Kinh Đời
Từ Washington DC: 8 năm, tôi đã thấy nước Mỹ và Obama thay đổi
Còn hơn 2 tuần nữa, Obama sẽ lên trực thăng Marine One để về quê cùng với Michelle và hai con gái. Thử đánh giá ông theo thang điểm "tín nhiệm" Made in Vietnam.
Tổng thống chuyển nhà
Ở Mỹ có vài nghề ít khi thất nghiệp. Đó là bán xăng, sửa xe hơi và chuyển đồ.
Dân số khoảng 320 triệu nhưng sở hữu tới 350 triệu xe bốn bánh. Thất nghiệp hay có việc đều phải di chuyển bằng xe, cần xăng và thường phải sửa xe.
Do người Mỹ thích thay đổi việc, có khi chỉ vì việc mà thay cả vợ hay chồng, con cái đi học lại muốn chọn trường tốt bố mẹ phải nghe. Khoảng 10% dân số (35 triệu người) phải chuyển nhà hàng năm.
Đó là chưa kể các văn phòng di chuyển nội bộ, nhân viên thay đổi. Dịch vụ này hái ra tiền dù kinh tế thế nào chăng nữa.
Tổng thống Mỹ cũng phải chuyển nhà như dân thường khác sau 4 năm hoặc 8 năm nếu kéo dài hai nhiệm kỳ.
Vào buổi sáng ngày 20/1/2017, dịch vụ chuyển đồ sẽ làm hai việc đồng thời. Chuyển đồ đi cho gia đình Obama và chuyển đồ đến cho gia đình Trump. Họ chỉ có 6 tiếng để làm việc này cho cả hai vị tại 132 phòng trong Nhà Trắng.
Vào lúc 10h30 sáng gia đình Obama sẽ rời Nhà Trắng, thì hơn 100 nhân viên phải làm cật lực để đón tổng thống mới lúc đó đang tuyên thệ tại nhà Quốc hội.
Điều đặc biệt, ông "đi" và ông "đến" không chạm mặt nhau trong ngày hôm đó, y chang kiểu bán nhà bên Mỹ, chủ mới và chủ cũ không biết nhau dù chuyển cả triệu đô la.
Tổng thống Obama vẫy tay trước đám đông khi kết thúc lễ nhậm chức ngày 20/1/2009. (Ảnh: USN/Wikimedia Commons)
Đánh giá "tín nhiệm" các Tổng thống Mỹ
Trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ, theo các thăm dò dư luận thì dân Mỹ cho rằng John Kennedy là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất, ngang hàng với Abraham Lincoln. Nhìn hoa tươi luôn trên mộ của ông ở nghĩa trang Arlington cũng đủ hiểu sự ngưỡng mộ của dân chúng.
Cuộc đời ngắn ngủi của ông chưa chứng minh được nhiều vì hai nhiệm kỳ trong Nhà Trắng mới chứng tỏ thế nào là Tổng thống Mỹ.
Và thăm dò dư luận đôi khi sai lệch. Vụ bầu cử vừa qua là một ví dụ.
Ronald Reagan có công lao lớn trong Chiến tranh Lạnh, thay đổi thế giới, nhưng không thể so với Kennedy.
Có hai vị bị chán ghét là Nixon và Johnson do dính líu đến Chiến tranh Việt Nam, hao người tốn của và Nixon phải từ chức vì vụ Watergate nghe trộm điện thoại của đảng Dân chủ.
Ở Quảng trường quốc gia (National Mall) - công viên trước Nhà Trắng, du khách gặp khá nhiều tượng đài các vị Tổng thống, từ thời lập nước đến cuối thế kỷ 20.
Có ba người nổi trội "tín nhiệm cao". Đó là George Washington - người cha sinh ra nước Mỹ, Abraham Lincoln - giữ gìn quốc gia này qua nội chiến Nam-Bắc, và Franklin Roosevelt - người bảo vệ thành công nước Mỹ qua Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một tượng đài khá nổi tiếng thuộc về Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn độc lập "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng", nhưng bị phủ bóng quá khứ do trong nhà vẫn nuôi nô lệ da đen. Ông chưa được "tín nhiệm cao" nhưng trên mức "tín nhiệm" trung bình do lời nói không đi đôi với việc làm.
Các nhà lịch sử đang tranh cãi và tiếp tục đến cuối thế kỷ chưa chắc đã xong về những tổng thống nào thuộc về nhóm "tín nhiệm" (trung bình).
Các tên như James Madison, John Adams trong quá khứ cũng như Bill Clinton, George H. Bush cuối thế kỷ 20 được nhắc tới.
Và nhóm "tín nhiệm thấp" như Johnson, Nixon, Ford toàn dính đến Việt Nam. Chiến tranh làm cho các vị này lụn bại công danh. Và sau này là Bush "con" cũng vậy, do dính tới Iraq và Afghanistan.
Tượng đài Tổng thống thứ 16 của Mỹ, Abraham Lincoln, tại Quảng trường quốc gia. (Ảnh: npca.org)
"Tín nhiệm" nào thuộc về Obama
Tổng thống Obama thuộc về nhóm nào. Cao như George Washington là không thể, không so được với Lincoln. Tuy nhiên, nếu hỏi người da màu, chắc chắn ông sẽ được tôn vinh ngang hàng.
Năm 2008 khi rời nhiệm kỳ, cựu Tổng thống George W. Bush để lại một gia tài 10% người thất nghiệp, hai cuộc chiến chưa kết thúc, và khủng hoảng kinh tế được so ngang với thảm họa những năm đầu thập niên 1930.
Vào Nhà Trắng, Obama phải giải quyết khủng hoảng kinh tế sau 3 năm (2011), các chỉ số đều nói lên chính sách đã đúng.
Sau 8 năm ông đã đẩy xuống số người thất nghiệp xuống dưới 5%. Thời của Bush số người không có bảo hiểm khoảng 15%, nhờ có Obamacare, số này hiện là 10%.
Người viết bài này từng chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống Obama vào ngày 20/1/2009. Gió 30-40km/giờ trong cái lạnh -15 độ C mà cảm giác tới -25 độ.
Thế nhưng Quảng trường quốc gia phải đóng cửa vì hết chỗ chứa. Khoảng 2 triệu người đổ ra trên một diện tích dài 3km và rộng 0,5km chỉ để ngắm vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Khi đó Obama mới 46 tuổi, trẻ trung và đầy sức sống. Hàng triệu người trên quảng trường đã hô theo ông "Change we need – Chúng ta cần thay đổi", với hy vọng nước Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Sau 8 năm, Obama thay đổi khá nhiều hình ảnh nước Mỹ, hiền hòa hơn, thế giới bình yên hơn. Đối với người chán ghét chiến tranh, thì đó là điều mong đợi.
Thời Bush "diều hâu", gây ra cuộc chiến Afghanistan, Iraq, dọa "xóa sổ" Iran và Triều Tiên .
Obama với chính sách ngoại giao mềm mỏng, không có cuộc chiến nào xảy ra, ngoại trừ một số quả bom rơi ở Trung Đông và vài phát súng tiêu diệt bin Laden.
Hai cuộc chiến từ thời Bush hiện đã được hóa giải, để lại cho người bản địa tự giải quyết.
Đó
cũng là thông điệp của Obama. Các vấn đề của các quốc gia phải do các
quốc gia tìm lời giải, không thể trông chờ vào các nước lớn.
Người Việt ta
Đối với người Việt, so sánh ba vị Tổng thống Mỹ đã thăm Hà Nội thì cả ba đều gây ấn tượng tốt, từ Clinton, Bush "con" đến Obama.
Tấm ảnh Obama ăn bún chả và uống bia Hà Nội luôn đọng lại trong trái tim người dân bình thường dù đó chỉ là màn câu khách của CNN và anh chàng đầu bếp Anthony Bourdain.
Hỏi về mấy Tổng thống nổi tiếng của Mỹ là Washington, Lincoln, Jefferson có lẽ ít người Việt biết kỹ, nhưng hỏi ai đã ăn bún, tự rút tiền túi trả, thì có lẽ hàng triệu người nhớ hình ảnh bình dân này.
Rồi đây, giới học giả và dân chúng sẽ đánh giá nhiệm kỳ của Obama với những góc nhìn khác nhau, kết quả sẽ khác nhau.
Với người Việt, nếu chấm các Tổng thống Mỹ với ba thang điểm "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" hay "tín nhiệm thấp" thì Barack Obama không thể ở vị trí cuối bảng dù ông là Tổng thống thứ 44.
Những gì mà Obama muốn thay đổi còn khá nhiều. Bản thân ông cũng thay đổi, tóc bạc hơn, cười có vết nhăn. Michelle Obama chứng tỏ bà xứng đáng là Đệ nhất phu nhân, hai con gái đã tuổi teen.
Một việc thay đổi khác mà gia đình ông sẽ luyến tiếc, đó là chuyển nhà vào sáng 20/1.
http://soha.vn/tu-washington-dc-8-nam-toi-da-thay-nuoc-my-va-obama-thay-doi-20170103142527353.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Từ Washington DC: 8 năm, tôi đã thấy nước Mỹ và Obama thay đổi
Còn hơn 2 tuần nữa, Obama sẽ lên trực thăng Marine One để về quê cùng với Michelle và hai con gái. Thử đánh giá ông theo thang điểm "tín nhiệm" Made in Vietnam.
Tổng thống chuyển nhà
Ở Mỹ có vài nghề ít khi thất nghiệp. Đó là bán xăng, sửa xe hơi và chuyển đồ.
Dân số khoảng 320 triệu nhưng sở hữu tới 350 triệu xe bốn bánh. Thất nghiệp hay có việc đều phải di chuyển bằng xe, cần xăng và thường phải sửa xe.
Do người Mỹ thích thay đổi việc, có khi chỉ vì việc mà thay cả vợ hay chồng, con cái đi học lại muốn chọn trường tốt bố mẹ phải nghe. Khoảng 10% dân số (35 triệu người) phải chuyển nhà hàng năm.
Đó là chưa kể các văn phòng di chuyển nội bộ, nhân viên thay đổi. Dịch vụ này hái ra tiền dù kinh tế thế nào chăng nữa.
Tổng thống Mỹ cũng phải chuyển nhà như dân thường khác sau 4 năm hoặc 8 năm nếu kéo dài hai nhiệm kỳ.
Vào buổi sáng ngày 20/1/2017, dịch vụ chuyển đồ sẽ làm hai việc đồng thời. Chuyển đồ đi cho gia đình Obama và chuyển đồ đến cho gia đình Trump. Họ chỉ có 6 tiếng để làm việc này cho cả hai vị tại 132 phòng trong Nhà Trắng.
Vào lúc 10h30 sáng gia đình Obama sẽ rời Nhà Trắng, thì hơn 100 nhân viên phải làm cật lực để đón tổng thống mới lúc đó đang tuyên thệ tại nhà Quốc hội.
Điều đặc biệt, ông "đi" và ông "đến" không chạm mặt nhau trong ngày hôm đó, y chang kiểu bán nhà bên Mỹ, chủ mới và chủ cũ không biết nhau dù chuyển cả triệu đô la.
Tổng thống Obama vẫy tay trước đám đông khi kết thúc lễ nhậm chức ngày 20/1/2009. (Ảnh: USN/Wikimedia Commons)
Đánh giá "tín nhiệm" các Tổng thống Mỹ
Trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ, theo các thăm dò dư luận thì dân Mỹ cho rằng John Kennedy là một trong những Tổng thống vĩ đại nhất, ngang hàng với Abraham Lincoln. Nhìn hoa tươi luôn trên mộ của ông ở nghĩa trang Arlington cũng đủ hiểu sự ngưỡng mộ của dân chúng.
Cuộc đời ngắn ngủi của ông chưa chứng minh được nhiều vì hai nhiệm kỳ trong Nhà Trắng mới chứng tỏ thế nào là Tổng thống Mỹ.
Và thăm dò dư luận đôi khi sai lệch. Vụ bầu cử vừa qua là một ví dụ.
Ronald Reagan có công lao lớn trong Chiến tranh Lạnh, thay đổi thế giới, nhưng không thể so với Kennedy.
Có hai vị bị chán ghét là Nixon và Johnson do dính líu đến Chiến tranh Việt Nam, hao người tốn của và Nixon phải từ chức vì vụ Watergate nghe trộm điện thoại của đảng Dân chủ.
Ở Quảng trường quốc gia (National Mall) - công viên trước Nhà Trắng, du khách gặp khá nhiều tượng đài các vị Tổng thống, từ thời lập nước đến cuối thế kỷ 20.
Có ba người nổi trội "tín nhiệm cao". Đó là George Washington - người cha sinh ra nước Mỹ, Abraham Lincoln - giữ gìn quốc gia này qua nội chiến Nam-Bắc, và Franklin Roosevelt - người bảo vệ thành công nước Mỹ qua Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một tượng đài khá nổi tiếng thuộc về Jefferson, tác giả của Tuyên ngôn độc lập "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng", nhưng bị phủ bóng quá khứ do trong nhà vẫn nuôi nô lệ da đen. Ông chưa được "tín nhiệm cao" nhưng trên mức "tín nhiệm" trung bình do lời nói không đi đôi với việc làm.
Các nhà lịch sử đang tranh cãi và tiếp tục đến cuối thế kỷ chưa chắc đã xong về những tổng thống nào thuộc về nhóm "tín nhiệm" (trung bình).
Các tên như James Madison, John Adams trong quá khứ cũng như Bill Clinton, George H. Bush cuối thế kỷ 20 được nhắc tới.
Và nhóm "tín nhiệm thấp" như Johnson, Nixon, Ford toàn dính đến Việt Nam. Chiến tranh làm cho các vị này lụn bại công danh. Và sau này là Bush "con" cũng vậy, do dính tới Iraq và Afghanistan.
Tượng đài Tổng thống thứ 16 của Mỹ, Abraham Lincoln, tại Quảng trường quốc gia. (Ảnh: npca.org)
"Tín nhiệm" nào thuộc về Obama
Tổng thống Obama thuộc về nhóm nào. Cao như George Washington là không thể, không so được với Lincoln. Tuy nhiên, nếu hỏi người da màu, chắc chắn ông sẽ được tôn vinh ngang hàng.
Năm 2008 khi rời nhiệm kỳ, cựu Tổng thống George W. Bush để lại một gia tài 10% người thất nghiệp, hai cuộc chiến chưa kết thúc, và khủng hoảng kinh tế được so ngang với thảm họa những năm đầu thập niên 1930.
Vào Nhà Trắng, Obama phải giải quyết khủng hoảng kinh tế sau 3 năm (2011), các chỉ số đều nói lên chính sách đã đúng.
Sau 8 năm ông đã đẩy xuống số người thất nghiệp xuống dưới 5%. Thời của Bush số người không có bảo hiểm khoảng 15%, nhờ có Obamacare, số này hiện là 10%.
Người viết bài này từng chứng kiến lễ nhậm chức của Tổng thống Obama vào ngày 20/1/2009. Gió 30-40km/giờ trong cái lạnh -15 độ C mà cảm giác tới -25 độ.
Thế nhưng Quảng trường quốc gia phải đóng cửa vì hết chỗ chứa. Khoảng 2 triệu người đổ ra trên một diện tích dài 3km và rộng 0,5km chỉ để ngắm vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Khi đó Obama mới 46 tuổi, trẻ trung và đầy sức sống. Hàng triệu người trên quảng trường đã hô theo ông "Change we need – Chúng ta cần thay đổi", với hy vọng nước Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.
Sau 8 năm, Obama thay đổi khá nhiều hình ảnh nước Mỹ, hiền hòa hơn, thế giới bình yên hơn. Đối với người chán ghét chiến tranh, thì đó là điều mong đợi.
Thời Bush "diều hâu", gây ra cuộc chiến Afghanistan, Iraq, dọa "xóa sổ" Iran và Triều Tiên .
Obama với chính sách ngoại giao mềm mỏng, không có cuộc chiến nào xảy ra, ngoại trừ một số quả bom rơi ở Trung Đông và vài phát súng tiêu diệt bin Laden.
Hai cuộc chiến từ thời Bush hiện đã được hóa giải, để lại cho người bản địa tự giải quyết.
Đó
cũng là thông điệp của Obama. Các vấn đề của các quốc gia phải do các
quốc gia tìm lời giải, không thể trông chờ vào các nước lớn.
Người Việt ta
Đối với người Việt, so sánh ba vị Tổng thống Mỹ đã thăm Hà Nội thì cả ba đều gây ấn tượng tốt, từ Clinton, Bush "con" đến Obama.
Tấm ảnh Obama ăn bún chả và uống bia Hà Nội luôn đọng lại trong trái tim người dân bình thường dù đó chỉ là màn câu khách của CNN và anh chàng đầu bếp Anthony Bourdain.
Hỏi về mấy Tổng thống nổi tiếng của Mỹ là Washington, Lincoln, Jefferson có lẽ ít người Việt biết kỹ, nhưng hỏi ai đã ăn bún, tự rút tiền túi trả, thì có lẽ hàng triệu người nhớ hình ảnh bình dân này.
Rồi đây, giới học giả và dân chúng sẽ đánh giá nhiệm kỳ của Obama với những góc nhìn khác nhau, kết quả sẽ khác nhau.
Với người Việt, nếu chấm các Tổng thống Mỹ với ba thang điểm "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" hay "tín nhiệm thấp" thì Barack Obama không thể ở vị trí cuối bảng dù ông là Tổng thống thứ 44.
Những gì mà Obama muốn thay đổi còn khá nhiều. Bản thân ông cũng thay đổi, tóc bạc hơn, cười có vết nhăn. Michelle Obama chứng tỏ bà xứng đáng là Đệ nhất phu nhân, hai con gái đã tuổi teen.
Một việc thay đổi khác mà gia đình ông sẽ luyến tiếc, đó là chuyển nhà vào sáng 20/1.
http://soha.vn/tu-washington-dc-8-nam-toi-da-thay-nuoc-my-va-obama-thay-doi-20170103142527353.htm