Cà Kê Dê Ngỗng
Trung Quốc vẫn ngang tàng trên Biển Đông
Mặc dù phán quyết của PCA đã được toàn thế giới biết đến thế nhưng Trung Quốc vẫn có thái độ ngang tàng tự ý cho phép mình làm những việc mà các nước trong khu vực không thể chấp nhận, đặc biệt là Việt Nam, bị Trung Quốc cấm không cho ngư dân ra vùng biển Hoàng Sa để đánh bắt cá. Bên cạnh đó, Trung Quốc hung hăng tuyên bố chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhân dân trên biển càng làm cho vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm về lập trường của Việt Nam trong vấn đề này.
Lập trường của Việt Nam
Mặc Lâm: Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc vào ngày 2/8 ban hành quy định xử lý hình sự đối với ngư dân nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong các vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là của mình. Theo ông thì Việt Nam cần làm gì để bảo vệ ngư dân trước động thái mạnh mẽ chưa từng xảy ra này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc là thành viên Liên Hiệp Quốc là thành viên luật biển năm 1982 có nghĩa là họ phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên của công ước. Đối với Hiến chương LHQ điều 1 đã quy định như vậy. Điều thứ hai về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thì cả một chuỗi vấn đề, thứ nhất, những vùng mà Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá thì tọa độ hoàn toàn nằm ngoài vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vì thế những hành động ngăn cấm của họ là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Hiến chương LHQ, vi phạm công ước luật biển năm 1982 kể cả vi phạm tuyên bố hành xử các bên DOC. Tại các tọa độ mà Trung Quốc cấm hoàn toàn nằm ngoài quyền của Trung Quốc về lãnh hải và đặc quyền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải có công hàm gửi cho Vương Nghị của Trung Quốc và khi cần thiết cấp cao hơn nữa là Thủ tướng hay Chủ tịch nước phải lên tiếng.
- Thiếu tướng Lê Văn Cương
Điều thứ ba, trong trật tự quốc tế hiện nay các quốc gia phải thực hiện đầy đủ Hiến chương LHQ và hệ thống luật pháp quốc tế hiện đại. Cộng đồng quốc tế không cho phép một quốc gia nào chà đạp, đứng lên trên Hiến chương, chà đạp luật pháp quốc tế cả. Vì thế tôi nghĩ rằng tất cả cộng đồng quốc tế phải lên tiếng phản đối những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế phải lên tiếng mạnh mẽ, cần thiết thì Hội đồng bảo an phải ra nghị quyết mặc dù có thể không được thông qua nhưng phải có cuộc họp khẩn cấp về chuyện này.
Mặc Lâm: Trong khi chờ đợi sự lên tiếng của quốc tế, cụ thể là Liên HIệp quốc thì vai trò của ASEAN và đặc biệt là Việt Nam, nước chịu trực tiếp những áp lực mạnh mẽ của Trung Quốc cần phải làm gì, thưa ông?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: ASEAN phải đoàn kết, phải nhận thức được rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng hòa bình và ổn định khu vực từ đó Việt Nam cũng cần phải phản ứng. Trước hết từng bước một Bộ Ngoại giao phải lên tiếng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải có công hàm gửi cho Vương Nghị của Trung Quốc và khi cần thiết cấp cao hơn nữa là Thủ tướng hay Chủ tịch nước phải lên tiếng.
Vùng mà Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá là vi phạm luật pháp quốc tế không liên quan gì đến lãnh hải của Trung Quốc cả. Phải nói cho họ biết như vậy và lãnh đạo Trung Quốc đã hàng chục, hàng trăm lần cam kết với cộng đống quốc tế không xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước khác thì họ phải thực hiện cam kết này. Họ không thể nói một đàng làm một nẻo. Cộng đồng quốc tế phải vạch mặt họ trước thế giới đó là những việc cần làm.
Chiến tranh nhân dân trên biển
Mặc Lâm: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn vừa kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân Trung Quốc chuẩn bị cho "một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển", ông nghĩ gì về tuyên bố có tính gây hấn và đe dọa này của Trung Quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về kêu gọi của ông Thường Vạn Toàn thì trong tư cách là một công dân Việt Nam, một cán bộ nghiên cứu khoa học tôi rất ngưỡng mộ nền văn hóa rực rỡ của Trung Quốc. Họ đã góp vào nền văn minh nhân loại một kho tàng văn hóa rực rỡ tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng. Tôi hoàn toàn tin tưởng 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc cũng nhân hậu, hòa hiếu như người Việt Nam và các cộng đồng quốc tế thôi. Họ không có lợi ích gì cả khi phát động chiến tranh với các nước.
Điều thứ ba là ở Trung Quốc thường xuyên có một nhóm nhỏ diều hâu, họ lấy tay che mặt trời, họ muốn làm bá chủ thế giới. Nhóm này không nhiều, ngay cả trong lãnh đạo Trung Quốc tôi tin rằng đa số cũng không muốn hành xử theo kiểu vô trách nhiệm như vậy, chỉ một nhóm nhỏ thôi trong giới lãnh đạo quân sự. Ngay cả quân đội cũng vậy, hai triệu rưỡi binh sĩ, sĩ quan tướng lĩnh Trung Quốc tôi tin tuyệt đại đa số tướng lĩnh sĩ quan nhân viên quân sự Trung Quốc người ta cũng không muốn gây chiến với ai cả mà chỉ một nhóm rất nhỏ trong giới chóp bu. Đặc biệt trong giới quân sự là thường xuyên có thái độ hung hăng bất chấp luật pháp quốc tế, chúng ta phải vạch mặt họ ra.
Đừng đánh đồng họ với 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc, những người dân tốt như nhân dân Việt Nam. Khi nào chúng ta thức tỉnh số người này thì chắc chắn sẽ ngăn chặn được bàn tay hiếu chiến hung hăng của giới chóp bu quân sự.
Trên hành tinh này không có Trung Quốc thì thế giới vẫn thế nhưng nểu như không có hợp tác quốc tế thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã.
- Thiếu tướng Lê Văn Cương
Hơn nữa chưa đến lúc Trung Quốc muốn làm gì thì làm đâu. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thì Trung Quốc cần thế giới 100 lần mà thế giới cần Trung Quốc chỉ có một. Trên hành tinh này không có Trung Quốc thì thế giới vẫn thế nhưng nểu như không có hợp tác quốc tế thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã. Họ chưa đủ sức để mà muốn làm gì thì làm đâu. Hành động hung hăng của họ nếu quá đáng thì cộng đồng quốc tế tẩy chay, cô lập thì chắc chắn họ sẽ sụp đổ. Chỉ một nhúm nhỏ sĩ quan cao cấp, đặc biệt là số diều hâu này không thể lấy tay che mặt trời được đâu.
Mặc Lâm: Xin quay lại với ASEAN, như ông vừa nói là phải có sự đoàn kết và nhận thức trước vấn đề Biển Đông nhưng mới đây Campuchia là một nước thành viên đã công khai chống Việt Nam trong lần gặp gỡ mới nhất tại Lào của ASEAN. Theo ông Việt Nam cần làm gì để người bạn cũ này không dấn sâu hơn trong việc chống lại mình?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đối với Campuchia là một nước láng giềng, bạn bè thành viên của ASEAN, trong mười nước thì thông thường bao giờ cũng có những quan điểm khác nhau, thế này thế kia là chuyện bình thường. Trong gia đình có năm đứa con thì sẽ có tính cách khác nhau, trong mười quốc gia này thế nào cũng có sự khác nhau là chuyện bình thường.
Trên cơ sở là phải trao đổi thuyết phục nhau, phân tích lý lẽ chỗ nào đúng chỗ nào không đúng để đi đến đồng thuận về công pháp là quan trọng nhất. Chuyện Campuchia có thái độ này kia thì cũng là chuyện bình thường không có gì cả. Bằng phương pháp thuyết phục tôi tin rằng đa số người dân Campuchia người ta cũng nhận thức và hiểu rõ vấn đề.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Trung Quốc vẫn ngang tàng trên Biển Đông
Mặc dù phán quyết của PCA đã được toàn thế giới biết đến thế nhưng Trung Quốc vẫn có thái độ ngang tàng tự ý cho phép mình làm những việc mà các nước trong khu vực không thể chấp nhận, đặc biệt là Việt Nam, bị Trung Quốc cấm không cho ngư dân ra vùng biển Hoàng Sa để đánh bắt cá. Bên cạnh đó, Trung Quốc hung hăng tuyên bố chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhân dân trên biển càng làm cho vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Mặc Lâm phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Công an để tìm hiểu thêm về lập trường của Việt Nam trong vấn đề này.
Lập trường của Việt Nam
Mặc Lâm: Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc vào ngày 2/8 ban hành quy định xử lý hình sự đối với ngư dân nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong các vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là của mình. Theo ông thì Việt Nam cần làm gì để bảo vệ ngư dân trước động thái mạnh mẽ chưa từng xảy ra này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc là thành viên Liên Hiệp Quốc là thành viên luật biển năm 1982 có nghĩa là họ phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, thành viên của công ước. Đối với Hiến chương LHQ điều 1 đã quy định như vậy. Điều thứ hai về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thì cả một chuỗi vấn đề, thứ nhất, những vùng mà Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá thì tọa độ hoàn toàn nằm ngoài vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vì thế những hành động ngăn cấm của họ là vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Hiến chương LHQ, vi phạm công ước luật biển năm 1982 kể cả vi phạm tuyên bố hành xử các bên DOC. Tại các tọa độ mà Trung Quốc cấm hoàn toàn nằm ngoài quyền của Trung Quốc về lãnh hải và đặc quyền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải có công hàm gửi cho Vương Nghị của Trung Quốc và khi cần thiết cấp cao hơn nữa là Thủ tướng hay Chủ tịch nước phải lên tiếng.
- Thiếu tướng Lê Văn Cương
Điều thứ ba, trong trật tự quốc tế hiện nay các quốc gia phải thực hiện đầy đủ Hiến chương LHQ và hệ thống luật pháp quốc tế hiện đại. Cộng đồng quốc tế không cho phép một quốc gia nào chà đạp, đứng lên trên Hiến chương, chà đạp luật pháp quốc tế cả. Vì thế tôi nghĩ rằng tất cả cộng đồng quốc tế phải lên tiếng phản đối những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế phải lên tiếng mạnh mẽ, cần thiết thì Hội đồng bảo an phải ra nghị quyết mặc dù có thể không được thông qua nhưng phải có cuộc họp khẩn cấp về chuyện này.
Mặc Lâm: Trong khi chờ đợi sự lên tiếng của quốc tế, cụ thể là Liên HIệp quốc thì vai trò của ASEAN và đặc biệt là Việt Nam, nước chịu trực tiếp những áp lực mạnh mẽ của Trung Quốc cần phải làm gì, thưa ông?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: ASEAN phải đoàn kết, phải nhận thức được rằng Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng hòa bình và ổn định khu vực từ đó Việt Nam cũng cần phải phản ứng. Trước hết từng bước một Bộ Ngoại giao phải lên tiếng. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phải có công hàm gửi cho Vương Nghị của Trung Quốc và khi cần thiết cấp cao hơn nữa là Thủ tướng hay Chủ tịch nước phải lên tiếng.
Vùng mà Trung Quốc cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá là vi phạm luật pháp quốc tế không liên quan gì đến lãnh hải của Trung Quốc cả. Phải nói cho họ biết như vậy và lãnh đạo Trung Quốc đã hàng chục, hàng trăm lần cam kết với cộng đống quốc tế không xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước khác thì họ phải thực hiện cam kết này. Họ không thể nói một đàng làm một nẻo. Cộng đồng quốc tế phải vạch mặt họ trước thế giới đó là những việc cần làm.
Chiến tranh nhân dân trên biển
Mặc Lâm: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn vừa kêu gọi quân đội, cảnh sát và người dân Trung Quốc chuẩn bị cho "một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển", ông nghĩ gì về tuyên bố có tính gây hấn và đe dọa này của Trung Quốc?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Về kêu gọi của ông Thường Vạn Toàn thì trong tư cách là một công dân Việt Nam, một cán bộ nghiên cứu khoa học tôi rất ngưỡng mộ nền văn hóa rực rỡ của Trung Quốc. Họ đã góp vào nền văn minh nhân loại một kho tàng văn hóa rực rỡ tôi rất ngưỡng mộ và kính trọng. Tôi hoàn toàn tin tưởng 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc cũng nhân hậu, hòa hiếu như người Việt Nam và các cộng đồng quốc tế thôi. Họ không có lợi ích gì cả khi phát động chiến tranh với các nước.
Điều thứ ba là ở Trung Quốc thường xuyên có một nhóm nhỏ diều hâu, họ lấy tay che mặt trời, họ muốn làm bá chủ thế giới. Nhóm này không nhiều, ngay cả trong lãnh đạo Trung Quốc tôi tin rằng đa số cũng không muốn hành xử theo kiểu vô trách nhiệm như vậy, chỉ một nhóm nhỏ thôi trong giới lãnh đạo quân sự. Ngay cả quân đội cũng vậy, hai triệu rưỡi binh sĩ, sĩ quan tướng lĩnh Trung Quốc tôi tin tuyệt đại đa số tướng lĩnh sĩ quan nhân viên quân sự Trung Quốc người ta cũng không muốn gây chiến với ai cả mà chỉ một nhóm rất nhỏ trong giới chóp bu. Đặc biệt trong giới quân sự là thường xuyên có thái độ hung hăng bất chấp luật pháp quốc tế, chúng ta phải vạch mặt họ ra.
Đừng đánh đồng họ với 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc, những người dân tốt như nhân dân Việt Nam. Khi nào chúng ta thức tỉnh số người này thì chắc chắn sẽ ngăn chặn được bàn tay hiếu chiến hung hăng của giới chóp bu quân sự.
Trên hành tinh này không có Trung Quốc thì thế giới vẫn thế nhưng nểu như không có hợp tác quốc tế thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã.
- Thiếu tướng Lê Văn Cương
Hơn nữa chưa đến lúc Trung Quốc muốn làm gì thì làm đâu. Trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới thì Trung Quốc cần thế giới 100 lần mà thế giới cần Trung Quốc chỉ có một. Trên hành tinh này không có Trung Quốc thì thế giới vẫn thế nhưng nểu như không có hợp tác quốc tế thì chắc chắn Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã. Họ chưa đủ sức để mà muốn làm gì thì làm đâu. Hành động hung hăng của họ nếu quá đáng thì cộng đồng quốc tế tẩy chay, cô lập thì chắc chắn họ sẽ sụp đổ. Chỉ một nhúm nhỏ sĩ quan cao cấp, đặc biệt là số diều hâu này không thể lấy tay che mặt trời được đâu.
Mặc Lâm: Xin quay lại với ASEAN, như ông vừa nói là phải có sự đoàn kết và nhận thức trước vấn đề Biển Đông nhưng mới đây Campuchia là một nước thành viên đã công khai chống Việt Nam trong lần gặp gỡ mới nhất tại Lào của ASEAN. Theo ông Việt Nam cần làm gì để người bạn cũ này không dấn sâu hơn trong việc chống lại mình?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đối với Campuchia là một nước láng giềng, bạn bè thành viên của ASEAN, trong mười nước thì thông thường bao giờ cũng có những quan điểm khác nhau, thế này thế kia là chuyện bình thường. Trong gia đình có năm đứa con thì sẽ có tính cách khác nhau, trong mười quốc gia này thế nào cũng có sự khác nhau là chuyện bình thường.
Trên cơ sở là phải trao đổi thuyết phục nhau, phân tích lý lẽ chỗ nào đúng chỗ nào không đúng để đi đến đồng thuận về công pháp là quan trọng nhất. Chuyện Campuchia có thái độ này kia thì cũng là chuyện bình thường không có gì cả. Bằng phương pháp thuyết phục tôi tin rằng đa số người dân Campuchia người ta cũng nhận thức và hiểu rõ vấn đề.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.