Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?
Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung
Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ.
Trong những năm gần đây, vai trò cản trở ngoại giao của tôn giáo đã dần trở nên bớt quan trọng. Bản thân Pháp Luân Công phần lớn đã không còn xuất hiện công khai, trong khi những vấn đề về tôn giáo và nhân quyền nói chung đã bị lu mờ trước những nhu cầu cấp thiết (của Mỹ) nhằm đảm bảo sự hợp tác của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế và an ninh khác. Nhưng những quan ngại về an ninh của Trung Quốc giờ đây cũng đi kèm với những mối lo ngại mới về tôn giáo, tiêu biểu là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và không chỉ có vậy.
Kể từ khi thành lập, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã ban hành nhiều đạo luật nhằm làm rõ vị trí của tôn giáo trong xã hội. Có lẽ trái với các dự đoán, và chắc hẳn trái ngược với kinh nghiệm của Liên Xô, về mặt nguyên tắc, Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện sự đối kháng với tôn giáo nói chung. Thậm chí từ trước khi lên nắm quyền năm 1949, Mao Trạch Đông và các tướng tá dưới quyền đã xem xét kinh nghiệm từ cuộc đối đầu bạo lực giữa Liên Xô và Chính thống giáo Nga như một lời cảnh tỉnh, và chỉ thị lực lượng cán bộ địa phương không nên kích động sự phẫn nộ của nông dân bằng cách phá hủy các đền đài và tượng thần.
Hiến pháp năm 1954 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khẳng định lại cam kết của chính phủ về ‘tự do tín ngưỡng” và chính sách của họ đối với tín đồ Phật giáo, Công giáo và Hồi giáo đã cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận ra sự nguy hiểm của việc tiếp cận vấn đề tôn giáo một cách hung hăng, bên cạnh những lý do về mặt văn hóa cần cho phép tôn giáo tồn tại dưới sự bảo trợ của chính phủ.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2016, Quốc vụ Viện đã trình dự thảo mới của “Quy định về các Vấn đề Tôn giáo”, thật ra là một bản điều chỉnh lại văn bản cùng tên ban hành năm 2005. Khi hai văn bản luật được đặt cạnh nhau, người ta có thể nhanh chóng nhận ra những xu hướng cố định – và những hướng đi mới – trong chính sách tôn giáo của Trung Quốc.
So với năm 2005, đạo luật năm 2016 tăng cường việc kiểm soát những tài liệu tôn giáo được nhập khẩu, đặc biệt là từ các trang mạng thông tin tôn giáo, và bổ sung phần đề cập về các trường dòng, sẽ được luật điều chỉnh theo cùng một phương pháp như áp dụng với các tổ chức tôn giáo khác. Ngoài ra luật cũng chú ý tới các vấn đề tài chính, bao gồm việc cấm các tổ chức tôn giáo đã đăng ký không được tham gia vào các dạng hoạt động đầu tư và thương mại nhất định. Các tổ chức tôn giáo từ thiện và phi lợi nhuận – đã là đối tượng điều chỉnh của một nhóm các điều khoản mới được áp dụng đầu năm nay – cũng được nhắc đến lần đầu tiên trong văn bản luật năm 2016.
Đạo luật mới cũng đưa ra nhiều điều khoản chi tiết hơn về những kiểu gian lận tài chính, không thanh toán thuế, hay quyên góp bắt buộc, đặc biệt là những khoản nằm ngoài giới hạn chính thức của các địa điểm và nhân sự tôn giáo. Các khoản quyên góp từ nước ngoài đều bị xem xét kỹ lưỡng và phải được báo cáo cho Sở Quản lý Tôn giáo địa phương.
Không ngạc nhiên khi điều luật được sửa đổi thể hiện mối quan ngại lớn liên quan tới tôn giáo cực đoan và việc sử dụng tôn giáo như một công cụ cho chủ nghĩa ly khai sắc tộc. Điều khoản duy nhất đề cập cụ thể đến đạo Hồi là một điều khoản cho phép hajj– chuyến hành hương thường niên đến Mecca của người Hồi giáo – được điều hành bởi một tổ chức Hồi giáo nhà nước. Cũng có những lo ngại liên quan tới việc các hoạt động truyền đạo thâm nhập vào nền giáo dục quốc gia bởi nhiều hội nhóm.
Những nội dung không có sự thay đổi cũng gây ngạc nhiên không kém. Cũng giống những văn bản trước, dự thảo đạo luật 2016 bắt đầu bằng việc khẳng định quyền tự do theo – hoặc không theo – tôn giáo và quyền tham gia vào các hoạt động tôn giáo của công dân Trung Quốc (với những giới hạn được giám sát chặt chẽ). Theo chính dự luật này, nhà nước giám sát chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ các hoạt động tôn giáo hợp pháp, trong khi đảm bảo rằng tôn giáo không rơi vào tay những phần tử ly khai sắc tộc hoặc trở thành mối nguy hại đối với sự thống nhất của dân tộc.
Tất nhiên, tất cả những khái niệm này đều rất linh hoạt và có thể bị thao túng, đơn giản như việc gán cho một tổ chức như Pháp Luân Công là một “giáo phái” hơn là một tôn giáo. Nhưng hoàn toàn bác bỏ cách tiếp cận tôn giáo đặc thù của Trung Quốc cũng có rủi ro, đặc biệt là khi những quốc gia như Pháp và Anh đang phải đối đầu với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở trong nước và chuẩn bị tiếp bước Mỹ để đưa tự do tôn giáo trở thành một khía cạnh thực thi bắt buộc về mặt pháp lý thông qua chính sách quốc tế.
Thomas DuBois là Phó Giáo sư và Nghiên cứu viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc sẽ quản lý tôn giáo như thế nào?
Nguồn: Thomas DuBois, “How will China regulate religion”, East Asia Forum, 21/09/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung
Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công năm 1999 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Các nhà hoạt động nhân quyền, Phật tử và những bên khác trong cộng đồng quốc tế đều sửng sốt vì mức độ bạo lực khủng khiếp được sử dụng để đàn áp hội nhóm này. Quan hệ của Trung Quốc với Mỹ bị ảnh hưởng tức thì, một phần vì thời điểm vụ việc. Chiến dịch phản đối Pháp Luân Công xảy ra ngay sau khi ra đời Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, đạo luật khiến cho việc bảo vệ tôn giáo trở thành một tiêu chí phải thực thi của ngành ngoại giao Mỹ.
Trong những năm gần đây, vai trò cản trở ngoại giao của tôn giáo đã dần trở nên bớt quan trọng. Bản thân Pháp Luân Công phần lớn đã không còn xuất hiện công khai, trong khi những vấn đề về tôn giáo và nhân quyền nói chung đã bị lu mờ trước những nhu cầu cấp thiết (của Mỹ) nhằm đảm bảo sự hợp tác của Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế và an ninh khác. Nhưng những quan ngại về an ninh của Trung Quốc giờ đây cũng đi kèm với những mối lo ngại mới về tôn giáo, tiêu biểu là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, và không chỉ có vậy.
Kể từ khi thành lập, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đã ban hành nhiều đạo luật nhằm làm rõ vị trí của tôn giáo trong xã hội. Có lẽ trái với các dự đoán, và chắc hẳn trái ngược với kinh nghiệm của Liên Xô, về mặt nguyên tắc, Trung Quốc chưa bao giờ thể hiện sự đối kháng với tôn giáo nói chung. Thậm chí từ trước khi lên nắm quyền năm 1949, Mao Trạch Đông và các tướng tá dưới quyền đã xem xét kinh nghiệm từ cuộc đối đầu bạo lực giữa Liên Xô và Chính thống giáo Nga như một lời cảnh tỉnh, và chỉ thị lực lượng cán bộ địa phương không nên kích động sự phẫn nộ của nông dân bằng cách phá hủy các đền đài và tượng thần.
Hiến pháp năm 1954 của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã khẳng định lại cam kết của chính phủ về ‘tự do tín ngưỡng” và chính sách của họ đối với tín đồ Phật giáo, Công giáo và Hồi giáo đã cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhận ra sự nguy hiểm của việc tiếp cận vấn đề tôn giáo một cách hung hăng, bên cạnh những lý do về mặt văn hóa cần cho phép tôn giáo tồn tại dưới sự bảo trợ của chính phủ.
Vào ngày 8 tháng 9 năm 2016, Quốc vụ Viện đã trình dự thảo mới của “Quy định về các Vấn đề Tôn giáo”, thật ra là một bản điều chỉnh lại văn bản cùng tên ban hành năm 2005. Khi hai văn bản luật được đặt cạnh nhau, người ta có thể nhanh chóng nhận ra những xu hướng cố định – và những hướng đi mới – trong chính sách tôn giáo của Trung Quốc.
So với năm 2005, đạo luật năm 2016 tăng cường việc kiểm soát những tài liệu tôn giáo được nhập khẩu, đặc biệt là từ các trang mạng thông tin tôn giáo, và bổ sung phần đề cập về các trường dòng, sẽ được luật điều chỉnh theo cùng một phương pháp như áp dụng với các tổ chức tôn giáo khác. Ngoài ra luật cũng chú ý tới các vấn đề tài chính, bao gồm việc cấm các tổ chức tôn giáo đã đăng ký không được tham gia vào các dạng hoạt động đầu tư và thương mại nhất định. Các tổ chức tôn giáo từ thiện và phi lợi nhuận – đã là đối tượng điều chỉnh của một nhóm các điều khoản mới được áp dụng đầu năm nay – cũng được nhắc đến lần đầu tiên trong văn bản luật năm 2016.
Đạo luật mới cũng đưa ra nhiều điều khoản chi tiết hơn về những kiểu gian lận tài chính, không thanh toán thuế, hay quyên góp bắt buộc, đặc biệt là những khoản nằm ngoài giới hạn chính thức của các địa điểm và nhân sự tôn giáo. Các khoản quyên góp từ nước ngoài đều bị xem xét kỹ lưỡng và phải được báo cáo cho Sở Quản lý Tôn giáo địa phương.
Không ngạc nhiên khi điều luật được sửa đổi thể hiện mối quan ngại lớn liên quan tới tôn giáo cực đoan và việc sử dụng tôn giáo như một công cụ cho chủ nghĩa ly khai sắc tộc. Điều khoản duy nhất đề cập cụ thể đến đạo Hồi là một điều khoản cho phép hajj– chuyến hành hương thường niên đến Mecca của người Hồi giáo – được điều hành bởi một tổ chức Hồi giáo nhà nước. Cũng có những lo ngại liên quan tới việc các hoạt động truyền đạo thâm nhập vào nền giáo dục quốc gia bởi nhiều hội nhóm.
Những nội dung không có sự thay đổi cũng gây ngạc nhiên không kém. Cũng giống những văn bản trước, dự thảo đạo luật 2016 bắt đầu bằng việc khẳng định quyền tự do theo – hoặc không theo – tôn giáo và quyền tham gia vào các hoạt động tôn giáo của công dân Trung Quốc (với những giới hạn được giám sát chặt chẽ). Theo chính dự luật này, nhà nước giám sát chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ các hoạt động tôn giáo hợp pháp, trong khi đảm bảo rằng tôn giáo không rơi vào tay những phần tử ly khai sắc tộc hoặc trở thành mối nguy hại đối với sự thống nhất của dân tộc.
Tất nhiên, tất cả những khái niệm này đều rất linh hoạt và có thể bị thao túng, đơn giản như việc gán cho một tổ chức như Pháp Luân Công là một “giáo phái” hơn là một tôn giáo. Nhưng hoàn toàn bác bỏ cách tiếp cận tôn giáo đặc thù của Trung Quốc cũng có rủi ro, đặc biệt là khi những quốc gia như Pháp và Anh đang phải đối đầu với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở trong nước và chuẩn bị tiếp bước Mỹ để đưa tự do tôn giáo trở thành một khía cạnh thực thi bắt buộc về mặt pháp lý thông qua chính sách quốc tế.
Thomas DuBois là Phó Giáo sư và Nghiên cứu viên cao cấp về Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia.