Cà Kê Dê Ngỗng
"Trung Quốc và Nhật Bản đang cãi nhau như trẻ con"
Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông |
Tân Hoa xã ngày 23.1 đưa tin, các Đại sứ của Trung Quốc và Nhật Bản tại Anh mới đây đăng đàn tranh cãi gay gắt trên BBC khiến một độc giả châu Âu phải thốt lên: So với châu Âu, các nước châu Á còn chưa trưởng thành, hầu như sống trong thế kỷ 19 của châu Âu. Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo.
Có một quan điểm ngày càng phổ biến ở châu Âu cho rằng, hiện nay, tình hình ở Đông Á rất giống với châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trung Quốc hiện nay đang giống Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh chấp Trung-Nhật đang giống như tranh chấp Đức-Pháp, Đức-Anh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn nhóm đảo Senkaku có thể là Sarajevo (Thủ đô của Bosnia Herzegovina). Theo đó suy đoán, hầu như Trung Quốc đang làm thay đổi trật tự sau Chiến tranh.
Nhìn vào lịch sử giao lưu văn minh vài nghìn năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp hiện nay chỉ là một giai đoạn ngắn ngủ . Tân Hoa Xã đặt câu hỏi, tại sao người châu Âu nhìn nhận và lo ngại như vậy về tranh chấp Trung-Nhật, đồng thời nóng lòng muốn lên lớp Đông Á? Tờ báo Trung Quốc cho rằng nguyên nhân là ở "thuyết trung tâm châu Âu" hình thành từ cận đại đến nay.
Tân Hoa Xã ví von: "Quên đi quá khứ là mất đi một mắt; đắm chìm trong quá khứ là mất cả đôi mắt". Người châu Âu hoàn toàn không hiểu được lịch sử quan hệ Trung-Nhật phức tạp và văn hóa Đông Á, suy đoán đơn giản có thể sẽ dẫn đến võ đoán.
Thực ra, tình hình Đông Á còn chưa thoát khỏi sự liên quan đến châu Âu. Thời cận đại, người châu Âu xâm chiếm châu Á, đã phá hại quỹ đạo phát triển của nền văn minh cổ, lần lượt đẩy Nhật Bản, Trung Quốc đến giai đoạn quốc gia hiện đại, châu Á trở thành "hậu sinh, học sinh" của châu Âu. Cho nên, người châu Âu dùng con mắt thông cảm, dùng tâm trạng người thầy để giảng dạy.
Đối với tranh chấp đảo Senkaku, "tại sao không thể giải quyết bằng luật pháp quốc tế?". Tân Hoa Xã ngụy biện, họ không ý thức được, "tranh chấp Trung-Nhật có sớm hơn nhiều Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 phần lớn dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, huống hồ bản thân bộ luật này hoàn toàn không giải quyết vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải"?!.
Phải chăng Tân Hoa Xã đang muốn ngụy biện, dùng xảo thuật ngôn từ, lấy "văn hóa Đông Á" thay thế luật pháp quốc tế (UNCLOS) để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh?
Tờ báo lý luận, nếu luật pháp quốc tế không thể giải quyết, người châu Âu cũng không muốn bàng quan đứng nhìn để Mỹ trở thành trọng tài duy nhất nên họ cấp bách "tiếp thị" những tư tưởng và kinh nghiệm của họ như ngoại giao đa phương, dự phòng khủng hoảng, giải quyết xung đột vì rất lo ngại châu Âu bị loại khỏi sân khấu quyền lực thế giới, giải quyết các vấn đề điểm nóng thế giới có thể không cần đến sức mạnh và trí tuệ của châu Âu.
Tân Hoa Xã cao giọng, Trung Quốc luôn nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Nhật Bản đang “lật đổ” trật tự quốc tế sau Chiến tranh, nhưng hầu như khó có thể đánh động được người châu Âu. Bởi vì, bản thân Chiến tranh Lạnh đã phá vỡ trật tự sau Chiến tranh, người châu Âu hầu như lo ngại hơn xu hướng trật tự thế giới hiện nay.
Do tranh chấp đảo Senkaku và Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra có liên quan đến vùng biển đảo Senkaku và vùng trời quốc tế, người châu Âu lo ngại Trung-Nhật đều là đối tác thương mại quan hệ của họ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến an ninh các tuyến đường thương mại, có thể đe dọa lợi ích thương mại của họ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, điều này rất không phù hợp với việc Mỹ quan tâm hơn tới hàm nghĩa quân sự, lo ngại khả năng can thiệp vào Khu nhận biết phòng không, bảo vệ đồng minh bị ảnh hưởng.
Trung Quốc ưu tiên biên
chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, lực lượng chủ yếu phụ trách tác chiến
trên Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành, Hạm đội Nam
Hải. |
"Người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn nhận tranh chấp Trung-Nhật hoàn toàn không phải là đáng sợ, điều đáng sợ là Nhật Bản - một học trò của châu Âu hiện đại cũng có quan điểm tương tự: Văn minh hiện đại, tôi là thày của Trung Quốc. Thời văn minh cổ đại Trung Quốc từng là thày của Nhật Bản, nhưng đạo Nho không còn nữa, vì vậy người Nhật Bản coi thường Trung Quốc hiện nay. Khi Trung Quốc phản đối ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Nhật Bản nghĩ trong lòng: Lịch sử châu Á hiện đại là do tôi tạo ra, Trung Quốc cần nhìn thẳng vào sự thực lịch sử này!"
Theo bài báo, người Nhật Bản đã quen nhìn hiện thực bằng nhãn quan lịch sử hẹp hòi: Từ thời Minh Trị Duy tân đến nay, Nhật Bản chính là "học trò ưu tú" của châu Âu. Tính ưu việt về dân chủ và tính ưu việt về hiện đại hóa thường làm cho người Nhật Bản coi thường Trung Quốc, trong hiện thực lại lấy kính hiển vi để nhìn Trung Quốc, phát hiện Trung Quốc trỗi dậy có rất nhiều vấn đề, vì vậy hoàn toàn không thấy tương lai của Trung Quốc là tích cực. Bài báo coi đây là "dị tật" của chủ nghĩa thực dân châu Âu.
Bài báo tiếp tục tuyên truyền cho rằng, người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Đông Á, nhưng không may đã làm cho người Nhật Bản lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Trung Quốc. Như vậy, giải quyết khúc mắc Trung-Nhật còn "phải làm thay đổi lịch sử phương Đông lệ thuộc vào phương Tây từ thời cận đại đến nay, làm cho châu Á trở thành châu Á".
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Trung Quốc và Nhật Bản đang cãi nhau như trẻ con"
Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông |
Tân Hoa xã ngày 23.1 đưa tin, các Đại sứ của Trung Quốc và Nhật Bản tại Anh mới đây đăng đàn tranh cãi gay gắt trên BBC khiến một độc giả châu Âu phải thốt lên: So với châu Âu, các nước châu Á còn chưa trưởng thành, hầu như sống trong thế kỷ 19 của châu Âu. Trung-Nhật đang cấu véo lẫn nhau như trẻ con rồi cùng chạy đến "người lớn" để tố cáo.
Có một quan điểm ngày càng phổ biến ở châu Âu cho rằng, hiện nay, tình hình ở Đông Á rất giống với châu Âu trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Trung Quốc hiện nay đang giống Đức trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tranh chấp Trung-Nhật đang giống như tranh chấp Đức-Pháp, Đức-Anh trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn nhóm đảo Senkaku có thể là Sarajevo (Thủ đô của Bosnia Herzegovina). Theo đó suy đoán, hầu như Trung Quốc đang làm thay đổi trật tự sau Chiến tranh.
Nhìn vào lịch sử giao lưu văn minh vài nghìn năm giữa Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp hiện nay chỉ là một giai đoạn ngắn ngủ . Tân Hoa Xã đặt câu hỏi, tại sao người châu Âu nhìn nhận và lo ngại như vậy về tranh chấp Trung-Nhật, đồng thời nóng lòng muốn lên lớp Đông Á? Tờ báo Trung Quốc cho rằng nguyên nhân là ở "thuyết trung tâm châu Âu" hình thành từ cận đại đến nay.
Tân Hoa Xã ví von: "Quên đi quá khứ là mất đi một mắt; đắm chìm trong quá khứ là mất cả đôi mắt". Người châu Âu hoàn toàn không hiểu được lịch sử quan hệ Trung-Nhật phức tạp và văn hóa Đông Á, suy đoán đơn giản có thể sẽ dẫn đến võ đoán.
Thực ra, tình hình Đông Á còn chưa thoát khỏi sự liên quan đến châu Âu. Thời cận đại, người châu Âu xâm chiếm châu Á, đã phá hại quỹ đạo phát triển của nền văn minh cổ, lần lượt đẩy Nhật Bản, Trung Quốc đến giai đoạn quốc gia hiện đại, châu Á trở thành "hậu sinh, học sinh" của châu Âu. Cho nên, người châu Âu dùng con mắt thông cảm, dùng tâm trạng người thầy để giảng dạy.
Đối với tranh chấp đảo Senkaku, "tại sao không thể giải quyết bằng luật pháp quốc tế?". Tân Hoa Xã ngụy biện, họ không ý thức được, "tranh chấp Trung-Nhật có sớm hơn nhiều Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 phần lớn dựa trên kinh nghiệm của châu Âu, huống hồ bản thân bộ luật này hoàn toàn không giải quyết vấn đề quy thuộc chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải"?!.
Phải chăng Tân Hoa Xã đang muốn ngụy biện, dùng xảo thuật ngôn từ, lấy "văn hóa Đông Á" thay thế luật pháp quốc tế (UNCLOS) để lấp liếm cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh?
Tờ báo lý luận, nếu luật pháp quốc tế không thể giải quyết, người châu Âu cũng không muốn bàng quan đứng nhìn để Mỹ trở thành trọng tài duy nhất nên họ cấp bách "tiếp thị" những tư tưởng và kinh nghiệm của họ như ngoại giao đa phương, dự phòng khủng hoảng, giải quyết xung đột vì rất lo ngại châu Âu bị loại khỏi sân khấu quyền lực thế giới, giải quyết các vấn đề điểm nóng thế giới có thể không cần đến sức mạnh và trí tuệ của châu Âu.
Tân Hoa Xã cao giọng, Trung Quốc luôn nhắc nhở cộng đồng quốc tế rằng Nhật Bản đang “lật đổ” trật tự quốc tế sau Chiến tranh, nhưng hầu như khó có thể đánh động được người châu Âu. Bởi vì, bản thân Chiến tranh Lạnh đã phá vỡ trật tự sau Chiến tranh, người châu Âu hầu như lo ngại hơn xu hướng trật tự thế giới hiện nay.
Do tranh chấp đảo Senkaku và Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông mà Trung Quốc lập ra có liên quan đến vùng biển đảo Senkaku và vùng trời quốc tế, người châu Âu lo ngại Trung-Nhật đều là đối tác thương mại quan hệ của họ, như vậy sẽ ảnh hưởng đến an ninh các tuyến đường thương mại, có thể đe dọa lợi ích thương mại của họ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, điều này rất không phù hợp với việc Mỹ quan tâm hơn tới hàm nghĩa quân sự, lo ngại khả năng can thiệp vào Khu nhận biết phòng không, bảo vệ đồng minh bị ảnh hưởng.
Trung Quốc ưu tiên biên
chế tàu chiến cho Hạm đội Nam Hải, lực lượng chủ yếu phụ trách tác chiến
trên Biển Đông. Trong hình là tàu hộ vệ tên lửa Vận Thành, Hạm đội Nam
Hải. |
"Người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn nhận tranh chấp Trung-Nhật hoàn toàn không phải là đáng sợ, điều đáng sợ là Nhật Bản - một học trò của châu Âu hiện đại cũng có quan điểm tương tự: Văn minh hiện đại, tôi là thày của Trung Quốc. Thời văn minh cổ đại Trung Quốc từng là thày của Nhật Bản, nhưng đạo Nho không còn nữa, vì vậy người Nhật Bản coi thường Trung Quốc hiện nay. Khi Trung Quốc phản đối ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni, Nhật Bản nghĩ trong lòng: Lịch sử châu Á hiện đại là do tôi tạo ra, Trung Quốc cần nhìn thẳng vào sự thực lịch sử này!"
Theo bài báo, người Nhật Bản đã quen nhìn hiện thực bằng nhãn quan lịch sử hẹp hòi: Từ thời Minh Trị Duy tân đến nay, Nhật Bản chính là "học trò ưu tú" của châu Âu. Tính ưu việt về dân chủ và tính ưu việt về hiện đại hóa thường làm cho người Nhật Bản coi thường Trung Quốc, trong hiện thực lại lấy kính hiển vi để nhìn Trung Quốc, phát hiện Trung Quốc trỗi dậy có rất nhiều vấn đề, vì vậy hoàn toàn không thấy tương lai của Trung Quốc là tích cực. Bài báo coi đây là "dị tật" của chủ nghĩa thực dân châu Âu.
Bài báo tiếp tục tuyên truyền cho rằng, người châu Âu lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Đông Á, nhưng không may đã làm cho người Nhật Bản lấy tâm trạng người từng trải để nhìn Trung Quốc. Như vậy, giải quyết khúc mắc Trung-Nhật còn "phải làm thay đổi lịch sử phương Đông lệ thuộc vào phương Tây từ thời cận đại đến nay, làm cho châu Á trở thành châu Á".
Song Phương chuyển