Kinh Đời
Trung Quốc ở Olympic: Sao trên cờ và võ mồm với VĐV bơi Úc
(Tổng hợp AFP, Le Figaro, Le Monde) Trung Quốc nổi giận vì các ngôi sao trên lá cờ của nước này trong buổi lễ trao huy chương Thế vận hội không nằm đúng hướng. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Rio de Janeiro hôm nay 08/08/2016 cho biết đã chính thức kiện lên Ban tổ chức.
(Tổng hợp AFP, Le
Figaro, Le Monde) Trung Quốc nổi giận vì các ngôi sao trên lá cờ của nước này
trong buổi lễ trao huy chương Thế vận hội không nằm đúng hướng. Lãnh sự quán
Trung Quốc tại Rio de Janeiro hôm nay 08/08/2016 cho biết đã chính thức kiện
lên Ban tổ chức.
Đoàn VĐV Trung Quốc trong lễ khai mạc Thế vận hội Rio de Janeiro, 05/08/2016. |
Trên mạng xã hội, cư dân mạng Trung Quốc kêu rêu đây là « âm mưu » chống lại quốc gia
đứng thứ nhì trên bảng tổng sắp ở Luân Đôn năm 2012, tố cáo các nhà tổ chức Thế
vận hội lần này là « tệ hại nhất
trong lịch sử ». Một số người ôn hòa hơn thì khẳng định, dù sao đi nữa
cả hai lá cờ đều « Made in
China ».
Quốc kỳ Trung Quốc gồm một ngôi sao lớn đại diện cho đảng
Cộng sản, bên phải là bốn ngôi sao nhỏ hơn quay về hướng ngôi sao chính. Nhưng
tại Thế vận hội, kể cả cờ trên lá cờ do vận động viên (VĐV) đấu kiếm Lôi Thanh
(Lei Sheng) cầm trong lễ khai mạc hôm thứ Sáu 5/8, các ngôi sao nhỏ đều theo
hướng thẳng đứng.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Rio nói rằng Ban tổ chức đã xin
lỗi, và đã liên hệ với nhà sản xuất để chỉnh lại, nhưng bỏ qua chi tiết công ty
này là của Trung Quốc.
Theo Le Figaro,
kênh truyền hình Channel 7 của Úc cũng đã nhầm lẫn cờ Trung Quốc với...Chilê trên
bảng tổng sắp.
Nhưng không chỉ chuyện cờ, mà vụ tay bơi Trung Quốc Tôn Dương
(Sun Yang) hất nước lên người tay bơi Úc là Mack Horton trên đường đua kế cận,
ở vòng thi 400 m tự do, đã gây ồn ào nhất, theo Le Monde.
VĐV Úc Mack Horton |
Sau khi vượt qua Tôn Dương – đương kim vô địch Olympic – để
lọt vào chung kết, Mack Horton, 20 tuổi, đã kể lại với báo chí diễn tiến trong
hồ bơi : « Anh ta hất nước sang
phía tôi, nhưng tôi làm ngơ vì chẳng có thì giờ lẫn sự tôn trọng đối với những
kẻ gian lận sử dụng chất kích thích. Thấy vậy anh ta càng bực bội và tiếp tục
té nước sang tôi ».
Năm 2014, Tôn Dương đã bị cấm thi đấu ba tháng vì sử dụng
một chất cấm. VĐV này biện minh là do có vấn đề về tim nên mới dùng thuốc. Việc
treo giò chỉ được loan báo sau khi hết hạn, khiến người ta còn nghi ngờ hơn.
Mack Horton giành chiến thắng 400 m bơi tự do trước Tôn
Dương, đến đích trước vài phần trăm giây đồng hồ. Không chỉ làm lơ trong hồ
bơi, mà nhà tân vô địch còn làm như không thấy Tôn Dương khi anh ta muốn chúc
mừng. Sau cuộc đua, mọi người đều chú ý đến sự xích mích giữa hai tay bơi. VĐV
Úc vẫn vững vàng trước thái độ tức giận của các nhà báo Trung Quốc, anh
nói : « Tôi dùng từ gian lận vì
anh ấy đã bị kiểm tra dương tính. Các vận động viên dương tính với doping vẫn
tham gia tranh tài khá rắc rối cho tôi ».
Tôn Dương trả lời rằng anh « sạch » và « đã làm mọi cách để chứng minh ».
Rồi đả kích : « Tôi không cảm
thấy có liên quan đến những gì tay bơi Úc đã nói. Tôi sở hữu huy chương vàng
(Olympic 2012) và xếp cao trên thế giới, chẳng cần gì phải biện minh ».
Và bật khóc : « Một đất nước ở
bên lề nền văn minh ».
Những giọt nước mắt của Tôn Dương – người hùng quốc gia, như
tất cả các VĐV Trung Quốc đoạt được huy chương – đã khiến hàng trăm triệu cư
dân mạng nước này tức giận. Báo chí và mạng xã hội của cả Úc và Trung Quốc đều
lao vào bênh vực vận động viên nước mình. Tài khoản của Mack Horton trên các
mạng xã hội bị nhấn chìm bởi các lời bình tiêu cực, bằng tiếng Anh và tiếng
Hoa, đòi phải xin lỗi.
Tờ Global Times của
đảng Cộng Sản đả kích « sự tự mãn
cay độc » của Horton và chiến thắng « đáng xấu hổ » của anh. Sau đó tờ báo lôi ra những hình
ảnh cũ để chế giễu Úc, « đất nước
bên lề nền văn minh » vì từng là « nhà
tù ngoài khơi của Anh ».
Tôn Dương nói với báo Anh Daily Mail: "Tôi là vua 1.500 mét". |
Các báo Úc trả đũa bằng cách nhắc nhở rằng Tôn Dương đã « từng có khá nhiều tiền sự về thái độ
ứng xử tệ hại ». Daily Telegraph
chú thích « Clean Machine »
trên tấm hình Tôn Dương, và phía dưới là dòng chữ « Siêu nhân của chúng ta chứng tỏ với thế giới làm thế nào đè bẹp những
kẻ gian lận dùng chất kích thích ».
Le Monde cho rằng những trận khẩu chiến, lăng mạ, đòi xin
lỗi sẽ còn tiếp tục vì hai tay bơi sẽ tái ngộ thứ Bảy 13/8 tới trên đường đua
xanh 1.500 m mà VĐV Trung Quốc đang giữ chức vô địch.
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/trung-quoc-o-olympic-sao-tren-co-va-vo.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/trung-quoc-o-olympic-sao-tren-co-va-vo.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Trung Quốc ở Olympic: Sao trên cờ và võ mồm với VĐV bơi Úc
(Tổng hợp AFP, Le Figaro, Le Monde) Trung Quốc nổi giận vì các ngôi sao trên lá cờ của nước này trong buổi lễ trao huy chương Thế vận hội không nằm đúng hướng. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Rio de Janeiro hôm nay 08/08/2016 cho biết đã chính thức kiện lên Ban tổ chức.
Đoàn VĐV Trung Quốc trong lễ khai mạc Thế vận hội Rio de Janeiro, 05/08/2016. |
Trên mạng xã hội, cư dân mạng Trung Quốc kêu rêu đây là « âm mưu » chống lại quốc gia
đứng thứ nhì trên bảng tổng sắp ở Luân Đôn năm 2012, tố cáo các nhà tổ chức Thế
vận hội lần này là « tệ hại nhất
trong lịch sử ». Một số người ôn hòa hơn thì khẳng định, dù sao đi nữa
cả hai lá cờ đều « Made in
China ».
Quốc kỳ Trung Quốc gồm một ngôi sao lớn đại diện cho đảng
Cộng sản, bên phải là bốn ngôi sao nhỏ hơn quay về hướng ngôi sao chính. Nhưng
tại Thế vận hội, kể cả cờ trên lá cờ do vận động viên (VĐV) đấu kiếm Lôi Thanh
(Lei Sheng) cầm trong lễ khai mạc hôm thứ Sáu 5/8, các ngôi sao nhỏ đều theo
hướng thẳng đứng.
Lãnh sự quán Trung Quốc ở Rio nói rằng Ban tổ chức đã xin
lỗi, và đã liên hệ với nhà sản xuất để chỉnh lại, nhưng bỏ qua chi tiết công ty
này là của Trung Quốc.
Theo Le Figaro,
kênh truyền hình Channel 7 của Úc cũng đã nhầm lẫn cờ Trung Quốc với...Chilê trên
bảng tổng sắp.
Nhưng không chỉ chuyện cờ, mà vụ tay bơi Trung Quốc Tôn Dương
(Sun Yang) hất nước lên người tay bơi Úc là Mack Horton trên đường đua kế cận,
ở vòng thi 400 m tự do, đã gây ồn ào nhất, theo Le Monde.
VĐV Úc Mack Horton |
Sau khi vượt qua Tôn Dương – đương kim vô địch Olympic – để
lọt vào chung kết, Mack Horton, 20 tuổi, đã kể lại với báo chí diễn tiến trong
hồ bơi : « Anh ta hất nước sang
phía tôi, nhưng tôi làm ngơ vì chẳng có thì giờ lẫn sự tôn trọng đối với những
kẻ gian lận sử dụng chất kích thích. Thấy vậy anh ta càng bực bội và tiếp tục
té nước sang tôi ».
Năm 2014, Tôn Dương đã bị cấm thi đấu ba tháng vì sử dụng
một chất cấm. VĐV này biện minh là do có vấn đề về tim nên mới dùng thuốc. Việc
treo giò chỉ được loan báo sau khi hết hạn, khiến người ta còn nghi ngờ hơn.
Mack Horton giành chiến thắng 400 m bơi tự do trước Tôn
Dương, đến đích trước vài phần trăm giây đồng hồ. Không chỉ làm lơ trong hồ
bơi, mà nhà tân vô địch còn làm như không thấy Tôn Dương khi anh ta muốn chúc
mừng. Sau cuộc đua, mọi người đều chú ý đến sự xích mích giữa hai tay bơi. VĐV
Úc vẫn vững vàng trước thái độ tức giận của các nhà báo Trung Quốc, anh
nói : « Tôi dùng từ gian lận vì
anh ấy đã bị kiểm tra dương tính. Các vận động viên dương tính với doping vẫn
tham gia tranh tài khá rắc rối cho tôi ».
Tôn Dương trả lời rằng anh « sạch » và « đã làm mọi cách để chứng minh ».
Rồi đả kích : « Tôi không cảm
thấy có liên quan đến những gì tay bơi Úc đã nói. Tôi sở hữu huy chương vàng
(Olympic 2012) và xếp cao trên thế giới, chẳng cần gì phải biện minh ».
Và bật khóc : « Một đất nước ở
bên lề nền văn minh ».
Những giọt nước mắt của Tôn Dương – người hùng quốc gia, như
tất cả các VĐV Trung Quốc đoạt được huy chương – đã khiến hàng trăm triệu cư
dân mạng nước này tức giận. Báo chí và mạng xã hội của cả Úc và Trung Quốc đều
lao vào bênh vực vận động viên nước mình. Tài khoản của Mack Horton trên các
mạng xã hội bị nhấn chìm bởi các lời bình tiêu cực, bằng tiếng Anh và tiếng
Hoa, đòi phải xin lỗi.
Tờ Global Times của
đảng Cộng Sản đả kích « sự tự mãn
cay độc » của Horton và chiến thắng « đáng xấu hổ » của anh. Sau đó tờ báo lôi ra những hình
ảnh cũ để chế giễu Úc, « đất nước
bên lề nền văn minh » vì từng là « nhà
tù ngoài khơi của Anh ».
Tôn Dương nói với báo Anh Daily Mail: "Tôi là vua 1.500 mét". |
Các báo Úc trả đũa bằng cách nhắc nhở rằng Tôn Dương đã « từng có khá nhiều tiền sự về thái độ
ứng xử tệ hại ». Daily Telegraph
chú thích « Clean Machine »
trên tấm hình Tôn Dương, và phía dưới là dòng chữ « Siêu nhân của chúng ta chứng tỏ với thế giới làm thế nào đè bẹp những
kẻ gian lận dùng chất kích thích ».
Le Monde cho rằng những trận khẩu chiến, lăng mạ, đòi xin
lỗi sẽ còn tiếp tục vì hai tay bơi sẽ tái ngộ thứ Bảy 13/8 tới trên đường đua
xanh 1.500 m mà VĐV Trung Quốc đang giữ chức vô địch.
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/trung-quoc-o-olympic-sao-tren-co-va-vo.html
http://thuymyrfi.blogspot.com/2016/08/trung-quoc-o-olympic-sao-tren-co-va-vo.html