Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh & Sư Đoàn 18 BB
Từ giữa năm 1964, tình hình chiến trường tại miền Đông Nam phần (Vùng 3 chiến thuật) trở nên sôi động khi Cộng quân tung thêm các trung đoàn chủ lực vào các tỉnh dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt. Để ngăn chận sự leo thang của đối phương, từ tháng 10/1964, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã thành lập bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành để chỉ huy các lực lượng VNCH hoạt động tại ba tỉnh Long, Bình Long và Phước Thành, và chỉ huy trưởng là đại tá Nguyễn Văn Mạnh. Bộ chỉ huy Biệt khu đặt bản doanh tại tỉnh lỵ tỉnh Phước Thành, trong khu vực gần dinh tỉnh trưởng. Lực lượng trừ bị của Biệt Khu có 3 tiểu đoàn Biệt động quân. Đến hạ tuần tháng 5/1965, do nhu cầu chiến trường và kế hoạch tái phối trí lực lượng, bộ Quốc phòng ban hành văn thư giải tán Biệt khu Phước-Bình-Thành, đồng thời cho tiến hành việc thành lập sư đoàn thứ 3 cho Quân đoàn 3 và là sư đoàn Bộ binh thứ 10 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sư đoàn tân lập này có danh hiệu là Sư đoàn 10 Bộ binh (BB).
* Từ Sư đoàn 10 Bộ binh đến Sư đoàn 18 Bộ binh
Theo các văn thư của bộ Quốc phòng và bộ Tổng tham mưu QL/VNCH, Sư đoàn 10 Bộ binh chính thức thành lập ngày 6 tháng 6/1965. Đến tháng 10/1965, Sư đoàn được đổi danh hiệu thành Sư đoàn 18 BB binh với 3 trung đoàn cơ hữu: trung đoàn 43 BB, trung đoàn 48 BB và trung đoàn 52 BB, và các đơn vị yểm trợ thống thuộc. Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn được phân nhiệm hoạt động tại các tỉnh ở phía Đông của Vùng 3 chiến thuật gồm: Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy. Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.
Trong số 3 trung đoàn của Sư đoàn 18 BB, có hai trung đoàn nguyên là trung đoàn cơ hữu của hai sư đoàn Khinh chiến 15 và 16 được thành lập trong giai đoạn 1955-1959: đó là trung đoàn 43 thuộc sư đoàn Khinh chiến 15 và trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn Khinh chiến 16. Cuối năm 1959, theo sự cải tổ của Quân lực VNCH, 10 sư đoàn (4 Sư đoàn Dã chiến và 6 Sư đoàn Khinh chiến) rút xuống còn 7 sư đoàn và được cải danh thành các Sư đoàn Bộ binh. Theo kế hoạch này, Sư đoàn Khinh chiến 15 được biến cải thành Sư đoàn 23 Bộ binh; sư đoàn 16 Khinh chiến và 2 sư đoàn Khinh chiến khác được giải tán, quân số được bổ sung cho các sư đoàn còn lại, một số trung đoàn trở thành trung đoàn biệt lập, thống thuộc quyền điều động của các bộ Tư lệnh Quân khu.
Để Sư đoàn 10 BB được thành hình nhanh chóng, bộ Tổng tham mưu đã quyết định điều động một phần lớn sĩ quan thuộc bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành vừa giải tán, chuyển sang bộ tư lệnh sư đoàn tân lập để hình thành các bộ phận tham mưu chính yếu. Đại tá Nguyễn Văn Mạnh, chỉ huy trưởng Biệt khu được bổ nhiệm làm tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn; thiếu tá Trần Văn Dĩnh, tham mưu trưởng, và một số trưởng phòng của Biệt khu Phước-Bình-Thành tiếp tục giữ các chức vụ trọng yếu tai bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 BB.
* Lược ghi binh nghiệp của trung tướng Nguyễn Văn Mạnh, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 18 Bộ binh
Vị tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 10 BB (Sư đoàn 18 Bộ binh) là một sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường, xuất thân trường Sĩ quan Việt Nam tại Huế vào năm 1949. Từ năm 1949 đến năm 1963, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, đến cấp trung đoàn và bộ tham mưu Sư đoàn. Tháng 1/1964, khi trung tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức tư lệnh Quân đoàn 3 thì đại tá Mạnh là tham mưu trưởng của Quân đoàn này. Tháng 10/1964, ông được cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng Biệt khu Phước-Bình-Thành.
Tháng 4/1965, trong khi đi thực hiện phóng sự chiến trường tại chiến khu D, chúng tôi có dịp tiếp xúc, phỏng vấn đại tá Mạnh tại bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành gần tư dinh tỉnh trưởng Phước Thành. Ông cho biết CQ đã lập nhiều căn cứ địa để từ đó mở các cuộc tấn công vào các quận của Phước-Bình-Thành, và bộ chỉ huy Biệt khu đã liên tục mở các cuộc hành quân tảo thanh CQ với sự tăng cường các đơn vị tổng trừ bị. Ba tháng sau, chúng tôi lại có dịp phỏng vấn ông tại bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 BB ở Long Khánh, ghi nhận của chúng tôi là vị tư lệnh này rất cởi mở, bình dân, một số sĩ quan kể lại một số câu chuyện về ông, một cấp chỉ huy rất thương anh em binh sĩ. Khi nói về thời thanh niên của mình, ông cho biết là đã tốt nghiệp trường Canh nông Huế trước 1945 và làm việc trong ngành này được vài năm.
Sau 4 tháng giữ chức tư lệnh, vào thượng tuần tháng 10/1965, đại tá Mạnh được cử giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB, hoán chuyển chức vụ với chuẩn tướng Lữ Lan. Cuối tháng 10/1965, ông được thăng chuẩn tướng. Tháng 12/1966, được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền tư lệnh Quân đoàn 4 & Vùng 4 chiến thuật. Tháng 2/1967, được vinh thăng thiếu tướng và chính thức giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn này. Tháng 2/1968, thuyên chuyển về bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tổng thanh tra. Tháng 7/1969, được bổ nhiệm giữ chức tham mưu trưởng Liên quân Quân lực VNCH. Tháng 7/1970 thăng trung tướng. Tháng 4/1974, được cử giữ chức phụ tá Tổng tham mưu trưởng đặc trách Bình định Phát triển.
Sau tướng Nguyễn Văn Mạnh, Sư đoàn 18 Bộ binh được chỉ huy bởi các vị tư lệnh kế nhiệm sau đây: Chuẩn tướng Lữ Lan, từ tháng 10/1965 đến tháng 6/1966, cấp bậc cuối cùng: thăng trung tướng vào năm 1970; Chuẩn tướng Đỗ Kế Giai: từ tháng 6/1966 đến tháng 8/1969, giữ chức tư lệnh khi còn mang cấp đại tá, thăng chuẩn tướng vào năm 1967 (cấp bậc cuối cùng: thăng thiếu tướng vào năm 1972); Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ: từ tháng 8/1969 đến tháng 5/1972 (cấp bậc cuối cùng: thăng thiếu tướng vào giữa năm 1970); Chuẩn tướng Lê Minh Đảo: từ tháng 5/1972 dến tháng 4/1975: Giữ chức vụ tư lệnh khi còn mang cấp đại tá, thăng chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972. Được thăng thiếu tướng tại mặt trận vào hạ tuần tháng 4/1975 với chiến tích đã chỉ huy Sư đoàn 18 chận đứng các cuộc tấn công của Cộng quân tại An Lộc. (Theo tài liệu của đại tá Phạm Bá Hoa, tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận thì Quân đoàn 3 chưa kịp tổ chức lễ gắn cấp hiệu 2 sao cho tướng Đảo).
* Sư đoàn 18 Bộ binh trên chiến trường Miền Đông Nam phần
Sau giai đoạn chỉnh trang cần thiết cho một đại đơn vị tân lập, tháng 8/1965, Sư đoàn 18 BB đã khởi động cuộc hành quân quy mô để tảo thanh Cộng quân tại khu vực trách nhiệm, trong đó hai tỉnh Phước Tuy và Long Khánh là những mục tiêu trọng điểm. Trong thượng tuần tháng 11/1965, một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 18 BB và đơn vị tăng phái đã đánh tan 1 trung đoàn Cộng quân tại phía Tây Phước Lễ, tỉnh Phước Tuy. Từ 1966 đến 1969, lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 18 BB phối hợp với lực lượng Đồng minh đã tổ chức hơn 20 cuộc hành quân quy mô để truy kích Cộng quân tại các tỉnh Phước Tuy, Long Khánh, Bình Tuy. Trong hai năm 1970 và 1971, theo kế hoạch điều động lực lượng của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, nhiều đơn vị của Sư đoàn 18 BB đã luân phiên tham dự cuộc hành quân ngoại biên tại Căm Bốt cùng với các thành phần bộ chiến của Sư đoàn 5 BB, Sư đoàn 25 BB, Biệt động quân Quân khu 3 và lực lượng lữ đoàn 3 Kỵ Binh.
Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, trước khi trận chiến tại Lộc Ninh bùng nổ vào ngày 5/4/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động trung đoàn 52/ Sư đoàn 18 BB tăng viện cho chiến trường Bình Long, bảo vệ trục giao thông giữa chi khu Lộc Ninh và Thị xã An Lộc. Ngày 11 tháng 7/1972, toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ binh do đại tá Lê Minh Đảo chỉ huy đã nhập trận An Lộc, thay thế cho Sư đoàn 5 BB được triệt thoái về Lai Khê để chỉnh trang sau hơn 2 tháng cùng với các đơn vị tăng phái tử chiến với ba sư đoàn chủ lực của Cộng quân tại tỉnh lỵ Bình Long. Trong những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, Sư đoàn 18 Bộ binh đã cùng với lực lượng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ... tử chiến với 5 sư đoàn CSBV từ 8/4 đến 20 tháng 4/1975 tại phòng tuyến Long Khánh, và trên từng chiến hào trách nhiệm, các đơn vị Sư đoàn 18 Bộ binh đã chận đứng các đợt tấn công cường tập của Cộng quân. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH, của tạp chí KBC, và tài liệu riêng của VB)
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh & Sư Đoàn 18 BB
Từ giữa năm 1964, tình hình chiến trường tại miền Đông Nam phần (Vùng 3 chiến thuật) trở nên sôi động khi Cộng quân tung thêm các trung đoàn chủ lực vào các tỉnh dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt. Để ngăn chận sự leo thang của đối phương, từ tháng 10/1964, bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH đã thành lập bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành để chỉ huy các lực lượng VNCH hoạt động tại ba tỉnh Long, Bình Long và Phước Thành, và chỉ huy trưởng là đại tá Nguyễn Văn Mạnh. Bộ chỉ huy Biệt khu đặt bản doanh tại tỉnh lỵ tỉnh Phước Thành, trong khu vực gần dinh tỉnh trưởng. Lực lượng trừ bị của Biệt Khu có 3 tiểu đoàn Biệt động quân. Đến hạ tuần tháng 5/1965, do nhu cầu chiến trường và kế hoạch tái phối trí lực lượng, bộ Quốc phòng ban hành văn thư giải tán Biệt khu Phước-Bình-Thành, đồng thời cho tiến hành việc thành lập sư đoàn thứ 3 cho Quân đoàn 3 và là sư đoàn Bộ binh thứ 10 của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sư đoàn tân lập này có danh hiệu là Sư đoàn 10 Bộ binh (BB).
* Từ Sư đoàn 10 Bộ binh đến Sư đoàn 18 Bộ binh
Theo các văn thư của bộ Quốc phòng và bộ Tổng tham mưu QL/VNCH, Sư đoàn 10 Bộ binh chính thức thành lập ngày 6 tháng 6/1965. Đến tháng 10/1965, Sư đoàn được đổi danh hiệu thành Sư đoàn 18 BB binh với 3 trung đoàn cơ hữu: trung đoàn 43 BB, trung đoàn 48 BB và trung đoàn 52 BB, và các đơn vị yểm trợ thống thuộc. Ngay sau khi thành lập, Sư đoàn được phân nhiệm hoạt động tại các tỉnh ở phía Đông của Vùng 3 chiến thuật gồm: Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy. Bộ tư lệnh Sư đoàn đặt tại Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh.
Trong số 3 trung đoàn của Sư đoàn 18 BB, có hai trung đoàn nguyên là trung đoàn cơ hữu của hai sư đoàn Khinh chiến 15 và 16 được thành lập trong giai đoạn 1955-1959: đó là trung đoàn 43 thuộc sư đoàn Khinh chiến 15 và trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn Khinh chiến 16. Cuối năm 1959, theo sự cải tổ của Quân lực VNCH, 10 sư đoàn (4 Sư đoàn Dã chiến và 6 Sư đoàn Khinh chiến) rút xuống còn 7 sư đoàn và được cải danh thành các Sư đoàn Bộ binh. Theo kế hoạch này, Sư đoàn Khinh chiến 15 được biến cải thành Sư đoàn 23 Bộ binh; sư đoàn 16 Khinh chiến và 2 sư đoàn Khinh chiến khác được giải tán, quân số được bổ sung cho các sư đoàn còn lại, một số trung đoàn trở thành trung đoàn biệt lập, thống thuộc quyền điều động của các bộ Tư lệnh Quân khu.
Để Sư đoàn 10 BB được thành hình nhanh chóng, bộ Tổng tham mưu đã quyết định điều động một phần lớn sĩ quan thuộc bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành vừa giải tán, chuyển sang bộ tư lệnh sư đoàn tân lập để hình thành các bộ phận tham mưu chính yếu. Đại tá Nguyễn Văn Mạnh, chỉ huy trưởng Biệt khu được bổ nhiệm làm tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn; thiếu tá Trần Văn Dĩnh, tham mưu trưởng, và một số trưởng phòng của Biệt khu Phước-Bình-Thành tiếp tục giữ các chức vụ trọng yếu tai bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 BB.
* Lược ghi binh nghiệp của trung tướng Nguyễn Văn Mạnh, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 18 Bộ binh
Vị tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 10 BB (Sư đoàn 18 Bộ binh) là một sĩ quan giàu kinh nghiệm chiến trường, xuất thân trường Sĩ quan Việt Nam tại Huế vào năm 1949. Từ năm 1949 đến năm 1963, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, đến cấp trung đoàn và bộ tham mưu Sư đoàn. Tháng 1/1964, khi trung tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức tư lệnh Quân đoàn 3 thì đại tá Mạnh là tham mưu trưởng của Quân đoàn này. Tháng 10/1964, ông được cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng Biệt khu Phước-Bình-Thành.
Tháng 4/1965, trong khi đi thực hiện phóng sự chiến trường tại chiến khu D, chúng tôi có dịp tiếp xúc, phỏng vấn đại tá Mạnh tại bộ chỉ huy Biệt khu Phước-Bình-Thành gần tư dinh tỉnh trưởng Phước Thành. Ông cho biết CQ đã lập nhiều căn cứ địa để từ đó mở các cuộc tấn công vào các quận của Phước-Bình-Thành, và bộ chỉ huy Biệt khu đã liên tục mở các cuộc hành quân tảo thanh CQ với sự tăng cường các đơn vị tổng trừ bị. Ba tháng sau, chúng tôi lại có dịp phỏng vấn ông tại bộ Tư lệnh Sư đoàn 10 BB ở Long Khánh, ghi nhận của chúng tôi là vị tư lệnh này rất cởi mở, bình dân, một số sĩ quan kể lại một số câu chuyện về ông, một cấp chỉ huy rất thương anh em binh sĩ. Khi nói về thời thanh niên của mình, ông cho biết là đã tốt nghiệp trường Canh nông Huế trước 1945 và làm việc trong ngành này được vài năm.
Sau 4 tháng giữ chức tư lệnh, vào thượng tuần tháng 10/1965, đại tá Mạnh được cử giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB, hoán chuyển chức vụ với chuẩn tướng Lữ Lan. Cuối tháng 10/1965, ông được thăng chuẩn tướng. Tháng 12/1966, được bổ nhiệm giữ chức vụ Quyền tư lệnh Quân đoàn 4 & Vùng 4 chiến thuật. Tháng 2/1967, được vinh thăng thiếu tướng và chính thức giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn này. Tháng 2/1968, thuyên chuyển về bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tổng thanh tra. Tháng 7/1969, được bổ nhiệm giữ chức tham mưu trưởng Liên quân Quân lực VNCH. Tháng 7/1970 thăng trung tướng. Tháng 4/1974, được cử giữ chức phụ tá Tổng tham mưu trưởng đặc trách Bình định Phát triển.
Sau tướng Nguyễn Văn Mạnh, Sư đoàn 18 Bộ binh được chỉ huy bởi các vị tư lệnh kế nhiệm sau đây: Chuẩn tướng Lữ Lan, từ tháng 10/1965 đến tháng 6/1966, cấp bậc cuối cùng: thăng trung tướng vào năm 1970; Chuẩn tướng Đỗ Kế Giai: từ tháng 6/1966 đến tháng 8/1969, giữ chức tư lệnh khi còn mang cấp đại tá, thăng chuẩn tướng vào năm 1967 (cấp bậc cuối cùng: thăng thiếu tướng vào năm 1972); Chuẩn tướng Lâm Quang Thơ: từ tháng 8/1969 đến tháng 5/1972 (cấp bậc cuối cùng: thăng thiếu tướng vào giữa năm 1970); Chuẩn tướng Lê Minh Đảo: từ tháng 5/1972 dến tháng 4/1975: Giữ chức vụ tư lệnh khi còn mang cấp đại tá, thăng chuẩn tướng vào đầu tháng 11/1972. Được thăng thiếu tướng tại mặt trận vào hạ tuần tháng 4/1975 với chiến tích đã chỉ huy Sư đoàn 18 chận đứng các cuộc tấn công của Cộng quân tại An Lộc. (Theo tài liệu của đại tá Phạm Bá Hoa, tham mưu trưởng Tổng cục Tiếp vận thì Quân đoàn 3 chưa kịp tổ chức lễ gắn cấp hiệu 2 sao cho tướng Đảo).
* Sư đoàn 18 Bộ binh trên chiến trường Miền Đông Nam phần
Sau giai đoạn chỉnh trang cần thiết cho một đại đơn vị tân lập, tháng 8/1965, Sư đoàn 18 BB đã khởi động cuộc hành quân quy mô để tảo thanh Cộng quân tại khu vực trách nhiệm, trong đó hai tỉnh Phước Tuy và Long Khánh là những mục tiêu trọng điểm. Trong thượng tuần tháng 11/1965, một thành phần bộ chiến của Sư đoàn 18 BB và đơn vị tăng phái đã đánh tan 1 trung đoàn Cộng quân tại phía Tây Phước Lễ, tỉnh Phước Tuy. Từ 1966 đến 1969, lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 18 BB phối hợp với lực lượng Đồng minh đã tổ chức hơn 20 cuộc hành quân quy mô để truy kích Cộng quân tại các tỉnh Phước Tuy, Long Khánh, Bình Tuy. Trong hai năm 1970 và 1971, theo kế hoạch điều động lực lượng của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, nhiều đơn vị của Sư đoàn 18 BB đã luân phiên tham dự cuộc hành quân ngoại biên tại Căm Bốt cùng với các thành phần bộ chiến của Sư đoàn 5 BB, Sư đoàn 25 BB, Biệt động quân Quân khu 3 và lực lượng lữ đoàn 3 Kỵ Binh.
Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972, trước khi trận chiến tại Lộc Ninh bùng nổ vào ngày 5/4/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động trung đoàn 52/ Sư đoàn 18 BB tăng viện cho chiến trường Bình Long, bảo vệ trục giao thông giữa chi khu Lộc Ninh và Thị xã An Lộc. Ngày 11 tháng 7/1972, toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ binh do đại tá Lê Minh Đảo chỉ huy đã nhập trận An Lộc, thay thế cho Sư đoàn 5 BB được triệt thoái về Lai Khê để chỉnh trang sau hơn 2 tháng cùng với các đơn vị tăng phái tử chiến với ba sư đoàn chủ lực của Cộng quân tại tỉnh lỵ Bình Long. Trong những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam, Sư đoàn 18 Bộ binh đã cùng với lực lượng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ... tử chiến với 5 sư đoàn CSBV từ 8/4 đến 20 tháng 4/1975 tại phòng tuyến Long Khánh, và trên từng chiến hào trách nhiệm, các đơn vị Sư đoàn 18 Bộ binh đã chận đứng các đợt tấn công cường tập của Cộng quân. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH, của tạp chí KBC, và tài liệu riêng của VB)
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển