Nhân Vật
Trump hay Trùm?
Lê Thiên
14-1-2017
Hôm nay ngày 14/01/2017. Còn khoảng một tuần lễ, ngày 20/01/2017 nhà tài phiệt Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 4 năm. Tôi viết bài này chia sẻ cùng những ai quan tâm tới thời sự.
Cách đây đã lâu, chúng tôi cùng bạn bè có dịp rủ nhau đi Atlantic City, New Jersey, vừa ngoạn cảnh, vừa thử trò đỏ đen bằng giật máy. Vào thành phố Atlantic City, New Jersey, nhìn thấy hàng hàng lớp lớp những chiếc xe ô-tô sang trọng dày đặc trong các bãi đậu xe, bọc quanh bởi những sòng bài nguy nga tráng lệ sáng rực về đêm, chúng tôi nghĩ ngay tới những người “ham vui” như chúng tôi đang sẵn sàng góp phần đúc nên cái phồn vinh ở đây.
Đập vào mắt chúng tôi trước nhất là mấy lâu đài sòng bài mang tên TRUMP – Trump Marina, Trump Plaza, Trump Taj Mahal. Thế là chúng tôi nẩy “sính chữ”, bịa ra mấy từ ngữ tiếng Việt nghe na ná tên gọi các sòng bạc của ông Trump: Đầu tiên chúng tôi tôn ông TRUMP lên làm TRÙM, từ đó là những tên gọi: Trùm Ma-cà-rồng (Trump Marina), Trùm Lột-da (Trump Plaza), Trùm-to-họng/ Tại-mày-ham (Trump Taj Mahal)!
Đứng sau lưng một bà cụ da trắng ngồi giật máy chơi bạc. Họa hoằn mới nghe được tiếng khua, tiếng nhạc từ máy phát ra sôi nổi. Bà cụ hớn hở đưa hai nắm tay lên cũng giật giật, reo mừng “I win! I win – Tôi thắng! Tôi thắng!” Xem con số hiện ra trên máy: 100 coins (tiền kẻm) loại 25 xu! Bà cụ trúng được $25.00 sau khi đã nhét vào máy đến 4 lần tờ bạc $100! Tội nghiêp! Thảo nào ông Trùm Trump không ngại tuyên bố: “Trong đời tôi, tôi không bao giờ chơi cờ bạc. Theo tôi, một tay cờ bạc là một người nào đó chơi máy giật ở sòng bạc. Tôi thích làm chủ những máy giật [tiền] hơn – I’ve never gambled in my life. To me, a gambler is someone who plays slot machines. I prefer to own slot machines” (Trump: The Art of the Deal, 1987). Nhức nhối chưa?
Nay đọc Dân Làm Báo thấy có bài báo của tác giả Lê Hải Lăng “Trump – vị TT chịu chơi”, tôi liên tưởng ngay tới… ông “Trùm Chịu chơi.”
Sau khi Donald Trump liên tục đốn ngã 16 chính trị gia sừng sỏ của Đảng Cộng Hòa, đối thủ của ông trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc để ông sẵn sàng đối đầu với Bà Hillary Clinton, người có bề dày về tài thao lược chính trị trong Đảng Dân Chủ, thì một ông nhà báo Mỹ tên là Seth Millstein lập tức tung ra thị trường sách báo tập sách nhỏ có cái bìa mang tên “TRUMPisms The Insult-Free Guide to Making America Great Again” in bên dưới dung mạo ông Trump đang há to cái mồm với bộ môi dôi ra tròn vo! Xin lưu ý: nhóm từ “Insult-Free” bị gạch bỏ (nhưng không xóa) là mẫu thiết kế cố tình từ gốc, ý sâu lắm! Trumpisms mà, làm gì có chuyện “Không Lăng nhục”? Vâng, “Hướng Dẫn Mà Không Lăng Nhục Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”.
Tập sách này được nhà báo nổi danh Bill Katovsky viết Lời Dẫn Nhập, và do Nhà Xuất Bản Skyhorse Publishing, Inc. NY, NY xuất bản vào những tháng cuối năm 2016. Khi một nhân vật đề ra một chủ nghĩa, một chủ thuyết, sau khi cái vĩ ngữ -ISM gắn vào tên gọi của nhân vật ấy, thì từ ngữ mới ấy (tên gọi + ism) trở thành tên gọi của chủ nghĩa, chủ thuyết, như MARXism là chủ nghĩa Mác; LENINism là chủ nghĩa Lênin; STALINism là chủ nghĩa Stalin; MAOism là chủ nghĩa Mao.
Hồ Chí Minh chưa bao giờ có một chủ nghĩa, chủ thuyết, nên không hề thấy có một Hochiminhism bất cứ ở tài liệu nào! Cho nên bảo người dân Việt Nam “học và làm theo TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” là một kiểu đại ngôn vừa lố bịch vừa hủy hoại đầu óc giới trẻ Việt Nam suốt bao thế hệ mệnh danh là “thời đại Hồ Chí Minh” mà người Việt Nam ai cũng biết đó là thời của lưu manh, xảo quyệt, áp bức, đè đầu cưỡi cổ, Xạo Hết Chỗ Nói (XHCN)! Không biết họ Hồ với những sách vở và phát ngôn vay mượn chắp vá tạp nhạp có xứng đáng được nhận một cái đuôi ISMS – Hochiminhisms, như những Bushisms, Palinisms và Trumpisms không?
Cái vĩ ngữ -ISMS (số nhiều) khiến chúng tôi thật sự lúng túng không biết phải dịch TRUMPisms làm sao cho phù hợp, đành xin giữ nguyên dạng TRUMPisms.
Trong Lời Dẫn Nhập, nhà báo Bill Katovsky hỏi “vì sao tập sách này được gọi là Trumpisms và cái tên gọi ấy gợi lên điều gì?” Ông ta cho biết Trumpisms bắt chước tên gọi hai quyển Bushisms và Palinisms của tác giả Jacob Weisberg. Ông nêu ra 5 thể loại TRUMPISMS:
(1) những lời bình luận khắt khe, có khi xấc xược;
2) đâm thọc kiểu tuồng hề vào sườn người khác;
(3) những tuyên bố tự cao tự đại;
(4) hạ nhục không thương tiếc;
(5) những phát biểu cao ngạo và kỳ thị chủng tộc.
Xin nhắc lại, chúng tôi mạo muội gộp 5 điểm trên đây vào một chủ nghĩa gọi là “Chủ nghĩa Trùm Sò.” Ông Trump đã từng là “trùm sò” trên thương trường, nay ông vùng lên trong chính trị, thì việc coi ông là “trùm sỏ, trùm sò” trên chính trường cũng chẳng có gì là quá đáng! Phương tiện ông Trump dùng để gieo vãi “chủ nghĩa Trùm Sò” của ông là sách báo, trả lời phỏng vấn, diễn thuyết, thuyết trình, tranh luận công khai với đối phương và sử dụng twitter. Ông triệt để khai thác twitter, cả trước, đang và sau khi tranh cử.
Cuốn TRUMPISMS là cuốn sách biên tập những lời phát biểu của ông Donald Trump về nhiều người và nhiều vấn đề khi thì bằng cung giọng mỉa mai, lúc thì cười cợt, khi khác lại hùng hổ không kiềm chế, họa hoằn mới có vài phát biểu nhẹ nhàng, phảng phất chút nhân văn.
Tính cách “trùm sò” của Trump không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã có mặt từ lâu.
Quyển Trumpisms trưng ra những lời phát biểu của Trump về nhiều người và nhiều vấn đề từ năm 1987 đến nay (2016), đặc biệt nhân cuộc chạy đua của ông năm 2015-2016 tranh đoạt chức Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 2016-2020.
Cho tới nay, ông Trump được coi là người chưa hề có kinh nghiệm gì trên chính trường, chưa hề là một chính khách, một chính trị gia! Ông chỉ là một doanh nhân, một tay tài phiệt với tổng số tài sản lên tới vài tỉ Mỹ kim! Vậy mà ông Trump đo ván lần lượt 16 nhà chính trị sừng sỏ vào bậc nhất của Đảng Cộng Hòa để ông ung dung đi vào chung kết với bà Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ, rồi đoạt luôn chiếc ghế Tổng thống một cách ngoạn mục!
Những phát biểu của Trump được nhà báo Seth Millstein kết nối thành các đề mục về chính sách nội trị, về nước Mỹ, về các vấn đề quốc tế, về cuộc vận động tranh cử của chính ông, về các đối thủ của ông, về các chính trị gia khác, về truyền thông báo chí, về văn hóa, về kinh doanh và về chính bản thân ông cũng như các Bài học về Đời sống. (Xin xem mục lục trang đầu quyển sách).
Mỗi đề mục tập hợp những lời phát biểu của ông Trump về từng lãnh vực liên quan tới mọi vấn đề thời sự cùng nhiều nhân vật của thời đại.
Ông Trump có ý định ra tranh cử Tổng thống Mỹ hay không, ông đã nhiều lần úp úp mở mở hồi năm 1987 (cách đây gần 30 năm): “Tôi đâu có ý định chạy đua tranh chức tổng thống.” (TIME, 14/9/1987). Kể từ đó, ông Trump lại phát biểu mỗi lúc khác đi một chút:
– Tôi ngờ ngợ chẳng biết có bao giờ mình sẽ lao vào chính trị vượt quá điều mình đang làm đây không. (1988, trả lời phỏng vấn của Larry King trên Truyền hình hãng thông tấn NBC).
– Tôi không muốn làm Tổng thống. Tôi chắc chắn một trăm phần trăm. Tôi sẽ chỉ đổi ý khi thấy đất nước mình lệch đường và đi xuống. (Playboy, Năm 1990).
– Nếu tôi ra ứng cử (Tổng thống), anh chàng lao công sẽ bầu chọn tôi. Anh ta thích tôi. Khi tôi xuống phố, mấy anh tắc-xi hạ kính xe của họ xuống để với chào tôi. (Playboy, Tháng Ba 1990).
Về bản lãnh của chính mình, hồi năm 1987 Donald Trump đã quả quyết: “Tôi không nghĩ là tôi để mặc cho người ta lái tôi [dắt tôi đi].” (Last night with David Letterman, 1987).
Để tỏ rõ khí phách của một người có khả năng tự làm cho mình trở nên vĩ đại, ông Trump nói: “Tôi không nghĩ là tôi tham lam. Tôi nghĩ rằng, tôi là – tôi là người đang hưởng cái gì do chính mình làm ra.” (60 Minutes, 1985).
Trump cũng không ngại tự cho mình có khả năng “thiên phú” làm tổng thống: “Tôi sẽ là vị tổng thống làm được nhiều việc vĩ đại nhất do Thượng Đế tạo dựng” (Buổi họp phát động chiến dịch tranh cử, ngày 16/6/2016).
Ông Trump lại tự hào cho mình là tác giả khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và ông bộc lộ khéo cái ý định giữ bản quyền cái khẩu hiệu ấy. Ông rêu rao: “Câu nói ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ là câu nói của tôi. Tôi đã nói câu ấy từ một năm trước đây, và tôi vẫn tiếp tục dùng câu nói ấy, và mọi người đều đang dùng câu nói ấy, mọi người đều thích dùng câu nói ấy. Tôi chưa biết tôi sẽ đăng ký bản quyền câu nói ấy không.” (MyFox New York, Tháng Ba 2015). Nhưng ngay bên dưới câu nói của Trump, ở phần chú thích cuối trang 41, tác giả cuốn Trumpisms đã lưu ý độc giả: “Câu nói ‘chúng ta hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ đã từng là một trong những khẩu hiệu tranh cử lừng danh của cố Tổng Thống Ronald Reagan đấy!
Với các chính trị gia đối thủ của Trump từ Jeb Bush tới Marco Rubio, Rand Paul, Ben Carson, Lindsey Graham…, ông “phang” tuốt bất luận đúng-sai, chẳng cần kiểm chứng. Thiếu chứng cớ thuyết phục, ông vẫn cứ nói bừa, rồi rút lời, rồi nói lại, không cần xác minh, cũng chẳng quan tâm tới hậu quả cho cả ông lẫn đối phương.
Với phụ nữ, ông cũng cay cú, ăn thua đủ. Trên Twitter, ông dồn sức “đánh” bà Hillary Clinton: “Nếu Hillary Clinton không thỏa mãn được chồng bà thì cái gì làm cho bà thỏa mãn được nước Mỹ?” (Twitter, @realDonaldTrump, 2:48 p.m., 10/25/15).
Một phụ nữ khác, bà Carly Florina thuộc Đảng Cộng Hòa, khi đấu khẩu với ông Trump trong cuộc tranh luận tranh cử trong Đảng cũng bị Trump xiên xỏ miệt thị: “Hãy nhìn vào cái mặt ấy đây này. Ai mà bầu cho cái mặt ấy. Các bạn có tưởng tượng được không, cái mặt ấy mà làm tổng thống kế tiếp của chúng ta à?” (Rolling Stone, 09/9/2015).
Châm chọc Jeb Bush, ông Trump nói trên Fox News Sunday ngày 18/10/2015: “Một điều tôi lấy làm vinh dự hơn cả là kẻ nào bám đuổi theo tôi, kể cả Jeb Bush, đều ngã quị! Bùm! Bất cứ kẻ nào bám đuổi theo tôi đều phải ngã quị! Tôi lấy làm hoan hỉ về điều đó!”
Hàng chục đối thủ chính trị của Trump, hàng chục chính khách danh giá trước ông, và cả giới truyền thông đều bị ông Trump lôi ra châm chích, nhạo báng, có khi nhiếc mắng thậm tệ…
Donald Trump trong một lần tranh cử. Nguồn: internet
Nhớ trước đây ông Trump dù không có bằng chứng, vẫn liên tục tố cáo ông Barack Obama sinh ra ở bên ngoài nước Mỹ. Cuối cùng, khi Obama trưng ra bằng chứng hộ tịch mình sinh ở Mỹ thật, ông Trump chẳng những đã không xin lỗi mà còn tự ca tụng: “Điều tôi nói là do một người khác nói lại với tôi. Bây giờ thì tôi đã thành công, vì đã buộc được ông Obama trưng bằng chứng cụ thể về hộ tịch của ông ta để dân Mỹ an tâm và biết ơn tôi!”
Còn rất nhiều những điều về ông Trump, không phải chỉ trong quyển Trumpisms, mà cả trong thực tế đã và đang diễn ra, cho thấy cái tính cách quàng xiên, ương ngạnh, hiếu thắng, cộng với tính khí thất thường… của ông.
Trump nói thật nhiều về mình (về cái tôi – bản ngã – ego – của mình), toàn là khoe khoang, khoe cả cô con gái Ivanka xinh đẹp của ông bằng giọng diễu cợt mà nhiều người cho là khá trơ trẽn đối với bậc làm cha: “Nó có một khuôn mặt rất là dễ thương… Nếu nó [Ivanka] không là con gái tôi, có lẽ tôi đã hẹn hò với nó.” (The View, 2006).
Về cái ego – bản ngã – của mình, ông Trump nói: “Tôi có một bản ngã, nhưng ai thành công mà lại không có một bản ngã? Tôi chẳng thấy ai thành công mà đã không có một bản ngã.” (Larry King Live, 1990). Rồi ông lại châm chích: “Một trong những đại nạn khi bạn thành công là không tránh khỏi bị ganh tị, ghen ghét vì sự thành công đó.” (Trump: The Art of Deal, 1987). Ông nêu ra chuyện cái mái tóc của ông: “Ai cũng biết, nhưng những kẻ ganh ghét tôi, những kẻ bị tôi đánh bại thì không nhìn nhận rằng tôi không hề đội tóc giả. Tóc của tôi có thể không hoàn hảo, song là tóc của tôi.” (Twitter, @realDonald Trump, 7:40 p.m, 24/4/1014).
Đôi khi ông Trump tỏ ra bộc trực thẳng thắn bên cạnh tính cách nóng nảy thô lỗ của ông. Nhưng đó là chuyện rất hiếm thấy.
Những mâu thuẫn vừa lộ ra mới đây giữa ông Trump và các cộng sự viên do ông tuyển chọn đang chứng tỏ ông có vấn đề. Họ được ông tuyển cử, nhưng họ rất cần sự chuẩn thuận của các ông bà Dân cử ở cả hai Viện Lập Pháp Hoa Kỳ! Nếu họ hoàn toàn “đứng về phía ông,” rồi vô tình hay cố ý đưa ra những phát biểu hay cách hàng xử không phù hợp với đường lối, chính sách và luật pháp của nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ, họ ắt sẽ bị loại! Cho nên họ không thể đi chệch hướng khi họ điều trần trước Quốc Hội Mỹ, nghĩa là trước Quốc dân Hoa Kỳ.
Hy vọng, sau khi Donald Trump tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ, Ban Tham Mưu của ông Trump, Lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, cơ quan Tư Pháp Mỹ, truyền thông Mỹ và tiếng nói của người dân Mỹ sẽ là những chiếc “phanh” giúp chiếc xe ông lái khỏi phải chệch hướng hay tụt dốc… đổ nhào!
Dẫu sao, “tính cách Donald Trump” càng làm sáng tỏ nền dân chủ của Mỹ. Ông nói hay, nói dở, mặc kệ! Cá tính của ông thế nào không quan trọng! Dân đã chọn ông. Sự lựa chọn của người dân là yếu tố quyết định. Nền Dân chủ Hoa Kỳ tôn trọng sự lựa chọn ấy và trọng vọng người nào được dân bầu chọn, cho đến khi người dân không còn tín nhiệm hoặc khi luật pháp sờ gáy ông… Cho dẫu ông leo lên tới chức gì, đang được đặt ở vị trí nào, ông không thể đứng trên hay đứng ngoài pháp luật kiểu mấy ông lãnh đạo độc tài làm mưa làm gió.
Ở Mỹ có vị Tổng thống ngồi ghế được 4 năm, có vị trụ được 8 năm. Nhưng cũng có vị bị buộc phải mất chức giữa nhiệm kỳ! Ấy là Luật Dân chủ, không như ở các quốc gia độc tài toàn trị kiểu Nga-Tàu-Việt hiện nay! Chỉ mất chức khi không phù hợp với phe nhóm, dù là đồng đảng!
Chúng ta chờ xem ông Trump sẽ làm gì cho nền Dân chủ Hoa Kỳ, hoặc đáp ứng tới đâu các đòi hỏi của nền Dân Chủ ấy. Nhưng người dân Mỹ chắc chắn lạc quan tin tưởng vào sức mạnh và sự phồn thịnh của đất nước họ thông qua nền chính trị “tam quyền phân lập và độc lập” – Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp độc lập nhau và phân biệt nhau rạch ròi. Khác hẳn với nền cai trị độc tài độc đảng như tại Việt Nam. Ở đó người ta đè đầu cưỡi cổ người dân dưới quyền đảng trị độc đoán từ suốt bao chục năm qua, nay vẫn chưa chịu dứt bỏ âm mưu biến cả dân tộc VN thành một đại tập thể nô lệ mà Công An và Quân Đội đang được vỗ béo để sẵn sàng làm công cụ đàn áp đến không còn ai ngóc đâu lên nỗi, trừ những kẻ chịu phận nín thở qua sông mà không bao giờ qua được sông, đành chết chìm trong thân phận tôi đòi cho cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Trump hay Trùm?
Lê Thiên
14-1-2017
Hôm nay ngày 14/01/2017. Còn khoảng một tuần lễ, ngày 20/01/2017 nhà tài phiệt Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, nhiệm kỳ 4 năm. Tôi viết bài này chia sẻ cùng những ai quan tâm tới thời sự.
Cách đây đã lâu, chúng tôi cùng bạn bè có dịp rủ nhau đi Atlantic City, New Jersey, vừa ngoạn cảnh, vừa thử trò đỏ đen bằng giật máy. Vào thành phố Atlantic City, New Jersey, nhìn thấy hàng hàng lớp lớp những chiếc xe ô-tô sang trọng dày đặc trong các bãi đậu xe, bọc quanh bởi những sòng bài nguy nga tráng lệ sáng rực về đêm, chúng tôi nghĩ ngay tới những người “ham vui” như chúng tôi đang sẵn sàng góp phần đúc nên cái phồn vinh ở đây.
Đập vào mắt chúng tôi trước nhất là mấy lâu đài sòng bài mang tên TRUMP – Trump Marina, Trump Plaza, Trump Taj Mahal. Thế là chúng tôi nẩy “sính chữ”, bịa ra mấy từ ngữ tiếng Việt nghe na ná tên gọi các sòng bạc của ông Trump: Đầu tiên chúng tôi tôn ông TRUMP lên làm TRÙM, từ đó là những tên gọi: Trùm Ma-cà-rồng (Trump Marina), Trùm Lột-da (Trump Plaza), Trùm-to-họng/ Tại-mày-ham (Trump Taj Mahal)!
Đứng sau lưng một bà cụ da trắng ngồi giật máy chơi bạc. Họa hoằn mới nghe được tiếng khua, tiếng nhạc từ máy phát ra sôi nổi. Bà cụ hớn hở đưa hai nắm tay lên cũng giật giật, reo mừng “I win! I win – Tôi thắng! Tôi thắng!” Xem con số hiện ra trên máy: 100 coins (tiền kẻm) loại 25 xu! Bà cụ trúng được $25.00 sau khi đã nhét vào máy đến 4 lần tờ bạc $100! Tội nghiêp! Thảo nào ông Trùm Trump không ngại tuyên bố: “Trong đời tôi, tôi không bao giờ chơi cờ bạc. Theo tôi, một tay cờ bạc là một người nào đó chơi máy giật ở sòng bạc. Tôi thích làm chủ những máy giật [tiền] hơn – I’ve never gambled in my life. To me, a gambler is someone who plays slot machines. I prefer to own slot machines” (Trump: The Art of the Deal, 1987). Nhức nhối chưa?
Nay đọc Dân Làm Báo thấy có bài báo của tác giả Lê Hải Lăng “Trump – vị TT chịu chơi”, tôi liên tưởng ngay tới… ông “Trùm Chịu chơi.”
Sau khi Donald Trump liên tục đốn ngã 16 chính trị gia sừng sỏ của Đảng Cộng Hòa, đối thủ của ông trong cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc để ông sẵn sàng đối đầu với Bà Hillary Clinton, người có bề dày về tài thao lược chính trị trong Đảng Dân Chủ, thì một ông nhà báo Mỹ tên là Seth Millstein lập tức tung ra thị trường sách báo tập sách nhỏ có cái bìa mang tên “TRUMPisms The Insult-Free Guide to Making America Great Again” in bên dưới dung mạo ông Trump đang há to cái mồm với bộ môi dôi ra tròn vo! Xin lưu ý: nhóm từ “Insult-Free” bị gạch bỏ (nhưng không xóa) là mẫu thiết kế cố tình từ gốc, ý sâu lắm! Trumpisms mà, làm gì có chuyện “Không Lăng nhục”? Vâng, “Hướng Dẫn Mà Không Lăng Nhục Làm Cho Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”.
Tập sách này được nhà báo nổi danh Bill Katovsky viết Lời Dẫn Nhập, và do Nhà Xuất Bản Skyhorse Publishing, Inc. NY, NY xuất bản vào những tháng cuối năm 2016. Khi một nhân vật đề ra một chủ nghĩa, một chủ thuyết, sau khi cái vĩ ngữ -ISM gắn vào tên gọi của nhân vật ấy, thì từ ngữ mới ấy (tên gọi + ism) trở thành tên gọi của chủ nghĩa, chủ thuyết, như MARXism là chủ nghĩa Mác; LENINism là chủ nghĩa Lênin; STALINism là chủ nghĩa Stalin; MAOism là chủ nghĩa Mao.
Hồ Chí Minh chưa bao giờ có một chủ nghĩa, chủ thuyết, nên không hề thấy có một Hochiminhism bất cứ ở tài liệu nào! Cho nên bảo người dân Việt Nam “học và làm theo TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH” là một kiểu đại ngôn vừa lố bịch vừa hủy hoại đầu óc giới trẻ Việt Nam suốt bao thế hệ mệnh danh là “thời đại Hồ Chí Minh” mà người Việt Nam ai cũng biết đó là thời của lưu manh, xảo quyệt, áp bức, đè đầu cưỡi cổ, Xạo Hết Chỗ Nói (XHCN)! Không biết họ Hồ với những sách vở và phát ngôn vay mượn chắp vá tạp nhạp có xứng đáng được nhận một cái đuôi ISMS – Hochiminhisms, như những Bushisms, Palinisms và Trumpisms không?
Cái vĩ ngữ -ISMS (số nhiều) khiến chúng tôi thật sự lúng túng không biết phải dịch TRUMPisms làm sao cho phù hợp, đành xin giữ nguyên dạng TRUMPisms.
Trong Lời Dẫn Nhập, nhà báo Bill Katovsky hỏi “vì sao tập sách này được gọi là Trumpisms và cái tên gọi ấy gợi lên điều gì?” Ông ta cho biết Trumpisms bắt chước tên gọi hai quyển Bushisms và Palinisms của tác giả Jacob Weisberg. Ông nêu ra 5 thể loại TRUMPISMS:
(1) những lời bình luận khắt khe, có khi xấc xược;
2) đâm thọc kiểu tuồng hề vào sườn người khác;
(3) những tuyên bố tự cao tự đại;
(4) hạ nhục không thương tiếc;
(5) những phát biểu cao ngạo và kỳ thị chủng tộc.
Xin nhắc lại, chúng tôi mạo muội gộp 5 điểm trên đây vào một chủ nghĩa gọi là “Chủ nghĩa Trùm Sò.” Ông Trump đã từng là “trùm sò” trên thương trường, nay ông vùng lên trong chính trị, thì việc coi ông là “trùm sỏ, trùm sò” trên chính trường cũng chẳng có gì là quá đáng! Phương tiện ông Trump dùng để gieo vãi “chủ nghĩa Trùm Sò” của ông là sách báo, trả lời phỏng vấn, diễn thuyết, thuyết trình, tranh luận công khai với đối phương và sử dụng twitter. Ông triệt để khai thác twitter, cả trước, đang và sau khi tranh cử.
Cuốn TRUMPISMS là cuốn sách biên tập những lời phát biểu của ông Donald Trump về nhiều người và nhiều vấn đề khi thì bằng cung giọng mỉa mai, lúc thì cười cợt, khi khác lại hùng hổ không kiềm chế, họa hoằn mới có vài phát biểu nhẹ nhàng, phảng phất chút nhân văn.
Tính cách “trùm sò” của Trump không chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã có mặt từ lâu.
Quyển Trumpisms trưng ra những lời phát biểu của Trump về nhiều người và nhiều vấn đề từ năm 1987 đến nay (2016), đặc biệt nhân cuộc chạy đua của ông năm 2015-2016 tranh đoạt chức Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 2016-2020.
Cho tới nay, ông Trump được coi là người chưa hề có kinh nghiệm gì trên chính trường, chưa hề là một chính khách, một chính trị gia! Ông chỉ là một doanh nhân, một tay tài phiệt với tổng số tài sản lên tới vài tỉ Mỹ kim! Vậy mà ông Trump đo ván lần lượt 16 nhà chính trị sừng sỏ vào bậc nhất của Đảng Cộng Hòa để ông ung dung đi vào chung kết với bà Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ, rồi đoạt luôn chiếc ghế Tổng thống một cách ngoạn mục!
Những phát biểu của Trump được nhà báo Seth Millstein kết nối thành các đề mục về chính sách nội trị, về nước Mỹ, về các vấn đề quốc tế, về cuộc vận động tranh cử của chính ông, về các đối thủ của ông, về các chính trị gia khác, về truyền thông báo chí, về văn hóa, về kinh doanh và về chính bản thân ông cũng như các Bài học về Đời sống. (Xin xem mục lục trang đầu quyển sách).
Mỗi đề mục tập hợp những lời phát biểu của ông Trump về từng lãnh vực liên quan tới mọi vấn đề thời sự cùng nhiều nhân vật của thời đại.
Ông Trump có ý định ra tranh cử Tổng thống Mỹ hay không, ông đã nhiều lần úp úp mở mở hồi năm 1987 (cách đây gần 30 năm): “Tôi đâu có ý định chạy đua tranh chức tổng thống.” (TIME, 14/9/1987). Kể từ đó, ông Trump lại phát biểu mỗi lúc khác đi một chút:
– Tôi ngờ ngợ chẳng biết có bao giờ mình sẽ lao vào chính trị vượt quá điều mình đang làm đây không. (1988, trả lời phỏng vấn của Larry King trên Truyền hình hãng thông tấn NBC).
– Tôi không muốn làm Tổng thống. Tôi chắc chắn một trăm phần trăm. Tôi sẽ chỉ đổi ý khi thấy đất nước mình lệch đường và đi xuống. (Playboy, Năm 1990).
– Nếu tôi ra ứng cử (Tổng thống), anh chàng lao công sẽ bầu chọn tôi. Anh ta thích tôi. Khi tôi xuống phố, mấy anh tắc-xi hạ kính xe của họ xuống để với chào tôi. (Playboy, Tháng Ba 1990).
Về bản lãnh của chính mình, hồi năm 1987 Donald Trump đã quả quyết: “Tôi không nghĩ là tôi để mặc cho người ta lái tôi [dắt tôi đi].” (Last night with David Letterman, 1987).
Để tỏ rõ khí phách của một người có khả năng tự làm cho mình trở nên vĩ đại, ông Trump nói: “Tôi không nghĩ là tôi tham lam. Tôi nghĩ rằng, tôi là – tôi là người đang hưởng cái gì do chính mình làm ra.” (60 Minutes, 1985).
Trump cũng không ngại tự cho mình có khả năng “thiên phú” làm tổng thống: “Tôi sẽ là vị tổng thống làm được nhiều việc vĩ đại nhất do Thượng Đế tạo dựng” (Buổi họp phát động chiến dịch tranh cử, ngày 16/6/2016).
Ông Trump lại tự hào cho mình là tác giả khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” và ông bộc lộ khéo cái ý định giữ bản quyền cái khẩu hiệu ấy. Ông rêu rao: “Câu nói ‘Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ là câu nói của tôi. Tôi đã nói câu ấy từ một năm trước đây, và tôi vẫn tiếp tục dùng câu nói ấy, và mọi người đều đang dùng câu nói ấy, mọi người đều thích dùng câu nói ấy. Tôi chưa biết tôi sẽ đăng ký bản quyền câu nói ấy không.” (MyFox New York, Tháng Ba 2015). Nhưng ngay bên dưới câu nói của Trump, ở phần chú thích cuối trang 41, tác giả cuốn Trumpisms đã lưu ý độc giả: “Câu nói ‘chúng ta hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại’ đã từng là một trong những khẩu hiệu tranh cử lừng danh của cố Tổng Thống Ronald Reagan đấy!
Với các chính trị gia đối thủ của Trump từ Jeb Bush tới Marco Rubio, Rand Paul, Ben Carson, Lindsey Graham…, ông “phang” tuốt bất luận đúng-sai, chẳng cần kiểm chứng. Thiếu chứng cớ thuyết phục, ông vẫn cứ nói bừa, rồi rút lời, rồi nói lại, không cần xác minh, cũng chẳng quan tâm tới hậu quả cho cả ông lẫn đối phương.
Với phụ nữ, ông cũng cay cú, ăn thua đủ. Trên Twitter, ông dồn sức “đánh” bà Hillary Clinton: “Nếu Hillary Clinton không thỏa mãn được chồng bà thì cái gì làm cho bà thỏa mãn được nước Mỹ?” (Twitter, @realDonaldTrump, 2:48 p.m., 10/25/15).
Một phụ nữ khác, bà Carly Florina thuộc Đảng Cộng Hòa, khi đấu khẩu với ông Trump trong cuộc tranh luận tranh cử trong Đảng cũng bị Trump xiên xỏ miệt thị: “Hãy nhìn vào cái mặt ấy đây này. Ai mà bầu cho cái mặt ấy. Các bạn có tưởng tượng được không, cái mặt ấy mà làm tổng thống kế tiếp của chúng ta à?” (Rolling Stone, 09/9/2015).
Châm chọc Jeb Bush, ông Trump nói trên Fox News Sunday ngày 18/10/2015: “Một điều tôi lấy làm vinh dự hơn cả là kẻ nào bám đuổi theo tôi, kể cả Jeb Bush, đều ngã quị! Bùm! Bất cứ kẻ nào bám đuổi theo tôi đều phải ngã quị! Tôi lấy làm hoan hỉ về điều đó!”
Hàng chục đối thủ chính trị của Trump, hàng chục chính khách danh giá trước ông, và cả giới truyền thông đều bị ông Trump lôi ra châm chích, nhạo báng, có khi nhiếc mắng thậm tệ…
Donald Trump trong một lần tranh cử. Nguồn: internet
Nhớ trước đây ông Trump dù không có bằng chứng, vẫn liên tục tố cáo ông Barack Obama sinh ra ở bên ngoài nước Mỹ. Cuối cùng, khi Obama trưng ra bằng chứng hộ tịch mình sinh ở Mỹ thật, ông Trump chẳng những đã không xin lỗi mà còn tự ca tụng: “Điều tôi nói là do một người khác nói lại với tôi. Bây giờ thì tôi đã thành công, vì đã buộc được ông Obama trưng bằng chứng cụ thể về hộ tịch của ông ta để dân Mỹ an tâm và biết ơn tôi!”
Còn rất nhiều những điều về ông Trump, không phải chỉ trong quyển Trumpisms, mà cả trong thực tế đã và đang diễn ra, cho thấy cái tính cách quàng xiên, ương ngạnh, hiếu thắng, cộng với tính khí thất thường… của ông.
Trump nói thật nhiều về mình (về cái tôi – bản ngã – ego – của mình), toàn là khoe khoang, khoe cả cô con gái Ivanka xinh đẹp của ông bằng giọng diễu cợt mà nhiều người cho là khá trơ trẽn đối với bậc làm cha: “Nó có một khuôn mặt rất là dễ thương… Nếu nó [Ivanka] không là con gái tôi, có lẽ tôi đã hẹn hò với nó.” (The View, 2006).
Về cái ego – bản ngã – của mình, ông Trump nói: “Tôi có một bản ngã, nhưng ai thành công mà lại không có một bản ngã? Tôi chẳng thấy ai thành công mà đã không có một bản ngã.” (Larry King Live, 1990). Rồi ông lại châm chích: “Một trong những đại nạn khi bạn thành công là không tránh khỏi bị ganh tị, ghen ghét vì sự thành công đó.” (Trump: The Art of Deal, 1987). Ông nêu ra chuyện cái mái tóc của ông: “Ai cũng biết, nhưng những kẻ ganh ghét tôi, những kẻ bị tôi đánh bại thì không nhìn nhận rằng tôi không hề đội tóc giả. Tóc của tôi có thể không hoàn hảo, song là tóc của tôi.” (Twitter, @realDonald Trump, 7:40 p.m, 24/4/1014).
Đôi khi ông Trump tỏ ra bộc trực thẳng thắn bên cạnh tính cách nóng nảy thô lỗ của ông. Nhưng đó là chuyện rất hiếm thấy.
Những mâu thuẫn vừa lộ ra mới đây giữa ông Trump và các cộng sự viên do ông tuyển chọn đang chứng tỏ ông có vấn đề. Họ được ông tuyển cử, nhưng họ rất cần sự chuẩn thuận của các ông bà Dân cử ở cả hai Viện Lập Pháp Hoa Kỳ! Nếu họ hoàn toàn “đứng về phía ông,” rồi vô tình hay cố ý đưa ra những phát biểu hay cách hàng xử không phù hợp với đường lối, chính sách và luật pháp của nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ, họ ắt sẽ bị loại! Cho nên họ không thể đi chệch hướng khi họ điều trần trước Quốc Hội Mỹ, nghĩa là trước Quốc dân Hoa Kỳ.
Hy vọng, sau khi Donald Trump tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ, Ban Tham Mưu của ông Trump, Lưỡng viện Quốc Hội Mỹ, cơ quan Tư Pháp Mỹ, truyền thông Mỹ và tiếng nói của người dân Mỹ sẽ là những chiếc “phanh” giúp chiếc xe ông lái khỏi phải chệch hướng hay tụt dốc… đổ nhào!
Dẫu sao, “tính cách Donald Trump” càng làm sáng tỏ nền dân chủ của Mỹ. Ông nói hay, nói dở, mặc kệ! Cá tính của ông thế nào không quan trọng! Dân đã chọn ông. Sự lựa chọn của người dân là yếu tố quyết định. Nền Dân chủ Hoa Kỳ tôn trọng sự lựa chọn ấy và trọng vọng người nào được dân bầu chọn, cho đến khi người dân không còn tín nhiệm hoặc khi luật pháp sờ gáy ông… Cho dẫu ông leo lên tới chức gì, đang được đặt ở vị trí nào, ông không thể đứng trên hay đứng ngoài pháp luật kiểu mấy ông lãnh đạo độc tài làm mưa làm gió.
Ở Mỹ có vị Tổng thống ngồi ghế được 4 năm, có vị trụ được 8 năm. Nhưng cũng có vị bị buộc phải mất chức giữa nhiệm kỳ! Ấy là Luật Dân chủ, không như ở các quốc gia độc tài toàn trị kiểu Nga-Tàu-Việt hiện nay! Chỉ mất chức khi không phù hợp với phe nhóm, dù là đồng đảng!
Chúng ta chờ xem ông Trump sẽ làm gì cho nền Dân chủ Hoa Kỳ, hoặc đáp ứng tới đâu các đòi hỏi của nền Dân Chủ ấy. Nhưng người dân Mỹ chắc chắn lạc quan tin tưởng vào sức mạnh và sự phồn thịnh của đất nước họ thông qua nền chính trị “tam quyền phân lập và độc lập” – Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp độc lập nhau và phân biệt nhau rạch ròi. Khác hẳn với nền cai trị độc tài độc đảng như tại Việt Nam. Ở đó người ta đè đầu cưỡi cổ người dân dưới quyền đảng trị độc đoán từ suốt bao chục năm qua, nay vẫn chưa chịu dứt bỏ âm mưu biến cả dân tộc VN thành một đại tập thể nô lệ mà Công An và Quân Đội đang được vỗ béo để sẵn sàng làm công cụ đàn áp đến không còn ai ngóc đâu lên nỗi, trừ những kẻ chịu phận nín thở qua sông mà không bao giờ qua được sông, đành chết chìm trong thân phận tôi đòi cho cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh.