Nhân Vật
Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến
“Trong hai lần ngồi tù tổng cộng 35 tháng, tôi đã tuyệt thực nhiều lần.”
“Lần đi tù thứ hai tôi tuyệt thực liên tục 13 ngày đến mức tiểu ra máu.”
“Bạn tù chăm sóc và bao bọc tôi. Họ dìu tôi đi và canh xem tôi còn thở không.”
“Có nhiều ngày bị cắt nước họ thay nhau xách từng xô nước từ tầng dưới lên tầng trên cho tôi. Những ngày tôi ốm đau họ cũng chăm sóc rất nhiều.”
“Tôi ở nhà tù Hỏa Lò một thời gian, rồi sau bị dẫn giải ra sân bay, chuyển sang nhà tù Gia Trung ở Gia Lai cách Hà Nội cả ngàn cây số.”
“Đó là những ngày ‘địa ngục trần gian’, nhưng tình người rất cảm động.”
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động ở Hà Nội bình luận với BBC rằng sự kiện bà Thêu ra tù ngay trước Tết là ‘nguồn động viên tinh thần lớn cho những người đấu tranh dân chủ.’
“Hàng trăm người đã ra sân bay đón chị Thêu với tinh thần của người trong gia đình,” bà Hạnh nói.
“Đặc biệt đón chị Thêu còn có anh Đoàn Văn Vươn cũng từng bị cướp đất, đấu tranh, đi tù và đã ra tù. Việc này càng làm tăng thêm giá trị tinh thần cho những người đấu tranh dân chủ.”
Nhắc đến sự kiện hai lãnh đạo trẻ phong trào đấu tranh dân chủ Dù Vàng tại Hong Kong được chính quyền nước này trả tự do cũng trong tháng Hai, bà Hạnh nói:
“Chị Thêu ra tù đúng ngày hết hạn tù chứ không phải được thả tự do. Ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm nào được thả trước thời hạn.”
“Dù chưa có dịp ngồi lại với nhau để bàn bạc về đường hướng hoạt động sắp tới nhưng tinh thần chung của chúng tôi là đấu tranh ôn hòa.”
‘Từ nông dân sang đấu tranh dân chủ’
Bà Thêu nói trước đây chỉ là nông dân thuần túy với ruộng vườn, nhưng do bị cướp đất và bỏ tù oan sai nên đã bước hẳn sang con đường đấu tranh dân chủ.
“Đã có những thay đổi trong tư tưởng của những người tù như tôi,” bà Thêu nói với BBC từ thôn Dương Nội.
“Khi mới lâm vào cảnh tù đày tôi rất bỡ ngỡ.”
“Nhưng dần tần tôi đã có kinh nghiệm, học hỏi được nhiều từ những người đấu tranh và tù tội. Nhận thức của tôi cũng thay đổi.”
“Chúng tôi đấu tranh bằng nhiều hình thức như tuyệt thực, đưa ra những yêu sách buộc chính quyền phải chấp nhận.”
“Khi nào còn bất công, khi nào chúng tôi còn chưa được trả lại quyền lợi thì tôi không dừng bước.”
“Tôi là người nông dân bị đẩy vào cái thế đó. Tôi phải vùng lên đấu tranh thôi.”
“Con đường đấu tranh của chúng tôi may mắn vì được cộng đồng trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm giúp đỡ.”
Hai lần đi tù
Bà Cấn Thị Thêu đi tù lần đầu vào 25/4/2014. Bà bị bắt trong lúc đang ghi hình lại vụ xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ thu hồi đất và bị kết án chống người thi hành công vụ.
Bà được thả tháng 7/2015, nhưng bị bắt lại hơn 10 tháng sau đó do ‘gây rối trật tự nơi công cộng’.
“Lúc ấy còn tinh sương, cả gia đình đang ngủ thì hàng trăm công an với dùi cui, bình xịt đến đập cửa. Vây kín nhà,” bà Thêu kể lại.
“Họ khám người, thu điện thoại. Chồng và con tôi bị xốc nách đưa lên xe để không cho chứng kiến việc bắt tôi.”
Bà nói trước có trang trại nuôi đàn trâu bò và đào ao thả cá nên kinh tế khá ổn định.
Nay trang trại này đã được chính quyền rào dậu, đổ đất xây nhà xưởng.
“Các con tôi nay làm thuê làm mướn khắp nơi, được đồng nào thì lại tiếp tục cầm cự cho tôi đi đấu tranh đòi đất.”
Nói về dự định sau khi ra tù, bà Thêu cho hay:
“Tôi sẽ tiếp tục cùng bà con Dương Nội và những người cùng cảnh ngộ ở những tỉnh thành khác tiếp tục đấu tranh trong ôn hòa để đòi lại đất đai đã bị cướp.”
Tranh chấp đất
Năm 2016, từ New York, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai vì bà đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa.
“Xung đột giữa người dân và chính phủ về việc trưng thu đất đai đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam trong vài năm qua”, thông cáo dẫn lời ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW.
“Chính phủ nên cải cách luật đất đai và cơ chế đền bù thay cho việc trừng phạt những người đi biểu tình vì bị mất đất.”
Năm 2006, Thủ tướng chấp thuận dự án quy hoạch chung thị xã Hà Đông đến năm 2020, trong đó đất nông nghiệp của phường Dương Nội chủ yếu chuyển sang thành đất đô thị.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu có đất nằm trong diện thu hồi cho dự án ở Dương Nội. Dự án giải phóng mặt bằng khu vực này bắt đầu từ năm 2008, tuy nhiên người dân ở đây không chấp nhận giao đất do cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá ‘rẻ mạt’.
Bà Thêu đã nhiều lần đại diện cho các nông dân Dương Nội “cất lên tiếng nói để đòi lại quyền lợi mà chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đáng được hưởng”.
Hồi cuối năm 2013, báo chí Việt Nam ghi nhận vụ vụ xô xát xảy ra tại lễ khánh thành cụm đô thị The Sparks Dương Nội.
Theo báo Dân Trí, công an quận Hà Đông, Hà Nội kết luận “không có việc xã hội đen hành hung, hoặc đe dọa khách hàng tham dự lễ khánh thành”.
Trước đó, trong ngày khánh thành cụm đô thị The Sparks – KĐT Dương Nội, một số công dân phản ánh việc “một số đối tượng lạ mặt nghi là của Tập đoàn Nam Cường thuê để ngăn chặn khách hàng bày tỏ bức xúc trong buổi lễ khánh thành”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến
“Trong hai lần ngồi tù tổng cộng 35 tháng, tôi đã tuyệt thực nhiều lần.”
“Lần đi tù thứ hai tôi tuyệt thực liên tục 13 ngày đến mức tiểu ra máu.”
“Bạn tù chăm sóc và bao bọc tôi. Họ dìu tôi đi và canh xem tôi còn thở không.”
“Có nhiều ngày bị cắt nước họ thay nhau xách từng xô nước từ tầng dưới lên tầng trên cho tôi. Những ngày tôi ốm đau họ cũng chăm sóc rất nhiều.”
“Tôi ở nhà tù Hỏa Lò một thời gian, rồi sau bị dẫn giải ra sân bay, chuyển sang nhà tù Gia Trung ở Gia Lai cách Hà Nội cả ngàn cây số.”
“Đó là những ngày ‘địa ngục trần gian’, nhưng tình người rất cảm động.”
Bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động ở Hà Nội bình luận với BBC rằng sự kiện bà Thêu ra tù ngay trước Tết là ‘nguồn động viên tinh thần lớn cho những người đấu tranh dân chủ.’
“Hàng trăm người đã ra sân bay đón chị Thêu với tinh thần của người trong gia đình,” bà Hạnh nói.
“Đặc biệt đón chị Thêu còn có anh Đoàn Văn Vươn cũng từng bị cướp đất, đấu tranh, đi tù và đã ra tù. Việc này càng làm tăng thêm giá trị tinh thần cho những người đấu tranh dân chủ.”
Nhắc đến sự kiện hai lãnh đạo trẻ phong trào đấu tranh dân chủ Dù Vàng tại Hong Kong được chính quyền nước này trả tự do cũng trong tháng Hai, bà Hạnh nói:
“Chị Thêu ra tù đúng ngày hết hạn tù chứ không phải được thả tự do. Ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm nào được thả trước thời hạn.”
“Dù chưa có dịp ngồi lại với nhau để bàn bạc về đường hướng hoạt động sắp tới nhưng tinh thần chung của chúng tôi là đấu tranh ôn hòa.”
‘Từ nông dân sang đấu tranh dân chủ’
Bà Thêu nói trước đây chỉ là nông dân thuần túy với ruộng vườn, nhưng do bị cướp đất và bỏ tù oan sai nên đã bước hẳn sang con đường đấu tranh dân chủ.
“Đã có những thay đổi trong tư tưởng của những người tù như tôi,” bà Thêu nói với BBC từ thôn Dương Nội.
“Khi mới lâm vào cảnh tù đày tôi rất bỡ ngỡ.”
“Nhưng dần tần tôi đã có kinh nghiệm, học hỏi được nhiều từ những người đấu tranh và tù tội. Nhận thức của tôi cũng thay đổi.”
“Chúng tôi đấu tranh bằng nhiều hình thức như tuyệt thực, đưa ra những yêu sách buộc chính quyền phải chấp nhận.”
“Khi nào còn bất công, khi nào chúng tôi còn chưa được trả lại quyền lợi thì tôi không dừng bước.”
“Tôi là người nông dân bị đẩy vào cái thế đó. Tôi phải vùng lên đấu tranh thôi.”
“Con đường đấu tranh của chúng tôi may mắn vì được cộng đồng trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm giúp đỡ.”
Hai lần đi tù
Bà Cấn Thị Thêu đi tù lần đầu vào 25/4/2014. Bà bị bắt trong lúc đang ghi hình lại vụ xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ thu hồi đất và bị kết án chống người thi hành công vụ.
Bà được thả tháng 7/2015, nhưng bị bắt lại hơn 10 tháng sau đó do ‘gây rối trật tự nơi công cộng’.
“Lúc ấy còn tinh sương, cả gia đình đang ngủ thì hàng trăm công an với dùi cui, bình xịt đến đập cửa. Vây kín nhà,” bà Thêu kể lại.
“Họ khám người, thu điện thoại. Chồng và con tôi bị xốc nách đưa lên xe để không cho chứng kiến việc bắt tôi.”
Bà nói trước có trang trại nuôi đàn trâu bò và đào ao thả cá nên kinh tế khá ổn định.
Nay trang trại này đã được chính quyền rào dậu, đổ đất xây nhà xưởng.
“Các con tôi nay làm thuê làm mướn khắp nơi, được đồng nào thì lại tiếp tục cầm cự cho tôi đi đấu tranh đòi đất.”
Nói về dự định sau khi ra tù, bà Thêu cho hay:
“Tôi sẽ tiếp tục cùng bà con Dương Nội và những người cùng cảnh ngộ ở những tỉnh thành khác tiếp tục đấu tranh trong ôn hòa để đòi lại đất đai đã bị cướp.”
Tranh chấp đất
Năm 2016, từ New York, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) phát đi thông cáo kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai vì bà đã thực hiện các quyền của mình một cách ôn hòa.
“Xung đột giữa người dân và chính phủ về việc trưng thu đất đai đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam trong vài năm qua”, thông cáo dẫn lời ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW.
“Chính phủ nên cải cách luật đất đai và cơ chế đền bù thay cho việc trừng phạt những người đi biểu tình vì bị mất đất.”
Năm 2006, Thủ tướng chấp thuận dự án quy hoạch chung thị xã Hà Đông đến năm 2020, trong đó đất nông nghiệp của phường Dương Nội chủ yếu chuyển sang thành đất đô thị.
Gia đình bà Cấn Thị Thêu có đất nằm trong diện thu hồi cho dự án ở Dương Nội. Dự án giải phóng mặt bằng khu vực này bắt đầu từ năm 2008, tuy nhiên người dân ở đây không chấp nhận giao đất do cho rằng giá đất của chính quyền đưa ra quá ‘rẻ mạt’.
Bà Thêu đã nhiều lần đại diện cho các nông dân Dương Nội “cất lên tiếng nói để đòi lại quyền lợi mà chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đáng được hưởng”.
Hồi cuối năm 2013, báo chí Việt Nam ghi nhận vụ vụ xô xát xảy ra tại lễ khánh thành cụm đô thị The Sparks Dương Nội.
Theo báo Dân Trí, công an quận Hà Đông, Hà Nội kết luận “không có việc xã hội đen hành hung, hoặc đe dọa khách hàng tham dự lễ khánh thành”.
Trước đó, trong ngày khánh thành cụm đô thị The Sparks – KĐT Dương Nội, một số công dân phản ánh việc “một số đối tượng lạ mặt nghi là của Tập đoàn Nam Cường thuê để ngăn chặn khách hàng bày tỏ bức xúc trong buổi lễ khánh thành”.