của mình, không qua bất cứ sự chỉ định/gợi ý nào…

Hãy cứ để văn chương đi thẳng tới độc giả, và để nhà văn được “bầu chọn” từ chính những người đọc của họ.

Nguyễn Thị Thụy Vũ với hai bạn đọc trẻ
Nguyễn Thị Thụy Vũ với hai bạn đọc trẻ

Ngô Thị Kim Cúc  – theo Văn Việt

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ

Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá.


Nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, tên thật là Nguyễn Băng Lĩnh, sinh năm 1937 tại Vĩnh Long. “Băng” là băng giá, băng tuyết; “lĩnh” là ngọn núi cao; “băng lĩnh” là ngọn núi cao quanh năm băng giá. Nhưng văn chương của chị Thụy Vũ thì chẳng băng giá một tí nào mà nó sinh động, hấp dẫn, hết sức tự nhiên, gần như… hơi can đảm vì dám nói thẳng ra những gì mình nghĩ, không sợ phái nữ phiền lòng.

Năm 28 tuổi, chán không muốn làm cô giáo làng và không chịu nổi không khí bí bách, ngột ngạt ở nơi tỉnh nhỏ, Thụy Vũ bỏ Vĩnh Long tìm lên Sài Gòn để sống và viết. Khởi nghiệp từ năm 1965, chị viết truyện ngắn gửi đăng trên các tạp chí văn nghệ và nhanh chóng được chú ý nhờ lối viết sắc sảo, mạnh bạo, có duyên, nhất là với các đề tài riêng biệt khác hẳn các cây viết nữ cùng thời lúc đó.

Từ khi rời Vĩnh Long lên Sài Gòn cho tới 30/4/1975, Thụy Vũ đã viết được 10 tác phẩm, trong đó có 7 truyện dài và 3 tập truyện ngắn.

– 7 truyện dài gồm: Ngọn Pháo Bông, Thú Hoang, Khung Rêu (đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc năm 1971), Như Thiên Đường Lạnh, Nhang Tàn Thắp Khuya, Chiều Xuống Êm Đềm, Cho Trận Gió Kinh Thiên.

– 3 tập truyện ngắn gồm: 1. Mèo Đêm (gồm 6 truyện: “Một Buổi Chiều”, “Đợi Chuyến Đi Xa”, “Mèo Đêm”, “Nắng Chiều Vàng”, “Bóng Mát Trên Đường” và “Miền Ngoại Ô Tỉnh Lẻ”); 2. Lao Vào Lửa (gồm 3 truyện: “Chiếc Giường”, “Lao Vào Lửa”, “Đêm Nổi Lửa” – Truyện “Chiếc Giường” và truyện “Lao Vào Lửa” lấy bối cảnh tại một snack bar ở Sài Gòn. Còn truyện “Đêm Nổi Lửa” lấy bối cảnh ở nhà thương khám bệnh hoa liễu mà thời đó thường gọi là Nhà Thương Bạc Hà); 3. Chiều Mênh Mông (gồm 6 truyện: “Chiều Mênh Mông”, “Tiếng Hát”, “Lìa Sông”, “Cây Độc Không Trái”, “Trôi Sông” và “Đêm Tối Bao La”.

Gần đây trong nước cho in lại cả 10 cuốn sách của Nguyễn Thị Thụy Vũ và tổ chức một cuộc trò chuyện giữa độc giả và nhà văn. Sau đây là bài của nhà báo Ngô Thị Kim Cúc về cuộc gặp mặt và trò chuyện này.

NGUYỄN & BẠN HỮU

 

Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ

Cuộc “Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ” diễn ra vào lúc 17 giờ, chiều Chủ Nhật 19 tháng 3/2017, ở Bookcafe Phương Nam – Đường Sách Sài Gòn.

Trời lắc rắc mưa vào lúc sắp bắt đầu nhưng sau đó, không rõ do tốt bụng hay vì cũng ưng hóng chuyện văn chương, mà ông trời bỗng dưng ngưng hột.

Ngay từ lúc xuất hiện, nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ đã phải đảm đương một trọng trách mà không ai có thể làm thay chị: ký trên các bản sách mà độc giả mua ngay tại bookcafe.

Ðiều rất vui là không chỉ có người lớn tuổi, độc giả trung thành của chị từ trước 1975, mà rất nhiều các em tuổi hai mươi cũng có mặt, cũng ôm cả chồng sách xếp hàng xin chữ ký. Tất cả sách đều đã được độc giả “dọn” sạch, và chị Thụy Vũ, trừ thời gian dùng để “đối thoại”, thì tay chị không lúc nào được ngưng nghỉ… Ai cũng muốn có chữ ký tác giả trên những bản sách đáng quý này…

Nguyễn Thị Thụy Vũ ký sách. Chung quanh là các nhà văn, nhà báo, học giả. Ngô Thị Kim Cúc đứng ở bìa phải.
Nguyễn Thị Thụy Vũ ký sách. Chung quanh là các nhà văn, nhà báo, học giả. Ngô Thị Kim Cúc đứng ở bìa phải.

Sáu đầu sách tái bản đợt này (Cho trận gió kinh thiên, Chiều xuống êm đềm, Ngọn pháo bông, Mèo đêm, Chiều mênh mông, Như thiên đường lạnh) và bốn đầu sách đã tái bản đợt trước (Khung rêu, Nhang tàn thắp khuya, Thú hoang, Lao vào lửa) đều được độc giả “chiếu cố” nồng nhiệt…

Có khá đông nhà văn và giảng viên đại học ngồi lẫn vào các hàng ghế. Và trong những bạn đọc bình thường, có những người khá đặc biệt.

Một phụ nữ gầy, tóc bạc trắng, tự giới thiệu mình chỉ kém chị Thụy Vũ hai tuổi, từ Miền Bắc vào Sài Gòn sau 1975, nhưng đã đọc rất nhiều tác phẩm các nhà văn Miền Nam mà theo chị, đó là những tác giả cực kỳ tài năng với những cách viết khác nhau, tạo nên một thế giới văn chương đa dạng. Thụy Vũ là một trong những nhà văn mà chị hâm mộ.

Vào cuối buổi trò chuyện, một người đàn ông trên sáu mươi tuổi tự giới thiệu mình từ Bến Tre lên, do đọc được bài trên báo Tuổi Trẻ về cuộc gặp gỡ này. Ông kể, khi còn là học sinh tú tài, đã đọc truyện của chị Thụy Vũ, và rất yêu những nhân vật của chị. Không chỉ vậy, ông còn yêu luôn tác giả, cho dù tuổi tác rất chênh lệch. Với hy vọng lần đầu được diện kiến “người trong mộng” của mình, ông đã mua vé xe đò đi từ Bến Tre lên Sài Gòn để được thỏa nguyện…

Một bạn đọc tuổi hai mươi kể rằng, thiền sư Thích Nhất Hạnh sau khi đọc truyện ngắn Lòng Trần của Nguyễn Thị Thụy Vũ (một trong những truyện ngắn hay nhứt của chị), đã nói, nếu ông là tác giả, ông sẽ cho nhân vật ni cô ấy uống muỗng nước mắm rất “bí ẩn” kia… Và bạn trẻ đã đặt câu hỏi cho nhà văn: “Bà nghĩ gì về ý kiến ấy? Giờ đây, sau rất nhiều thăng trầm trong cuộc sống, bà có sẽ cho nhân vật ni cô ấy uống muỗng nước mắm như ý kiến thầy Nhất Hạnh hay không?”… Và câu trả lời của chị Thụy Vũ là: “Không, không có gì thay đổi cả…”.

Một bạn nữ trẻ, lại đặt câu hỏi: “Nhà văn có ý định đề cao nữ quyền hay không, khi viết về những nhân vật nữ rất đặc biệt như vậy?”. Chị Thụy Vũ đã trả lời: “Tôi không có chủ ý đó. Tôi chỉ viết theo những gì mình nghĩ, một cách tự nhiên”.

Nhiều bạn tôi, trong giới viết văn viết báo, khi cuộc chuyện trò đã chấm dứt, tới bảo nhỏ với tôi rằng: “Cảm động quá. Ðẹp quá…”.

Tôi có thể đoán được vì sao…

Ðó là, cuộc hội ngộ giữa một nhà văn đã ở tuổi tám mươi, sau hơn bốn mươi năm buộc phải xa rời văn đàn do những biến động xã hội, trong cuộc trùng phùng với những bạn đọc của mình, đã khiến cho thời gian như ngưng lại, như quay lại.

Tình yêu thương không thay đổi. Sự quý trọng không thay đổi. Giá trị của văn chương đích thực không thay đổi.

Tất cả vẫn tồn tại nguyên vẹn, không hề suy suyển…

Và tôi nghĩ, việc tái bản mười đầu sách trước 1975 của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ, có thể xem như một báo hiệu tốt đẹp cho dù muộn màng, về việc cần thiết để văn chương được tự đến với người đọc, và để người đọc được quyền chọn lựa, đánh giá cái hay dở lẫn tình cảm yêu ghét của mình, không qua bất cứ sự chỉ định/gợi ý nào…

Hãy cứ để văn chương đi thẳng tới độc giả, và để nhà văn được “bầu chọn” từ chính những người đọc của họ.

Nguyễn Thị Thụy Vũ với hai bạn đọc trẻ
Nguyễn Thị Thụy Vũ với hai bạn đọc trẻ

Ngô Thị Kim Cúc  – theo Văn Việt

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm