Sức khỏe và đời sống
Trông đợi một thế hệ không còn bệnh AIDS
Ngoại trưởng Clinton nói cách đây không lâu nói về một thế hệ không còn bệnh AIDS là điều không thể làm được:
“Nay khi nói đến một thế hệ không còn bệnh AIDS, ý tôi muốn nói đến một thế hệ nơi, thứ nhất, hầu như không có trẻ em nào sinh ra mang virut đó. Thứ nhì, khi lớn lên, những em này có rủi ro rất ít bị nhiễm bệnh hơn so với ngày nay, nhờ vào nhiều công cụ phòng bệnh. Và thứ ba, cho dù có nhiễm HIV, thì các em cũng có thể được điều trị giúp không phát triển thành bệnh AIDS và lây truyền virut qua cho người khác.”
Bà Clinton đưa ra nhận định vừa kể trong một bài phát biểu tại các Học viện Y tế Quốc gia. Bà nói HIV có thể ở lại với chúng ta lâu về sau này, nhưng căn bệnh mà nó gây ra không nhất thiết ở lại. Bà nói:
“Nay, trong khi chưa nhìn thấy được đích, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ đến đó bởi vì nay chúng ta biết còn đường cần phải theo. Nó đòi hỏi tất cả chúng ta đưa nhiều công cụ phòng chống đã được chứng minh một cách khoa học vào hoạt động phối hợp với nhau.”
Các công cụ đó gồm trị liệu hữu hiệu, cắt da quy đầu trẻ em trai, loại trừ thành kiến và phân biệt đối xử và phòng ngừa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ðó là một phương pháp kết hợp để ngăn chặn sự lây lan HIV.
Ông Mitchell Warren, người đứng đầu một tổ chức AVAC hoạt động về bệnh AIDS, ca ngợi kế hoạch cho một thế hệ không còn bệnh AIDS:
“Cho đến giờ này, đó là cao điểm của một năm vĩ đại. Dự án ấy, mà bà đưa ra, thực sự xác nhận lại sự cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với một nghị trình táo bạo nhằm cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cả cho việc điều trị lẫn cho việc phòng chống trên khắp thế giới. Nó cũng đề ra những thách thức cho các nước trên toàn thế giới phải thực sự đẩy mạnh và tham gia với chính phủ Hoa Kỳ vào sứ mạng này.”
Nhưng ông Warren cho rằng các phát biểu táo bạo cần phải đi sau bằng các hành động táo bạo.
“2012 chắc chắn sẽ được ghi nhớ là năm mà cuộc đối thoại đã thay đổi. Vấn đề lớn là liệu chúng ta có sẽ thấy phong trào vượt qua khỏi mức đối thoại hay không.”
Ông Warren nói ngoài việc phác họa các nhu cầu tức thời trong việc phòng chống dịch bệnh, bài phát biểu của bà Clinton cũng nêu bật tầm quan trọng của công cuộc khảo cứu khoa học.
“Chính cuộc nghiên cứu đã đưa chúng ta đến điểm này cũng quan trọng về sau này nhất là xoay quanh cuộc tìm kiếm một loại thuốc trừ vi trùng và cuộc tìm kiếm một loại thuốc chủng ngừa và chung cuộc là một phương pháp chữa lành bệnh.”
Trong mấy năm vừa qua, đã có sự khảo cứu đầy hứa hẹn về cả thuốc chủng ngừa lẫn thuốc diệt vi trùng. Tuy nhiên, các cuộc khảo cứu tiếp theo dự kiến không đem lại thêm khám phá gì cho đến năm 2014 hay sau nữa.
“Ðó là một con đường dài hạn, một chân trời xa hơn, nhưng khoa học lúc nào cũng hấp dẫn về mặt thuốc chủng ngừa bệnh AIDS. Và chắc chắn chúng ta cần phải tiếp tục vận động cho một giải pháp lâu dài hơn ngay cả khi chúng ta đạt được thành quả về các công cụ mà chúng ta có ngày nay.”
Bác sĩ Anthony Fauci là một trong các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về HIV/AIDS. Ông là người đứng đầu Viện Quốc gia về các bệnh lây nhiễm và dị ứng. Tại Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS hồi tháng 7 ở Washington, ông nói học hỏi về cách sinh sôi HIV cho thấy một số điểm yếu của virut này.
“Chính loại khoa học cơ bản đó đưa chúng ta qua một bước kế tiếp. Và đó là bước can thiệp, chủ yếu trong lãnh vực điều trị và phòng chống.”
Bác sĩ Fauci kêu gọi một “sự liên tục về chăm sóc.”
“Ðó là tìm kiếm, thử nghiệm, liên hệ với sự chăm sóc điều trị khi hội đủ điều kiện và đoan chắc là có sự liên kết với nhau.”
Ông Mitchell Warren của tổ chức AVAC nói hội nghị quốc tế về bệnh AIDS mang lại nhiều hứa hẹn. Nhưng năm 2013 sẽ xác định liệu có thực hiện được lời hứa hẹn đó hay không. Ông Warren cho biết:
“Nếu vào giữa năm 2013 hay vào ngày Thế giới bệnh AIDS 2013, chúng ta nhìn lại và nói, hội nghị đó nói với chúng ta là có thể thực hiện được mà chúng ta làm hỏng – chúng ta làm lỡ cơ hội thay đổi cách thức tiến hành công tác – thì đó sẽ là một thất bại to lớn. 2013 cần phải là năm mà chúng ta thực sự chuyển từ lập luận qua thực tế. 2013 phải là một năm mà chúng ta thực sự biến lập luận thành ra thực tế.”
Vào lúc khởi đầu năm mới, một thực tế không tốt đẹp sẽ là tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc tế, khi nhiều người hoạt động hy vọng sẵn sàng cho công tác khảo cứu, điều trị và phòng chống.
( VOA )
( R post )
Trông đợi một thế hệ không còn bệnh AIDS
Ngoại trưởng Clinton nói cách đây không lâu nói về một thế hệ không còn bệnh AIDS là điều không thể làm được:
“Nay khi nói đến một thế hệ không còn bệnh AIDS, ý tôi muốn nói đến một thế hệ nơi, thứ nhất, hầu như không có trẻ em nào sinh ra mang virut đó. Thứ nhì, khi lớn lên, những em này có rủi ro rất ít bị nhiễm bệnh hơn so với ngày nay, nhờ vào nhiều công cụ phòng bệnh. Và thứ ba, cho dù có nhiễm HIV, thì các em cũng có thể được điều trị giúp không phát triển thành bệnh AIDS và lây truyền virut qua cho người khác.”
Bà Clinton đưa ra nhận định vừa kể trong một bài phát biểu tại các Học viện Y tế Quốc gia. Bà nói HIV có thể ở lại với chúng ta lâu về sau này, nhưng căn bệnh mà nó gây ra không nhất thiết ở lại. Bà nói:
“Nay, trong khi chưa nhìn thấy được đích, chúng ta biết rằng chúng ta sẽ đến đó bởi vì nay chúng ta biết còn đường cần phải theo. Nó đòi hỏi tất cả chúng ta đưa nhiều công cụ phòng chống đã được chứng minh một cách khoa học vào hoạt động phối hợp với nhau.”
Các công cụ đó gồm trị liệu hữu hiệu, cắt da quy đầu trẻ em trai, loại trừ thành kiến và phân biệt đối xử và phòng ngừa việc lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ðó là một phương pháp kết hợp để ngăn chặn sự lây lan HIV.
Ông Mitchell Warren, người đứng đầu một tổ chức AVAC hoạt động về bệnh AIDS, ca ngợi kế hoạch cho một thế hệ không còn bệnh AIDS:
“Cho đến giờ này, đó là cao điểm của một năm vĩ đại. Dự án ấy, mà bà đưa ra, thực sự xác nhận lại sự cam kết của chính phủ Hoa Kỳ với một nghị trình táo bạo nhằm cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp cả cho việc điều trị lẫn cho việc phòng chống trên khắp thế giới. Nó cũng đề ra những thách thức cho các nước trên toàn thế giới phải thực sự đẩy mạnh và tham gia với chính phủ Hoa Kỳ vào sứ mạng này.”
Nhưng ông Warren cho rằng các phát biểu táo bạo cần phải đi sau bằng các hành động táo bạo.
“2012 chắc chắn sẽ được ghi nhớ là năm mà cuộc đối thoại đã thay đổi. Vấn đề lớn là liệu chúng ta có sẽ thấy phong trào vượt qua khỏi mức đối thoại hay không.”
Ông Warren nói ngoài việc phác họa các nhu cầu tức thời trong việc phòng chống dịch bệnh, bài phát biểu của bà Clinton cũng nêu bật tầm quan trọng của công cuộc khảo cứu khoa học.
“Chính cuộc nghiên cứu đã đưa chúng ta đến điểm này cũng quan trọng về sau này nhất là xoay quanh cuộc tìm kiếm một loại thuốc trừ vi trùng và cuộc tìm kiếm một loại thuốc chủng ngừa và chung cuộc là một phương pháp chữa lành bệnh.”
Trong mấy năm vừa qua, đã có sự khảo cứu đầy hứa hẹn về cả thuốc chủng ngừa lẫn thuốc diệt vi trùng. Tuy nhiên, các cuộc khảo cứu tiếp theo dự kiến không đem lại thêm khám phá gì cho đến năm 2014 hay sau nữa.
“Ðó là một con đường dài hạn, một chân trời xa hơn, nhưng khoa học lúc nào cũng hấp dẫn về mặt thuốc chủng ngừa bệnh AIDS. Và chắc chắn chúng ta cần phải tiếp tục vận động cho một giải pháp lâu dài hơn ngay cả khi chúng ta đạt được thành quả về các công cụ mà chúng ta có ngày nay.”
Bác sĩ Anthony Fauci là một trong các nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về HIV/AIDS. Ông là người đứng đầu Viện Quốc gia về các bệnh lây nhiễm và dị ứng. Tại Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS hồi tháng 7 ở Washington, ông nói học hỏi về cách sinh sôi HIV cho thấy một số điểm yếu của virut này.
“Chính loại khoa học cơ bản đó đưa chúng ta qua một bước kế tiếp. Và đó là bước can thiệp, chủ yếu trong lãnh vực điều trị và phòng chống.”
Bác sĩ Fauci kêu gọi một “sự liên tục về chăm sóc.”
“Ðó là tìm kiếm, thử nghiệm, liên hệ với sự chăm sóc điều trị khi hội đủ điều kiện và đoan chắc là có sự liên kết với nhau.”
Ông Mitchell Warren của tổ chức AVAC nói hội nghị quốc tế về bệnh AIDS mang lại nhiều hứa hẹn. Nhưng năm 2013 sẽ xác định liệu có thực hiện được lời hứa hẹn đó hay không. Ông Warren cho biết:
“Nếu vào giữa năm 2013 hay vào ngày Thế giới bệnh AIDS 2013, chúng ta nhìn lại và nói, hội nghị đó nói với chúng ta là có thể thực hiện được mà chúng ta làm hỏng – chúng ta làm lỡ cơ hội thay đổi cách thức tiến hành công tác – thì đó sẽ là một thất bại to lớn. 2013 cần phải là năm mà chúng ta thực sự chuyển từ lập luận qua thực tế. 2013 phải là một năm mà chúng ta thực sự biến lập luận thành ra thực tế.”
Vào lúc khởi đầu năm mới, một thực tế không tốt đẹp sẽ là tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc tế, khi nhiều người hoạt động hy vọng sẵn sàng cho công tác khảo cứu, điều trị và phòng chống.
( VOA )
( R post )