Văn Học & Nghệ Thuật
Tướng Trần Độ từng khuyên Tố Hữu phải xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm…
Hoàng Sơn Tiên
Lời dẫn của BBT: Tác giả Hoàng Tiên Sơn hiện là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đang công tác tại một tờ báo trong nước, đã viết thư cho Đàn chim Việt như sau: “Trí thức ở Việt Nam, giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh nó không sử dụng”. Tác giả nhất định không làm “trí thức trùm chăn” và muốn qua những bài viết cho Đàn Chim Việt “tước đi những đoá hoa trao không đúng chỗ” của chế độ hiện nay.
Để tránh những rắc rối có thể xảy ra bởi nhà đương cục Hà Nội, tác giả phải dùng bút danh Hoàng Sơn Tiên.
Lịch sử vốn công bằng, vay gì phải trả nấy, Tố Hữu đã vay quá nhiều vinh hoa phú quý ở đời từ sự bất hạnh khốn khổ ngoi ngóp của đồng nghiệp nên thơ đã kịp chết ngay khi nhà thơ còn lù lù sống.
Lời dẫn của GNLT
Lãng tử đăng một phần bài viết trên ĐCV (post lại trên trang Greenspun), duy chỉ xin lược bớt những lời bình nặng nề xúc cảm, mong tác giả Hoàng Tiên Sơn thông cảm.
GNLT
———–
Vào thập kỷ cuối 1950, khi đám Nhân văn Giai phẩm bị đánh tới tấp không còn một mảnh giáp che thân, thơ Tố Hữu bỗng nổi lên như một hiện tượng lạ trong nền văn hoá nước nhà. Sừng sững, xum xuê, tươi tốt, trường tồn – không tác giả nào bằng.
Thập kỷ 80 trôi nhanh. Sau vụ đổi tiền khiến bao gia đình khuynh gia bại sản, dở mếu dở cười, vì đồng tiền mất giá cả trăm lần, là lời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hô hào “cởi trói” cho cánh Nhân văn Giai phẩm. Một loạt tác phẩm bị đánh được đăng tải lại, hầu như không ai còn đọc Tố Hữu nữa. Các đề thi của các trường đại học, các sách do các nhà xuất bản in cũng vắng dần đề tài Tố Hữu. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, hễ nói đến Tố Hữu là độc giả nhún vai: Tố Hữu ư? Hết thời rồi, ông ta vốn chỉ giỏi tụng ca thôi, thời buổi này ai thèm tụng ca theo ông ấy nữa. Không ít người bặm trợn, huỵch toẹt luôn : “Ôi giời ! Chẳng qua chỉ là một kẻ xu thời, nịnh bợ. Sợ cảnh trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng nên cố tình đánh đu với chính trị, triệt hạ anh em, tố cho họ cái tội “Nhân văn Giai phẩm”. Nếu không, thứ hoa lòe loẹt, không hương sắc của ông ta có nở rộ giữa đời được không khi so với những bài “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán, “Nhất định thắng” của Trần Dần …? Còn tiếng tăm, dẫu không phải mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre cũng không thể là chuông đồng, chuông khánh mang đặt trong nhà thờ được, vậy thì đua làm sao với các nhà thơ cùng thời khác? Tâm linh kẻ tiểu nhân đã mách bảo ông ta điều đó nên trong cơn sợ hãi, ông ta tung đòn đánh trước, đánh rất trúng đích bằng cây gậy chỉ huy của Đảng để vô hiệu hóa một loạt nhà thơ danh tiếng …, chỉ còn mình ông ta độc diễn, từ vi mô đến vĩ mô, gi gỉ gì gi cái gì cũng diễn … Các đảng viên trong trung ương Đảng và chính phủ bỗng dưng thấy có một anh khùng, sẵn sàng bỏ cuộc đời để theo mình, ca ngợi mình, liền ấn thành tượng luôn chứ thơ Tố Hữu nào có ấn tượng gì ?” .
Hỏi chuyện Hữu Loan, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần – những tài hoa tinh anh của đất nước bị nhét chung vào rọ “nhân văn giai phẩm”, cho lên ô tô bịt bùng với còng số 8 thả khắp nơi, từ nhà tù, trại cải tạo, trang trại nơi đồng không mông quạnh, vùng thôn quê hẻo lánh, heo hút v.v … Ba mươi năm sau được thả ra, thì sức đã tàn, lực đã kiệt, tài năng hư hao, lụi tàn…Tất cả cùng chung nhận định: Tố Hữu chỉ là một nhà thơ trung bình, suốt đời chỉ nói có một ý, nghĩ có một chiều và chỉ làm một việc duy nhất là tôn vinh Đảng cộng sản Việt Nam để một cây bút tầm tầm như hắn còn được hít bã, ăn tàn dài dài. (…)
Khi ấy Tố Hữu vẫn sống nhăn, kiên quyết không nghe theo lời khuyên của tướng Trần Độ là xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm đã bị hàm oan bao năm trước đó, dù biết hổ chết để da, người ta chết để tiếng. Ngày Tố Hữu chết, so sánh với cái chết của lão tướng Trần Độ, cựu chiến binh Hoàng Giáp viết:
Người đời vẫn gọi ông
là tướng công Trần Độ
Người đời lại gọi hắn
là cho – thêm sắc vào*
Lễ tang ông không mời
dân vẫn ào ạt tới
Lễ tang hắn cử người
mà vắng ngơ vắng ngắt
Tài liệu ông, chúng bắt
Dân phát tận mây xanh
Tài liệu hắn, chúng đọc
Dân sửa lại chức danh…
Cay đắng nhất là bài thơ cuối cùng Tố Hữu gửi lại cho đời, bị cánh nhà thơ nhà báo sửa lại bằng cách thêm một dấu sắc vào hai chữ “cho” ở câu cuối rồi rỉ tai nhau lan khắp hội, ngoài phường:
Xin gửi bạn đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro,
Thơ gởi cuộc đời, tro bón đất
Sống là CHO và chết cũng là CHO (!)
Quả là chẳng còn gì để nói về con người: sống như chết, anh hèn đốn mạt này, xác đáng bằng câu thơ đã được thêm dấu sắc trên.
(Nguồn:
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CDX0)
(*) là cho – thêm sắc vào* : chó.
Bàn ra tán vào (0)
Tướng Trần Độ từng khuyên Tố Hữu phải xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm…
Hoàng Sơn Tiên
Lời dẫn của BBT: Tác giả Hoàng Tiên Sơn hiện là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, đang công tác tại một tờ báo trong nước, đã viết thư cho Đàn chim Việt như sau: “Trí thức ở Việt Nam, giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi thông minh nó không sử dụng”. Tác giả nhất định không làm “trí thức trùm chăn” và muốn qua những bài viết cho Đàn Chim Việt “tước đi những đoá hoa trao không đúng chỗ” của chế độ hiện nay.
Để tránh những rắc rối có thể xảy ra bởi nhà đương cục Hà Nội, tác giả phải dùng bút danh Hoàng Sơn Tiên.
Lịch sử vốn công bằng, vay gì phải trả nấy, Tố Hữu đã vay quá nhiều vinh hoa phú quý ở đời từ sự bất hạnh khốn khổ ngoi ngóp của đồng nghiệp nên thơ đã kịp chết ngay khi nhà thơ còn lù lù sống.
Lời dẫn của GNLT
Lãng tử đăng một phần bài viết trên ĐCV (post lại trên trang Greenspun), duy chỉ xin lược bớt những lời bình nặng nề xúc cảm, mong tác giả Hoàng Tiên Sơn thông cảm.
GNLT
———–
Vào thập kỷ cuối 1950, khi đám Nhân văn Giai phẩm bị đánh tới tấp không còn một mảnh giáp che thân, thơ Tố Hữu bỗng nổi lên như một hiện tượng lạ trong nền văn hoá nước nhà. Sừng sững, xum xuê, tươi tốt, trường tồn – không tác giả nào bằng.
Thập kỷ 80 trôi nhanh. Sau vụ đổi tiền khiến bao gia đình khuynh gia bại sản, dở mếu dở cười, vì đồng tiền mất giá cả trăm lần, là lời tổng bí thư Nguyễn Văn Linh hô hào “cởi trói” cho cánh Nhân văn Giai phẩm. Một loạt tác phẩm bị đánh được đăng tải lại, hầu như không ai còn đọc Tố Hữu nữa. Các đề thi của các trường đại học, các sách do các nhà xuất bản in cũng vắng dần đề tài Tố Hữu. Từ đầu thập kỷ 90 đến nay, hễ nói đến Tố Hữu là độc giả nhún vai: Tố Hữu ư? Hết thời rồi, ông ta vốn chỉ giỏi tụng ca thôi, thời buổi này ai thèm tụng ca theo ông ấy nữa. Không ít người bặm trợn, huỵch toẹt luôn : “Ôi giời ! Chẳng qua chỉ là một kẻ xu thời, nịnh bợ. Sợ cảnh trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng nên cố tình đánh đu với chính trị, triệt hạ anh em, tố cho họ cái tội “Nhân văn Giai phẩm”. Nếu không, thứ hoa lòe loẹt, không hương sắc của ông ta có nở rộ giữa đời được không khi so với những bài “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán, “Nhất định thắng” của Trần Dần …? Còn tiếng tăm, dẫu không phải mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre cũng không thể là chuông đồng, chuông khánh mang đặt trong nhà thờ được, vậy thì đua làm sao với các nhà thơ cùng thời khác? Tâm linh kẻ tiểu nhân đã mách bảo ông ta điều đó nên trong cơn sợ hãi, ông ta tung đòn đánh trước, đánh rất trúng đích bằng cây gậy chỉ huy của Đảng để vô hiệu hóa một loạt nhà thơ danh tiếng …, chỉ còn mình ông ta độc diễn, từ vi mô đến vĩ mô, gi gỉ gì gi cái gì cũng diễn … Các đảng viên trong trung ương Đảng và chính phủ bỗng dưng thấy có một anh khùng, sẵn sàng bỏ cuộc đời để theo mình, ca ngợi mình, liền ấn thành tượng luôn chứ thơ Tố Hữu nào có ấn tượng gì ?” .
Hỏi chuyện Hữu Loan, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần – những tài hoa tinh anh của đất nước bị nhét chung vào rọ “nhân văn giai phẩm”, cho lên ô tô bịt bùng với còng số 8 thả khắp nơi, từ nhà tù, trại cải tạo, trang trại nơi đồng không mông quạnh, vùng thôn quê hẻo lánh, heo hút v.v … Ba mươi năm sau được thả ra, thì sức đã tàn, lực đã kiệt, tài năng hư hao, lụi tàn…Tất cả cùng chung nhận định: Tố Hữu chỉ là một nhà thơ trung bình, suốt đời chỉ nói có một ý, nghĩ có một chiều và chỉ làm một việc duy nhất là tôn vinh Đảng cộng sản Việt Nam để một cây bút tầm tầm như hắn còn được hít bã, ăn tàn dài dài. (…)
Khi ấy Tố Hữu vẫn sống nhăn, kiên quyết không nghe theo lời khuyên của tướng Trần Độ là xin lỗi anh em Nhân văn- Giai phẩm đã bị hàm oan bao năm trước đó, dù biết hổ chết để da, người ta chết để tiếng. Ngày Tố Hữu chết, so sánh với cái chết của lão tướng Trần Độ, cựu chiến binh Hoàng Giáp viết:
Người đời vẫn gọi ông
là tướng công Trần Độ
Người đời lại gọi hắn
là cho – thêm sắc vào*
Lễ tang ông không mời
dân vẫn ào ạt tới
Lễ tang hắn cử người
mà vắng ngơ vắng ngắt
Tài liệu ông, chúng bắt
Dân phát tận mây xanh
Tài liệu hắn, chúng đọc
Dân sửa lại chức danh…
Cay đắng nhất là bài thơ cuối cùng Tố Hữu gửi lại cho đời, bị cánh nhà thơ nhà báo sửa lại bằng cách thêm một dấu sắc vào hai chữ “cho” ở câu cuối rồi rỉ tai nhau lan khắp hội, ngoài phường:
Xin gửi bạn đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ một nắm tro,
Thơ gởi cuộc đời, tro bón đất
Sống là CHO và chết cũng là CHO (!)
Quả là chẳng còn gì để nói về con người: sống như chết, anh hèn đốn mạt này, xác đáng bằng câu thơ đã được thêm dấu sắc trên.
(Nguồn:
http://www.greenspun.com/bboard/q-and-a-fetch-msg.tcl?msg_id=00CDX0)
(*) là cho – thêm sắc vào* : chó.