Di Sản Hồ Chí Minh
Tuấn Khanh - Tự do và sợ hãi
Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập
Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Bộ phim vẽ lại một hành trình dài của con người muốn vượt thoát sự thống trị, thoát khỏi sợ hãi để đến bến tự do. Mọi thứ được đánh đổi, chấp nhận để cái có được mơ hồ nhưng kiêu hãnh: sự tự do của bản thân mình, dân tộc mình. Bộ phim Exodus: Gods and Kings có thể làm cho bất kỳ một dân tộc nào đang bị đàn áp trên thế giới phải rơi nước mắt cùng hy vọng.
Đây lại là một siêu phẩm của Hollywood với ngân sách lên đến 140 triệu USD, tuy nhiên chỉ trong 4 tuần công chiếu, bộ phim này đã thu về hơn 60 triệu USD. Diễn viên Christian Bale tiếp tục lại chinh phục khán giả với vai diễn khắc nghiệt, diễn đạt nhân vật Moses, người khởi xướng cuộc cách mạng, dẫn dắt hàng trăm ngàn người Do Thái bước qua sợ hãi, đoàn kết và thoát khỏi sự thống trị tưởng chừng như muôn đời qua các đời Pharaoh Ai Cập. Dù ở bên cạnh Ai Cập, những con người Do Thái nhục nhằn và cam chịu không bao giờ coi biên giới đó là sự hữu nghị cần thiết hay lời cam kết chấp nhận cúi đầu. Thật khó tả cảm giác về cảnh Ramses, Pharaoh đương thời của Ai Cập ra lệnh mỗi ngày hành quyết một gia đình người Do Thái, cho đến khi nào người Do Thái tự nguyện tố giác và giao nộp Moses cho triều đình. Như mọi ví dụ về các chế độ độc tài của lịch sử chống lại loài người, Ramses muốn gieo rắc sự sợ hãi để trấn áp người dân để cai trị, gieo rắc sự khủng bố để bảo vệ quyền lực của mình. Thế nhưng, khi những người Do Thái gầy gò, mệt mỏi quay về từ buổi hành hình, người ta không nghe tiếng khóc trẻ con, tiếng than thở… mà chỉ có tiếng thì thầm “hãy giúp cho tôi vũ khí, tôi muốn chiến đấu”.
Phút giây ngắn ngủ đó, nhắc nhở muôn vạn điều. Khi vượt qua sợ hãi và nghĩ đến điều cần phải hành động cho tự do, cho tương lai, mọi dân tộc trên thế giới này đều có những biên niên sử vĩ đại. Năm 73 trước Công nguyên, gã nô lệ Spartacus người Thracia lãnh đạo đoàn chiến binh nô lệ trở thành nỗi kinh hoàng của đế chế La Mã. Năm 1258, hàng ngàn người dân nhà Trần quyết cùng thực hiện kế sách ‘thanh dã’ (vườn không nhà trống), hy sinh mọi thứ để đối đầu với 30.000 quân Mông Cổ bách chiến bách thắng của Ngột Lương Hợp Thai, để giành tự do cho quê nhà. Đâu đâu cũng vậy, khi một dân tộc cùng với những người đứng đầu không hèn hạ, không thỏa hiệp, thì không có nỗi sợ hãi nào có thể ngăn họ nghĩ đến tương lai bằng sức mạnh danh dự.
Khi đoàn người của Moses đứng trước biển biển Đỏ, sóng dữ và bao la. Đằng sau thì đoàn chiến xa của vua Ramses đang đến gần. Có những người dân đã kinh hoàng la lên “tại sao chúng ta không quay lại Ai Cập, có là nô lệ thì chúng ta cũng có cái ăn, và không bị giết”. Không có câu trả lời cho những lý luận đó. Những lý luận đã trở thành đương thời của thế kỷ 21 khi con người quen việc phủ lên sự đê hèn của mình bằng ngôn từ nhung lụa. Đạo diễn Ridley Scott đã dùng hình ảnh để trả lời tất cả. Những người đàn bà ôm con nhỏ lao thẳng vào dòng nước. Những cụ già chống gập khập khiễng bước đi. Nếu biển không cạn để gần nửa triệu người đó băng qua, họ đã chết. Lịch sử sẽ ghi lại một câu chuyện thương tâm rằng vào thời cổ đại Ai Cập, 1.300 năm trước Công nguyên, người Do Thái đã chọn cái chết chứ không chịu làm nô lệ.
Trong chuyện cổ tiếng Hebrews, Chúa đã làm phép tách biển làm đôi để người Do Thái tìm đến tự do. Nhưng trong cách kể chuyện không bị lệ thuộc vào tín ngưỡng của đạo diễn Ridley Scott, ông đã diễn đạt bằng khoa học rằng chính các vòi rồng vào thời điểm đó đã hút nước biển cạn trong một khoảng thời gian và tạo nên một sinh lộ thần kỳ cho người Do Thái trước khi quân Ai Cập ập đến. khi được hỏi về phân đoạn này, Ridley Scott nói trên tờ Esquire rằng “tín ngưỡng chính là nguồn gốc lớn nhất của sự dữ. Con người bị xâu xé bởi ý nghĩa chúa trời riêng của mình, thế nhưng trớ trêu thay thượng đế chỉ có một”. Vốn là người theo tin thuyết bất khả tri, Ridley Scott tin rằng cuộc vượt thoát đầy tính sử thi đó, duy nhất bắt nguồn từ niềm tin vào tự do và lòng quả cảm vượt qua sợ hãi của người Do Thái.
Phim Exodus: Gods and Kings không có kết thúc. Hành trình của ông Moses và những người dân Do Thái còn miệt mài. Ông ra đi khi là một dũng sĩ cho đến khi tóc bạc phơ, run rẩy trên chiếc xe về vùng đất hứa. Câu chuyện như một ẩn dụ về hành trình đến tự do của mỗi dân tộc không bao giờ có đoạn kết. Tự do là cuộc tìm kiếm không ngừng, ngay cả khi những nhà lãnh đạo lừa dối bạn rằng tự do đang ở cùng bạn. Miến Điện hay Cuba có thể khác ngày hôm qua, nhưng tự do vẫn còn ở xa xa phía trước. Tự do là con đường chứ chưa bao giờ là đích đến trên thế gian này. Tự do chỉ hiển hiện với những con người đi tim nó, chứ không thể là miếng ăn sợ hãi và nỗi nhục nhằn sống trong nô lệ ở trước bờ biển Đỏ ầm ầm sóng.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Tuấn Khanh - Tự do và sợ hãi
Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập
Một trong những bộ phim đáng nhớ của đầu năm 2015 này, đó là chuyện kể của đạo diễn Ridley Scott về cuộc di dân của gần 400.000 người Do Thái về miền đất hứa, khao khát thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập. Bộ phim vẽ lại một hành trình dài của con người muốn vượt thoát sự thống trị, thoát khỏi sợ hãi để đến bến tự do. Mọi thứ được đánh đổi, chấp nhận để cái có được mơ hồ nhưng kiêu hãnh: sự tự do của bản thân mình, dân tộc mình. Bộ phim Exodus: Gods and Kings có thể làm cho bất kỳ một dân tộc nào đang bị đàn áp trên thế giới phải rơi nước mắt cùng hy vọng.
Đây lại là một siêu phẩm của Hollywood với ngân sách lên đến 140 triệu USD, tuy nhiên chỉ trong 4 tuần công chiếu, bộ phim này đã thu về hơn 60 triệu USD. Diễn viên Christian Bale tiếp tục lại chinh phục khán giả với vai diễn khắc nghiệt, diễn đạt nhân vật Moses, người khởi xướng cuộc cách mạng, dẫn dắt hàng trăm ngàn người Do Thái bước qua sợ hãi, đoàn kết và thoát khỏi sự thống trị tưởng chừng như muôn đời qua các đời Pharaoh Ai Cập. Dù ở bên cạnh Ai Cập, những con người Do Thái nhục nhằn và cam chịu không bao giờ coi biên giới đó là sự hữu nghị cần thiết hay lời cam kết chấp nhận cúi đầu. Thật khó tả cảm giác về cảnh Ramses, Pharaoh đương thời của Ai Cập ra lệnh mỗi ngày hành quyết một gia đình người Do Thái, cho đến khi nào người Do Thái tự nguyện tố giác và giao nộp Moses cho triều đình. Như mọi ví dụ về các chế độ độc tài của lịch sử chống lại loài người, Ramses muốn gieo rắc sự sợ hãi để trấn áp người dân để cai trị, gieo rắc sự khủng bố để bảo vệ quyền lực của mình. Thế nhưng, khi những người Do Thái gầy gò, mệt mỏi quay về từ buổi hành hình, người ta không nghe tiếng khóc trẻ con, tiếng than thở… mà chỉ có tiếng thì thầm “hãy giúp cho tôi vũ khí, tôi muốn chiến đấu”.
Phút giây ngắn ngủ đó, nhắc nhở muôn vạn điều. Khi vượt qua sợ hãi và nghĩ đến điều cần phải hành động cho tự do, cho tương lai, mọi dân tộc trên thế giới này đều có những biên niên sử vĩ đại. Năm 73 trước Công nguyên, gã nô lệ Spartacus người Thracia lãnh đạo đoàn chiến binh nô lệ trở thành nỗi kinh hoàng của đế chế La Mã. Năm 1258, hàng ngàn người dân nhà Trần quyết cùng thực hiện kế sách ‘thanh dã’ (vườn không nhà trống), hy sinh mọi thứ để đối đầu với 30.000 quân Mông Cổ bách chiến bách thắng của Ngột Lương Hợp Thai, để giành tự do cho quê nhà. Đâu đâu cũng vậy, khi một dân tộc cùng với những người đứng đầu không hèn hạ, không thỏa hiệp, thì không có nỗi sợ hãi nào có thể ngăn họ nghĩ đến tương lai bằng sức mạnh danh dự.
Khi đoàn người của Moses đứng trước biển biển Đỏ, sóng dữ và bao la. Đằng sau thì đoàn chiến xa của vua Ramses đang đến gần. Có những người dân đã kinh hoàng la lên “tại sao chúng ta không quay lại Ai Cập, có là nô lệ thì chúng ta cũng có cái ăn, và không bị giết”. Không có câu trả lời cho những lý luận đó. Những lý luận đã trở thành đương thời của thế kỷ 21 khi con người quen việc phủ lên sự đê hèn của mình bằng ngôn từ nhung lụa. Đạo diễn Ridley Scott đã dùng hình ảnh để trả lời tất cả. Những người đàn bà ôm con nhỏ lao thẳng vào dòng nước. Những cụ già chống gập khập khiễng bước đi. Nếu biển không cạn để gần nửa triệu người đó băng qua, họ đã chết. Lịch sử sẽ ghi lại một câu chuyện thương tâm rằng vào thời cổ đại Ai Cập, 1.300 năm trước Công nguyên, người Do Thái đã chọn cái chết chứ không chịu làm nô lệ.
Trong chuyện cổ tiếng Hebrews, Chúa đã làm phép tách biển làm đôi để người Do Thái tìm đến tự do. Nhưng trong cách kể chuyện không bị lệ thuộc vào tín ngưỡng của đạo diễn Ridley Scott, ông đã diễn đạt bằng khoa học rằng chính các vòi rồng vào thời điểm đó đã hút nước biển cạn trong một khoảng thời gian và tạo nên một sinh lộ thần kỳ cho người Do Thái trước khi quân Ai Cập ập đến. khi được hỏi về phân đoạn này, Ridley Scott nói trên tờ Esquire rằng “tín ngưỡng chính là nguồn gốc lớn nhất của sự dữ. Con người bị xâu xé bởi ý nghĩa chúa trời riêng của mình, thế nhưng trớ trêu thay thượng đế chỉ có một”. Vốn là người theo tin thuyết bất khả tri, Ridley Scott tin rằng cuộc vượt thoát đầy tính sử thi đó, duy nhất bắt nguồn từ niềm tin vào tự do và lòng quả cảm vượt qua sợ hãi của người Do Thái.
Phim Exodus: Gods and Kings không có kết thúc. Hành trình của ông Moses và những người dân Do Thái còn miệt mài. Ông ra đi khi là một dũng sĩ cho đến khi tóc bạc phơ, run rẩy trên chiếc xe về vùng đất hứa. Câu chuyện như một ẩn dụ về hành trình đến tự do của mỗi dân tộc không bao giờ có đoạn kết. Tự do là cuộc tìm kiếm không ngừng, ngay cả khi những nhà lãnh đạo lừa dối bạn rằng tự do đang ở cùng bạn. Miến Điện hay Cuba có thể khác ngày hôm qua, nhưng tự do vẫn còn ở xa xa phía trước. Tự do là con đường chứ chưa bao giờ là đích đến trên thế gian này. Tự do chỉ hiển hiện với những con người đi tim nó, chứ không thể là miếng ăn sợ hãi và nỗi nhục nhằn sống trong nô lệ ở trước bờ biển Đỏ ầm ầm sóng.
Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)