Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư
Lãnh đạo Trung Quốc tuy không nói thẳng về vấn đề điểm nóng như lãnh đạo một số nước khác nhưng động tác nhỏ của Chủ tịch Tập cũng được coi như sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông.
Sau khi tham dự Diễn đàn Bác Ngao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm đại đội dân binh trên biển gần thị trấn Đàm Môn ở tỉnh Hải Nam, hỏi xem người dân đánh cá ở Biển Đông có an toàn hay không và chúc ngư dân đánh bắt được cá lớn. Tuy không lớn tiếng nói thẳng về vấn đề điểm nóng như lãnh đạo một số nước khác nhưng động tác nhỏ của ông Tập Cận Bình cũng được coi như sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông và khuyến khích ngư dân Trung Quốc bảo vệ lãnh hải.
Trước đó, tại diễn đàn Bác Ngao do ông Tập chủ trì, tuy không trực tiếp đề cập tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á, nhưng lại ráo riết vận động về chủ đề Biển Đông.
Đề tài Biển Đông đã được ông Tập Cận Bình mang ra thảo luận với lãnh đạo một vài quốc gia có mặt trên đảo Hải Nam. Đáng chú ý là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều không tham dự Diễn đàn Bác Ngao năm nay. Điều này có nghĩa là cuộc thảo luận về an ninh Biển Đông do Trung Quốc chủ trì không có tính chất đa phương như báo chí nước này khoe khoang.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền phi lý thông qua cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi thăm làng chài Đàm Môn ở tỉnh Hải Nam, phát biểu trên tàu cá Qiong-Qionghai 09045, ông Tập Cận Bình nói: “Tôi rất ấn tượng (sau khi nghe câu chuyện của các bạn). Các bạn đã làm được một công việc tốt! Đảng và chính phủ sẽ quan tâm đến các bạn. Tôi chúc các bạn… đánh bắt được nhiều cá lớn”.
Đáng chú ý là cách đây một năm, tàu cá Qiong-Qionghai 09045 dài 30m này đã bị cảnh sát biển của đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương chặn lại do đánh bắt cá bất hợp pháp và một ngư dân bị chết trong khi đụng độ.
Giới quan sát cho rằng, việc ông Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam, vốn được coi là lính xung kích trên biển, đang gây ra những phản ứng nghi ngại của các nước láng giềng.
Wang Hanling, một chuyên gia về biển tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết chuyến thăm làng chài Đàm Môn và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình ở đây là dành cho các nước láng giềng đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Chuyên gia biển Wang Hanling nói: “Lợi ích biển của Trung Quốc chắc chắn bao gồm quyền đánh cá của ngư dân chúng ta và sự an toàn của họ trong vùng biển Nam Hải (Biển Đông). Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và các cuộc tập trận-tuần tra thường xuyên của Hải quân Trung Quốc là nhằm khuyến khích ngư dân tiến vào các vùng lãnh thổ biển của chúng ta ở Nam Hải (Biển Đông) để tuyên bố chủ quyền bằng hoạt động đánh cá”.
Chuyên gia hải quân Li Jie cho biết Bắc Kinh coi Biển Đông là trọng tâm chiến lược chính trong nỗ lực trở thành một cường quốc biển. Ông này nói: “Nếu muốn trở thành một hạm đội biển xanh, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tạo bước đột phá ở Biển Đông vì vị trí địa lý đặc biệt của nó”.
Tiếp sau chuyến thăm làng chài Đàm Môn, ông Tập Cận Bình ngày 11/4 thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải, thăm đội tàu chiến vừa có chuyến phô trương lực lượng trên Biển Đông và kêu gọi hải quân tự củng cố lực lượng, kết hợp tinh thần của từng binh sỹ thành ước vọng củng cố quân đội của quốc gia.
Chủ tịch Tập Cận Bình thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải trên đảo Hải Nam
Điều đáng chú ý là cùng với việc ông Tập Cận Bình lên tàu cá khích lệ ngư dân, thăm tàu chiến, kế hoạch du lịch Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) cũng hoàn tất các công đoạn cuối cùng và Hạm đội Hải Nam của Hải quân Trung Quốc cũng không chỉ một lần tiến thẳng ra Biển Đông thực thi hoạt động chấp pháp. Trong khi đó, đối với tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, ngoài việc cử tàu hải giám tuần tra trong phạm vi 12 hảy lý, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành huấn luyện tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, cách quần đảo Điếu Ngư tương đối xa. Đối với ngư dân Trung Quốc, khi tới khu vực biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư đánh cá, lúc nào họ cũng canh cánh nỗi lo an toàn. Một sự khác biệt nữa là sau khi trở thành Tổng Bí thư, ông Tập đã lên một chiến xa thuộc Quân khu Quảng Châu và tuyên bố bảo vệ chủ quyền. Nhưng khi ở Quân khu Nam Kinh, ông Tập chưa từng có hành động tương tự. Rõ ràng mức độ cứng rắn của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư là khác nhau.
Vì sao Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư?
Nếu cân nhắc kỹ sẽ thấy mức độ cứng rắn của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Biển Đông và Điếu Ngư khác nhau là sự tính toán thấu đáo của Bắc Kinh.
Về mặt ngoại giao, các nước như Philippines và Việt Nam tuy được Mỹ ủng hộ nhưng Mỹ không phải là đồng minh của những nước này, không thể trực tiếp chọc tay vào vấn đề Biển Đông. Ông Tập Cận Bình thăm Nga, gặp Thủ tướng Ấn Độ ở Durban (Nam Phi), hai bên Trung – Nga và Trung - Ấn đạt được nhận thức chung chiến lược, Trung Quốc đã loại bỏ được sự can dự của Nga và Ấn Độ vào vấn đề Biển Đông về mặt ngoại giao. Trước và sau Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập Cận Bình cũng gặp lãnh đạo các nước có lợi ích liên quan tới Biển Đông như Brunei, Myanmar và Campuchia, tiếp tục phân hóa phe đối đầu với Trung Quốc nhằm loại trừ sự gây nhiễu.
Về mặt kinh tế và quân sự, Philippines và Việt Nam rõ ràng không phải là đối thủ của Trung Quốc. Những cơ hội mà Trung Quốc mang lại trở thành mồi dụ. Trung Quốc đã nắm được ưu thế chủ động tương đối tốt với các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Do đó, Trung Quốc có thể cứng rắn trong vấn đề Biển Đông mà không phải lo ngại.
Ngược lại, vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku liên quan trực tiếp tới Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ. Hành động khinh suất manh động của Trung Quốc có thể trực tiếp dẫn tới đối đầu Trung – Mỹ (do Mỹ có Hiệp định Bảo đảm An ninh với Nhật Bản). Vì thế, vấn đề quần đảo Điếu Ngư không còn là vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản nữa mà là giữa ba bên Trung-Nhật-Mỹ. Cục diện bảo vệ thời kỳ chiến lược then chốt của sự trỗi dậy và giữ gìn môi trường chung sống hòa bình với Mỹ quan trọng hơn việc thu hồi quần đảo Điếu Ngư. Muốn thực hiện mục tiêu dự định của mình đối với đảo Điếu Ngư, Trung Quốc vừa phải nắm quyền chủ động đối với những thay đổi trong tam giác quan hệ Trung – Nhật – Mỹ, vừa phải phá vỡ cục diện Đông Bắc Á do Mỹ định ra sau chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. Rõ ràng, đối với Trung Quốc, việc này không phải là vấn đề thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Một chuyên gia Việt Nam chuyên nghiên cứu về Trung Quốc nhận định về các động thái gần đây của tân Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh muốn đánh đi tín hiệu cảnh báo các quốc gia hiện trong vòng tranh chấp Biển Đông. Những động thái này cũng thể hiện sự “nhất quán và liền mạch” trong chính sách của Bắc Kinh về vấn đề lãnh hải. “Đây là nhân tiện Hội nghị Bác Ngao thôi. Chứ còn sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi vừa được bầu làm Tổng Bí thư, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Thâm Quyến. Người ta tưởng ông Tập chỉ thăm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, nhưng thực chất, ông còn đi thăm Hạm đội Nam Hải và ra lệnh quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh”, vị chuyên gia này nhận định. Ông cũng cho rằng: “Rõ ràng, ông Tập Cận Bình cứng rắn hơn những người tiền nhiệm”./.
Võ Vân
http://toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/7/ho-so-quoc-te/115526/trung-quoc-cung-ran-o-bien-dong-hon-dieu-ngu.aspx
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư
Lãnh đạo Trung Quốc tuy không nói thẳng về vấn đề điểm nóng như lãnh đạo một số nước khác nhưng động tác nhỏ của Chủ tịch Tập cũng được coi như sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông.
Sau khi tham dự Diễn đàn Bác Ngao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới thăm đại đội dân binh trên biển gần thị trấn Đàm Môn ở tỉnh Hải Nam, hỏi xem người dân đánh cá ở Biển Đông có an toàn hay không và chúc ngư dân đánh bắt được cá lớn. Tuy không lớn tiếng nói thẳng về vấn đề điểm nóng như lãnh đạo một số nước khác nhưng động tác nhỏ của ông Tập Cận Bình cũng được coi như sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông và khuyến khích ngư dân Trung Quốc bảo vệ lãnh hải.
Trước đó, tại diễn đàn Bác Ngao do ông Tập chủ trì, tuy không trực tiếp đề cập tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và Biển Đông với nhiều nước Đông Nam Á, nhưng lại ráo riết vận động về chủ đề Biển Đông.
Đề tài Biển Đông đã được ông Tập Cận Bình mang ra thảo luận với lãnh đạo một vài quốc gia có mặt trên đảo Hải Nam. Đáng chú ý là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Nhật Bản đều không tham dự Diễn đàn Bác Ngao năm nay. Điều này có nghĩa là cuộc thảo luận về an ninh Biển Đông do Trung Quốc chủ trì không có tính chất đa phương như báo chí nước này khoe khoang.
Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế về yêu sách chủ quyền phi lý thông qua cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”, chiếm tới 80% Biển Đông. Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các động thái ngày càng gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi thăm làng chài Đàm Môn ở tỉnh Hải Nam, phát biểu trên tàu cá Qiong-Qionghai 09045, ông Tập Cận Bình nói: “Tôi rất ấn tượng (sau khi nghe câu chuyện của các bạn). Các bạn đã làm được một công việc tốt! Đảng và chính phủ sẽ quan tâm đến các bạn. Tôi chúc các bạn… đánh bắt được nhiều cá lớn”.
Đáng chú ý là cách đây một năm, tàu cá Qiong-Qionghai 09045 dài 30m này đã bị cảnh sát biển của đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương chặn lại do đánh bắt cá bất hợp pháp và một ngư dân bị chết trong khi đụng độ.
Giới quan sát cho rằng, việc ông Tập Cận Bình thăm ngư dân Hải Nam, vốn được coi là lính xung kích trên biển, đang gây ra những phản ứng nghi ngại của các nước láng giềng.
Wang Hanling, một chuyên gia về biển tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết chuyến thăm làng chài Đàm Môn và những tuyên bố của ông Tập Cận Bình ở đây là dành cho các nước láng giềng đang tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Chuyên gia biển Wang Hanling nói: “Lợi ích biển của Trung Quốc chắc chắn bao gồm quyền đánh cá của ngư dân chúng ta và sự an toàn của họ trong vùng biển Nam Hải (Biển Đông). Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và các cuộc tập trận-tuần tra thường xuyên của Hải quân Trung Quốc là nhằm khuyến khích ngư dân tiến vào các vùng lãnh thổ biển của chúng ta ở Nam Hải (Biển Đông) để tuyên bố chủ quyền bằng hoạt động đánh cá”.
Chuyên gia hải quân Li Jie cho biết Bắc Kinh coi Biển Đông là trọng tâm chiến lược chính trong nỗ lực trở thành một cường quốc biển. Ông này nói: “Nếu muốn trở thành một hạm đội biển xanh, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tạo bước đột phá ở Biển Đông vì vị trí địa lý đặc biệt của nó”.
Tiếp sau chuyến thăm làng chài Đàm Môn, ông Tập Cận Bình ngày 11/4 thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải, thăm đội tàu chiến vừa có chuyến phô trương lực lượng trên Biển Đông và kêu gọi hải quân tự củng cố lực lượng, kết hợp tinh thần của từng binh sỹ thành ước vọng củng cố quân đội của quốc gia.
Chủ tịch Tập Cận Bình thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải trên đảo Hải Nam
Điều đáng chú ý là cùng với việc ông Tập Cận Bình lên tàu cá khích lệ ngư dân, thăm tàu chiến, kế hoạch du lịch Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) cũng hoàn tất các công đoạn cuối cùng và Hạm đội Hải Nam của Hải quân Trung Quốc cũng không chỉ một lần tiến thẳng ra Biển Đông thực thi hoạt động chấp pháp. Trong khi đó, đối với tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, ngoài việc cử tàu hải giám tuần tra trong phạm vi 12 hảy lý, Hải quân Trung Quốc chỉ có thể tiến hành huấn luyện tại vùng biển Tây Thái Bình Dương, cách quần đảo Điếu Ngư tương đối xa. Đối với ngư dân Trung Quốc, khi tới khu vực biển xung quanh quần đảo Điếu Ngư đánh cá, lúc nào họ cũng canh cánh nỗi lo an toàn. Một sự khác biệt nữa là sau khi trở thành Tổng Bí thư, ông Tập đã lên một chiến xa thuộc Quân khu Quảng Châu và tuyên bố bảo vệ chủ quyền. Nhưng khi ở Quân khu Nam Kinh, ông Tập chưa từng có hành động tương tự. Rõ ràng mức độ cứng rắn của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Biển Đông và vấn đề quần đảo Điếu Ngư là khác nhau.
Vì sao Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư?
Nếu cân nhắc kỹ sẽ thấy mức độ cứng rắn của Trung Quốc trong xử lý vấn đề Biển Đông và Điếu Ngư khác nhau là sự tính toán thấu đáo của Bắc Kinh.
Về mặt ngoại giao, các nước như Philippines và Việt Nam tuy được Mỹ ủng hộ nhưng Mỹ không phải là đồng minh của những nước này, không thể trực tiếp chọc tay vào vấn đề Biển Đông. Ông Tập Cận Bình thăm Nga, gặp Thủ tướng Ấn Độ ở Durban (Nam Phi), hai bên Trung – Nga và Trung - Ấn đạt được nhận thức chung chiến lược, Trung Quốc đã loại bỏ được sự can dự của Nga và Ấn Độ vào vấn đề Biển Đông về mặt ngoại giao. Trước và sau Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập Cận Bình cũng gặp lãnh đạo các nước có lợi ích liên quan tới Biển Đông như Brunei, Myanmar và Campuchia, tiếp tục phân hóa phe đối đầu với Trung Quốc nhằm loại trừ sự gây nhiễu.
Về mặt kinh tế và quân sự, Philippines và Việt Nam rõ ràng không phải là đối thủ của Trung Quốc. Những cơ hội mà Trung Quốc mang lại trở thành mồi dụ. Trung Quốc đã nắm được ưu thế chủ động tương đối tốt với các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Do đó, Trung Quốc có thể cứng rắn trong vấn đề Biển Đông mà không phải lo ngại.
Ngược lại, vấn đề quần đảo Điếu Ngư/Senkaku liên quan trực tiếp tới Nhật Bản, một đồng minh của Mỹ. Hành động khinh suất manh động của Trung Quốc có thể trực tiếp dẫn tới đối đầu Trung – Mỹ (do Mỹ có Hiệp định Bảo đảm An ninh với Nhật Bản). Vì thế, vấn đề quần đảo Điếu Ngư không còn là vấn đề giữa Trung Quốc và Nhật Bản nữa mà là giữa ba bên Trung-Nhật-Mỹ. Cục diện bảo vệ thời kỳ chiến lược then chốt của sự trỗi dậy và giữ gìn môi trường chung sống hòa bình với Mỹ quan trọng hơn việc thu hồi quần đảo Điếu Ngư. Muốn thực hiện mục tiêu dự định của mình đối với đảo Điếu Ngư, Trung Quốc vừa phải nắm quyền chủ động đối với những thay đổi trong tam giác quan hệ Trung – Nhật – Mỹ, vừa phải phá vỡ cục diện Đông Bắc Á do Mỹ định ra sau chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. Rõ ràng, đối với Trung Quốc, việc này không phải là vấn đề thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
Một chuyên gia Việt Nam chuyên nghiên cứu về Trung Quốc nhận định về các động thái gần đây của tân Chủ tịch Trung Quốc: Bắc Kinh muốn đánh đi tín hiệu cảnh báo các quốc gia hiện trong vòng tranh chấp Biển Đông. Những động thái này cũng thể hiện sự “nhất quán và liền mạch” trong chính sách của Bắc Kinh về vấn đề lãnh hải. “Đây là nhân tiện Hội nghị Bác Ngao thôi. Chứ còn sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi vừa được bầu làm Tổng Bí thư, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Thâm Quyến. Người ta tưởng ông Tập chỉ thăm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc, nhưng thực chất, ông còn đi thăm Hạm đội Nam Hải và ra lệnh quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh”, vị chuyên gia này nhận định. Ông cũng cho rằng: “Rõ ràng, ông Tập Cận Bình cứng rắn hơn những người tiền nhiệm”./.
Võ Vân
http://toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/7/ho-so-quoc-te/115526/trung-quoc-cung-ran-o-bien-dong-hon-dieu-ngu.aspx