Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc đang diễn trò đánh lạc hướng dư luận
Hội nghị AMM lần thứ 45 khai mạc hôm nay 9-7 tại Phnom Penh (Campuchia), diễn ra khi tờ Thời Báo Hoàn Cầu lớn tiếng đe đọa động binh với lời lẽ hiếu chiến như “Philippines và Việt Nam đáng bị trừng trị”.
Trước đó là thông báo của thượng tá Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc: “Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu những chuyến tuần tiễu thường kỳ, sẵn sàng chiến đấu trong vùng biển thuộc thẩm quyền Trung Quốc”, tức là trong “đường lưỡi bò” bao phủ vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng...
Những tiếng trống trận đó phụ họa cho cáo thị đấu thầu công khai chín lô dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN do Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa ra. Bên cạnh đó là việc hạm đội tàu hải giám và tàu đánh cá đang nằm lì ở bãi cạn Scarborough, chờ đợi một cuộc xung đột vũ trang... nếu như các bên không kiềm chế. Công luận quốc tế như thế nào thì chỉ cần vào “Google” sẽ có ngay câu trả lời.
Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng nhận ra rằng Bắc Kinh đang tự rơi vào một cuộc khủng hoảng dư luận làm cho hình ảnh nước này xấu xí đi rất nhiều.
Vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, có vẻ như Trung Quốc đang muốn giở lại trò đánh lạc hướng dư luận cũ rích. Về mặt tuyên truyền, Trung Quốc đang thay đổi khẩu hiệu, bỏ đi cách nói “trỗi dậy trong hòa bình” nghe có vẻ “đe dọa” hơn cách nói êm ả “Trung Quốc phát triển hòa bình”.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng cách nói sau trong tuyên bố khai mạc Diễn đàn hòa bình thế giới 2012 hôm 7-7: “Trung Quốc sẽ gắn chặt với con đường phát triển hòa bình mà không tìm kiếm bành trướng, ngay cả khi Trung Quốc phát triển hơn nữa trong tương lai” .
Cũng trong nỗ lực “giải độc dư luận” thế giới, nữ Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh bay sang Thái Lan mượn báo The Nation phân bua: “Thách đố đối với Trung Quốc là trong khi chúng tôi cố tự kiềm chế, một số nước khác lại không có ý định tạm gác tranh cãi, ngược lại muốn tự tay giải quyết và ép buộc Trung Quốc cùng cộng đồng quốc tế một giải pháp đơn phương. Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là phản ứng”.
Nghe qua phát biểu của bà Phúc Oánh, có cảm tưởng như Trung Quốc hùng mạnh đang bị các nước bé hơn ngang ngược ức hiếp, từ Nhật Bản ở phía bắc đến Philippines và VN ở phía nam. Và bà Phúc Oánh kêu gọi các nước ASEAN độc lập “đừng trở thành công cụ của các đại cường”.
Tương tự, ở vị trí dân sự, học giả Tô Hạo cũng lên tiếng trách móc điều gọi là “những hô hào về mối đe dọa Trung Quốc nhằm hạn chế sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - ASEAN”. Ông Tô Hạo còn đổ lỗi: “Một vài nước ASEAN do thiếu hiểu biết đúng đắn về những ý định và sách lược của Trung Quốc, có thể cảm thấy không thoải mái trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc”.
Hai năm trước, trong một lần nói chuyện riêng với học giả Tô Hạo, tôi có nhắc rằng không nơi nào trên thế giới này lại chiếu nhiều phim Trung Quốc như ở VN cho dù tờ Thời Báo Hoàn Cầu ra rả đòi xóa sổ VN.
Hai năm sau, phim Trung Quốc vẫn được chiếu nhưng không chỉ Thời Báo Hoàn Cầu mà cả tờ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc cũng đòi trừng trị VN. Lý do chỉ vì VN phản đối những chuyện vô lý như Trung Quốc cấm ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển của mình hay việc CNOOC mở thầu trong lãnh thổ VN, chỉ cách đảo Phú Quý vỏn vẹn 30 hải lý.
Hơn ai hết, ASEAN chỉ muốn được yên ổn và độc lập.
DANH ĐỨC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc đang diễn trò đánh lạc hướng dư luận
Hội nghị AMM lần thứ 45 khai mạc hôm nay 9-7 tại Phnom Penh (Campuchia), diễn ra khi tờ Thời Báo Hoàn Cầu lớn tiếng đe đọa động binh với lời lẽ hiếu chiến như “Philippines và Việt Nam đáng bị trừng trị”.
Trước đó là thông báo của thượng tá Cảnh Nhạn Sinh, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc: “Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu những chuyến tuần tiễu thường kỳ, sẵn sàng chiến đấu trong vùng biển thuộc thẩm quyền Trung Quốc”, tức là trong “đường lưỡi bò” bao phủ vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng...
Những tiếng trống trận đó phụ họa cho cáo thị đấu thầu công khai chín lô dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN do Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đưa ra. Bên cạnh đó là việc hạm đội tàu hải giám và tàu đánh cá đang nằm lì ở bãi cạn Scarborough, chờ đợi một cuộc xung đột vũ trang... nếu như các bên không kiềm chế. Công luận quốc tế như thế nào thì chỉ cần vào “Google” sẽ có ngay câu trả lời.
Bản thân chính quyền Trung Quốc cũng nhận ra rằng Bắc Kinh đang tự rơi vào một cuộc khủng hoảng dư luận làm cho hình ảnh nước này xấu xí đi rất nhiều.
Vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế, có vẻ như Trung Quốc đang muốn giở lại trò đánh lạc hướng dư luận cũ rích. Về mặt tuyên truyền, Trung Quốc đang thay đổi khẩu hiệu, bỏ đi cách nói “trỗi dậy trong hòa bình” nghe có vẻ “đe dọa” hơn cách nói êm ả “Trung Quốc phát triển hòa bình”.
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng cách nói sau trong tuyên bố khai mạc Diễn đàn hòa bình thế giới 2012 hôm 7-7: “Trung Quốc sẽ gắn chặt với con đường phát triển hòa bình mà không tìm kiếm bành trướng, ngay cả khi Trung Quốc phát triển hơn nữa trong tương lai” .
Cũng trong nỗ lực “giải độc dư luận” thế giới, nữ Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phúc Oánh bay sang Thái Lan mượn báo The Nation phân bua: “Thách đố đối với Trung Quốc là trong khi chúng tôi cố tự kiềm chế, một số nước khác lại không có ý định tạm gác tranh cãi, ngược lại muốn tự tay giải quyết và ép buộc Trung Quốc cùng cộng đồng quốc tế một giải pháp đơn phương. Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là phản ứng”.
Nghe qua phát biểu của bà Phúc Oánh, có cảm tưởng như Trung Quốc hùng mạnh đang bị các nước bé hơn ngang ngược ức hiếp, từ Nhật Bản ở phía bắc đến Philippines và VN ở phía nam. Và bà Phúc Oánh kêu gọi các nước ASEAN độc lập “đừng trở thành công cụ của các đại cường”.
Tương tự, ở vị trí dân sự, học giả Tô Hạo cũng lên tiếng trách móc điều gọi là “những hô hào về mối đe dọa Trung Quốc nhằm hạn chế sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - ASEAN”. Ông Tô Hạo còn đổ lỗi: “Một vài nước ASEAN do thiếu hiểu biết đúng đắn về những ý định và sách lược của Trung Quốc, có thể cảm thấy không thoải mái trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc”.
Hai năm trước, trong một lần nói chuyện riêng với học giả Tô Hạo, tôi có nhắc rằng không nơi nào trên thế giới này lại chiếu nhiều phim Trung Quốc như ở VN cho dù tờ Thời Báo Hoàn Cầu ra rả đòi xóa sổ VN.
Hai năm sau, phim Trung Quốc vẫn được chiếu nhưng không chỉ Thời Báo Hoàn Cầu mà cả tờ Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc cũng đòi trừng trị VN. Lý do chỉ vì VN phản đối những chuyện vô lý như Trung Quốc cấm ngư dân VN đánh bắt cá trên vùng biển của mình hay việc CNOOC mở thầu trong lãnh thổ VN, chỉ cách đảo Phú Quý vỏn vẹn 30 hải lý.
Hơn ai hết, ASEAN chỉ muốn được yên ổn và độc lập.
DANH ĐỨC