Nhân Vật
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức dừng tuyệt thực
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vừa dừng tuyệt thực hôm 3/2, cho biết rằng ông đã “đạt được mục đích của mình” sau hơn 70 ngày tranh đấu để yêu cầu chính quyền phản hồi đơn khiếu nại của ông, theo tin từ gia đình.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho VOA biết vào chiều ngày 4/2:
“Ngày hôm qua, ảnh được gọi về và báo rằng bắt đầu từ ngày hôm qua (3/2) ảnh ngưng tuyệt thực sau hơn 70 ngày tuyệt thực. Anh nói rằng anh đã đạt được mục đích cuộc tuyệt thực.
“Anh cho biết khoảng thời gian sau này anh chỉ dùng một ít sữa mỗi ngày nên hiện nay sức khỏe của anh cũng tạm ổn, huyết áp và đường huyết đã trở lại bình thường, số cân cũng không giảm nữa. Nghe như vậy gia đình cũng yên tâm.”
Như VOA đã đưa tin, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực từ ngày 24/11/2020 để phản đối việc Tòa án Nhân dân Tối cao không phản hồi đề nghị miễn hình phạt còn lại của ông.
Phía gia đình ông Thức cho biết rằng nếu chiếu theo Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2015, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, trong đó có một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội, thì trường hợp của ông Thức đáng ra phải được trả tự do, nhưng nhà cầm quyền “cố tình” không áp dụng các quy định đó mà tìm cách diễn giải luật theo cách riêng của họ để duy trì bản án 16 năm như đã tuyên vào năm 2009.
Ông Tân cho VOA biết rằng cho đến nay chưa có cơ quan nào của Việt Nam phản hồi đơn thư của ông Thức. Ông cho biết thêm rằng ông Thức lẽ ra nên được áp dụng điều khoản “chuẩn bị phạm tội” với án tù thấp hơn.
“Đây là mục đích tranh đấu của anh Thức để anh ấy được trả tự do, cũng như những người khác được tự do. Anh ấy yêu cầu chính quyền Việt Nam thượng tôn pháp luật,” ông Tân cho biết thêm.
Hôm 27/1, một nhóm các dân biểu Liên bang Đức và Liên minh châu Âu (EU) gửi thư đến chính phủ Việt Nam thông qua Đại sứ Việt Nam tại Đức, bày tỏ quan ngại về tình hình sức khỏe của Thức và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.
Từ khi bị chuyển đến trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vào năm 2016 cho đến nay, ông Thức đã tuyệt thực một vài lần để kêu gọi thượng tôn pháp luật và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về thể chế chính trị.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức dừng tuyệt thực
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức vừa dừng tuyệt thực hôm 3/2, cho biết rằng ông đã “đạt được mục đích của mình” sau hơn 70 ngày tranh đấu để yêu cầu chính quyền phản hồi đơn khiếu nại của ông, theo tin từ gia đình.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho VOA biết vào chiều ngày 4/2:
“Ngày hôm qua, ảnh được gọi về và báo rằng bắt đầu từ ngày hôm qua (3/2) ảnh ngưng tuyệt thực sau hơn 70 ngày tuyệt thực. Anh nói rằng anh đã đạt được mục đích cuộc tuyệt thực.
“Anh cho biết khoảng thời gian sau này anh chỉ dùng một ít sữa mỗi ngày nên hiện nay sức khỏe của anh cũng tạm ổn, huyết áp và đường huyết đã trở lại bình thường, số cân cũng không giảm nữa. Nghe như vậy gia đình cũng yên tâm.”
Như VOA đã đưa tin, ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực từ ngày 24/11/2020 để phản đối việc Tòa án Nhân dân Tối cao không phản hồi đề nghị miễn hình phạt còn lại của ông.
Phía gia đình ông Thức cho biết rằng nếu chiếu theo Bộ luật hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2015, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, trong đó có một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội, thì trường hợp của ông Thức đáng ra phải được trả tự do, nhưng nhà cầm quyền “cố tình” không áp dụng các quy định đó mà tìm cách diễn giải luật theo cách riêng của họ để duy trì bản án 16 năm như đã tuyên vào năm 2009.
Ông Tân cho VOA biết rằng cho đến nay chưa có cơ quan nào của Việt Nam phản hồi đơn thư của ông Thức. Ông cho biết thêm rằng ông Thức lẽ ra nên được áp dụng điều khoản “chuẩn bị phạm tội” với án tù thấp hơn.
“Đây là mục đích tranh đấu của anh Thức để anh ấy được trả tự do, cũng như những người khác được tự do. Anh ấy yêu cầu chính quyền Việt Nam thượng tôn pháp luật,” ông Tân cho biết thêm.
Hôm 27/1, một nhóm các dân biểu Liên bang Đức và Liên minh châu Âu (EU) gửi thư đến chính phủ Việt Nam thông qua Đại sứ Việt Nam tại Đức, bày tỏ quan ngại về tình hình sức khỏe của Thức và kêu gọi trả tự do cho ông ngay lập tức.
Từ khi bị chuyển đến trại giam Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vào năm 2016 cho đến nay, ông Thức đã tuyệt thực một vài lần để kêu gọi thượng tôn pháp luật và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về thể chế chính trị.