Tham Khảo
Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu
Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.
Biên dịch: Lâm Minh Đạt I Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.
Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn.
Sự hiện diện của chủ nghĩa dân tộc trong diễn văn nhậm chức của Trump phản ánh chủ nghĩa biệt lập được bênh vực bởi viên phi công phân biệt chủng tộc Charles Lindbergh, người với tư cách là phát ngôn viên của Ủy ban nước Mỹ trước hết (AFC) đã vận động để nước Mỹ đứng ngoài Thế chiến II. Và bây giờ, đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây về những khó khăn kinh tế mà nhiều người Mỹ phải đối mặt, Trump đã từ bỏ vai trò lịch sử của đất nước trong việc tạo dựng và duy trì trật tự hậu Thế chiến II. Tuy sự phản đối của ông đối với “nước Mỹ toàn cầu” không phải là mới, nhưng phát ngôn đó từ cương vị Tổng thống Mỹ lại chưa từng xảy ra bao giờ.
Tầm nhìn của Trump tập trung vào khía cạnh chính trị của nợ. Giám sát một doanh nghiệp bất động sản dựa vào vốn vay (debt-financed) lớn, trực giác của ông mách bảo rằng ông có thể dùng việc đàm phán lại nợ để giành lại cho Mỹ những gì mà “các nước khác” được cho là đã lấy đi. Ông tập trung vào Trung Quốc và Đức, vì hai quốc gia này duy trì thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ – tổng cộng lần lượt là 366 tỷ và 74 tỷ USD trong năm 2015. Ngay trước lễ nhậm chức, ông đã gợi ý rằng mình có thể áp đặt mức thuế cao đối với ô tô nhập khẩu từ Đức, đặc biệt là hãng BMW.
Với thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy của mình, cả hai đất nước trên đã tích tụ được những ảnh hưởng lớn đối với Mỹ, với Trung Quốc là dưới hình thức trái phiếu chính phủ mua của Mỹ và với Đức là một loạt tài sản đã được chứng khoán hoá. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đang giảm nhanh chóng trong khi của Đức lại tăng lên. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, việc lập tức loại bỏ thâm hụt song phương của Mỹ sẽ chỉ làm cho người Mỹ nghèo hơn. Nó sẽ chẳng khác gì việc Hy Lạp đột nhiên loại bỏ các khoản nợ khổng lồ của mình với các nước châu Âu còn lại.
Trong quá khứ, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã cố gắng thúc đẩy việc làm trong nước bằng cách khiến các nước có thặng dư với Mỹ phải chấp nhận thâm hụt ngân sách hoặc phải nới lỏng chính sách tiền tệ của họ, để họ có thể phát triển nhanh hơn và mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn. Các cựu tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan đã sử dụng chiến lược này vào cuối những năm 1970 và trong những năm 1980, và Tổng thống Barack Obama cũng làm điều tương tự giữa cuộc khủng hoảng đồng euro bắt đầu từ năm 2009.
Đây là hình thức điều chỉnh cổ điển trong hệ thống kinh tế quốc tế, và các chính quyền Mỹ trong quá khứ đã theo đuổi phương pháp này bằng cách áp dụng áp lực song phương, và thực hiện thông qua các thể chế quốc tế như G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này lúc nào cũng mang đến những kết quả tương đối hỗn độn. Không thể tránh khỏi việc cả hai bên đều không hài lòng và quá trình này đã bắt đầu được xem là thiếu sót.
Trump cho rằng phương thức cũ này thất bại vì các nước có thặng dư đã gian lận. Theo quan điểm của ông, Trung Quốc đã cố tình ghìm tỷ giá hối đoái trong những năm trước 2015, trợ cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và hạn chế quyền sở hữu nước ngoài; trong khi Đức cũng thao túng tiền tệ, đầu tiên là trong hệ thống tỷ giá hối đoái cứng của châu Âu sau năm 1979, và sau đó là trong khu vực đồng euro sau năm 1999. Trump đã kết luận rằng Liên minh châu Âu và khu vực đồng euro chỉ đơn giản là những cơ chế để bảo vệ lợi ích và mở rộng quyền lực của Đức.
Có hai lựa chọn thay thế cho cách điều chỉnh cổ điển này. Lựa chọn đầu tiên, hợp lý hơn, là thực hiện các thỏa thuận song phương. Đã có một số tiền lệ lịch sử, ví dụ như khi Nhật Bản trong những năm 1980 đã “tự nguyện” đồng ý hạn chế số lượng xe bán ở Mỹ. Sau đó, Nhật Bản đã ngừng bán những chiếc xe giá rẻ và nhanh chóng bước lên vị trí cao hơn trên chuỗi giá trị.
Ngoài ra, còn một lựa chọn cực đoan hơn. Trump có thể theo đuổi một phiên bản dân tộc chủ nghĩa của cái thường được coi là một đòi hỏi của cánh tả: xoá nợ (debt jubilee). Và lập luận chiến lược của ông có thể kéo theo việc để cho nợ trong nước của chính Trung Quốc, vốn đang ở mức cao, và những vấn đề nợ chưa được giải quyết ở khu vực đồng euro, bùng phát.
Cuộc gặp của Thủ tướng Anh Theresa May với Trump ở Washington, D.C., ngày 27 tháng 1 đã làm dấy lên nhiều phấn khích về một thỏa thuận an ninh mới dựa trên “chủ nghĩa tư bản Anh-Mỹ.” Chủ nghĩa tư bản Anh-Mỹ kiểu cũ được xây dựng dựa trên ngành sản xuất chế tạo, nhưng kiểu mới sẽ dựa trên nợ – đặc biệt là quyền sở hữu nhà – để duy trì tiêu dùng và mức sống cao của người dân.
Chính phủ bà May có thể đóng vai trò quyết định trong quá trình tái cấu trúc trật tự quốc tế hiện nay. Nhưng dù tỏ ý nước Anh sẽ theo đuổi “Brexit cứng” – tách hoàn toàn khỏi EU – bà May cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cả EU lẫn NATO đối với khuôn khổ an ninh châu Âu và toàn cầu.
Nếu có thể thuyết phục Trump tin rằng an ninh quan trọng hơn một canh bạc về nợ, bà May sẽ làm suy yếu một phần quan trọng trong chiến lược đối nội của ông, nhưng cũng cứu được chút tinh thần phòng thủ tương trợ trước đây. Cần nhớ rằng từ xưa đến nay chỉ có một vị tổng thống Mỹ khác thúc đẩy cụm từ “nước Mỹ trước tiên,” đó là Woodrow Wilson, nhưng ông rốt cuộc lại đã cố gắng xây dựng một hệ thống quốc tế dựa trên an ninh và hợp tác chung.
Harold James là Giáo sư Sử học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton và là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và toàn cầu hoá, ông là đồng tác giả của cuốn sách mới xuất bản The Euro and the Battle of Ideas, và là tác giả của các cuốn sách The Creation and Destruction of Value: The Globalisation Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union.
Copyright: Project Syndicate 2017 – National Debt and Global OrderBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu
Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.
Biên dịch: Lâm Minh Đạt I Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.
Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn.
Sự hiện diện của chủ nghĩa dân tộc trong diễn văn nhậm chức của Trump phản ánh chủ nghĩa biệt lập được bênh vực bởi viên phi công phân biệt chủng tộc Charles Lindbergh, người với tư cách là phát ngôn viên của Ủy ban nước Mỹ trước hết (AFC) đã vận động để nước Mỹ đứng ngoài Thế chiến II. Và bây giờ, đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây về những khó khăn kinh tế mà nhiều người Mỹ phải đối mặt, Trump đã từ bỏ vai trò lịch sử của đất nước trong việc tạo dựng và duy trì trật tự hậu Thế chiến II. Tuy sự phản đối của ông đối với “nước Mỹ toàn cầu” không phải là mới, nhưng phát ngôn đó từ cương vị Tổng thống Mỹ lại chưa từng xảy ra bao giờ.
Tầm nhìn của Trump tập trung vào khía cạnh chính trị của nợ. Giám sát một doanh nghiệp bất động sản dựa vào vốn vay (debt-financed) lớn, trực giác của ông mách bảo rằng ông có thể dùng việc đàm phán lại nợ để giành lại cho Mỹ những gì mà “các nước khác” được cho là đã lấy đi. Ông tập trung vào Trung Quốc và Đức, vì hai quốc gia này duy trì thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ – tổng cộng lần lượt là 366 tỷ và 74 tỷ USD trong năm 2015. Ngay trước lễ nhậm chức, ông đã gợi ý rằng mình có thể áp đặt mức thuế cao đối với ô tô nhập khẩu từ Đức, đặc biệt là hãng BMW.
Với thặng dư tài khoản vãng lai tích lũy của mình, cả hai đất nước trên đã tích tụ được những ảnh hưởng lớn đối với Mỹ, với Trung Quốc là dưới hình thức trái phiếu chính phủ mua của Mỹ và với Đức là một loạt tài sản đã được chứng khoán hoá. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đang giảm nhanh chóng trong khi của Đức lại tăng lên. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, việc lập tức loại bỏ thâm hụt song phương của Mỹ sẽ chỉ làm cho người Mỹ nghèo hơn. Nó sẽ chẳng khác gì việc Hy Lạp đột nhiên loại bỏ các khoản nợ khổng lồ của mình với các nước châu Âu còn lại.
Trong quá khứ, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã cố gắng thúc đẩy việc làm trong nước bằng cách khiến các nước có thặng dư với Mỹ phải chấp nhận thâm hụt ngân sách hoặc phải nới lỏng chính sách tiền tệ của họ, để họ có thể phát triển nhanh hơn và mua nhiều hàng hóa của Mỹ hơn. Các cựu tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan đã sử dụng chiến lược này vào cuối những năm 1970 và trong những năm 1980, và Tổng thống Barack Obama cũng làm điều tương tự giữa cuộc khủng hoảng đồng euro bắt đầu từ năm 2009.
Đây là hình thức điều chỉnh cổ điển trong hệ thống kinh tế quốc tế, và các chính quyền Mỹ trong quá khứ đã theo đuổi phương pháp này bằng cách áp dụng áp lực song phương, và thực hiện thông qua các thể chế quốc tế như G7 và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này lúc nào cũng mang đến những kết quả tương đối hỗn độn. Không thể tránh khỏi việc cả hai bên đều không hài lòng và quá trình này đã bắt đầu được xem là thiếu sót.
Trump cho rằng phương thức cũ này thất bại vì các nước có thặng dư đã gian lận. Theo quan điểm của ông, Trung Quốc đã cố tình ghìm tỷ giá hối đoái trong những năm trước 2015, trợ cấp cho các doanh nghiệp Trung Quốc, và hạn chế quyền sở hữu nước ngoài; trong khi Đức cũng thao túng tiền tệ, đầu tiên là trong hệ thống tỷ giá hối đoái cứng của châu Âu sau năm 1979, và sau đó là trong khu vực đồng euro sau năm 1999. Trump đã kết luận rằng Liên minh châu Âu và khu vực đồng euro chỉ đơn giản là những cơ chế để bảo vệ lợi ích và mở rộng quyền lực của Đức.
Có hai lựa chọn thay thế cho cách điều chỉnh cổ điển này. Lựa chọn đầu tiên, hợp lý hơn, là thực hiện các thỏa thuận song phương. Đã có một số tiền lệ lịch sử, ví dụ như khi Nhật Bản trong những năm 1980 đã “tự nguyện” đồng ý hạn chế số lượng xe bán ở Mỹ. Sau đó, Nhật Bản đã ngừng bán những chiếc xe giá rẻ và nhanh chóng bước lên vị trí cao hơn trên chuỗi giá trị.
Ngoài ra, còn một lựa chọn cực đoan hơn. Trump có thể theo đuổi một phiên bản dân tộc chủ nghĩa của cái thường được coi là một đòi hỏi của cánh tả: xoá nợ (debt jubilee). Và lập luận chiến lược của ông có thể kéo theo việc để cho nợ trong nước của chính Trung Quốc, vốn đang ở mức cao, và những vấn đề nợ chưa được giải quyết ở khu vực đồng euro, bùng phát.
Cuộc gặp của Thủ tướng Anh Theresa May với Trump ở Washington, D.C., ngày 27 tháng 1 đã làm dấy lên nhiều phấn khích về một thỏa thuận an ninh mới dựa trên “chủ nghĩa tư bản Anh-Mỹ.” Chủ nghĩa tư bản Anh-Mỹ kiểu cũ được xây dựng dựa trên ngành sản xuất chế tạo, nhưng kiểu mới sẽ dựa trên nợ – đặc biệt là quyền sở hữu nhà – để duy trì tiêu dùng và mức sống cao của người dân.
Chính phủ bà May có thể đóng vai trò quyết định trong quá trình tái cấu trúc trật tự quốc tế hiện nay. Nhưng dù tỏ ý nước Anh sẽ theo đuổi “Brexit cứng” – tách hoàn toàn khỏi EU – bà May cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cả EU lẫn NATO đối với khuôn khổ an ninh châu Âu và toàn cầu.
Nếu có thể thuyết phục Trump tin rằng an ninh quan trọng hơn một canh bạc về nợ, bà May sẽ làm suy yếu một phần quan trọng trong chiến lược đối nội của ông, nhưng cũng cứu được chút tinh thần phòng thủ tương trợ trước đây. Cần nhớ rằng từ xưa đến nay chỉ có một vị tổng thống Mỹ khác thúc đẩy cụm từ “nước Mỹ trước tiên,” đó là Woodrow Wilson, nhưng ông rốt cuộc lại đã cố gắng xây dựng một hệ thống quốc tế dựa trên an ninh và hợp tác chung.
Harold James là Giáo sư Sử học và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton và là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế (CIGI). Là chuyên gia về lịch sử kinh tế Đức và toàn cầu hoá, ông là đồng tác giả của cuốn sách mới xuất bản The Euro and the Battle of Ideas, và là tác giả của các cuốn sách The Creation and Destruction of Value: The Globalisation Cycle, Krupp: A History of the Legendary German Firm, và Making the European Monetary Union.
Copyright: Project Syndicate 2017 – National Debt and Global Order