Kinh Đời

Trung Quốc áp thuế đậu tương của Mỹ - “con dao hai lưỡi”?

Việc Trung Quốc áp thuế đối đẳng trả đũa nhằm vào đậu tương Mỹ được cho là đòn đánh mạnh vào “kho phiếu” của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.


Việc Trung Quốc áp thuế đối đẳng trả đũa nhằm vào đậu tương Mỹ được cho là đòn đánh mạnh vào “kho phiếu” của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Ngày 15/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định sẽ áp thuế trừng phạt 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, liên quan tới 1.102 mặt hàng. Trong đó, đợt đầu tiên trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 818 mặt hàng, chủ yếu là thiết bị cơ khí, có thể bắt đầu từ ngày 6/7 tới.

Trung Quốc nhanh chóng ra đòn trả đũa đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Đợt đầu cũng trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 545 mặt hàng, chủ yếu là đậu tương. Việc Trung Quốc hủy miễn giảm thuế đối với đậu tương Mỹ, thay vào đó áp thuế trừng phạt 25%, đã khiến Tổng thống Trump nổi giận, cho rằng Bắc Kinh đã gây phương hại tới các công ty, công nhân và nông dân của Mỹ.

Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa áp thuế trừng phạt đối với 200 tỷ hàng hóa khác của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc áp thuế trừng phạt đối với đậu tương của Mỹ đã "chọc" đúng “chỗ đau” của ông Trump. Nhận định này không phải là không có lý. 

Thứ nhất, Trung Quốc là khách hàng mua đậu tương lớn nhất của Mỹ. Tạp chí CommonWealth cho biết năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu đậu tương của Mỹ là 21,66 tỷ USD, 57,1% trong số đó là thu được từ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo báo cáo nghiên cứu của hai nhà kinh tế nông nghiệp Mỹ thuộc trường Đại học Purdue là Wally Tyner và Farzad Taheripour, nếu Trung Quốc áp thuế 10% đối với đậu tương Mỹ, tổng lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 18%. Trong trường hợp thuế nâng lên 30%, xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 40%.

Thứ hai, các bang nông nghiệp vốn là “kho phiếu” của ông Trump nói riêng và đảng Cộng hòa nói chung. Việc Trung Quốc “khai đao” với đậu tương Mỹ dường như là muốn gây ra sự hoảng sợ trên thị trường. Quả thực, sau khi Trung Quốc đưa ra quyết định áp thuế trừng phạt trả đũa, giá đậu tương Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.

Trong một phát biểu được tờ China Daily dẫn lời, Chủ tịch Tổ chức Những người nông dân vì tự do thương mại (Mỹ) Brian Kuehl cho rằng những gì đang diễn ra không phải là chiến thuật đàm phán thương mại mà là áp thuế lên sinh kế của người nông dân Mỹ. Đối với nông dân Mỹ, điều này không phải là trên lý thuyết mà trở thành nỗi sợ hãi "rõ như ban ngày".

Tuy nhiên, câu chuyện có thể không dễ dàng phát triển theo chiều hướng như vậy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và của Trung tâm Nghiên cứu thị trường nông nghiệp quốc gia thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, trong 5 năm, từ năm 2013-2017, lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 63,38 triệu tấn lên 95,65 triệu tấn, tương đương tăng 50,7%.

Trong cùng thời gian, sản lượng đậu tương trong nước của Trung Quốc tăng từ 11,95 triệu tấn lên 14,4 triệu tấn, tương đương tăng 20,8%. Nếu xem xét ở góc độ nhu cầu, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng sản lượng đậu tương trong nước hoàn toàn không thể sánh được với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu đậu tương, chỉ có thể dựa vào nhập khẩu để khỏa lấp sự thiếu hụt, và mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu rất cao, lên tới gần 90%.

Trong đó, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 32,85 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, chiếm 34,4% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ hiện đứng thứ 2 trong danh sách các nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc, sau Brazil (53,3%) và trên Argentina (6,9%).

Với thực trạng nêu trên, việc sử dụng đậu tương để ép Tổng thống Trump, ngăn sự tấn công của Mỹ trên mặt trận thương mại có thể trở thành "con dao hai lưỡi" bởi trong thời gian ngắn, Trung Quốc khó có thể nâng mạnh sản lượng đậu tương.

Ngoài hạn chế về tập quán canh tác, đậu tương là loại cây trồng không thích hợp để mở rộng diện tích một cách quá mức bởi nó sẽ thu hẹp diện tích trồng cây lương thực khác, từ đó gây xáo động về giá cả trên thị trường lương thực, không có lợi cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khó có thể tìm được thị trường nhập khẩu đậu tương thay thế Mỹ. Hiện nay, 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc là Brazil, Mỹ và Argentina. Năm 2017, Trung Quốc nhập hơn 50 triệu tấn đậu tương từ Brazil, chiếm 78,9% lượng đậu tương xuất khẩu của Brazil, còn đối với Argentina tỷ lệ này là gần 90%, tương đương 6,6 triệu tấn. Trừ phi sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina tăng đột biến, nếu không đối với Trung Quốc, đậu tương Mỹ vẫn khó có thể bị thay thế. 

Nói cách khác, một khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Trung Quốc vẫn cần tới đậu tương Mỹ để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường. Việc áp thuế trừng phạt lên đậu tương Mỹ không chỉ rất khó cản được ông Trump, ngược lại có thể khiến giá nhập khẩu đậu tương tăng lên, làm giá thành ngành chăn nuôi, sản xuất và gia công thực phẩm tăng lên, trở thành nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.

Có lẽ vì vậy, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối đẳng, Tổng thống Trump đã không ngần ngại đe dọa tăng quy mô áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có bùng nổ hay không, theo nhiều chuyên gia, cần phải đợi xem vào ngày 6/7 tới, hai bên có thực sự áp thuế trừng phạt 25% đối với hàng hóa của nhau hay không. Tuy nhiên, những "đòn cân não" mà hai bên đưa ra khiến môi trường kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện thêm nhiều nhân tố không xác định./.



VVB chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trung Quốc áp thuế đậu tương của Mỹ - “con dao hai lưỡi”?

Việc Trung Quốc áp thuế đối đẳng trả đũa nhằm vào đậu tương Mỹ được cho là đòn đánh mạnh vào “kho phiếu” của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.


Việc Trung Quốc áp thuế đối đẳng trả đũa nhằm vào đậu tương Mỹ được cho là đòn đánh mạnh vào “kho phiếu” của đảng Cộng hòa trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Ngày 15/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định sẽ áp thuế trừng phạt 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, liên quan tới 1.102 mặt hàng. Trong đó, đợt đầu tiên trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 818 mặt hàng, chủ yếu là thiết bị cơ khí, có thể bắt đầu từ ngày 6/7 tới.

Trung Quốc nhanh chóng ra đòn trả đũa đối đẳng cả về quy mô lẫn tiến độ thực hiện. Đợt đầu cũng trị giá 34 tỷ USD, liên quan tới 545 mặt hàng, chủ yếu là đậu tương. Việc Trung Quốc hủy miễn giảm thuế đối với đậu tương Mỹ, thay vào đó áp thuế trừng phạt 25%, đã khiến Tổng thống Trump nổi giận, cho rằng Bắc Kinh đã gây phương hại tới các công ty, công nhân và nông dân của Mỹ.

Thậm chí, ông chủ Nhà Trắng còn đe dọa áp thuế trừng phạt đối với 200 tỷ hàng hóa khác của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng việc Trung Quốc áp thuế trừng phạt đối với đậu tương của Mỹ đã "chọc" đúng “chỗ đau” của ông Trump. Nhận định này không phải là không có lý. 

Thứ nhất, Trung Quốc là khách hàng mua đậu tương lớn nhất của Mỹ. Tạp chí CommonWealth cho biết năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu đậu tương của Mỹ là 21,66 tỷ USD, 57,1% trong số đó là thu được từ xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo báo cáo nghiên cứu của hai nhà kinh tế nông nghiệp Mỹ thuộc trường Đại học Purdue là Wally Tyner và Farzad Taheripour, nếu Trung Quốc áp thuế 10% đối với đậu tương Mỹ, tổng lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 18%. Trong trường hợp thuế nâng lên 30%, xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ giảm 40%.

Thứ hai, các bang nông nghiệp vốn là “kho phiếu” của ông Trump nói riêng và đảng Cộng hòa nói chung. Việc Trung Quốc “khai đao” với đậu tương Mỹ dường như là muốn gây ra sự hoảng sợ trên thị trường. Quả thực, sau khi Trung Quốc đưa ra quyết định áp thuế trừng phạt trả đũa, giá đậu tương Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.

Trong một phát biểu được tờ China Daily dẫn lời, Chủ tịch Tổ chức Những người nông dân vì tự do thương mại (Mỹ) Brian Kuehl cho rằng những gì đang diễn ra không phải là chiến thuật đàm phán thương mại mà là áp thuế lên sinh kế của người nông dân Mỹ. Đối với nông dân Mỹ, điều này không phải là trên lý thuyết mà trở thành nỗi sợ hãi "rõ như ban ngày".

Tuy nhiên, câu chuyện có thể không dễ dàng phát triển theo chiều hướng như vậy. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc và của Trung tâm Nghiên cứu thị trường nông nghiệp quốc gia thuộc trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, trong 5 năm, từ năm 2013-2017, lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 63,38 triệu tấn lên 95,65 triệu tấn, tương đương tăng 50,7%.

Trong cùng thời gian, sản lượng đậu tương trong nước của Trung Quốc tăng từ 11,95 triệu tấn lên 14,4 triệu tấn, tương đương tăng 20,8%. Nếu xem xét ở góc độ nhu cầu, ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng sản lượng đậu tương trong nước hoàn toàn không thể sánh được với tốc độ tăng trưởng về nhu cầu đậu tương, chỉ có thể dựa vào nhập khẩu để khỏa lấp sự thiếu hụt, và mức độ lệ thuộc vào nhập khẩu rất cao, lên tới gần 90%.

Trong đó, năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu 32,85 triệu tấn đậu tương từ Mỹ, chiếm 34,4% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc. Mỹ hiện đứng thứ 2 trong danh sách các nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc, sau Brazil (53,3%) và trên Argentina (6,9%).

Với thực trạng nêu trên, việc sử dụng đậu tương để ép Tổng thống Trump, ngăn sự tấn công của Mỹ trên mặt trận thương mại có thể trở thành "con dao hai lưỡi" bởi trong thời gian ngắn, Trung Quốc khó có thể nâng mạnh sản lượng đậu tương.

Ngoài hạn chế về tập quán canh tác, đậu tương là loại cây trồng không thích hợp để mở rộng diện tích một cách quá mức bởi nó sẽ thu hẹp diện tích trồng cây lương thực khác, từ đó gây xáo động về giá cả trên thị trường lương thực, không có lợi cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng khó có thể tìm được thị trường nhập khẩu đậu tương thay thế Mỹ. Hiện nay, 3 nhà cung cấp đậu tương lớn nhất của Trung Quốc là Brazil, Mỹ và Argentina. Năm 2017, Trung Quốc nhập hơn 50 triệu tấn đậu tương từ Brazil, chiếm 78,9% lượng đậu tương xuất khẩu của Brazil, còn đối với Argentina tỷ lệ này là gần 90%, tương đương 6,6 triệu tấn. Trừ phi sản lượng đậu tương của Brazil và Argentina tăng đột biến, nếu không đối với Trung Quốc, đậu tương Mỹ vẫn khó có thể bị thay thế. 

Nói cách khác, một khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Trung Quốc vẫn cần tới đậu tương Mỹ để bù đắp sự thiếu hụt trên thị trường. Việc áp thuế trừng phạt lên đậu tương Mỹ không chỉ rất khó cản được ông Trump, ngược lại có thể khiến giá nhập khẩu đậu tương tăng lên, làm giá thành ngành chăn nuôi, sản xuất và gia công thực phẩm tăng lên, trở thành nhân tố thúc đẩy lạm phát tăng lên.

Có lẽ vì vậy, sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối đẳng, Tổng thống Trump đã không ngần ngại đe dọa tăng quy mô áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có bùng nổ hay không, theo nhiều chuyên gia, cần phải đợi xem vào ngày 6/7 tới, hai bên có thực sự áp thuế trừng phạt 25% đối với hàng hóa của nhau hay không. Tuy nhiên, những "đòn cân não" mà hai bên đưa ra khiến môi trường kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện thêm nhiều nhân tố không xác định./.



VVB chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm