Tham Khảo
Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?
Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?
Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy Clinton được xếp vào nhóm người ý thức hệ. Và có rất ít bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố rằng doanh nhân phần nào đó là hiện thân của chủ nghĩa thực dụng, nếu xét thực tế rằng rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyền lực của Mỹ là những người ý thức hệ tận tâm. Ví dụ, anh em nhà Koch từng rất ngoan cố theo đuổi các tư tưởng chủ nghĩa tự do cá nhân phi thực tế và hết sức thiếu sót, và vô số CEO trong top 500 của tạp chí Fortune đứng về phía Đảng Cộng hòa theo bản năng mặc dù nền kinh tế Mỹ luôn luôn hiệu quả hơn dưới các chính quyền Đảng Dân chủ. Và chúng ta không nên quên lời khuyên tai tiếng và liều lĩnh của cựu Bộ trưởng Tài chính Andrew William Mellon dành cho cựu Tổng thống Herbert Hoover ngay trước cuộc Đại Suy thoái: “hãy thanh lý lao động, thanh lý hàng tồn kho, thanh lý nông dân, thanh lý bất động sản.”
Tiết lộ về cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Trump và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn có thể đã phá tan chút hy vọng nào còn sót lại rằng chính quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ không phải là một con chó bull trong một cửa hàng đồ gốm.[1] Cuộc điện đàm đó đã vi phạm một nguyên tắc – tránh liên lạc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ở cấp độ nguyên thủ – mà các tổng thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng trong bốn thập niên qua đã cẩn trọng tuân thủ.
Việc Trump phá bỏ quy tắc ngoại giao đã gửi đi những làn sóng ngạc nhiên trên khắp châu Á, sau đó ông còn làm nó trầm trọng hơn khi đặt ra những câu hỏi trong hàng loạt đoạn tweet rằng Trung Quốc đã tham vấn Hoa Kỳ trước khi phá giá đồng tiền của mình hay xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông hay chưa.
Nhưng bằng cách chất vấn chính sách “Một Trung Quốc,” Trump đang đùa với lửa. Sự quản lý chặt chẽ và khéo léo bởi cả chính quyền Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ đã giúp duy trì mối quan hệ hòa bình mong manh giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu chính yếu là duy trì nguyên trạng, bằng cách thuyết phục Đài Loan từ bỏ việc chủ động tìm cách giành độc lập và làm Trung Quốc nản lòng với việc bắt Đài Loan phải nhanh chóng thống nhất với Đại Lục.
Trong một dòng tweet khác, Trump hỏi tại sao ông không nên giao thiệp với Đài Loan ở cấp tổng thống khi Hoa Kỳ đang bán số vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan. Dù giả bộ hay không thì sự bối rối gây ra bởi vị tổng thống đắc cử này cũng thật sự đáng lo ngại. Hoa Kỳ bán thiết bị quân sự cho Đài Loan chủ yếu dành cho mục đích tự vệ, và nhằm thể hiện cho Trung Quốc thấy rằng nước Mỹ sẽ không đứng ngoài trong trường hợp xảy ra hoạt động quân sự của Trung Quốc chống lại hòn đảo này. Nhưng nước Mỹ cố ý làm mờ đi thông điệp này bằng cách từ chối tương tác với Đài Loan ở các cấp cao nhất, nhằm làm thức tỉnh Đài Loan trước suy nghĩ rằng họ có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ nếu như hòn đảo thực sự tuyên bố độc lập.
Trong hơn 40 năm qua, học thuyết “mập mờ chiến lược” này đã phát huy vai trò xuất sắc. Trải qua nhiều lần thay đổi lãnh đạo trên cả hai bờ Eo biển Đài Loan, hòa bình vẫn được duy trì. Thương mại và đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc đã và đang nở rộ.
Việc Trump phá vỡ chính sách ngoại giao lâu năm này sẽ gây tổn hại bằng nhiều cách. Trước hết, ông có thể làm Đài Loan vững tâm, quyết liệt hơn nhằm cố gắng đảo ngược nguyên trạng. Quả thật, Đảng Dân Tiến của bà Thái đã chính thức theo đuổi sự nghiệp độc lập của Đài Loan, và dù bản thân bà Thái chưa tìm được cách hiện thực hóa các mục tiêu xét lại chủ nghĩa này, điều đó có thể chuyển biến nếu bà cảm thấy Trump đồng cảm với mục tiêu của mình.
Trump cũng có thể gây hại bằng cách kích động những người cứng rắn trong chính phủ và quân đội Trung Quốc, nếu ông xác nhận niềm tin của họ rằng Hoa Kỳ muốn phá hoại “những lợi ích cốt lõi” của đất nước họ – cụ thể là việc duy trì bề ngoài, hay xa hơn là thực tế, rằng chỉ có một nước Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu lên tiếng chỉ trích nhẹ nhàng cuộc gọi của ông Trump và bà Thái, nhưng tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, kể từ đó đã đưa ra những khiển trách nặng nề hơn nhiều, cảnh báo “[Mỹ] gây rắc rối cho quan hệ Trung-Mỹ chính là gây rắc rối cho mình.” Ngay sau đó, Hải quân Trung Quốc đã tạm thời bắt giữ một tàu lặn không người lái của Mỹ trong vùng biển quốc tế. Trung Quốc rõ ràng đang ra hiệu về sự bức xúc của mình.
Không có phương thuốc nào cho sự điên rồ của Trump. Trong cùng dòng tweet biện minh cho cuộc gọi với bà Thái, ông nhắc lại một cáo buộc sai lầm rằng Trung Quốc đang phá giá đồng tiền của mình nhằm đạt được những lợi thế xuất khẩu so với Hoa Kỳ. Kiến thức của ông về kinh tế quốc tế hoặc không tồn tại hoặc đã lỗi thời đến mười năm. Trên thực tế, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng chảy máu dự trữ ngoại tệ và đang cố gắng hết sức đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên trước tình trạng dòng vốn chảy ra ngoài.
Trump có vẻ đang làm mếch lòng Trung Quốc mà không có lý do gì chính đáng. Tệ hơn, bằng cách tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – được thiết kế, ít nhất là một phần, nhằm định hình các dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu theo luật lệ của phương Tây, thay vì tầm nhìn trọng thương chủ nghĩa của Trung Quốc – Trump cũng đang bác bỏ một chính sách của Hoa Kỳ mà đáng lẽ đã có thể kiểm soát sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc ở châu Á. Sau tuyên bố về TPP của Trump, nhiều nước châu Á giờ đây đã thừa nhận sẽ gia nhập các khối thương mại khu vực do Trung Quốc dẫn đầu. Với sự giúp đỡ của Trump, “Thế kỷ Trung Quốc” có thể sẽ đến sớm hơn so với kỳ vọng của bất cứ ai.
Bằng cách tiến gần hơn đến Đài Loan, tấn công Trung Quốc vì những lý do không chính đáng, và rút khỏi TPP, Trump đang kích động Trung Quốc và đồng thời cũng trao quyền và tạo điều kiện cho nước này. Đây không phải là nghệ thuật thương thuyết. Đây là con đường dẫn đến thảm họa.
Yasheng Huang (Hoàng Á Sinh) là giáo sư ngành Kinh tế và Quản trị Toàn cầu tại Trường Quản trị Sloan, Viện Công nghệ Massachusetts.
Copyright: Project Syndicate 2017 – A Bull named Trump in a shop called China
———–
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Trump sẽ làm đảo lộn quan hệ Mỹ – Trung?
Nguồn: Yasheng Huang, “A bull named Trump in a shop called China,” Project Syndicate, 03/01/2017.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Trong số những công kích nguy hiểm nhất của tổng thống đắc cử Donald Trump thì có một số là nhằm vào Trung Quốc. Ông cáo buộc nước này đã “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ bằng các chính sách thương mại của mình, bịa ra sự ấm lên toàn cầu như một “trò lừa bịp” nhằm làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Mỹ. Vậy thì tại sao nhiều cố vấn chính sách và nhà bình luận của Trung Quốc lại rất lạc quan về tương lai của quan hệ Trung-Mỹ?
Lý giải dường như nằm ở việc Trump là một doanh nhân, và diễn đạt theo ý của Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge thì việc kinh doanh với Trung Quốc chính là việc kinh doanh của Mỹ. Theo lối suy nghĩ này, Trung Quốc có thể dễ dàng hợp tác với một người làm ăn bốc đồng như Trump hơn so với một người được cho là thiên về “ý thức hệ” như Hilary Clinton.
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy Clinton được xếp vào nhóm người ý thức hệ. Và có rất ít bằng chứng ủng hộ cho tuyên bố rằng doanh nhân phần nào đó là hiện thân của chủ nghĩa thực dụng, nếu xét thực tế rằng rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp quyền lực của Mỹ là những người ý thức hệ tận tâm. Ví dụ, anh em nhà Koch từng rất ngoan cố theo đuổi các tư tưởng chủ nghĩa tự do cá nhân phi thực tế và hết sức thiếu sót, và vô số CEO trong top 500 của tạp chí Fortune đứng về phía Đảng Cộng hòa theo bản năng mặc dù nền kinh tế Mỹ luôn luôn hiệu quả hơn dưới các chính quyền Đảng Dân chủ. Và chúng ta không nên quên lời khuyên tai tiếng và liều lĩnh của cựu Bộ trưởng Tài chính Andrew William Mellon dành cho cựu Tổng thống Herbert Hoover ngay trước cuộc Đại Suy thoái: “hãy thanh lý lao động, thanh lý hàng tồn kho, thanh lý nông dân, thanh lý bất động sản.”
Tiết lộ về cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa Trump và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn có thể đã phá tan chút hy vọng nào còn sót lại rằng chính quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ không phải là một con chó bull trong một cửa hàng đồ gốm.[1] Cuộc điện đàm đó đã vi phạm một nguyên tắc – tránh liên lạc trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ở cấp độ nguyên thủ – mà các tổng thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng trong bốn thập niên qua đã cẩn trọng tuân thủ.
Việc Trump phá bỏ quy tắc ngoại giao đã gửi đi những làn sóng ngạc nhiên trên khắp châu Á, sau đó ông còn làm nó trầm trọng hơn khi đặt ra những câu hỏi trong hàng loạt đoạn tweet rằng Trung Quốc đã tham vấn Hoa Kỳ trước khi phá giá đồng tiền của mình hay xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ trên Biển Đông hay chưa.
Nhưng bằng cách chất vấn chính sách “Một Trung Quốc,” Trump đang đùa với lửa. Sự quản lý chặt chẽ và khéo léo bởi cả chính quyền Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ đã giúp duy trì mối quan hệ hòa bình mong manh giữa Trung Quốc và Đài Loan. Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu chính yếu là duy trì nguyên trạng, bằng cách thuyết phục Đài Loan từ bỏ việc chủ động tìm cách giành độc lập và làm Trung Quốc nản lòng với việc bắt Đài Loan phải nhanh chóng thống nhất với Đại Lục.
Trong một dòng tweet khác, Trump hỏi tại sao ông không nên giao thiệp với Đài Loan ở cấp tổng thống khi Hoa Kỳ đang bán số vũ khí trị giá hàng tỷ đô la cho Đài Loan. Dù giả bộ hay không thì sự bối rối gây ra bởi vị tổng thống đắc cử này cũng thật sự đáng lo ngại. Hoa Kỳ bán thiết bị quân sự cho Đài Loan chủ yếu dành cho mục đích tự vệ, và nhằm thể hiện cho Trung Quốc thấy rằng nước Mỹ sẽ không đứng ngoài trong trường hợp xảy ra hoạt động quân sự của Trung Quốc chống lại hòn đảo này. Nhưng nước Mỹ cố ý làm mờ đi thông điệp này bằng cách từ chối tương tác với Đài Loan ở các cấp cao nhất, nhằm làm thức tỉnh Đài Loan trước suy nghĩ rằng họ có thể dựa vào sự ủng hộ của Mỹ nếu như hòn đảo thực sự tuyên bố độc lập.
Trong hơn 40 năm qua, học thuyết “mập mờ chiến lược” này đã phát huy vai trò xuất sắc. Trải qua nhiều lần thay đổi lãnh đạo trên cả hai bờ Eo biển Đài Loan, hòa bình vẫn được duy trì. Thương mại và đầu tư giữa Đài Loan và Trung Quốc đã và đang nở rộ.
Việc Trump phá vỡ chính sách ngoại giao lâu năm này sẽ gây tổn hại bằng nhiều cách. Trước hết, ông có thể làm Đài Loan vững tâm, quyết liệt hơn nhằm cố gắng đảo ngược nguyên trạng. Quả thật, Đảng Dân Tiến của bà Thái đã chính thức theo đuổi sự nghiệp độc lập của Đài Loan, và dù bản thân bà Thái chưa tìm được cách hiện thực hóa các mục tiêu xét lại chủ nghĩa này, điều đó có thể chuyển biến nếu bà cảm thấy Trump đồng cảm với mục tiêu của mình.
Trump cũng có thể gây hại bằng cách kích động những người cứng rắn trong chính phủ và quân đội Trung Quốc, nếu ông xác nhận niềm tin của họ rằng Hoa Kỳ muốn phá hoại “những lợi ích cốt lõi” của đất nước họ – cụ thể là việc duy trì bề ngoài, hay xa hơn là thực tế, rằng chỉ có một nước Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ban đầu lên tiếng chỉ trích nhẹ nhàng cuộc gọi của ông Trump và bà Thái, nhưng tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản, kể từ đó đã đưa ra những khiển trách nặng nề hơn nhiều, cảnh báo “[Mỹ] gây rắc rối cho quan hệ Trung-Mỹ chính là gây rắc rối cho mình.” Ngay sau đó, Hải quân Trung Quốc đã tạm thời bắt giữ một tàu lặn không người lái của Mỹ trong vùng biển quốc tế. Trung Quốc rõ ràng đang ra hiệu về sự bức xúc của mình.
Không có phương thuốc nào cho sự điên rồ của Trump. Trong cùng dòng tweet biện minh cho cuộc gọi với bà Thái, ông nhắc lại một cáo buộc sai lầm rằng Trung Quốc đang phá giá đồng tiền của mình nhằm đạt được những lợi thế xuất khẩu so với Hoa Kỳ. Kiến thức của ông về kinh tế quốc tế hoặc không tồn tại hoặc đã lỗi thời đến mười năm. Trên thực tế, Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng chảy máu dự trữ ngoại tệ và đang cố gắng hết sức đẩy giá trị đồng nhân dân tệ lên trước tình trạng dòng vốn chảy ra ngoài.
Trump có vẻ đang làm mếch lòng Trung Quốc mà không có lý do gì chính đáng. Tệ hơn, bằng cách tuyên bố Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – được thiết kế, ít nhất là một phần, nhằm định hình các dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu theo luật lệ của phương Tây, thay vì tầm nhìn trọng thương chủ nghĩa của Trung Quốc – Trump cũng đang bác bỏ một chính sách của Hoa Kỳ mà đáng lẽ đã có thể kiểm soát sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc ở châu Á. Sau tuyên bố về TPP của Trump, nhiều nước châu Á giờ đây đã thừa nhận sẽ gia nhập các khối thương mại khu vực do Trung Quốc dẫn đầu. Với sự giúp đỡ của Trump, “Thế kỷ Trung Quốc” có thể sẽ đến sớm hơn so với kỳ vọng của bất cứ ai.
Bằng cách tiến gần hơn đến Đài Loan, tấn công Trung Quốc vì những lý do không chính đáng, và rút khỏi TPP, Trump đang kích động Trung Quốc và đồng thời cũng trao quyền và tạo điều kiện cho nước này. Đây không phải là nghệ thuật thương thuyết. Đây là con đường dẫn đến thảm họa.
Yasheng Huang (Hoàng Á Sinh) là giáo sư ngành Kinh tế và Quản trị Toàn cầu tại Trường Quản trị Sloan, Viện Công nghệ Massachusetts.
Copyright: Project Syndicate 2017 – A Bull named Trump in a shop called China
———–