Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc quyết ngăn tham quan tẩu tán tài sản ra nước ngoài
Theo Cục Chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc, kế hoạch này sẽ được thực hiện sau khi luật tố tụng hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp theo dõi dòng tiền bất hợp pháp và hợp tác với các nước khác nhằm chặt đứt đường chuyển tiền bẩn ra nước ngoài.
Lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận đây là việc rất khó nhưng hy vọng với việc triệt tiêu các cơ sở vật chất của các quan chức tham nhũng ở nước ngoài có thể ngăn chặn tình trạng nghi phạm trốn thoát hoặc buộc họ trở về nước.
Hàng nghìn tỷ NDT tài sản nhà nước bị tẩu tán
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.
Các tham quan Trung Quốc thường "không có gì để khai" khi bị điều tra nhưng thực tế, hàng ngàn tỷ nhân dân tệ tài sản của họ cùng với vợ con đã được tẩu tán ra nước ngoài. (Minh họa của báo Hoa Nam Buổi sáng)
Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Cuối tháng 5/2012, một hội thảo về chủ đề ngăn ngừa quan tham trốn ra nước ngoài đã được tổ chức tại Bắc Kinh, với sự tham dự của các lãnh đạo chủ chốt từ cơ quan thanh tra, tư pháp, cảnh sát và Bộ Ngoại giao. Ông Gan Yisheng, Phó Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, các cơ quan chính phủ phải hợp tác để chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài phi pháp của quan tham.
Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, mới có 54,19 tỉ nhân dân tệ (8,51 tỉ USD) được thu hồi trong năm 2005, 2007 và từ 2009 đến 2011. Trong khi đó, ông Li Chengyan - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính phủ trong sạch của Đại học Bắc Kinh - ước tính có khoảng 10.000 quan chức trốn chạy vẫn ngoài vòng pháp luật, với khoản tiền tẩu tán ra nước ngoài đến hơn 1.000 tỉ nhân dân tệ (157 tỉ USD).
Nhiều chính quyền địa phương đã có những hành động kiên quyết để chống lại hiện tượng này. Hồi tháng 1/2012, tỉnh Quảng Đông thông báo những quan chức có gia đình di cư ra nước ngoài sẽ bị cấm bổ nhiệm vào cương vị cao cấp. Kể từ năm 2011, chính phủ đã bắt đầu kiểm soát về nơi ở của gia đình và tài sản của các quan chức và nhiều cơ quan đã bắt đầu hợp tác để ngăn chặn quan tham chạy trốn. Theo Tuần báo Kinh tế Trung Quốc, hệ thống được cải thiện đã giúp chặn khoảng 50 quan chức định trốn khỏi Trung Quốc mỗi ngày.
Các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài bằng cách nào
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xác tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.
Các cơ quan thanh tra kỷ luật của Trung Quốc trong năm 2010 đã thực hiện 140.000 vụ thanh tra tham nhũng, với kết quả là 145.000 người phải nhận hình phạt.
Trong hầu hết các vụ tham nhũng bị đưa ra xét xử liên quan tới các quan chức cao cấp hàng đầu, nhà chức trách không đưa ra thông tin về cách thức tẩu tán tài sản ra nước ngoài của họ. Trong số những vụ này phải kể tới vụ cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông Trần Lương Vũ, bị kết án 18 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Tờ New York Times có một bài viết về hệ thống làm ăn của anh chị em ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai. Những người thân của gia đình này nắm cổ phần ở nhiều công ty trong nước, có mối làm ăn béo bở với Chính phủ, và cũng thành lập nhiều công ty “kín như bưng” ở nơi xa xôi, thường được xem là thiên đường thuế như quần đảo British Virgin Islands hay Mauritus.
Họ cũng có nhiều bí danh khác nhau để điều hành các công ty này. Chẳng hạn, anh trai ông Bạc Hy Lai là ông Bạc Hy Vĩnh còn có tên khác là Lý Học Vinh; người con trai của ông Bạc Hy Lai với người vợ đã ly hôn của ông thì có ít nhất 4 cái tên bao gồm Lý Vọng Tri, Bạc Vọng Tri, Brendan Lý và Lý Tiểu Bạch.
Những mối lo về tham nhũng đang ngày càng tập trung vào các quan chức sống một thân một mình. Đây là những ông quan đã đưa vợ con ra nước ngoài, mà theo giới phê bình, vợ con của họ chắc chắn xuất ngoại cùng với những khối tài sản lớn. Quy định kiểm soát vốn trong đó mỗi người Trung Quốc không được đem quá 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm dường như chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn cản những cuộc xuất ngoại của tài sản tham nhũng này.
Theo Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc, cựu kỹ sư trưởng ngành đường sắt nước này, ông Trương Thự Quang, người hiện vẫn đang nằm trong diện điều tra, đã tích tụ nhiều triệu USD tài sản tại Mỹ và Thụy Sỹ. Một số bài báo cho biết, trong số tài sản ở nước ngoài của ông Zhang, có một bất động sản hoành tráng ở Los Angeles được ông này tậu với giá 825.000 USD ở thời điểm mà lương ông, khi đó còn chưa thăng tiến cao như khi bị bắt, mới chỉ là 2.200 Nhân dân tệ, tương đương 350 USD/tháng.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Năm 2010, một quan chức ngành viễn thông tại Tứ Xuyên - Li Xiangdong - đã ly dị vợ trước khi đưa cô này sang Canada. Sau đó Li Xiangdong đã chạy khỏi Trung Quốc và đoàn tụ với vợ cũ đúng 1 ngày trước khi ông ta dự kiến bị bắt vì tội biển thủ 60 triệu USD.
Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi kiểu như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.
Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng.
Người thắng bạc có thể được trả bằng Đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi. Ông Mã Hướng Đông, nguyên Phó thị trưởng Thẩm Dương, bị cho là đã đánh bạc hết 4,8 triệu USD ở Macao trước khi bị mất chức. Hiện ông Mã đã lĩnh án tử hình vì tội dùng tiền Nhà nước đánh bạc.
Tuy nhiên, án tử hình vẫn không khiến giới tham quan Trung Quốc lo sợ. Ông He Jiahong, một chuyên gia về điều tra chống tham nhũng ở Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, nước này cần có những cách phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn.
“Chính sách chống tham nhũng của Trung Quốc mới chỉ phụ thuộc vào hình phạt nghiêm khắc, cho rằng tử hình một kẻ sẽ răn đe được 100 người khác. Tuy nhiên, chính sách này chưa phát huy hiệu quả cao. Công tác điều tra hiệu quả sẽ tốt hơn là trừng phạt, và ngăn chặn tham nhũng còn tốt hơn việc điều tra”, ông He phát biểu./.
Võ Vân (Tổng hợp
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc quyết ngăn tham quan tẩu tán tài sản ra nước ngoài
Theo Cục Chống tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc, kế hoạch này sẽ được thực hiện sau khi luật tố tụng hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Viện Kiểm sát tối cao Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp theo dõi dòng tiền bất hợp pháp và hợp tác với các nước khác nhằm chặt đứt đường chuyển tiền bẩn ra nước ngoài.
Lãnh đạo Trung Quốc thừa nhận đây là việc rất khó nhưng hy vọng với việc triệt tiêu các cơ sở vật chất của các quan chức tham nhũng ở nước ngoài có thể ngăn chặn tình trạng nghi phạm trốn thoát hoặc buộc họ trở về nước.
Hàng nghìn tỷ NDT tài sản nhà nước bị tẩu tán
Theo số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm 2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi 7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp nhà nước.
Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.
Các tham quan Trung Quốc thường "không có gì để khai" khi bị điều tra nhưng thực tế, hàng ngàn tỷ nhân dân tệ tài sản của họ cùng với vợ con đã được tẩu tán ra nước ngoài. (Minh họa của báo Hoa Nam Buổi sáng)
Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Cuối tháng 5/2012, một hội thảo về chủ đề ngăn ngừa quan tham trốn ra nước ngoài đã được tổ chức tại Bắc Kinh, với sự tham dự của các lãnh đạo chủ chốt từ cơ quan thanh tra, tư pháp, cảnh sát và Bộ Ngoại giao. Ông Gan Yisheng, Phó Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết, các cơ quan chính phủ phải hợp tác để chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài phi pháp của quan tham.
Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, mới có 54,19 tỉ nhân dân tệ (8,51 tỉ USD) được thu hồi trong năm 2005, 2007 và từ 2009 đến 2011. Trong khi đó, ông Li Chengyan - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính phủ trong sạch của Đại học Bắc Kinh - ước tính có khoảng 10.000 quan chức trốn chạy vẫn ngoài vòng pháp luật, với khoản tiền tẩu tán ra nước ngoài đến hơn 1.000 tỉ nhân dân tệ (157 tỉ USD).
Nhiều chính quyền địa phương đã có những hành động kiên quyết để chống lại hiện tượng này. Hồi tháng 1/2012, tỉnh Quảng Đông thông báo những quan chức có gia đình di cư ra nước ngoài sẽ bị cấm bổ nhiệm vào cương vị cao cấp. Kể từ năm 2011, chính phủ đã bắt đầu kiểm soát về nơi ở của gia đình và tài sản của các quan chức và nhiều cơ quan đã bắt đầu hợp tác để ngăn chặn quan tham chạy trốn. Theo Tuần báo Kinh tế Trung Quốc, hệ thống được cải thiện đã giúp chặn khoảng 50 quan chức định trốn khỏi Trung Quốc mỗi ngày.
Các quan tham tẩu tán tài sản ra nước ngoài bằng cách nào
Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xác tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.
Các cơ quan thanh tra kỷ luật của Trung Quốc trong năm 2010 đã thực hiện 140.000 vụ thanh tra tham nhũng, với kết quả là 145.000 người phải nhận hình phạt.
Trong hầu hết các vụ tham nhũng bị đưa ra xét xử liên quan tới các quan chức cao cấp hàng đầu, nhà chức trách không đưa ra thông tin về cách thức tẩu tán tài sản ra nước ngoài của họ. Trong số những vụ này phải kể tới vụ cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông Trần Lương Vũ, bị kết án 18 năm tù giam vì tội tham nhũng.
Tờ New York Times có một bài viết về hệ thống làm ăn của anh chị em ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai. Những người thân của gia đình này nắm cổ phần ở nhiều công ty trong nước, có mối làm ăn béo bở với Chính phủ, và cũng thành lập nhiều công ty “kín như bưng” ở nơi xa xôi, thường được xem là thiên đường thuế như quần đảo British Virgin Islands hay Mauritus.
Họ cũng có nhiều bí danh khác nhau để điều hành các công ty này. Chẳng hạn, anh trai ông Bạc Hy Lai là ông Bạc Hy Vĩnh còn có tên khác là Lý Học Vinh; người con trai của ông Bạc Hy Lai với người vợ đã ly hôn của ông thì có ít nhất 4 cái tên bao gồm Lý Vọng Tri, Bạc Vọng Tri, Brendan Lý và Lý Tiểu Bạch.
Những mối lo về tham nhũng đang ngày càng tập trung vào các quan chức sống một thân một mình. Đây là những ông quan đã đưa vợ con ra nước ngoài, mà theo giới phê bình, vợ con của họ chắc chắn xuất ngoại cùng với những khối tài sản lớn. Quy định kiểm soát vốn trong đó mỗi người Trung Quốc không được đem quá 50.000 USD ra nước ngoài mỗi năm dường như chẳng có tác dụng gì trong việc ngăn cản những cuộc xuất ngoại của tài sản tham nhũng này.
Theo Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc, cựu kỹ sư trưởng ngành đường sắt nước này, ông Trương Thự Quang, người hiện vẫn đang nằm trong diện điều tra, đã tích tụ nhiều triệu USD tài sản tại Mỹ và Thụy Sỹ. Một số bài báo cho biết, trong số tài sản ở nước ngoài của ông Zhang, có một bất động sản hoành tráng ở Los Angeles được ông này tậu với giá 825.000 USD ở thời điểm mà lương ông, khi đó còn chưa thăng tiến cao như khi bị bắt, mới chỉ là 2.200 Nhân dân tệ, tương đương 350 USD/tháng.
Một bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù vào thẻ tín dụng.
Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài. Năm 2010, một quan chức ngành viễn thông tại Tứ Xuyên - Li Xiangdong - đã ly dị vợ trước khi đưa cô này sang Canada. Sau đó Li Xiangdong đã chạy khỏi Trung Quốc và đoàn tụ với vợ cũ đúng 1 ngày trước khi ông ta dự kiến bị bắt vì tội biển thủ 60 triệu USD.
Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi kiểu như British Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá “trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty phá sản này.
Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino” Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng.
Người thắng bạc có thể được trả bằng Đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền này mang đi. Ông Mã Hướng Đông, nguyên Phó thị trưởng Thẩm Dương, bị cho là đã đánh bạc hết 4,8 triệu USD ở Macao trước khi bị mất chức. Hiện ông Mã đã lĩnh án tử hình vì tội dùng tiền Nhà nước đánh bạc.
Tuy nhiên, án tử hình vẫn không khiến giới tham quan Trung Quốc lo sợ. Ông He Jiahong, một chuyên gia về điều tra chống tham nhũng ở Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng, nước này cần có những cách phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn.
“Chính sách chống tham nhũng của Trung Quốc mới chỉ phụ thuộc vào hình phạt nghiêm khắc, cho rằng tử hình một kẻ sẽ răn đe được 100 người khác. Tuy nhiên, chính sách này chưa phát huy hiệu quả cao. Công tác điều tra hiệu quả sẽ tốt hơn là trừng phạt, và ngăn chặn tham nhũng còn tốt hơn việc điều tra”, ông He phát biểu./.
Võ Vân (Tổng hợp