Mỗi Ngày Một Chuyện
Trung Quốc có ngồi vào đàm phán để cứu Huawei?
Mỹ để ngỏ khả năng giảm lệnh cấm với Huawei bằng việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán. Bắc Kinh liệu có chấp nhận?
Mỹ để ngỏ khả năng giảm lệnh cấm với Huawei bằng việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán. Bắc Kinh liệu có chấp nhận?
Không chỉ Google, Microsoft cũng là công ty lớn duy nhất đang thể hiện thái độ không rõ ràng trong các lệnh cấm Huawei của chính phủ Mỹ.
Tầm ảnh hưởng của Huawei cũng như các biện pháp trả đũa mà phía Trung Quốc có thể thực hiện nếu Washington quyết định “chơi khô máu” đang khiến các công ty Mỹ e ngại và đưa ra các động thái cầm chừng.
Trung Quốc vẫn nhẹ giọng với Mỹ
Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang thể hiện quan điểm nhún nhường nhưng không khuất phục trước sức ép Mỹ.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh tuần trước đã triệu tập các công ty công nghệ lớn đang hoạt động tại Trung Quốc, trong đó có Microsoft và Dell của Mỹ, Samsung cùng hai nhà sản xuất chất bán dẫn Arm of Britain và SK Hynix của Hàn Quốc, để cảnh báo liên quan đến lệnh cấm của Nhà Trắng với doanh nghiệp Trung Quốc.
Cuộc họp được tổ chức vào hai ngày 4 và 5/6, có sự tham gia của Cơ quan lập kế hoạch kinh tế trung ương, Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách, đại diện từ Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc. Tại đây, đại diện các đơn vị trên nhấn mạnh những công ty Mỹ hoặc có liên quan đến Mỹ có thể phải đối mặt với "hậu quả thảm khốc" nếu hợp tác với chính quyền Tổng thống Donald Trump, cấm bán công nghệ chủ chốt của Mỹ cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số quan chức cũng "bóng gió" rằng các công ty Mỹ nên có những vận động hành lang để thay đổi tình hình hiện tại. Riêng doanh nghiệp không thuộc Mỹ không phải chịu hậu quả nếu tiếp tục làm ăn bình thường với công ty Trung Quốc như hiện tại.
Trong khi đó, Reuters dẫn một nguồn tin tại tập đoàn phần mềm Microsoft của Mỹ nói với Reuters rằng, việc trao đổi với quan chức Trung Quốc không phải là một cảnh báo trực tiếp, nhưng họ đã được nói rõ rằng việc tuân thủ với lệnh cấm của Mỹ nhiều khả năng sẽ dẫn tới sự phức tạp thêm nữa đối với tất cả mọi bên.
Theo nguồn tin, Microsoft cũng được yêu cầu không có các bước đi vội vàng và thiếu cân nhắc trước khi hiểu rõ tình hình. Nguồn tin cũng nói rằng giọng điệu của phía Trung Quốc mang tính hòa giải.
Cho đến nay, Trung Quốc chưa thể hiện thái độ rõ ràng về khả năng sẽ có một cuộc họp tại Thượng đỉnh G20 với phía Mỹ dù thế giới trông đợi sự kiện này có thể mang tới những tín hiệu tốt đẹp đối với đàm phán thương mại Mỹ- Trung, nơi hai bên có thể hiểu rõ thêm các nền tảng cơ bản để hướng tới sự hợp tác cùng có lợi.
Dẫu vậy, với việc ra điều kiện với Bắc Kinh theo kiểu mà Nhà Trắng đang thực thi, bước đi này thật khó khiến Trung Quốc ngồi xuống đề thảo luận với Mỹ về bất cứ điều gì, dù là về đậu tương hay sở hữu trí tuệ.
Hải Lâm VVB chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc có ngồi vào đàm phán để cứu Huawei?
Mỹ để ngỏ khả năng giảm lệnh cấm với Huawei bằng việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán. Bắc Kinh liệu có chấp nhận?
Mỹ để ngỏ khả năng giảm lệnh cấm với Huawei bằng việc kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán. Bắc Kinh liệu có chấp nhận?
Không chỉ Google, Microsoft cũng là công ty lớn duy nhất đang thể hiện thái độ không rõ ràng trong các lệnh cấm Huawei của chính phủ Mỹ.
Tầm ảnh hưởng của Huawei cũng như các biện pháp trả đũa mà phía Trung Quốc có thể thực hiện nếu Washington quyết định “chơi khô máu” đang khiến các công ty Mỹ e ngại và đưa ra các động thái cầm chừng.
Trung Quốc vẫn nhẹ giọng với Mỹ
Trong bối cảnh này, Trung Quốc đang thể hiện quan điểm nhún nhường nhưng không khuất phục trước sức ép Mỹ.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh tuần trước đã triệu tập các công ty công nghệ lớn đang hoạt động tại Trung Quốc, trong đó có Microsoft và Dell của Mỹ, Samsung cùng hai nhà sản xuất chất bán dẫn Arm of Britain và SK Hynix của Hàn Quốc, để cảnh báo liên quan đến lệnh cấm của Nhà Trắng với doanh nghiệp Trung Quốc.
Cuộc họp được tổ chức vào hai ngày 4 và 5/6, có sự tham gia của Cơ quan lập kế hoạch kinh tế trung ương, Ủy ban Quốc gia về Phát triển và Cải cách, đại diện từ Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc. Tại đây, đại diện các đơn vị trên nhấn mạnh những công ty Mỹ hoặc có liên quan đến Mỹ có thể phải đối mặt với "hậu quả thảm khốc" nếu hợp tác với chính quyền Tổng thống Donald Trump, cấm bán công nghệ chủ chốt của Mỹ cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, một số quan chức cũng "bóng gió" rằng các công ty Mỹ nên có những vận động hành lang để thay đổi tình hình hiện tại. Riêng doanh nghiệp không thuộc Mỹ không phải chịu hậu quả nếu tiếp tục làm ăn bình thường với công ty Trung Quốc như hiện tại.
Trong khi đó, Reuters dẫn một nguồn tin tại tập đoàn phần mềm Microsoft của Mỹ nói với Reuters rằng, việc trao đổi với quan chức Trung Quốc không phải là một cảnh báo trực tiếp, nhưng họ đã được nói rõ rằng việc tuân thủ với lệnh cấm của Mỹ nhiều khả năng sẽ dẫn tới sự phức tạp thêm nữa đối với tất cả mọi bên.
Theo nguồn tin, Microsoft cũng được yêu cầu không có các bước đi vội vàng và thiếu cân nhắc trước khi hiểu rõ tình hình. Nguồn tin cũng nói rằng giọng điệu của phía Trung Quốc mang tính hòa giải.
Cho đến nay, Trung Quốc chưa thể hiện thái độ rõ ràng về khả năng sẽ có một cuộc họp tại Thượng đỉnh G20 với phía Mỹ dù thế giới trông đợi sự kiện này có thể mang tới những tín hiệu tốt đẹp đối với đàm phán thương mại Mỹ- Trung, nơi hai bên có thể hiểu rõ thêm các nền tảng cơ bản để hướng tới sự hợp tác cùng có lợi.
Dẫu vậy, với việc ra điều kiện với Bắc Kinh theo kiểu mà Nhà Trắng đang thực thi, bước đi này thật khó khiến Trung Quốc ngồi xuống đề thảo luận với Mỹ về bất cứ điều gì, dù là về đậu tương hay sở hữu trí tuệ.
Hải Lâm VVB chuyen