Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc: Đau đầu chuyện giàu, nghèo
Sự cách biệt giàu nghèo ở Trung Quốc (TQ) đang là mặt trái của chính sách cải cách mở cửa mà “thế hệ lãnh đạo thứ 5” hiện nay dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Đảng Tập Cận Bình đang quyết tâm từng bước khắc phục dù rất khó khăn.
Viện trưởng Học viện Nghiên cứu Lao động và Tiền lương TQ, giáo sư Tô Hải Nam, tuyên bố tại cuộc họp báo tuần qua: “Ban lãnh đạo mới đã cam kết tiếp tục cải cách kinh tế và thu hẹp cách biệt thu nhập của mọi người dân”. Tài liệu nghiên cứu của học viện này cho biết trong một thập kỷ qua, GDP của TQ tăng gấp đôi nhưng không phải người dân nào cũng được hưởng lợi và sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn làm tăng số vụ xung đột xã hội gấp 4 lần, ước tính 180.000 vụ mỗi năm. Đó là những vụ phản kháng của nông dân bị các quan chức, chiếm dụng đất và người lao động nhập cư từ nông thôn tới thành phố đòi được tăng lương cùng các khoản trợ cấp xã hội.
Về mức độ cách biệt giàu nghèo, theo thống kê chính thức năm 2011, thu nhập của người thành thị cao cấp 3,13 lần người ở nông thôn. Giáo sư Hoàng Chúc Huy, Trường Đại học Triết Giang, cảnh báo vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là các nhà lãnh đạo phải quan tâm giải quyết vấn nạn này. Trong 2 tuần qua, chính phủ TQ đã chỉ thị cho chính quyền các cấp phải kiểm soát việc tăng lương ồ ạt tại các xí nghiệp quốc doanh và từng bước tăng thu nhập của lao động nông thôn. Thống kê chính thức năm 2011 cho biết một số giám đốc điều hành xí nghiệp quốc doanh lớn hưởng lương cơ bản cao gấp 1.000 lần lương cơ bản của lao động nông thôn! Bộ trưởng Tài chính Tạ Húc Nhân thừa nhận từ năm 2009, nhà nước đã chủ trương không tăng lương tại các xí nghiệp quốc doanh nhưng không đạt hiệu quả. Ông cũng cho rằng chủ trương của nhà nước tăng dần thu nhập của hơn 300 triệu hộ nông dân hiện nay là hợp lòng dân nhưng không dễ thực hiện nếu cơ chế phân phối lợi ích xã hội không được cải cách.
Giáo sư Tô Hải Nam kiến nghị nhà nước cần có kế hoạch phát triển các xí nghiệp tư doanh đang tạo việc làm cho 80% lao động ở các thành phố. Ông nói: “Cần phân chia công bằng hơn nữa miếng bánh lợi ích giữa xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư doanh”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc: Đau đầu chuyện giàu, nghèo
Sự cách biệt giàu nghèo ở Trung Quốc (TQ) đang là mặt trái của chính sách cải cách mở cửa mà “thế hệ lãnh đạo thứ 5” hiện nay dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Đảng Tập Cận Bình đang quyết tâm từng bước khắc phục dù rất khó khăn.
Viện trưởng Học viện Nghiên cứu Lao động và Tiền lương TQ, giáo sư Tô Hải Nam, tuyên bố tại cuộc họp báo tuần qua: “Ban lãnh đạo mới đã cam kết tiếp tục cải cách kinh tế và thu hẹp cách biệt thu nhập của mọi người dân”. Tài liệu nghiên cứu của học viện này cho biết trong một thập kỷ qua, GDP của TQ tăng gấp đôi nhưng không phải người dân nào cũng được hưởng lợi và sự cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn làm tăng số vụ xung đột xã hội gấp 4 lần, ước tính 180.000 vụ mỗi năm. Đó là những vụ phản kháng của nông dân bị các quan chức, chiếm dụng đất và người lao động nhập cư từ nông thôn tới thành phố đòi được tăng lương cùng các khoản trợ cấp xã hội.
Về mức độ cách biệt giàu nghèo, theo thống kê chính thức năm 2011, thu nhập của người thành thị cao cấp 3,13 lần người ở nông thôn. Giáo sư Hoàng Chúc Huy, Trường Đại học Triết Giang, cảnh báo vấn đề cấp thiết nhất hiện nay là các nhà lãnh đạo phải quan tâm giải quyết vấn nạn này. Trong 2 tuần qua, chính phủ TQ đã chỉ thị cho chính quyền các cấp phải kiểm soát việc tăng lương ồ ạt tại các xí nghiệp quốc doanh và từng bước tăng thu nhập của lao động nông thôn. Thống kê chính thức năm 2011 cho biết một số giám đốc điều hành xí nghiệp quốc doanh lớn hưởng lương cơ bản cao gấp 1.000 lần lương cơ bản của lao động nông thôn! Bộ trưởng Tài chính Tạ Húc Nhân thừa nhận từ năm 2009, nhà nước đã chủ trương không tăng lương tại các xí nghiệp quốc doanh nhưng không đạt hiệu quả. Ông cũng cho rằng chủ trương của nhà nước tăng dần thu nhập của hơn 300 triệu hộ nông dân hiện nay là hợp lòng dân nhưng không dễ thực hiện nếu cơ chế phân phối lợi ích xã hội không được cải cách.
Giáo sư Tô Hải Nam kiến nghị nhà nước cần có kế hoạch phát triển các xí nghiệp tư doanh đang tạo việc làm cho 80% lao động ở các thành phố. Ông nói: “Cần phân chia công bằng hơn nữa miếng bánh lợi ích giữa xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư doanh”.