Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Trước tin ISIS giết hại một linh mục Công Giáo Pháp, thì ở Sapa Việt Nam, vẫn còn đó những nỗi đau!

in tức về hai tên khủng bố đã lẻn vào cửa sau thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray, gần Rouen ở mạn tây bắc Pháp và dùng dao sát hại cha Jacques Hamel, 86 tuổi đang dâng lễ, làm cho cả Thế Giới b

Trần Mạnh Trác



Tin tức về hai tên khủng bố đã lẻn vào cửa sau thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray, gần Rouen ở mạn tây bắc Pháp và dùng dao sát hại cha Jacques Hamel, 86 tuổi đang dâng lễ, làm cho cả Thế Giới bàng hoàng, ghê tởm và lên án sự man rợ cuả những kẻ mệnh danh là 'chiến binh Hồi Giáo'.

Ngay sau khi bản tin được loan ra thì ở trên vùng tây bắc cuả Việt Nam, đối với giáo dân và thân hữu cuả Giaó Xứ Sapa, bản tin không những gợi ra những cảm xúc 'kinh hoàng xúc động, gây ra đau khổ vô biên và lo âu' như lời phát ngôn viên cuả Toà Thánh mô tả, mà còn gợi lại một cái chết tương tự cách đây 58 năm, cuả Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor, Cha Thịnh, vị chánh xứ tiên khởi cuả Giáo Xứ Sapa.

Cũng bị giết trong khi chuẩn bị dâng lễ sáng, cũng bị chặt đầu trước giáo dân, nhưng hung thủ, hay tổ chức, cuả vụ giết người không ra mặt nhận trách nhiệm hay là bị vạch mặt kết án...

Một vụ án chưa kết thúc!



Cho nên, vị chánh xứ ngày nay cuả Giáo xứ Sapa, Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, đã thốt lên trên trang Facebook " VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU !"

Chúng tôi xin phép Cha Bình được đăng lại câu chuyện cảm động cuả Ngài viết về Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor:

TƯỞNG NIỆM

CHA JEAN – PIERRE IDIART- ALHOR (1904 – 1948)

NHÀ TRUYỀN GIÁO TẠI HƯNG HÓA ( Bắc Việt)


Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1904 tại Bunus, giáo phận Bayonne (Pyrénées hạ)

Vào thẳng Đại chủng viện Thừa sai, ngày 10/09/1926, thụ phong Linh mục ngày 17 tháng 12 năm 1932, lên đường đi Hưng Hóa ngày 21 tháng 4 năm 1933, từ trần tại Sapa ngày 18 tháng 5 năm 1948.

Cha Idiart- Alhor được sai đi truyền giáo tại Hưng Hóa năm 1933 – Từ thành lập Giáo phận tông tòa năm 1895, đây là vị Thừa sai thứ 44. Đức Cha Raymond vui mừng đón nhận cha đến tăng cường cho hàng ngũ các tông đồ tại miền thượng du Bắc Việt. Bản thân Ngài đã từng biết người anh em linh mục của Hội Thừa sai là cậu của Cha, từ trần tại Sơn Tây năm 1893, sau chỉ 8 năm truyền giáo nhưng chừng ấy năm cũng đủ cho các đấng Bề trên đánh giá cha rất cao. Vị Đại diện Tông tòa cho rằng người cháu cũng lão luyện như cậu mình và quả niềm hy vọng này đã không bị thất vọng. Cha Idiart- Alhor vừa học ngôn ngữ bản địa tại Tòa Giám mục vừa làm thư ký Tòa Giám mục suốt 4 năm.

Năm 1937, Đức Cha Ramond đưa cha Idiart- Alhor lên Sapa nơi Đức Cha có thói quen đến nghỉ hè để tránh cái nóng dữ dội của miền châu thổ. Miền núi cao này làm người anh em linh mục xứ Basque của chúng ta nhớ về quê nhà, nơi đó cha có thể gặp lại nhiều anh em và trải nghiệm được câu “Hạnh phúc biết bao khi được sống giữa những người anh em”. Nhưng lần này Đức Cha để Cha thư ký ở lại Sapa.

Và nhà truyền giáo trẻ tuổi này đã thực sự sung sướng với nhiệm sở mới. Cha bắt đầu học tiếng H’Mông ngay, thứ thổ ngữ mà sau đó cha nói rất thông thạo. Cha có được 2 giáo lý viên người kinh rất tận tụy.

Một trong 2 người này xem ra có thiên hướng trở thành linh mục giữa người H’Mông, nhưng Chúa đã gọi Thầy về một năm trước khi đến chức linh mục. Cha Idiart- Alhor nhanh chóng làm quen với giáo dân của mình. Cha rất yêu thương họ. Với sức khỏe cường tráng, ý chí mạnh mẽ, Cha di chuyển liên tục. Mùa hè cũng không thiếu việc vì Sapa trở thành trung tâm nghỉ hè và nhà thờ trở thành quá chật hẹp trong mùa này- Cha Idiart- Alhor quyết định nới rộng và tôn tạo cho nhà thờ đẹp đẽ hơn bằng việc xây thêm tháp chuông. Nhưng phải mất nhiều năm mới thể hiện được dự án.

Mỗi năm, một số gia đình người H’Mông, do tấm lòng bác ái của vị thừa sai hấp dẫn, xin đăng ký vào sổ dự tòng. Cha cho dựng thêm 2 nhà nguyện tại các vùng có nhiều nhóm dự tòng hơn. Những người bên kia đồi núi Sapa cũng biết đến Cha và những ai đến với Ngài đều tin chắc rằng mình sẽ được ưu ái đón nhận.

Năm 1942, khi cuộc chiến ở Thái Bình Dương bắt đầu bùng nổ, 10 đan tu nữ người Pháp rời Nhật bản di tản tới Đông Dương. Chính quyền Pháp tạo sự dễ dàng cho các nữ tu này: đưa đến định cư tại 1 địa điểm cách Sapa độ 8km. Vị linh mục chính xứ rất nhiệt tình này cũng đã tiêu tốn không tính toán trong 2 năm để xây dựng Đan viện mới. Cha mời những thợ giỏi từ miền châu thổ lên đảm trách việc xây dựng.

Rồi đến những ngày tháng 5/1945 tăm tối. Cha Idiart- Alhor bị Việt Minh giam giữ chung với những người Âu châu khác tại Sapa trong những biệt thự Sĩ quan- Cha còn được dâng lễ Chúa Nhật cho giáo dân trong nhà thờ. Nhưng vài tháng sau đó, tất cả những người bị giam giữ được chuyển về Hà nội, còn Sapa trước đó vốn phồn thịnh, trở nên một thành phố chết: trước bị cướp bóc sau bị quét sạch.

Tại Hà nội, Cha Idiart- Alhor tới giúp giáo xứ các vị Tử đạo cho tới khi cha được về lại Sapa. Bề trên của cha lúc đó là Đức Cha Mazê đề nghị Cha tận dụng thời buổi lộn xộn này để về thăm lại xứ Basque của Cha. Nhưng Cha trả lời: “Xin cho con trước hết được về thăm lại giáo dân ở Sapa, ổn định trật tự. Sau đó, con mới nhận đi nghỉ”. Để có thể trở lại giáo xứ, Cha Idiart- Alhor đồng ý trở về nhanh với tư cách là tuyên úy quân đội vùng Tây bắc đang chuẩn bị tới chiếm Sapa. Và như thế cha phục vụ trong quân đội từ 8 tháng 7 năm 1946 đến 15 tháng 11 năm 1947, Cha rảo khắp vùng núi, có nơi dân chúng chưa từng thấy vị Thừa sai bao giờ - Mỗi khi một nhóm người H’mông gặp được Cha là họ rất đỗi vui mừng. Họ muốn giữ Cha ở lại, nhưng Ngài nói: “Hãy để Cha đi và khi chiến tranh chấm dứt, Cha sẽ trở lại ở giữa anh chị em”.

Mãi tới lễ Các Thánh năm 1947, vị tuyên úy mới gặp lại giáo xứ Sapa của mình. Nhưng hỡi ôi, quả là một cảnh tượng buồn thảm! Nhà thờ đẹp đẽ vẫn còn nguyên vẹn, các gian nhà truyền giáo vẫn được lưu giữ hai giáo lý viên, ba tập sinh nữ đan viện, hai gia đình người Kinh đang ẩn trốn để khỏi bị bỏ xứ. Những người H’Mông rất đỗi sung sướng gặp lại Cha. Nhưng cả đội quân Việt nam và Trung quốc đã phải dọn trống trước khi quân lính Pháp tới; đường xá vắng tanh, nhà cửa bỏ hoang, chỉ còn duy nhất một biệt thự âu châu là không bị phá hủy vì được dùng làm văn phòng cho Việt Minh. Vị truyền giáo cố nén nỗi đau buồn thấm thía để có thể bắt đầu rảo bộ đến các bản làng người H’Mông, khích lệ họ kiên vững, hy vọng.

Được biết Đức Cha Mazé sắp đi Roma và Pháp vào mùa xuân, Cha viết thư đề nghị Đức Cha ghé thăm người mẹ già ở Bonus, xứ Basque. Đó là lá thư cuối cùng của Cha, vì vừa khi Đức Cha tới Bretagne vào ngày 24 tháng 5 thì nhận được tin của Chủng viện Paris cho biết Cha Idiart- Alhor đã bị ám sát hôm 18 tháng 5 tại Sapa. Vài ngày sau đó, Ngài đọc bài viết của báo Entente do ông Alexandre Esculier. Bài viết nói rằng một nỗi đau thương thấm thía cho tất cả những người Pháp từng quen biết Cha. Người anh em yêu dấu của chúng ta đã bị ngã gục trên bàn quỳ vào lúc 6 giờ sáng khi chuẩn bị dâng lễ trên bàn thờ. Sau đó kẻ sát nhân chặt đứt đầu ngài. Thi thể của vị truyền giáo an nghỉ gần đó sau nhà thờ, cạnh mộ Đức Cha Paul Ramond.

Đức Cha Mazé hành hương tới quê nhà của người đã tắm gội đàn chiên bằng chính máu của mình. Ở đó Đức Cha đã gặp một người mẹ xứng đáng với đứa con trai của mình: Người mẹ can đảm này, trong bình an tỉn tưởng, thanh thản trong niềm tin chờ đợi Đức Mẹ trên đồi Calve trả lại cho mình người con trai yêu dấu. Vị Giám mục sẽ không bao giờ quên cuộc thăm viếng nơi sinh trưởng của vị truyền giáo yêu quý của mình
http://www.vietcatholic.net/News/Html/188237.htm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trước tin ISIS giết hại một linh mục Công Giáo Pháp, thì ở Sapa Việt Nam, vẫn còn đó những nỗi đau!

in tức về hai tên khủng bố đã lẻn vào cửa sau thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray, gần Rouen ở mạn tây bắc Pháp và dùng dao sát hại cha Jacques Hamel, 86 tuổi đang dâng lễ, làm cho cả Thế Giới b

Trần Mạnh Trác



Tin tức về hai tên khủng bố đã lẻn vào cửa sau thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray, gần Rouen ở mạn tây bắc Pháp và dùng dao sát hại cha Jacques Hamel, 86 tuổi đang dâng lễ, làm cho cả Thế Giới bàng hoàng, ghê tởm và lên án sự man rợ cuả những kẻ mệnh danh là 'chiến binh Hồi Giáo'.

Ngay sau khi bản tin được loan ra thì ở trên vùng tây bắc cuả Việt Nam, đối với giáo dân và thân hữu cuả Giaó Xứ Sapa, bản tin không những gợi ra những cảm xúc 'kinh hoàng xúc động, gây ra đau khổ vô biên và lo âu' như lời phát ngôn viên cuả Toà Thánh mô tả, mà còn gợi lại một cái chết tương tự cách đây 58 năm, cuả Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor, Cha Thịnh, vị chánh xứ tiên khởi cuả Giáo Xứ Sapa.

Cũng bị giết trong khi chuẩn bị dâng lễ sáng, cũng bị chặt đầu trước giáo dân, nhưng hung thủ, hay tổ chức, cuả vụ giết người không ra mặt nhận trách nhiệm hay là bị vạch mặt kết án...

Một vụ án chưa kết thúc!



Cho nên, vị chánh xứ ngày nay cuả Giáo xứ Sapa, Cha Phêrô Phạm Thanh Bình, đã thốt lên trên trang Facebook " VẪN CÒN ĐÓ NHỮNG NỖI ĐAU !"

Chúng tôi xin phép Cha Bình được đăng lại câu chuyện cảm động cuả Ngài viết về Cha Jean – Pierre Idiart- Alhor:

TƯỞNG NIỆM

CHA JEAN – PIERRE IDIART- ALHOR (1904 – 1948)

NHÀ TRUYỀN GIÁO TẠI HƯNG HÓA ( Bắc Việt)


Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1904 tại Bunus, giáo phận Bayonne (Pyrénées hạ)

Vào thẳng Đại chủng viện Thừa sai, ngày 10/09/1926, thụ phong Linh mục ngày 17 tháng 12 năm 1932, lên đường đi Hưng Hóa ngày 21 tháng 4 năm 1933, từ trần tại Sapa ngày 18 tháng 5 năm 1948.

Cha Idiart- Alhor được sai đi truyền giáo tại Hưng Hóa năm 1933 – Từ thành lập Giáo phận tông tòa năm 1895, đây là vị Thừa sai thứ 44. Đức Cha Raymond vui mừng đón nhận cha đến tăng cường cho hàng ngũ các tông đồ tại miền thượng du Bắc Việt. Bản thân Ngài đã từng biết người anh em linh mục của Hội Thừa sai là cậu của Cha, từ trần tại Sơn Tây năm 1893, sau chỉ 8 năm truyền giáo nhưng chừng ấy năm cũng đủ cho các đấng Bề trên đánh giá cha rất cao. Vị Đại diện Tông tòa cho rằng người cháu cũng lão luyện như cậu mình và quả niềm hy vọng này đã không bị thất vọng. Cha Idiart- Alhor vừa học ngôn ngữ bản địa tại Tòa Giám mục vừa làm thư ký Tòa Giám mục suốt 4 năm.

Năm 1937, Đức Cha Ramond đưa cha Idiart- Alhor lên Sapa nơi Đức Cha có thói quen đến nghỉ hè để tránh cái nóng dữ dội của miền châu thổ. Miền núi cao này làm người anh em linh mục xứ Basque của chúng ta nhớ về quê nhà, nơi đó cha có thể gặp lại nhiều anh em và trải nghiệm được câu “Hạnh phúc biết bao khi được sống giữa những người anh em”. Nhưng lần này Đức Cha để Cha thư ký ở lại Sapa.

Và nhà truyền giáo trẻ tuổi này đã thực sự sung sướng với nhiệm sở mới. Cha bắt đầu học tiếng H’Mông ngay, thứ thổ ngữ mà sau đó cha nói rất thông thạo. Cha có được 2 giáo lý viên người kinh rất tận tụy.

Một trong 2 người này xem ra có thiên hướng trở thành linh mục giữa người H’Mông, nhưng Chúa đã gọi Thầy về một năm trước khi đến chức linh mục. Cha Idiart- Alhor nhanh chóng làm quen với giáo dân của mình. Cha rất yêu thương họ. Với sức khỏe cường tráng, ý chí mạnh mẽ, Cha di chuyển liên tục. Mùa hè cũng không thiếu việc vì Sapa trở thành trung tâm nghỉ hè và nhà thờ trở thành quá chật hẹp trong mùa này- Cha Idiart- Alhor quyết định nới rộng và tôn tạo cho nhà thờ đẹp đẽ hơn bằng việc xây thêm tháp chuông. Nhưng phải mất nhiều năm mới thể hiện được dự án.

Mỗi năm, một số gia đình người H’Mông, do tấm lòng bác ái của vị thừa sai hấp dẫn, xin đăng ký vào sổ dự tòng. Cha cho dựng thêm 2 nhà nguyện tại các vùng có nhiều nhóm dự tòng hơn. Những người bên kia đồi núi Sapa cũng biết đến Cha và những ai đến với Ngài đều tin chắc rằng mình sẽ được ưu ái đón nhận.

Năm 1942, khi cuộc chiến ở Thái Bình Dương bắt đầu bùng nổ, 10 đan tu nữ người Pháp rời Nhật bản di tản tới Đông Dương. Chính quyền Pháp tạo sự dễ dàng cho các nữ tu này: đưa đến định cư tại 1 địa điểm cách Sapa độ 8km. Vị linh mục chính xứ rất nhiệt tình này cũng đã tiêu tốn không tính toán trong 2 năm để xây dựng Đan viện mới. Cha mời những thợ giỏi từ miền châu thổ lên đảm trách việc xây dựng.

Rồi đến những ngày tháng 5/1945 tăm tối. Cha Idiart- Alhor bị Việt Minh giam giữ chung với những người Âu châu khác tại Sapa trong những biệt thự Sĩ quan- Cha còn được dâng lễ Chúa Nhật cho giáo dân trong nhà thờ. Nhưng vài tháng sau đó, tất cả những người bị giam giữ được chuyển về Hà nội, còn Sapa trước đó vốn phồn thịnh, trở nên một thành phố chết: trước bị cướp bóc sau bị quét sạch.

Tại Hà nội, Cha Idiart- Alhor tới giúp giáo xứ các vị Tử đạo cho tới khi cha được về lại Sapa. Bề trên của cha lúc đó là Đức Cha Mazê đề nghị Cha tận dụng thời buổi lộn xộn này để về thăm lại xứ Basque của Cha. Nhưng Cha trả lời: “Xin cho con trước hết được về thăm lại giáo dân ở Sapa, ổn định trật tự. Sau đó, con mới nhận đi nghỉ”. Để có thể trở lại giáo xứ, Cha Idiart- Alhor đồng ý trở về nhanh với tư cách là tuyên úy quân đội vùng Tây bắc đang chuẩn bị tới chiếm Sapa. Và như thế cha phục vụ trong quân đội từ 8 tháng 7 năm 1946 đến 15 tháng 11 năm 1947, Cha rảo khắp vùng núi, có nơi dân chúng chưa từng thấy vị Thừa sai bao giờ - Mỗi khi một nhóm người H’mông gặp được Cha là họ rất đỗi vui mừng. Họ muốn giữ Cha ở lại, nhưng Ngài nói: “Hãy để Cha đi và khi chiến tranh chấm dứt, Cha sẽ trở lại ở giữa anh chị em”.

Mãi tới lễ Các Thánh năm 1947, vị tuyên úy mới gặp lại giáo xứ Sapa của mình. Nhưng hỡi ôi, quả là một cảnh tượng buồn thảm! Nhà thờ đẹp đẽ vẫn còn nguyên vẹn, các gian nhà truyền giáo vẫn được lưu giữ hai giáo lý viên, ba tập sinh nữ đan viện, hai gia đình người Kinh đang ẩn trốn để khỏi bị bỏ xứ. Những người H’Mông rất đỗi sung sướng gặp lại Cha. Nhưng cả đội quân Việt nam và Trung quốc đã phải dọn trống trước khi quân lính Pháp tới; đường xá vắng tanh, nhà cửa bỏ hoang, chỉ còn duy nhất một biệt thự âu châu là không bị phá hủy vì được dùng làm văn phòng cho Việt Minh. Vị truyền giáo cố nén nỗi đau buồn thấm thía để có thể bắt đầu rảo bộ đến các bản làng người H’Mông, khích lệ họ kiên vững, hy vọng.

Được biết Đức Cha Mazé sắp đi Roma và Pháp vào mùa xuân, Cha viết thư đề nghị Đức Cha ghé thăm người mẹ già ở Bonus, xứ Basque. Đó là lá thư cuối cùng của Cha, vì vừa khi Đức Cha tới Bretagne vào ngày 24 tháng 5 thì nhận được tin của Chủng viện Paris cho biết Cha Idiart- Alhor đã bị ám sát hôm 18 tháng 5 tại Sapa. Vài ngày sau đó, Ngài đọc bài viết của báo Entente do ông Alexandre Esculier. Bài viết nói rằng một nỗi đau thương thấm thía cho tất cả những người Pháp từng quen biết Cha. Người anh em yêu dấu của chúng ta đã bị ngã gục trên bàn quỳ vào lúc 6 giờ sáng khi chuẩn bị dâng lễ trên bàn thờ. Sau đó kẻ sát nhân chặt đứt đầu ngài. Thi thể của vị truyền giáo an nghỉ gần đó sau nhà thờ, cạnh mộ Đức Cha Paul Ramond.

Đức Cha Mazé hành hương tới quê nhà của người đã tắm gội đàn chiên bằng chính máu của mình. Ở đó Đức Cha đã gặp một người mẹ xứng đáng với đứa con trai của mình: Người mẹ can đảm này, trong bình an tỉn tưởng, thanh thản trong niềm tin chờ đợi Đức Mẹ trên đồi Calve trả lại cho mình người con trai yêu dấu. Vị Giám mục sẽ không bao giờ quên cuộc thăm viếng nơi sinh trưởng của vị truyền giáo yêu quý của mình
http://www.vietcatholic.net/News/Html/188237.htm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm